Monday, July 26, 2021

Vì sao giá nhà TP.HCM trong dịch Covid-19 không giảm?

Vì sao giá nhà TP.HCM trong dịch Covid-19 không giảm?


Trong đợt bùng phát dịch thứ 4, thị trường nhà ở TP.HCM đã cho thấy 2 tầng lớp rõ rệt là người lao động đang chật vật kiếm sống và các nhà đầu tư vẫn hối hả xuống tiền.


Trong 6 tháng vừa qua, tại phân khúc bất động sản nhà ở, nguồn cung bán ra thị trường hạn hẹp, giá bán tại các dự án vẫn giữ đà tăng liên tục trong nửa đầu năm.

Đặc biệt, theo ghi nhận của Savills, nhà ở liền thổ trên thị trường thứ cấp tại TP.HCM có mức tăng giá lên đến 13% so với cùng kỳ năm trước. Đồng thời, trong quý II vừa qua, 40% các dự án căn hộ đều chào bán với giá tăng khoảng 15% so với quý I và khoảng 10% so với giai đoạn mở bán trước đó.

Tuy nhiên, theo quan điểm của một số chuyên gia,trong 6 tháng đầu năm với đợt bùng phát đại dịch Covid-19 lần thứ 4 đang phân hóa thị trường nhà ở thành 2 tầng lớp rõ rệt với nhu cầu đầu tư tăng cao.

Giá bán không dành cho số đông

Cụ thể, đối với phân khúc bất động sản căn hộ, nguồn cung sơ cấp chỉ khoảng 5.800 căn, giảm 38% so với cùng kỳ năm trước.

Còn đối với phân khúc nhà liền thổ, biệt thự, nhà phố, nguồn cung sơ cấp trong 6 tháng cũng chỉ hơn 770 căn, giảm 44% so với cùng kỳ năm trước.

Theo đánh giá của ông Trần Nhật Quang, Giám đốc bộ phận Nghiên cứu và Phát triển của C.T Group, trong nửa đầu năm 2021, giá bán sơ cấp nhà liền thổ tại TP.HCM phổ biến ở mức 60-70 triệu đồng/m2 và không có dấu hiệu đi xuống do tâm lý chuộng nhà liền thổ của người dân.

Trong khi đó, giá căn hộ dao động từ 40-390 triệu đồng/m2 cho thấy sự mất cân bằng nghiêm trọng trong các phân khúc và dòng nhà ở vừa túi tiền tiếp tục vắng bóng trong nhiều quý. Xem bài về thiết kế không gian nhà đẹp https://khonggiandep.pro/

Bên cạnh đó, giao dịch của thị trường chủ yếu diễn ra trước thời điểm dịch bệnh bùng phát.

Giá của nhiều dự án căn hộ trong quý II tăng khoảng 10% so với giai đoạn mở bán trước đó. Ảnh: Chí Hùng.

"Bản chất của giao dịch bất động sản là trực tiếp xem hàng nên dù các chủ đầu tư cố gắng phát triển công nghệ để khắc phục trong mùa dịch thì hiệu quả vẫn thấp. Đặc biệt với chủ trương giãn cách thì tiêu thụ bất động sản sẽ chỉ chủ yếu hướng đến giao dịch đơn lẻ", ông Trần Nhật Quang nói với Zing.

Đối với cả chung cư và nhà liền thổ, do quỹ đất của TP.HCM ngày càng hiếm và ngày càng đắt, ông Quang cho rằng việc giá bán sản phẩm tăng không phải là khó dự đoán.

Dịch Covid-19 lần thứ 4 phân hóa rõ 2 tầng lớp trên thị trường, khi người lao động chật vật với cuộc sống thì các nhà đầu tư vẫn xuống tiền hối hả.

Ông Trần Nhật Quang, Giám đốc R&D C.T Group.

Tuy nhiên, với mức giá cao như trên, số lượng người mua cho nhu cầu để ở sẽ dần nhường chỗ cho nhà đầu tư hay đầu cơ. Thị trường đang bị méo mó do hiệu quả đầu tư không cao (nếu tính theo công thức giá cho thuê/giá mua), nên tất cả chỉ trông chờ vào giá lên để kiếm lời

Vị này khẳng định dịch Covid-19 lần thứ 4 phân hóa rõ 2 tầng lớp trên thị trường, khi người lao động chật vật với cuộc sống thì các nhà đầu tư vẫn xuống tiền hối hả.

"Tôi sử dụng hình ảnh cục lửa mà người này đang chuyền cho người khác, mỗi lần chuyền nó lại lớn dần, và không ai muốn là người cuối cùng ôm cục lửa đó. Và hiển nhiên chuyện này sẽ xảy ra, hoặc do thị trường vỡ bong bóng, hoặc do cơ quan quản lý Nhà nước chủ động xì hơi", ông Trần Nhật Quang cảnh báo.

Trong nửa đầu năm, với lãi suất cho vay của các ngân hàng đang giảm dần, nhiều nhà đầu tư cá nhân cảm thấy hồ hởi vì đòn bẩy tài chính sẽ hiệu quả hơn.

Ở chiều ngược lại, ông Quang cho rằng dịch bệnh tác động tiêu cực đến các cơ hội kinh doanh nên gánh nặng tài chính sẽ cao hơn. Thêm nữa, đầu ra (nhà cho thuê) cũng sẽ kém hơn do cạnh tranh cao, nhà dư thừa, giá thuê giảm sút. Tuy vậy, đầu tư bất động sản theo chuyên gia này vẫn có tỷ lệ lợi nhuận và giảm thiểu rủi ro tốt hơn chứng khoán, tiền số, hay ngoại tệ. Xem bài về công ty thiết kế nhà xinh sài gòn https://nhaxinhsaigon.com/

Chủ đầu tư thích nghi với dịch

Với nguồn cung mới và lượng tiêu thụ các sản phẩm sơ cấp sụt giảm mạnh, DKRA nhận định tình hình dịch bệnh tái bùng phát vào giữa tháng cũng như việc áp dụng lệnh giãn cách xã hội trên địa bàn TP.HCM và một số tỉnh giáp ranh khiến cho nhiều chủ đầu tư phải tạm hoãn kế hoạch bán hàng, truyền thông giới thiệu sản phẩm ra thị trường.

Bên cạnh đó, đại diện DKRA nhận định nguồn cung sơ cấp tại TP.HCM ngày càng khan hiếm do sự siết chặt pháp lý của các cơ quan quản lý nhà nước trong thời gian qua và quỹ đất sạch phù hợp ngày càng hạn chế. Đây cũng là nguyên nhân khiến các chủ đầu tư dịch chuyển ra các tỉnh giáp ranh như Đồng Nai, Bình Dương, Long An,... tìm kiếm những cơ hội đầu tư mới.

Theo bà Giang Huỳnh, Quản lý cấp cao bộ phận nghiên cứu của Savills TP.HCM, việc giá bán các dự án sơ cấp cao hơn trước phần lớn đến từ việc chi phí phát triển dự án có xu hướng tăng dần theo thời gian.

Nếu tình hình dịch bệnh không sớm được kiểm soát, tình hình cung cầu của thị trường vẫn sẽ gặp nhiều áp lực.

Bà Giang Huỳnh, Quản lý cấp cao bộ phận nghiên cứu Savills TP.HCM

Quỹ đất phát triển nhà ở hạn chế, chi phí đất tăng cao, lãi vay, thời gian cấp phép dự án kéo dài, dẫn đến chi phí đầu vào và phát triển dự án của doanh nghiệp càng tăng. Việc thiếu vắng nguồn cung mới cạnh tranh cũng thúc đẩy sự tăng giá cục bộ và chỉ phản ánh yếu tố nguồn cung, chứ không phản ánh tình hình cung cầu thị trường.

"Ngoài ra chúng tôi cũng nhận thấy rằng tỷ lệ hấp thụ trong quý thấp, chỉ đạt 35% bởi ảnh hưởng của đợt bùng phát dịch mới nhất, đang phản ánh áp lực về nguồn cầu tại thời điểm hiện tại. Nếu tình hình dịch bệnh không sớm được kiểm soát, tình hình cung cầu của thị trường sẽ gặp những áp lực tương tự", bà Giang Huỳnh nói.

Theo ý kiến của bộ phận R&D tập đoàn C.T Group, năng lực kiểm soát dịch bệnh của Chính phủ nói chung và TP.HCM nói riêng là yếu tố quyết định đến thị trường bất động sản nửa cuối năm 2021. Doanh nghiệp này dự báo trong 6 tháng cuối năm 2021 sẽ có 3 kịch bản.

Khả năng kiếm soát dịch bệnh Covid-19 là yếu tố quyết định diễn biến của thị trường bất động sản nửa cuối năm 2021. Ảnh: Chí Hùng.

Kịch bản tích cực là Chính phủ triển khai gói hỗ trợ lãi suất (tương tự gói 30.000 tỷ đồng trước đây) hoặc có các chương trình hỗ trợ dành cho chủ đầu tư bất động sản, bao gồm nới lỏng các điều kiện cho vay, hỗ trợ lãi suất, tăng hạn mức tín dụng… giúp các chủ đầu tư tăng cơ hội tiếp cận nguồn vốn.

Đây sẽ là cơ hội để các dự án đã hoàn thành hoặc có cơ sở pháp lý dự án tương đối hoàn chỉnh triển khai các dự án theo đúng kế hoạch, tăng nguồn cung cho thị trường. Chi phí vốn rẻ giúp giảm giá vốn, gián tiếp tạo cơ hội giảm giá thành và tăng khả năng tham gia vào thị trường của các nhà đầu tư nhỏ lẻ. Thông qua đó, giải quyết được một phần vấn đề về chênh lệch cung cầu ở nhiều địa phương.

Kịch bản trung bình là năng lực tiếp cận nguồn vốn của các bên có nhu cầu (bao gồm chủ đầu tư, người mua nhà để ở và để đầu tư…) tiếp tục duy trì như hiện tại, dẫn đến các dự án bất động sản đang triển khai sẽ bị trì hoãn.

Nguyên nhân chủ yếu do chi phí vay vẫn tiếp tục duy trì ở mức cao trong khi hầu hết hoạt động như thủ tục pháp lý, bồi thường, thi công… đều bị trì hoãn do dịch. Chủ đầu tư sẽ ưu tiên thực hiện hoàn chỉnh các vấn đề pháp lý, hạn chế dòng chi cho đến khi tình hình dịch bệnh được kiểm soát tốt hơn hoặc tìm được các nguồn vốn phù hợp hơn.

Kịch bản tiêu cực xảy ra khi ngân hàng tăng lãi suất huy động hoặc tăng lãi suất cho vay. Trong cả hai trường hợp đều làm giảm dòng tiền đổ vào bất động sản, tăng chi phí vốn… gia tăng áp lực lên chủ đầu tư, gián tiếp đẩy giá vốn sản phẩm lên cao, góp phần tăng rủi ro vỡ bong bóng bất động sản.

Đọc thêm bài về thiết kế biệt thự đẹp Top 999 Mẫu Thiết Kế Biệt Thự Đẹp Nhất Việt Nam 2021

Theo Zingnews

Sunday, July 25, 2021

Giá chung cư Sài Gòn đã bỏ xa Hà Nội bao nhiêu?

Giá chung cư Sài Gòn đã bỏ xa Hà Nội bao nhiêu?


Trong khi thị trường chung cư Hà Nội diễn biến khá ổn định trong 5 năm qua thì tại Sài Gòn, giá căn hộ liên tục leo thang, bỏ xa Hà Nội. Hiện tại khoảng cách giá căn hộ ở hai thị trường này ra sao?

Tại tọa đàm trực tuyến báo cáo Nghiên cứu thị trường quý 2/2021, ông Nguyễn Quốc Anh, Phó Tổng giám đốc Batdongsan.com.vn xác nhận mặt bằng giá căn hộ chung cư tại TP. HCM cao hơn Hà Nội ở tất cả các phân khúc. Trong 5 năm qua, giá căn hộ chung cư Hà Nội gần như đi ngang, mỗi năm tăng khoảng 2-3% thì tại TP. HCM con số này có thể đạt 5-10%.

Điều dễ nhận thấy về sự chênh lệch giá bán ở hai thị trường này là khoảng giá để định danh các phân khúc. Chẳng hạn, tại Hà Nội, phân khúc cao cấp được định danh ở nhiều dự án có khoảng giá chỉ từ 40-50 triệu/m2 thì tại TP.HCM mức giá này dành cho các chung cư trung cấp. Thậm chí thị trường TP. HCM đã xuất hiện phân khúc căn hộ siêu sang với giá khoảng 19.000 USD/m2 (khoảng 400 triệu đồng/m2). Hay với phân khúc chung cư giá rẻ, tại Hà Nội dù đã giảm mạnh nguồn cung nhưng vẫn còn nhiều dự án ghi nhận mức giá dưới 20 triệu/m2, trong khi đó tại TP. HCM, phân khúc này đã hoàn toàn biến mất. Chung cư được gọi là "giá rẻ" tại Sài Gòn hiện cũng đã chạm ngưỡng 30 triệu/m2. 

Tốc độ đô thị hóa còn thấp, nhà đầu tư ưa chuộng đất thổ cư... là những nguyên nhân khiến giá chung cư Hà Nội diễn biến ổn định trong 5 năm qua. Ảnh minh họa

Lý giải nguyên nhân TP. HCM có mặt bằng giá chung cư cao hơn Hà Nội, ông Quốc Anh phân tích:

Thứ nhất, TP. HCM có tỷ lệ đô thị hóa hơn 70% trong khi Hà Nội mới chỉ khoảng 49%. Như vậy quỹ đất của Hà Nội còn khá dồi dào, trong khi quỹ đất của TP. HCM gần như đã cạn kiệt. Thiếu quỹ đất, giá bất động sản tăng cao khiến người dân Sài Gòn chuyển hướng lựa chọn căn hộ chung cư với giá mềm hơn mà vẫn đáp ứng được các nhu cầu về tiện ích. Thực tế xu hướng mua hoặc thuê căn hộ của người Sài Gòn cũng cao hơn người Hà Nội.

Thứ hai là thói quen đầu tư cũng quyết định giá bán của các phân khúc bất động sản. Trong khi nhà đầu tư Hà Nội thích đổ tiền vào đất thổ cư, trong giai đoạn dịch bệnh dòng tiền lớn ở thị trường phía Bắc chủ yếu đổ vào đất nền, nhà riêng, còn tại TP. HCM nhiều nhà đầu tư vẫn chọn căn hộ.

Thứ ba, tỷ suất lợi nhuận cho thuê căn hộ tại TP. HCM tốt hơn Hà Nội trong nhiều năm liền là nguyên nhân giúp phân khúc này thu hút nhà đầu tư và có biên độ tăng giá tốt hơn. Tuy nhiên, một điểm đáng lưu ý là trong báo cáo Nghiên cứu thị trường quý 2/2021, dữ liệu lớn của Batdongsan.com.vn cho thấy, lần đầu tiên tỷ suất lợi nhuận căn hộ cho thuê tại Hà Nội cao hơn TP. HCM, theo ông Quốc Anh đây là một diễn biến khá hiếm hoi từ trước tới nay. Xem thêm bài về thiết kế nhà xinh https://inhaxinh.com/

Vì mặt bằng giá chung cư đã tăng cao tại các khu vực nội thành nên hiện nay nhiều chủ đầu tư tại TP. HCM đã tích cực mở rộng phạm vi dự án ngoài ranh thành phố, chuyển hướng sang Bình Dương, Long An, Đồng Nai... khiến mặt bằng giá căn hộ tại những khu vực này cũng tăng lên. Chẳng hạn Bình Dương trong năm vừa qua có giá căn hộ tăng trung bình khoảng 30%. Giá chung cư Bình Dương hiện đang tương đương khu vực phía Tây Hà Nội (khoảng 30-40 triệu/m2).

Trong 5 năm qua, giá căn hộ chung cư Hà Nội gần như đi ngang, mỗi năm tăng khoảng 2-3% với lượng cung căn hộ khá lớn, giúp người dân có nhiều lựa chọn, các chủ đầu tư cũng có nhiều chính sách ưu đãi về tiến độ thanh toán, lãi suất vay... Do đó, người dân tại Hà Nội có thể cân nhắc mua căn hộ chung cư vì trong những năm tới, khi tốc độ đô thị hóa nhanh hơn, quỹ đất khan hiếm hơn, rất có thể giá chung cư Hà Nội sẽ lặp lại câu chuyện như TP. HCM.

Đọc thêm bài về Top 999 Mẫu Thiết Kế Biệt Thự Đẹp Nhất Việt Nam 2021

Theo thanhnienviet

Giá bất động sản ở Mỹ tiếp tục tăng kỷ lục

Giá bất động sản ở Mỹ tiếp tục tăng kỷ lục


Ngay cả khi nguồn cung nhà tăng lên, giá nhà tại Mỹ vẫn đạt mức kỷ lục trong tháng 6. Ngày càng nhiều căn nhà lớn, giá cao được bán ra.

Nguồn cung nhà ở thấp đã đẩy giá nhà tại Mỹ tăng cao trong năm qua. Theo CNN, vào tháng 6, giá trung bình của một căn nhà có sẵn đạt mức cao kỷ lục 363.300 USD, tăng 23% so với năm ngoái. Con số này đánh dấu tháng thứ 112 tăng liên tiếp so với cùng kỳ năm ngoái.

"Nguồn cung nhà ở đã được cải thiện một cách khiêm tốn trong những tháng gầy đây. Chúng giúp doanh số bán hàng tăng lên", ông Lawrence Yun, nhà kinh tế trưởng của Hiệp hội Môi giới Quốc gia Mỹ (NAR), bình luận.

Vào cuối tháng 6, có 1,25 triệu căn nhà được rao bán, tăng 3,3% so với tháng 5 và giảm 18,8% so với một năm trước. Tốc độ bán hàng hiện tại tương đương nguồn cung của 2,6 tháng. Trong khi đó, ở thị trường cân bằng giữa người mua và người bán, tốc độ bán hàng sẽ tương đương nguồn cung của 6 tháng.

"Giá nhà không có khả năng giảm do điều kiện nguồn cung thắt chặt. Nhưng tôi cho rằng giá có thể tăng với tốc độ chậm hơn vào cuối năm nay", ông Yun bình luận. Theo ông, lý tưởng là giá nhà tăng tương ứng với mức tăng của thu nhập. Xem bài về thiết kế nhà xinh sài gòn https://nhaxinhsaigon.com/

Ngay cả khi lãi suất thấp kỷ lục, người mua nhà vẫn gặp khó vì giá nhà trên trời và nguồn cung khan hiếm. Ảnh: Reuters.

Tuy nhiên, thị trường vẫn tiếp tục diễn biến với tốc độ chóng mặt. Các ngôi nhà thường được bán trong vòng 17 ngày (kể từ khi rao bán) vào tháng 6. Một năm trước đó, chúng mất đến 24 ngày.

Tại Mỹ, ngày càng nhiều ngôi nhà lớn, đắt đỏ được bán. Doanh số bán nhà trong phân khúc 100.000-250.000 USD đã giảm 16% so với năm ngoái. Tuy nhiên, doanh số nhà trong tầm giá 750.000 USD đến 1 triệu USD tăng 119%. Mức tăng là 147% đối với những căn nhà có giá trên 1 triệu USD.

"Những người mua nhà lần đầu đang gặp khó bởi giá nhà cao kỷ lục và nguồn cung thấp. Dù lãi suất giảm, những trở ngại này vẫn quá lớn đối với một số khách hàng tiềm năng", ông Yun nhận định.

Đọc bài về Top 999 Mẫu Thiết Kế Biệt Thự Đẹp Nhất Việt Nam 2021

Theo Zingnews

Friday, July 23, 2021

Giá nhà tại Hà Nội tăng 10 quý liên tiếp

Giá nhà tại Hà Nội tăng 10 quý liên tiếp


Nửa đầu 2021, thị trường bất động sản Hà Nội ghi nhận giá căn hộ tăng mạnh. Biệt thự, nhà liền kề giao dịch sôi động kèm theo hiện tượng tăng giá có chọn lọc.

Báo cáo tổng quan thị trường bất động sản Hà Nội trong 6 tháng đầu năm của Savills Việt Nam cho thấy đây là quý thứ 10 liên tiếp giá bán sơ cấp tăng.

Giá chào bán sơ cấp trung bình là 1.625 USD/m2 tăng 7% theo quý và 11% theo năm, trong đó các dự án hạng B tăng mạnh nhất đạt mức 13% theo năm. Cụ thể, giá sơ cấp đã tăng 14% mỗi năm (kể từ năm 2017) tại quận Cầu Giấy, nơi có các cơ sở chăm sóc sức khoẻ và giáo dục chất lượng.

Giá bán sơ cấp tại quận Long Biên tăng 12%/năm do vị trí gần khu trung tâm và những cải thiện về cơ sở hạ tầng gần đây, bao gồm nút giao thông kết nối đường Vành đai 3 và đường cao tốc Hà Nội - Hải Phòng, đường Vành đai 2 cũng mang lại lợi ích cho các dự án hạng B và C tại đây.

Các quận, huyện: Đống Đa, Thanh Xuân, Từ Liêm, Hoài Đức, Hoàng Mai, Thanh Trì cũng ghi nhận giá tăng. Xem thêm bài về thiết kế nhà xinh sài gòn https://nhaxinhsaigon.com/

Cơ sở hạ tầng được cải thiện giúp đẩy nhanh giá bất động sản tại Hà Nội, đặc biệt là các quận, huyện ngoại ô. Ảnh: Việt Linh.

Đáng chú ý, chênh lệch về giá bất động sản giữa khu vực thành thị và vùng lân cận đang dần thu hẹp do cơ sở hạ tầng cải thiện và các dự án ở xa sẽ có nhiều tiện ích đa dạng để bù đắp cho bất lợi về vị trí. Cơ sở hạ tầng được cải thiện đã thúc đẩy nhu cầu nhà ở tại các tỉnh Hưng Yên, Hải Dương, Bắc Ninh.

Giá căn hộ sơ cấp trung bình ở Hưng Yên hiện thấp hơn khoảng 20% so với Hà Nội.

Nhìn nhận về hiện tượng tăng giá tiếp diễn, ông Matthew Powell, Giám đốc Savills cho rằng các yếu tố như nguồn cung ít, cơ sở hạ tầng được cải thiện, tiêu chuẩn phát triển cao hơn và giá thép tăng gần đây đã dẫn đến sự gia tăng trực tiếp về giá căn hộ.

Cũng theo dữ liệu của Savills Việt Nam trong 6 tháng đầu năm, thị trường biệt thự và nhà liền kề Hà Nội tiếp tục đạt tỷ lệ hấp thụ tốt trong quý đến 56%, giá chào bán thứ cấp mỗi năm tăng khoảng 7% trong khi giá sơ cấp trung bình cũng tăng trong quý này.

Mức tăng giá sơ cấp trung bình cao nhất ở quận Hoàng Mai (15% đối với nhà liền kề và 32% cho Nhà phố thương mại) và ở huyện Hoài Đức (tăng 29% đối với biệt thự, 38% cho liền kề và 59% cho nhà phố thương mại).

Sự tăng giá có thể thấy rõ ở giá nguồn cung mới tại các giai đoạn sau của các dự án, đặc biệt ở các dự án có tốc độ hấp thụ tốt. Các chủ đầu tư chia dự án thành nhiều khu để xây dựng giá trị và gia tăng mức giá.

Tuy nhiên, vẫn có rủi ro lớn từ giá chào bán cao. Đơn cử, mức giá tại một số dự án chất lượng tốt ở quận Từ Liêm và huyện Đông Anh có sự suy giảm trong quý này với mức hấp thụ thấp.

“Khi nói giá sơ cấp trung bình của toàn thị trường tăng là trường hợp tính bình quân toàn thị trường. Mỗi khu vực cụ thể sẽ có hoạt động khác biệt, vì vậy nhà đầu tư cần nhìn sâu vào thực tế cũng như giá tại từng khu vực. Chúng ta kỳ vọng sẽ có nhiều sự quan tâm hơn tới loại hình bất động sản nhà ở thấp tầng, với điều kiện giá vẫn trong tầm với”, Giám đốc Savill nhận định.

Một điểm đáng lưu ý tại Hà Nội là thị trường cũng có xu hướng mở rộng sang vùng ven do quỹ đất ở trung tâm hiện rất hạn chế, thậm chí hiện tượng hạn chế quỹ đất còn có thể thấy tại các khu vực quanh Vành đai 2 và 3.

"Không như thị trường toàn cầu, xu hướng mở rộng ra vùng ven tại Hà Nội chịu ảnh hưởng nhiều bởi các yếu tố về giá cả và hạ tầng. Đối với thị trường Hà Nội, nếu giá không hợp lý và hạ tầng không thật sự thuận lợi, việc phát triển ra các vùng ven là không chắc chắn", ông Matthew Powell nói thêm.

Đọc thêm bài về thiết kế biệt thự đẹp 2021

Theo Zing

Thursday, July 22, 2021

Yêu cầu đối với thiết kế xây dựng năm 2021

Yêu cầu đối với thiết kế xây dựng năm 2021


Khi thực hiện thiết kế xây dựng công trình, chủ đầu tư cần nắm rõ các yêu cầu của pháp luật, đảm bảo thực hiện nghiêm túc và đầy đủ.

Nội dung thiết kế xây dựng công trình phải đáp ứng yêu cầu của từng bước thiết kế. Ảnh: LĐO

Thiết kế xây dựng được thực hiện theo một hoặc nhiều bước tùy thuộc quy mô, tính chất, loại và cấp công trình xây dựng. Người quyết định đầu tư sẽ quyết định số bước thiết kế khi phê duyệt dự án đầu tư xây dựng. Xem bài về công ty thiết kế nhà xinh sài gòn https://nhaxinhsaigon.com/

Theo đó, Điều 79 Luật Xây dựng 2014 đã quy định rõ các yêu cầu cơ bản trong thiết kế xây dựng, cụ thể:

1. Đáp ứng yêu cầu của nhiệm vụ thiết kế; phù hợp với nội dung dự án đầu tư xây dựng được duyệt, quy hoạch xây dựng, cảnh quan kiến trúc, điều kiện tự nhiên, văn hóa - xã hội tại khu vực xây dựng.

2. Nội dung thiết kế xây dựng công trình phải đáp ứng yêu cầu của từng bước thiết kế.

3. Tuân thủ tiêu chuẩn áp dụng, quy chuẩn kỹ thuật, quy định của pháp luật về sử dụng vật liệu xây dựng, đáp ứng yêu cầu về công năng sử dụng, công nghệ áp dụng (nếu có); bảo đảm an toàn chịu lực, an toàn trong sử dụng, mỹ quan, bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu, phòng, chống cháy, nổ và điều kiện an toàn khác.

4. Có giải pháp thiết kế phù hợp và chi phí xây dựng hợp lý; bảo đảm đồng bộ trong từng công trình và với các công trình liên quan; bảo đảm điều kiện về tiện nghi, vệ sinh, sức khỏe cho người sử dụng; tạo điều kiện cho người khuyết tật, người cao tuổi, trẻ em sử dụng công trình. Khai thác lợi thế và hạn chế tác động bất lợi của điều kiện tự nhiên; ưu tiên sử dụng vật liệu tại chỗ, vật liệu thân thiện với môi trường.

5. Thiết kế xây dựng phải được thẩm định, phê duyệt theo quy định của Luật này, trừ trường hợp quy định tại Khoản 7 Điều này.

6. Nhà thầu thiết kế xây dựng phải có đủ điều kiện năng lực phù hợp với loại, cấp công trình và công việc do mình thực hiện.

7. Thiết kế xây dựng nhà ở riêng lẻ được quy định như sau:

- Thiết kế xây dựng nhà ở riêng lẻ phải đáp ứng yêu cầu thiết kế quy định tại Khoản 3 Điều này.

- Hộ gia đình được tự thiết kế nhà ở riêng lẻ có tổng diện tích sàn xây dựng nhỏ hơn 250m2 hoặc dưới 3 tầng hoặc có chiều cao dưới 12 mét, phù hợp với quy hoạch xây dựng được duyệt và chịu trách nhiệm trước pháp luật về chất lượng thiết kế, tác động của công trình xây dựng đến môi trường và an toàn của các công trình lân cận.

Xem thêm về công ty thiết kế biệt thự đẹp https://nhaxinhcenter.com.vn/biet-thu-dep.html

Theo Pháp luật

Wednesday, July 21, 2021

Nhà đầu tư đuối sức, làn sóng cắt lỗ đất nền đang diễn ra

Nhà đầu tư đuối sức, làn sóng cắt lỗ đất nền đang diễn ra


Thực trạng đình trệ kéo dài của thị trường BĐS cùng với diễn biến khó kiểm soát của dịch bệnh đang khiến nhiều nhà đầu tư đất nền chấp nhận bán cắt lỗ dưới áp lực kinh tế.

Nhà đầu tư chấp nhận cắt lỗ để tự cứu mình

Buộc phải bán ra suất đầu tư đất nền tại khu vực giáp ranh TP.HCM với giá lỗ gần 10%, ông N.T.Q. Chiến (phường An Phú, Tp. Thủ Đức) cho biết đây là lựa chọn hợp lý nhất mà ông có vào lúc này khi quá nhiều gánh nặng tài chính bủa vây. Bản thân ông Chiến cũng không thể gắng gồng thêm được nữa khi việc kinh doanh của gia đình phải đóng cửa vài tháng nay còn áp lực lãi suất từ phía ngân hàng thì ngày một nặng.

Được biết ngay trong cao điểm sốt đất đầu năm, ông Chiến mua lô đất nền thuộc trung tâm Tp. Thuận An với giá gần 6,7 tỷ đồng. Dự định ban đầu của nhà đầu tư này cũng là mua đi bán lại chứ không phải để dành hay tích lũy, tuy nhiên thời gian ông tính bán ra là ở đầu năm sau, khi thị trường hình thành những cơn sốt mới. Kế hoạch không thuận lợi vì dịch bệnh diễn biến phức tạp, thị trường đóng băng. Không chỉ TP.HCM gần như chấm dứt các hoạt động mua bán mà các tỉnh thành lân cận, nhu cầu giao dịch nhà đất cũng giảm rất nhiều. Thiệt hại kinh tế nặng lề, áp lực tài chính khiến ông Chiến không có nhiều lựa chọn ngoài bán cắt lỗ lô đất để thu hồi tài chính cứu cánh việc kinh doanh.

Nhà đầu tư BĐS đang dần đuối sức trước đợt dịch covid 19 kéo dài khiến giao dịch của thị trường nhà đất gần như đình trệ. 

Nhà đầu tư trên không phải là trường hợp hiếm gặp trong tình hình hiện nay, rất nhiều khách hàng đang có nhu cầu thanh lý lại các suất đầu tư đất nền trong bối cảnh kinh tế chịu thiệt hại nặng lề và thị trường vẫn chưa biết thời điểm nào có thể phục hồi giao dịch.

Chị N.T.T.Anh, một nhà đầu tư ngụ tại quận 7, TP.HCM chia sẻ, bản thân cũng đã chấp nhận thua lỗ gần cả tỷ đồng để bán ra nhanh lô đất nền mua tại khu  vực Trung Sơn, Nhà Bè. Do tình hình giãn cách mà việc kinh doanh của gia đình chị buộc phải ngưng hoạt động, thu nhập thiệt hại nặng nề khiến chị không thể quán xuyến được khoản tài chính để vừa duy trì nhiều khoản đầu tư vừa trả lời trả lãi ngân hàng. Cuối cùng chị đành thanh lý nhiều suất đầu tư nhà đất trước đó để thu hồi nguồn vốn.

Chị T. Anh cho biết, trước đó do không lường đươc tình hình nên tôi đầu tư khá nhiều vào BĐS, giờ nguồn vốn bị ngâm ở đây gần như kẹt cứng, không ra được nên việc gấp rút lúc này là nhanh chóng thu hồi tiền về để giải quyết bài toán tài chính trước khi mọi thứ trở lên khó khăn hơn.Theo chị thì thua lỗ trong kinh doanh, đầu tư là chuyện thường xuyên xảy ra, quan trọng là biết thời điểm nào phải chấp nhận cắt lỗ. Tiếp tục duy trì trong khi tìn hình này có thể kéo dài hết năm nay chỉ càng khiến hoàn cảnh bi đát hơn. Xem thêm về công ty thiết kế nhà xinh sài gòn https://nhaxinhsaigon.com/

Theo tìm hiểu từ Batdongsan.com.vn, hiện khá nhiều nhà đầu tư đang có nhu cầu rao bán nhanh các suất đầu tư đất nền có giá trị từ vài chục tỷ đến vài tỷ đồng ở cả TP.HCM và các tỉnh lân cận như Long An, Bình Dương, Đồng Nai... Bên cạnh một số nhà đầu tư vẫn còn cố gắng gồng mình, nhiều người đã chấp nhận việc sang nhượng không lời, thậm chí là thua lỗ với số tiền lớn những mong thu hồi tài chính trong giai đoạn khó khăn. Tuy nhiên việc rao bán không dễ dàng khi mà lượng khách hàng có nhu cầu mua vào thấp hơn khá nhiều so với lượng người đang có hàng cần bán ra. Chênh lệch giữa cung và cầu khiến bên bán có phần bị ép giá, phải chấp nhận giảm giá, chịu lỗ nếu muốn việc mua bán thuận lợi.

Sóng cắt lỗ đất nền có thể tăng trong các tháng tới

Theo báo cáo mới đây từ Bộ Xây dựng, trong quý 2/2021, tình trạng sốt đất nền cơ bản được kiểm soát và dần đi vào ổn định. Thị trường đã xuất hiện hiện tượng giảm giá khoảng 10-20% so với thời kỳ sốt nóng nhưng lượng giao dịch thành công vẫn thấp. Lý giải nguyên nhân khiến giá đất nền và giao dịch suy giảm, đại diện Bộ Xây dựng cho biết, trong cơn sốt đất đầu năm 2021, thị trường có hiện tượng giá đất nền tăng nóng, cục bộ, tăng ảo và vượt qua giá trị thực. Việc giá đất nền giảm mạnh khi thị trường hết sốt là tất yếu vì nhu cầu đầu cơ giảm khiến giá đất nhiều nơi trở về giá trị thực.

Làn sóng bán cắt lỗ đất nền được dự báo có thể tăng mạnh trong các tháng cuối năm nếu tình hình dịch bệnh không sớm được kiểm soát.

Các chuyên gia đầu ngành cũng có chung nhận định, đợt dịch Covid-19 bùng phát lần thứ tư đang đẩy địa ốc vào kịch bản chịu áp lực giảm giá trên thị trường thứ cấp khá mạnh. Ông Nguyễn Quốc Anh, Phó TGĐ Batdongsan.com.vn nhận định, trong quý 2/2021 vừa qua, thị trường đã bắt đầu xuất hiện tình trạng bán cắt lỗ, bán tháo BĐS dưới áp lực tài chính. Tuy chưa diễn ra phổ biến đến mức mang tính đại trà nhưng về lâu dài là rất khó đoán.

Theo ông Nguyễn Quốc Anh, đối diện trước áp lực từ đợt dịch đầy căng thẳng và kéo dài lần này, những nhà đầu tư nào đang sử dụng đòn bẩy tài chính quá đà hoặc vốn vay ngắn hạn chiếm tỷ trọng lớn sẽ phải đối diện với kịch bản vô cùng khó khăn. Nhóm nhà đầu tư này sẽ chịu áp lực điều chỉnh giá bán nếu muốn xả hàng để giảm gánh nặng tài chính. Một khi dịch bệnh sớm được kiểm soát, thị trường phục hồi nhanh thì làn sóng cắt lỗ sẽ không diễn ra nhiều, còn nếu ngược lại, tình hình hiện tại kéo dài, việc xuất hiện sóng bán tháo, bán giảm giá là điều khó tránh khỏi.

Chuyên gia BĐS Trần Khánh nhận định, diễn biến phức tạp và khó lường của đợt dịch cùng chỉ thị giãn cách xã hội kéo dài trên 19 tỉnh thành phía Nam đã đẩy thị trường BĐS vào tình thế tê liệt. Khối lượng giao dịch thứ cấp sụt giảm 90-95%, người bán chào hàng nhiều song người mua lại cực kỳ e ngại vì ai cũng có tâm lý phòng thủ khá mạnh. Ngoại trừ các nhà đầu tư trường vốn, có tiềm lực tài chính tốt và dày dạn kinh nghiệm đã cảnh giác chuẩn bị hàng phòng vệ tốt, vẫn có khá nhiều nhà đầu tư chưa lường hết những thách thức của việc chống dịch, đang loay hoay xả hàng trên thị trường thứ cấp. Những nhà đầu tư này bị nợ đọng, lãi vay phải trả đều hàng tháng, thậm chí có tài sản đến hạn phải đóng tiền theo tiến độ, cần bán tài sản buộc phải cân nhắc đến việc giảm giá.

Ông David Jackson, TGĐ Colliers Việt Nam dự báo, trong những tháng còn lại của năm 2021, người dân và doanh nghiệp vẫn đang ưu tiên các biện pháp mang tính chống đỡ dù tâm lý thị trường và kỳ vọng vào chiến dịch tiêm vaccine. Tuy nhiên, đại dịch Covid-19 đã tác động nhiều đến thu nhập của người dân và doanh nghiệp, cần thêm nhiều thời gian để tâm lý chung của thị trường quay trở lại trạng thái trước đại dịch. Nếu Covid-19 kéo dài thêm vài tuần nữa, nhiều nhà đầu tư sử dụng đòn bẩy tài chính hoặc cân đối dòng tiền không tốt có thể phải bán cắt lỗ.

Đọc bài về công ty thiết kế biệt thự đẹp nhà xinh

Theo thanhnienviet

Giá thuê mặt bằng bán lẻ TPHCM giảm mạnh dù không có nguồn cung mới

Giá thuê mặt bằng bán lẻ TPHCM giảm mạnh dù không có nguồn cung mới


Làn sóng COVID-19 thứ tư bùng phát đã giáng thêm một đòn mạnh vào thị trường mặt bằng bán lẻ cho thuê.

Phân khúc thị trường bán lẻ đang phải chịu sức ép giảm giá thuê mạnh vì ảnh hưởng dịch. Ảnh: Quang Duy

Báo cáo thị trường mặt bằng bán lẻ quý II/2021 do Công ty Colliers công bố mới đây cho thấy, do tình hình dịch bệnh biến đổi phức tạp, nguồn cung mới duy nhất là Satra Mall (Centre Mall) quận 6 đã không kịp hoàn tất, dẫn đến TPHCM không ghi nhận bất cứ nguồn cung mới nào trong quý.

Tuy nhiên, TPHCM có thể kỳ vọng sẽ có đến hơn 200.000 m2 trung tâm thương mại được ra mắt trong năm 2021, với điều kiện tất cả dự án được hoàn thành đúng tiến độ. Xem bài về công ty thiết kế kiến trúc nhà xinh sài gòn https://nhaxinhsaigon.com/

Tại TPHCM, trong khu vực trung tâm hành chính, thương mại, giá thuê trung bình tại các trung tâm thương mại giảm 15% trong thời gian diễn ra dịch bệnh, từ 135 USD/m2/tháng còn 115 USD/m2/tháng, với tỉ lệ trống trung bình khoảng 1,5%. Giá thuê trung bình ở khu vực ngoài thương mại có mức giảm sâu hơn, khoảng 30% trong thời gian diễn ra dịch bệnh, từ 35 USD/m2/tháng còn 24,5 USD/m2/ tháng, tỉ lệ trống trung bình khoảng 14%.

Vào tháng 5.2021, E-mart, nhà bán lẻ lớn nhất tại Hàn Quốc, đã bán mảng kinh doanh cửa hàng bán lẻ tại Việt Nam cho Công ty cổ phần Ôtô Trường Hải (THACO) trong nước, đánh dấu việc rút lui khỏi Việt Nam sau 7 năm. Khó khăn của thị trường không chỉ khiến các doanh nghiệp nội điêu đứng, mà nhiều thương hiệu bán lẻ quốc tế tại Việt Nam cũng phải tính đường lui.

Thực tế, việc E-mart Hàn Quốc rời bỏ cuộc chơi bán lẻ tại Việt Nam đã được dự báo trước, bởi sau hơn 6 năm, thương hiệu này vẫn chưa thể mở rộng quy mô, nguyên do một phần đến từ mô hình đại siêu thị đòi hỏi diện tích mặt bằng lớn.

Đây không phải lần đầu tiên một thương hiệu bán lẻ ngoại gặp khó tại Việt Nam. Trước đó, chuỗi siêu thị Auchan từ Pháp được chuyển nhượng cho nhà bán lẻ nội là Saigon Coop, hay những tập đoàn bán lẻ lớn như Casino Group, Metro Group... cũng phải rút lui khỏi thị trường Việt Nam.

Tuy nhiên, nhìn về dài hạn, nhiều doanh nghiệp vẫn xem thị trường bán lẻ Việt Nam là miền đất hứa cần được khai phá. Ngoài việc tối ưu hóa diện tích thuê để duy trì hoạt động bán lẻ, thương mại điện tử đang được xem là mô hình cứu sinh cho lĩnh vực này.

Chỉ một ngày trước khi thông tin về thương vụ của E-mart và Thaco được đăng tải, “gã khổng lồ” thương mại điện tử Alibaba và Baring Private Equity Asia (BPEA) đã đạt được thỏa thuận chi 400 triệu USD mua 5,5% tỷ lệ sở hữu sau phát hành tại The CrownX - nền tảng tiêu dùng bán lẻ hợp nhất của Tập đoàn Masan tại Masan Consumer Holdings và VinCommerce (sở hữu chuỗi bán lẻ VinMart và VinMart+). Sau giao dịch này, VinCommerce là nhà bán lẻ nhu yếu phẩm hàng đầu trên nền tảng thương mại điện tử Lazada (cũng thuộc sở hữu Alibaba).

Trong khi đó, các nhà bán lẻ Nhật Bản đang mở rộng tại Việt Nam, với việc Aeon Mall đã ký biên bản ghi nhớ để phát triển trung tâm thương mại tại Thành phố Biên Hòa, Đồng Nai và đang lên kế hoạch và nghiên cứu để mở rộng thêm tại tỉnh Bắc Ninh và Thừa Thiên - Huế. Muji và Uniqlo cũng đang tích cực mở rộng và mở thêm nhiều cửa hàng tại Việt Nam.

Đọc bài về 999 mẫu thiết kế biệt thự đẹp https://nhaxinhcenter.com.vn/biet-thu-dep.html

Theo Laodong