Giá thuê mặt bằng bán lẻ TPHCM giảm mạnh dù không có nguồn cung mới
Làn sóng COVID-19 thứ tư bùng phát đã giáng thêm một đòn mạnh vào thị trường mặt bằng bán lẻ cho thuê.
Phân khúc thị trường bán lẻ đang phải chịu sức ép giảm giá thuê mạnh vì ảnh hưởng dịch. Ảnh: Quang Duy
Báo cáo thị trường mặt bằng bán lẻ quý II/2021 do Công ty Colliers công bố mới đây cho thấy, do tình hình dịch bệnh biến đổi phức tạp, nguồn cung mới duy nhất là Satra Mall (Centre Mall) quận 6 đã không kịp hoàn tất, dẫn đến TPHCM không ghi nhận bất cứ nguồn cung mới nào trong quý.
Tuy nhiên, TPHCM có thể kỳ vọng sẽ có đến hơn 200.000 m2 trung tâm thương mại được ra mắt trong năm 2021, với điều kiện tất cả dự án được hoàn thành đúng tiến độ. Xem bài về công ty thiết kế kiến trúc nhà xinh sài gòn https://nhaxinhsaigon.com/
Tại TPHCM, trong khu vực trung tâm hành chính, thương mại, giá thuê trung bình tại các trung tâm thương mại giảm 15% trong thời gian diễn ra dịch bệnh, từ 135 USD/m2/tháng còn 115 USD/m2/tháng, với tỉ lệ trống trung bình khoảng 1,5%. Giá thuê trung bình ở khu vực ngoài thương mại có mức giảm sâu hơn, khoảng 30% trong thời gian diễn ra dịch bệnh, từ 35 USD/m2/tháng còn 24,5 USD/m2/ tháng, tỉ lệ trống trung bình khoảng 14%.
Vào tháng 5.2021, E-mart, nhà bán lẻ lớn nhất tại Hàn Quốc, đã bán mảng kinh doanh cửa hàng bán lẻ tại Việt Nam cho Công ty cổ phần Ôtô Trường Hải (THACO) trong nước, đánh dấu việc rút lui khỏi Việt Nam sau 7 năm. Khó khăn của thị trường không chỉ khiến các doanh nghiệp nội điêu đứng, mà nhiều thương hiệu bán lẻ quốc tế tại Việt Nam cũng phải tính đường lui.
Thực tế, việc E-mart Hàn Quốc rời bỏ cuộc chơi bán lẻ tại Việt Nam đã được dự báo trước, bởi sau hơn 6 năm, thương hiệu này vẫn chưa thể mở rộng quy mô, nguyên do một phần đến từ mô hình đại siêu thị đòi hỏi diện tích mặt bằng lớn.
Đây không phải lần đầu tiên một thương hiệu bán lẻ ngoại gặp khó tại Việt Nam. Trước đó, chuỗi siêu thị Auchan từ Pháp được chuyển nhượng cho nhà bán lẻ nội là Saigon Coop, hay những tập đoàn bán lẻ lớn như Casino Group, Metro Group... cũng phải rút lui khỏi thị trường Việt Nam.
Tuy nhiên, nhìn về dài hạn, nhiều doanh nghiệp vẫn xem thị trường bán lẻ Việt Nam là miền đất hứa cần được khai phá. Ngoài việc tối ưu hóa diện tích thuê để duy trì hoạt động bán lẻ, thương mại điện tử đang được xem là mô hình cứu sinh cho lĩnh vực này.
Chỉ một ngày trước khi thông tin về thương vụ của E-mart và Thaco được đăng tải, “gã khổng lồ” thương mại điện tử Alibaba và Baring Private Equity Asia (BPEA) đã đạt được thỏa thuận chi 400 triệu USD mua 5,5% tỷ lệ sở hữu sau phát hành tại The CrownX - nền tảng tiêu dùng bán lẻ hợp nhất của Tập đoàn Masan tại Masan Consumer Holdings và VinCommerce (sở hữu chuỗi bán lẻ VinMart và VinMart+). Sau giao dịch này, VinCommerce là nhà bán lẻ nhu yếu phẩm hàng đầu trên nền tảng thương mại điện tử Lazada (cũng thuộc sở hữu Alibaba).
Trong khi đó, các nhà bán lẻ Nhật Bản đang mở rộng tại Việt Nam, với việc Aeon Mall đã ký biên bản ghi nhớ để phát triển trung tâm thương mại tại Thành phố Biên Hòa, Đồng Nai và đang lên kế hoạch và nghiên cứu để mở rộng thêm tại tỉnh Bắc Ninh và Thừa Thiên - Huế. Muji và Uniqlo cũng đang tích cực mở rộng và mở thêm nhiều cửa hàng tại Việt Nam.
Đọc bài về 999 mẫu thiết kế biệt thự đẹp https://nhaxinhcenter.com.vn/biet-thu-dep.html
Theo Laodong
No comments:
Post a Comment