Thursday, October 31, 2019

TP.HCM phân bổ 10 tỷ cho vay mua nhà ở xã hội, lãi suất 4,8%/năm

Số tiền này được phân bổ cho các quận huyện, tuy vậy có địa phương hạn mức chỉ 200 triệu đồng.

UBND TP.HCM vừa ban hành quyết định phê duyệt phân bổ chỉ tiêu kế hoạch tín dụng năm 2019 của chương trình cho vay ưu đãi để mua, thuê mua nhà ở xã hội; xây dựng mới hoặc cải tạo, sửa chữa nhà ở theo Nghị định 100/2015 của Chính phủ.


Trên cơ sở đề nghị của Ngân hàng Chính sách Xã hội – Chi nhánh TP.HCM, UBND Thành phố phê duyệt quỹ vốn cho vay mua nhà ở xã hội trong năm 2019 cho các quận, huyện là 10 tỷ đồng. 

Cụ thể: Quận 12 được phân bổ 2 tỷ đồng; quận 3 được 1,1 tỷ đồng; các quận 10, quận Bình Tân và huyện Hóc Môn mỗi địa phương được 1 tỷ đồng; quận 7 có 800 triệu đồng; huyện Nhà Bè có 700 triệu đồng; quận Tân Bình là 500 triệu đồng; quận 8 có 400 triệu đồng; huyện Bình Chánh là 300 triệu đồng; thấp nhất là quận 5 chỉ có 200 triệu đồng. 

Ngân hàng Chính sách Xã hội – Chi nhánh TP.HCM chịu trách trách nhiệm triển khai và cân đối nguồn vốn; đôn đốc, kiểm tra giám sát các phòng giao dịch để đảm bảo nguồn vốn được sử dụng đúng mục đích và hiệu quả. 

Trước đó, ngày 1/4/2019 Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 355/QĐ-TTg quy định về mức lãi suất cho vay ưu đãi của Ngân hàng Chính sách Xã hội áp dụng đối với các khoản vay có dư nợ trong năm 2019 là 4,8%/năm. Lãi suất nợ quá hạn được tính bằng 130% lãi suất khi cho vay.  

Xem thêm bài https://nhaxinhcenter.com.vn/tin-tuc.html

Theo vietnamnet

Monday, October 28, 2019

TPHCM: Trong 9 tháng, không có dự án bất động sản nào được công nhận chủ đầu tư

TPHCM: Trong 9 tháng, không có dự án bất động sản nào được công nhận chủ đầu tư


Theo Hiệp hội Bất động sản TP. Hồ Chí Minh (HoREA), trong thời gian 9 tháng vừa qua, tại thành phố không có dự án nào được công nhận chủ đầu tư. Cũng trong khoảng thời gian này, chỉ có 1 dự án nhà ở được chấp thuận chủ trương đầu tư và chỉ có 12 dự án được chấp thuận đầu tư. 

Sau 9 tháng thị trường không có một dự án bất động sản nào được công nhận đầu tư

Những thông tin trên cho thấy thị trường bất động sản TP HCM khá ảm đạm. Cũng theo thống kê trong Báo cáo của HoREA, trong gần 3 năm qua, đã có nhiều dự án nhà ở thương mại bị dừng các thủ tục đầu tư xây dựng hoặc bị ngừng triển khai. Từ ngày Luật Nhà ở có hiệu lực đến tháng 8.2018, đã có 126 dự án nhà ở có quỹ đất hỗn hợp bị dừng các thủ tục đầu tư, dù đã có Quyết định chủ trương đầu tư, nhưng không làm được thủ tục phê duyệt quy hoạch chi tiết 1/500 để làm tiếp các thủ tục đầu tư xây dựng.

Đến tháng 3.2019, lãnh đạo cơ quan trung ương và thành phố đã công bố cho 124 dự án được tiếp tục hoạt động bình thường, nhưng thực chất nhiều dự án đến nay vẫn chưa hoạt động bình thường.

Tính đến thời điểm hiện nay của năm 2019, thống kê của HoREA còn cho thấy chỉ có 32 dự án nhà ở hình thành trong tương lai đủ điều kiện huy động vốn, với 19.662 căn nhà, giảm 58,44% về số lượng dự án và giảm 30,56% về số lượng căn nhà so với năm 2018.

Ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch HoREA, cho biết xét về bản chất, tính thanh khoản thị trường vẫn tốt nhưng thị trường đang lâm vào tình thế khó khăn có tính chất nhất thời, bất bình thường. Điều này dẫn đến quy mô thị trường bị sụt giảm trong hai năm gần đây. Nếu không có các biện pháp xử lý hiệu quả thì có thể còn tiếp tục bị sụt giảm trong thời gian tới.

Cụ thể, ông Châu cho rằng khó khăn lớn nhất của thị trường bất động sản hiện nay là nhiều dự án nhà ở bị ách tắc, đứng hình dẫn đến tình trạng thiếu nguồn cung dự án, thiếu nguồn cung sản phẩm, nhất là thiếu loại căn hộ nhà ở thương mại có giá bán vừa túi tiền, nhà ở xã hội. Tình trạng mất cân bằng cung cầu do nguồn cung quá ít trong lúc nhu cầu quá cao làm cho giá nhà dễ bị đẩy lên cao, dễ xuất hiện tình trạng đầu cơ, đầu tư lướt sóng.

Về nguồn vốn tín dụng cho bất động sản, tại TP. Hồ Chí Minh, trong 9 tháng đầu năm 2019, tín dụng đổ vào bất động sản có xu thế giảm dần, chỉ có 269.000 tỉ đồng, chỉ tăng 3,41% so với cuối năm 2018, chiếm 12,3% tổng dư nợ tín dụng, thể hiện trên thực tế là các doanh nghiệp bất động sản ngày càng khó tiếp cận nguồn vốn tín dụng ngân hàng.

Tuy nhiên, ỏ một góc độ khác, tổng dư nợ cho vay tiêu dùng để xây nhà, sửa nhà, mua nhà tại TP. Hồ Chí Minh khoảng 128.000 tỉ đồng, chiếm khoảng 40% tổng dư nợ cho vay tiêu dùng. Trong đó, theo nhận định có thể có một phần không nhỏ chuyển sang đầu tư bất động sản.

Xem thêm mẫu nhà xinh https://nhaxinhcenter.com.vn

Theo laodong

Monday, October 21, 2019

Văn phòng chia sẻ đua mở rộng trên 'đất vàng'

Văn phòng chia sẻ đua mở rộng trên 'đất vàng'


Một đơn vị co-working tiết lộ đã thuê 2 tầng tòa nhà hạng A trên đường Lê Duẩn, quận 1 để mở văn phòng linh hoạt.

Savills Việt Nam vừa công bố báo cáo thị trường văn phòng chia sẻ (co-working hay còn gọi là văn phòng linh hoạt) tại TP HCM với sự mở rộng quy mô hoạt động của các thương hiệu lớn tại khu vực lõi trung tâm thành phố. Đây là động thái mở rộng thị phần của mô hình văn phòng kiểu mới trong bối cảnh văn phòng cao cấp truyền thống khan hiếm nguồn cung.

Trong quý III/2019, một nhà điều hành văn phòng chia sẻ đã thuê trước hai tầng của tòa văn phòng hạng A trên phố Lê Duẩn, quận 1 với hơn 1.400 m2 khi dự án này còn đang thi công, dự kiến quý I/2020 mới đưa vào hoạt động. Đây là nguồn cung mới thuộc phân khúc văn phòng cao cấp hiếm hoi tọa lạc trên đất vàng TP HCM.

Trong khi đó, các nhà phát triển văn phòng linh hoạt như We Work hay Up co-working đã thuê nhiều diện tích lớn từ 2.000-5.000 m2 tại các dự án mới. Tính đến cuối tháng 9/2019, các nhà điều hành văn phòng chia sẻ tập trung chủ yếu ở khu vực trung tâm, chiếm 52% diện tích thuê.

Đơn vị khảo sát này đánh giá, văn phòng chia sẻ đang trong chu kỳ mở rộng nhanh chóng, chiếm nhiều tầng tại các dự án tương lai và xu hướng này đang tiếp diễn trong vài quý gần đây. Không chỉ thu hút khách thuê là các công ty vừa và nhỏ hay công ty khởi nghiệp, các doanh nghiệp lớn với hàng trăm nhân viên cũng đang hướng đến mô hình văn phòng chia sẻ bởi tính linh hoạt của nó.

Một khu văn phòng chia sẻ đã hoạt động vài năm tại TP HCM. Ảnh: Dreamplex

Riêng thị trường văn phòng truyền thống vẫn đang trong tình trạng khan hiếm nguồn cung hạng A ở khu vực lõi trung tâm TP HCM. Khách thuê rất khó khăn trong việc tìm kiếm diện tích sàn lớn.

Rổ hàng văn phòng mới được bổ sung đáng kể trong quý vừa qua đều là các tòa nhà hạng B, đạt hơn 870.600 m2 , tăng 5% theo quý và 6% theo năm. Các dự án hạng B mới chiếm 77% nguồn cung mới trong quý này, hai dự án văn phòng mới với tổng nguồn cung lên đến 38.400 m2 sàn đều nằm ở khu vực ngoài trung tâm.

Giá chào thuê văn phòng tăng đều ở cả ba hạng A, B và C, trong đó, các tòa tháp hạng A có tình hình hoạt động tốt nhất theo năm, tăng ở cả công suất (2 điểm phần trăm) và giá thuê (7%). Chủ đầu tư tăng giá thuê dựa trên quan điểm nhu cầu toàn thị trường rất cao và nguồn cung hạn chế.

Savills đánh giá, tình trạng khan hiếm nguồn cung và diện tích còn trống bị chia nhỏ lẻ đang tạo ra cơ hội rất lớn cho các nhà điều hành văn phòng chia sẻ vì với cách bố trí không gian làm việc linh hoạt, mô hình này có thể đáp ứng được nhu cầu đa dạng của nhiều nhóm khách thuê khác nhau.

Tuy nhiên, khi nguồn cung khu vực trung tâm khan hiếm trong ngắn hạn, văn phòng chia sẻ cũng buộc phải đi theo xu hướng mở rộng ra khu vực rìa trung tâm. Văn phòng chia sẻ TP HCM hiện xếp thứ 41 trong số 50 thị trường văn phòng chia sẻ phát triển nhanh nhất thế giới theo khảo sát của Co-working Resources. đọc thêm bài về https://baohiemlienviet.com/tin-tuc-su-kien/thu-doan-lua-dao-ban-bao-hiem-nhan-tho-va-nhung-dieu-nen-biet

Xem thêm bài nội thất nhà xinh 2020

Theo vnexpress

Thursday, October 17, 2019

Những biến số kích giá nhà đất tăng vọt

Những biến số kích giá nhà đất tăng vọt


Vị trí chiếm đến 40% giá trị bất động sản nhưng giá đất đang bị tác động bởi nhiều biến số hơn so với một vài thập kỷ trước.

Tại một sự kiện báo cáo thị trường bất động sản TP HCM diễn ra giữa tháng 10/2019, Tổng giám đốc Công ty Đại Phúc Land, bà Nguyễn Hương chia sẻ các yếu tố kích giá đất leo thang.

Từ kinh nghiệm quan sát các cơn sốt đất trong gần 2 thập kỷ qua, bà Hương cho biết, để kiểm tra giá trị bất động sản, xét tổng thể ở mức tương đối, nhà đầu tư có thể đặt vào hệ quy chiếu tỷ lệ 40% vị trí - 30% thương hiệu nguồn lực chủ đầu tư – 30% các biến số còn lại. Phép thử này có thể đo lường giá bất động sản tăng vọt có hợp lý không và xuất phát từ nguyên nhân nào.

Một trong những giá trị cốt lõi của bất động sản được xem là quan trọng nhất chính là vị trí, chiếm tỷ trọng ở mức 35-40% giá trị tài sản. Điều này có nghĩa là nhà đất sẽ được tính hệ số giá đầu tiên là mặt tiền đường lớn rộng bao nhiêu m, có gần tiện ích nào, hay cách các trục giao thông chính bao xa. Vị trí là chuẩn mực vàng chứng minh vì sao bất động sản ở trung tâm đô thị luôn có giá rất cao nhưng vẫn không ngừng leo thang và điều này là bất biến trong mọi hoàn cảnh.

Thị trường bất động sản khu lõi trung tâm TP HCM. Ảnh: Lucas Nguyễn

Trong khi đó, thương hiệu, uy tín của chủ đầu tư và nguồn lực (tài chính và kinh nghiệm) triển khai dự án đến đâu, có đúng cam kết hay không, có thể chiếm tỷ trọng khoảng 30% giá trị tài sản. Tiêu chí này chỉ mới xuất hiện rõ nét nhất trong 5-10 năm trở lại đây khi có nhiều nhà phát triển giàu tiềm lực tài chính, kinh nghiệm. Đây là hệ quả từ những bước tiến dài của thị trường bất động sản nhờ được tích lũy qua nhiều biến động: sốt đất, khủng hoảng, đóng băng và hồi phục. Từ khi có tiêu chuẩn này, giá trị bất động sản bắt đầu được nhìn nhận đa chiều hơn.

Tuy nhiên, 30% còn lại tạo nên giá trị bất động sản nằm ở những biến số pháp lý, cú hích hạ tầng mới, thông tin quy hoạch, giá trị từ hiệu ứng marketing... và có cả những chiêu trò buôn gian bán lận tinh vi. Những biến số này chưa có hệ số minh bạch cao, rất khó đoán định hoặc gây nhiễu loạn thị trường trong ngắn hạn.

Đây cũng chính là kẽ hở tạo nên những đòn bẩy bong bóng giá bất ngờ trong những đợt sốt đất. Cơ quan chức năng đang từng bước áp dụng nhiều biện pháp tích cực làm minh bạch thị trường địa ốc nhưng phải cần rất nhiều thời gian để cải thiện tình hình.

Do đó, theo bà  Hương, những yếu tố tác động đến giá bất động sản đang ngày càng phức tạp hơn. Sau những cơn sốt đất và giai đoạn hậu khủng hoảng, thị trường địa ốc lại phát triển lên một trình độ cao hơn nhưng cũng nhiễu loạn hơn. Nếu nhìn lại 15-20 năm trước, để định giá bất động sản chỉ có vị trí là yếu tố tiên quyết thì ngày nay, khái niệm này đang mở rộng và biến đổi không ngừng.

Hiện nay có rất nhiều bộ tiêu chí tạo nên giá trị nhà đất như: giá trị về vị trí, giá kỹ thuật tính trên từng m2, giá trị tiện ích, không gian sống, chất lượng xây dựng, giá trị hạ tầng, giá trị thương hiệu, marketing... Tất cả các tiêu chí này cộng lại tạo nên cơ sở tăng giá tài sản trong hiện tại và định vị tiềm năng tăng giá trong tương lai.

Trong khi đó, Phó trưởng khoa Kinh doanh quốc tế - Marketing Đại học Kinh tế TP HCM, Huỳnh Phước Nghĩa cho rằng, trong thời kỳ sốt đất, giá nhà đất tăng vọt không phụ thuộc vào bất cứ quy luật nào.

Có những bất động sản nằm ở vị trí hẻo lánh, không được làm bởi chủ đầu tư uy tín, kết nối hạ tầng kém, tiện ích không có hoặc chưa xây dựng... nhưng vẫn tăng giá gấp đôi gấp ba. Đó là quá trình tích lũy bong bóng giá bất động sản.

Tuy nhiên, ông Nghĩa nhận định, khi thị trường địa ốc quay đầu giảm tốc và hạ nhiệt, nhà đầu tư có thể định vị được giá trị tài sản bằng một số phép thử. Đầu tiên là đi tìm giao dịch thực tế với giá đỉnh. Giá được thị trường chấp nhận thường là giá thật. Nếu càng có nhiều giá thật được ghi nhận thì vùng giá đỉnh càng đáng tin cậy. Cách kiểm chứng này cũng hé lộ bí mật về thanh khoản của tài sản cao hay thấp và đây là cơ sở khi đưa ra quyết định đầu tư.

Giá chưa từng xuất hiện giao dịch (chưa từng được mua bán thành công) nhiều khả năng là ảo hoặc đơn thuần chỉ là giá kỳ vọng, không thể kiểm chứng và không nên dùng nó làm đại diện cho toàn thị trường. Đây là lý do vì sao rất nhiều khảo sát chỉ chọn mức giá trung bình làm mốc tham khảo để tính toán các phương án đầu tư.

Phép thử kế đến là đi tìm giá trị khai thác. Một tài sản có giá rất cao nhưng không đáp ứng giá trị thương mại tương xứng, tức hiệu quả khai thác kinh doanh hoặc cho thuê quá kém là một ví dụ điển hình cho giá ảo. Trên thực tế đã từng xuất hiện trường hợp tài sản giá trị rất cao nhưng khi vận hành khai thác trong một thời gian dài chỉ mang lại dòng tiền bằng một phần tư hoặc một phần năm lãi suất ngân hàng.

Ngoài ra, một phép thử khác là đi tìm nguyên nhân khiến giá đất tăng nhanh. Nếu các lý do tăng giá đều có thật và hợp lý, người mua có thể cân nhắc quyết định đầu tư. Nếu bất hợp lý, cần kiểm chứng nhiều nguồn để tránh sập bẫy giá ảo vì có thể ra quyết định sai do nhiễu loạn thông tin. xem thêm bài về https://baohiemlienviet.com/tin-tuc-su-kien/thu-doan-lua-dao-ban-bao-hiem-nhan-tho-va-nhung-dieu-nen-biet

Xem thêm https://nhaxinhcenter.com.vn/tin-tuc/nghi-dinh-46-2015-ve-quan-ly-chat-luong.html

Theo vnexpress

Monday, October 14, 2019

Đòn bẩy du lịch giúp bất động sản nghỉ dưỡng Hạ Long phát triển

Đòn bẩy du lịch giúp bất động sản nghỉ dưỡng Hạ Long phát triển


Hạ Long được ví như thủ phủ du lịch miền Bắc, chiếm 1/3 lượng khách quốc tế đến Việt Nam mỗi năm, thúc đẩy sự phát triển của các sản phẩm lưu trú chất lượng.

Báo cáo của Sở Du lịch tỉnh Quảng Ninh cho thấy, trong 5 tháng đầu năm tỉnh đã đón hơn 7,5 triệu lượt khách du lịch, tăng 14% so với cùng kỳ. Trong đó, khách quốc tế đạt trên 2,4 triệu lượt. Đây là con số ấn tượng trong tương quan cả nước đón gần 7,3 triệu lượt khách quốc tế cùng thời gian. Điều này cũng có nghĩa là hơn 1/3 lượng khách quốc tế đến Việt Nam đã đặt chân tới Quảng Ninh.

Đặc biệt, không chỉ tập trung vào mùa du lịch hè cao điểm (tháng 5,6,7), du lịch Hạ Long còn tăng trưởng cả ở các tháng cuối năm, thu hút lượng du khách lớn đặc biệt là khách nước ngoài. Hạ Long đang phát triển du lịch cả 4 mùa.

Hoàng hôn trên vịnh Hạ Long. Ảnh: Phạm Huy Trung.

Du lịch tăng trưởng thường kéo theo nhu cầu về cơ sở lưu trú. Tuy nhiên, theo thống kê của CBRE, số lượng cơ sở lưu trú Hạ Long thấp hơn nhiều so với Đà Nẵng, Nha Trang. Hạ Long mới chỉ có 6.921 căn trong khi Đà Nẵng là 18.110 căn và Nha Trang là 24.729 căn. Ngoài ra, khối khách sạn 5 sao tại Hạ Long đang đạt tỉ lệ ngày đêm lưu trú dài nhất là 2,25 đêm một khách, con số này tại khách sạn thấp sao hơn là khoảng 1,5-1,6 đêm một khách.

Tính đến tháng 6/2018, Sở Du lịch Quảng Ninh cho biết trên địa bàn tỉnh có khoảng 1.304 cơ sở lưu trú du lịch đã được xếp hạng với 20.564 phòng. Có 46 khách sạn và khu căn hộ 3-5 sao với 5.674 phòng, tăng 5 cơ sở, 366 phòng so với năm 2017. Số lượng khách sạn hạng từ 3-5 sao và căn hộ cao cấp chủ yếu tập trung ở trung tâm du lịch thành phố Hạ Long với 39 khách sạn. Giá phòng khách sạn hạng trên 3 sao dao dộng từ 30-150 USD một đêm tuỳ theo yêu cầu phục vụ. 

Khách nước ngoài đến Hạ Long đa phần có thời gian lưu trú ngắn, từ một đến 3 đêm. Chuyên gia lý giải rằng thiếu hụt cơ sở lưu trú là một phần nguyên nhân dẫn đến tình trạng này. Tăng hiệu quả du lịch phải đi kèm với tăng chi tiêu, trong đó việc kéo dài thời gian lưu trú là điều kiện đầu tiên. Ngoài ra, khách du lịch cũng chú trọng đến việc sử dụng dịch vụ, tiện ích vui chơi giải trí đi kèm tại các khách sạn. 

Bất động sản Hạ Long đón hàng loạt "ông lớn"

Khai thác tiềm năng từ thị trường 7,3 triệu lượt khách du lịch quốc tế ghé thăm mỗi năm, nhiều doanh nghiệp bất động sản đã coi Hạ Long cơ hội đế bứt phá. 

Với sự loạt công trình hạ tầng giao thông hoàn thiện, điều kiện đầu tư tại Hạ Long dần trở nên dễ dàng hơn. Những "ông lớn" bất động sản với loạt dự án nghìn tỷ ở Hạ Long có thể kể đến như Sungroup, Vingroup, FLC, HD Mon Holdings, Bim Group, Tuần Châu, Lạc Hồng,...

Một doanh nghiệp bất động sản khác cũng gặp mặt trong danh sách đầu tư tại Hạ Long là Lạc Hồng với dự án căn hộ dịch vụ khách sạn 5 sao Ramada by Wyndham Hạ Long Bay View tại Hòn Gai. 

Phối cảnh tổng thể dự án Ramaday By Wyndham Ha Long Bay View.

Theo đại diện chủ đầu tư, Ramada by Wyndham Hạ Long Bay View thu hút khách hàng bởi nhiều yếu tố. Trong đó, hệ thống tiện ích độc đáo, góp phần kiến tạo nên kỳ nghỉ dưỡng đẳng cấp cho du khách, tạo dấu ấn riêng với những trải nghiệm mới mẻ.

Dự án có nhiều tiện ích nổi bật như Skybar tầng 34, nhà hàng VIP ký gửi Cigar và rượu vang, khu massage xông hơi rộng tới 1.000m2, vườn thượng uyển trên cao, bể bơi tràn bờ, sảnh lounge sang trọng, 8 thang máy tốc độ cao...

Ngoài ra, khi đi vào vận hành, Ramada by Wyndham Hạ Long Bay View còn có hệ thống nhà hàng hải sản, chuyên phục vụ những món ăn mang phong vị biển cả; nhà hàng truyền thống cho người muốn khám phá ẩm thực địa phương; phòng tập Gym, Spa, Xông ướt xông khô, khu sục jacuzzi, sảnh Lounge...

Phối cảnh sảnh khách sạn tại dự án.

Ramada By Wyndham Hạ Long Bay View được chủ đầu tư áp dụng chính sách bán hàng đặc biệt nhiều. Với những người mua căn hộ dự án có nhu cầu vay vốn, Lạc Hồng hỗ trợ ưu đãi lãi suất bằng 0% cho 60% giá trị hợp đồng cho 12 tháng kể từ thời điểm giải ngân, khách hàng không tham gia chương trình được chiết khấu 4% giá căn hộ. Trong trường hợp thanh toán sớm 95% giá trị căn hộ tại thời điểm ký hợp đồng mua bán, chủ đầu tư ưu đãi mức chiết khấu 2,5% một năm trên số tiền và số ngày trước tiến độ.

Đơn vị phát triển dự án - Công ty Hồng Quân cam kết lợi nhuận thuê căn hộ và trả trước năm đầu bằng 9,5% giá trị căn hộ để giúp khách hàng an tâm đầu tư. Những năm sau khách hàng nhận theo tỷ lệ phân chia 90:10, khách hàng hưởng 90%, đơn vị vận hành hưởng 10% lợi nhuận.

Hiện nay, Ramada by Wyndham Ha Long Bay View đang đi vào giai đoạn hoàn thiện cuối, dự kiến bàn giao vào tháng 12/2019 và khai trương vận hành thử ngay sau đó. Đây sẽ là khách sạn thứ 3 trong chuỗi khách sạn của Tập đoàn Wyndham tại Việt Nam. 

Trong giai đoạn này nhà đầu tư mua căn hộ còn có cơ hội sở hữu xe Mercedes-Benz C200 phiên bản 2019. Chương trình bốc thăm trúng thưởng nằm trong chuỗi hoạt động tri ân mà Công ty Hồng Quân dành tặng khách hàng. Theo chủ đầu tư, khách hàng mua căn hộ có thể lựa chọn hình thức tự đứng ra kinh doanh và thu về lợi nhuận hoặc ủy thác kinh doanh cho đơn vị quản lý cho thuê. xem thêm https://baohiemlienviet.com/tin-tuc-su-kien/bao-hiem-cong-trinh-xay-dung-la-gi-va-co-bat-buoc-tham-gia-khong

Xem thêm https://nhaxinhcenter.com.vn/tin-tuc/quyet-dinh-79-qd-bxd-nam-2017.html

Theo vnexpress

Tuesday, October 8, 2019

Nhà đầu tư Hàn Quốc chuộng bất động sản Việt Nam

Nhà đầu tư Hàn Quốc chuộng bất động sản Việt Nam


Việt Nam nằm trong Top 2 thị trường bất động sản (sau Mỹ) được nhà đầu tư Hàn Quốc quan tâm và rót vốn.

Savills vừa công bố báo cáo chuyên đề Bất động sản Việt Nam thu hút nhà đầu tư Hàn Quốc và cho biết làn sóng đầu tư từ xứ sở kim chi đang trong xu hướng tăng và ghi nhận diễn biến tích cực.

Đơn vị này dẫn nguồn dữ liệu từ The Chosun Ilbo, một tờ báo lớn ở Hàn Quốc cho biết, cá nhân và doanh nghiệp Hàn Quốc đã chi tới 440 triệu USD cho các bất động sản ở nước ngoài năm 2018, tăng 47% so với năm trước và 3,8 lần so với 5 năm trước. Mỹ vẫn là điểm đến phổ biến nhất cho đầu tư bất động sản của giới đầu tư Hàn Quốc, nhưng đáng chú ý ở vị trí thứ hai là Việt Nam đang tăng tốc, thu hút 56,1 triệu USD.

Sức hấp dẫn của thị trường bất động sản Việt Nam được Savills giải thích bởi giá bán hấp dẫn, tiềm năng lợi nhuận cao, sản phẩm chất lượng cao với sự tham gia của các nhà phát triển uy tín. Thêm vào đó, Luật Nhà ở tại Việt Nam đang được nới lỏng tạo điều kiện cho người nước ngoài mua nhà.

Thị trường bất động sản tại trung tâm TP HCM. Ảnh: Lucas Nguyễn

Giá căn hộ mới tại khu trung tâm TP HCM hiện tại trung bình 5.500-6.500 USD mỗi m2, chỉ bằng một phần của mức giá nhà tại Hong Kong. Giá căn hộ tại TP HCM và Hà Nội vẫn đang thấp hơn so với các các thành phố trung tâm trong khu vực như Kuala Lumpur và Bangkok dù tốc độ tăng trưởng cao hơn nhiều.

Mức thuế bất động sản tương đối thấp ở Việt Nam ngày càng hấp dẫn người mua cả trong và ngoài nước. Nhu cầu về đầu tư bất động sản tại Việt Nam đã tăng đáng kể kể từ năm 2015, khi luật nhà ở mới mở cửa thị trường cho các nhà đầu tư quốc tế. Với sự thiếu hụt rõ rệt về nguồn cung của bất động sản có vị trí trung tâm, người mua kỳ vọng tiềm năng tăng vốn đáng kể trong dài hạn. Trong khi đó, lợi nhuận cho thuê hơn 5% đang là mức đầu tư hấp dẫn so với những thị trường khác trong khu vực.

Ngoài ra, khi thị trường bất động sản ở Hàn Quốc có dấu hiệu nóng lên, chính phủ nước này đã thực hiện nhiều quy định mới để hạn chế đầu cơ và tăng giá bằng cách áp thuế lên lợi nhuận chuyển nhượng bất động sản đối với chủ sở hữu nhiều căn nhà cũng như các loại thuế liên quan đến tài sản khác. Các nhà đầu tư bất động sản Hàn Quốc vì vậy đã và đang tìm kiếm các thị trường thay thế, trong đó Việt Nam là một trong những điểm đến hàng đầu trong tầm ngắm.

Kể từ năm 2018 làn sóng nhà đầu tư cá nhân đến từ Hàn Quốc mua và thuê mua bất động sản biển tại miền Trung, Việt Nam đang có xu hướng tăng mạnh. Bên cạnh đó các dự án có vị trí đắc địa tại TP HCM cũng xuất hiện nhiều khách mua đến từ Hàn Quốc, nằm trong nhóm khách hàng gốc Á đầy tiềm năng. Các dự án thu hút sự quan tâm của những nhà đầu tư này thuộc phân khúc cao cấp hoặc hạng sang. xem thêm bài https://baohiemlienviet.com/tin-tuc-su-kien/thu-doan-lua-dao-ban-bao-hiem-nhan-tho-va-nhung-dieu-nen-biet

Xem thêm https://nhaxinhcenter.com.vn/tin-tuc/nhung-mau-nha-vuon-dep.html

Theo vnexpress

Monday, October 7, 2019

Thanh khoản đất nền xuống thấp

Thanh khoản đất nền xuống thấp


Quý III chỉ có 355 nền đất được giao dịch, sức tiêu thụ khả quan ở phía Bắc thành phố nhưng khu Đông tồn kho 70%.

DKRA Vietnam vừa công bố kết quả khảo sát thị trường đất nền TP HCM trong quý III/2019 với nguồn cung và sức tiêu thụ kém khả quan. Trong các tháng 7-8-9, toàn cảnh đất nền thành phố chỉ đón nhận 3 dự án mới được ra mắt thị trường, cung cấp khoảng 473 nền, chỉ bằng 62% rổ hàng so với cùng kỳ năm 2018. Nguồn cung mới khiêm tốn nhưng tỷ lệ tiêu thụ chỉ đạt 75%, tức còn tồn kho 25%.

Khu vực phía Bắc dẫn đầu nguồn cung mới với 305 nền được tung ra và là địa bàn duy nhất tiêu thụ 100% rổ hàng trong quý vừa qua, tập trung chủ yếu tại vùng ven là huyện Củ Chi. Trong khi đó, khu Đông TP HCM chỉ giao dịch 30% rổ hàng và còn tồn kho 70% (tương đương còn 118 nền chờ bán). Giá bán đất nền trong các dự án mới không có nhiều biến động so với quý trước song thanh khoản đang ở mức khá thấp, nối dài đà giảm tốc của thị trường đất nền từ đầu năm đến nay.

Thị trường đất nền TP HCM. Ảnh: Vũ Lê

Theo dữ liệu của đơn vị tư vấn khảo sát này, trong năm 2018, thị trường đất nền TP HCM có thanh khoản và nguồn cung đồng loạt giảm sâu trong các quý giữa năm (quý II và III). Tuy nhiên, thị trường kịp khởi sắc vào mùa cao điểm bán hàng cuối năm 2018. Mức tiêu thụ thấp nhất trong quý II-III/2018 đạt khoảng 400-759 nền và quý IV thanh khoản đạt bật tăng trở lại, bán được trên 1.000 nền.

Trong khi đó, đà giảm tốc của thị trường đất nền TP HCM đang mạnh dần trong năm 2019 khi thanh khoản đều đạt dưới 360 nền liên tục trong 3 quý gần đây. Việc kỳ vọng cú lội ngược dòng sôi động trong các tháng cuối năm đang phụ thuộc rất lớn vào nguồn cung mới, nhưng điều này không khả thi.

Nguyên nhân là do đa phần doanh nghiệp phát triển và phân phối dự án đất nền tại TP HCM đều đã dịch chuyển nguồn cung ra các tỉnh giáp ranh hoặc giáp biển để săn tìm cơ hội mới. Xu hướng đánh bắt xa bờ này diễn ra mạnh mẽ khi các thủ tục pháp lý dự án tại Sài Gòn bị rà soát chặt chẽ và mất nhiều thời gian hơn.

Theo dự báo từ DKRA Việt Nam, mặc dù đất nền tiếp tục là kênh lựa chọn đầu tư hàng đầu, xu hướng giảm nhiệt đang ngày càng mạnh dần so với những năm trước và thiếu động lực để tăng trưởng mạnh mẽ. Đặc biệt, giá bán đất nền vẫn neo ở ngưỡng rất cao và có xu hướng tăng nhẹ hoặc đi ngang.

Nhiều khả năng thị trường đất nền Sài Gòn sẽ tiếp tục duy trì sự khan hiếm rổ hàng trong thời gian sắp tới. Các dự án được triển khai đa phần có quy mô rất nhỏ, tọa lạc tại các huyện vùng ven như Củ Chi, Hóc Môn, Bình Chánh... xem thêm https://baohiemlienviet.com/tin-tuc-su-kien/nhieu-doi-tuong-mao-danh-la-doi-tac-cua-bao-hiem-daiichi-viet-nam-lua-dao

Xem thêm thiết kế nhà xinh https://nhaxinhcenter.com.vn

Theo vnexpress

Friday, October 4, 2019

TP.HCM khan hiếm đất, nhà đầu tư chuyển hướng về Bình Phước

TP.HCM khan hiếm đất, nhà đầu tư chuyển hướng về Bình Phước


Theo các chuyên gia, khi đất nền TP.HCM khan hiếm, thị trường chứng kiến sự dịch chuyển trọng tâm rõ nét về các đô thị vệ tinh như thành phố Đồng Xoài - Bình Phước.

Theo CBRE Việt Nam, tốc độ tăng trưởng của thị trường bất động sản TP.HCM năm 2019 chỉ đạt khoảng 2%. Quỹ đất ngày càng khan hiếm, thủ tục cho dự án ngày càng bị siết chặt khiến thị trường bất động sản TP.HCM rơi vào tình trạng cung giảm, cầu lớn và giá tăng, thị trường đang chứng kiến sự dịch chuyển trọng tâm rõ nét về các đô thị vệ tinh.

Theo các chuyên gia dự báo trong năm 2020, tại thị trường thành phố Đồng Xoài - Bình Phước, đất nền sẽ thu hút giới đầu tư đổ về. Các nhà đầu tư đất nền trong năm 2020 sẽ lựa chọn theo tiêu chí: pháp lý sổ đỏ sang tên ngay, đất ở đô thị và giá hợp lý, thanh khoản tốt, dịch vụ bán hàng chuyên nghiệp. Đất nền ở các thành phố vệ tinh như Đồng Xoài còn rất nhiều tiềm năng tăng giá trong thời gian tới, khi mà giá đất ở đây còn rẻ so với các khu vực khác như Bình Dương, Đồng Nai.

Thành phố Đồng Xoài - Bình Phước

Đồng Xoài phấn đấu đạt đô thị loại II năm 2026, trong thời gian tới, thành phố sẽ tiếp tục đầu tư xây dựng phát triển đô thị theo hướng không gian mở, chủ đạo là thành phố trung tâm hành chính, chính trị, kinh tế, văn hóa - xã hội của tỉnh, là đô thị hành chính và dịch vụ - thương mại giữ vai trò trọng tâm để thực hiện kết nối vùng kinh tế trọng điểm phía Đông Nam bộ, khu vực Tây Nguyên.

Đồng Xoài có mật độ dân cư đông đúc, lại nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, thành phố ngày càng chuyển mình mạnh mẽ, tạo nên sức bật mới xứng đáng là trung tâm của tỉnh Bình Phước.

Thành phố Đồng Xoài có nhiều tiềm năng về kinh tế và phát triển du lịch với các địa danh nổi tiếng. Mạng lưới giao thông những năm gần đây phát triển khá mạnh, hệ thống đường đô thị được nâng cấp và làm mới khá nhiều. Hiện trên địa bàn thị xã hình thành 03 tuyến giao thông trọng điểm xuyên tâm thành phố là quốc lộ 14, đường tỉnh ĐT.741 và DT.753 đang hoàn thiện và nâng cấp với quy mô 4-6 làn xe, mặt đường bê tông nhựa, lộ giới 42-52 m. Đặc biệt là khu vực trung tâm sầm uất nhất thành phố nằm ở chợ trung tâm trên trục đường Phú Riềng Đỏ (DT 741) và Lê Quý Đôn (DT 753).

Hệ thống giao thông hoàn chỉnh

Thành phố cũng khai thông cầu Mã Đà (DT753) nhằm rút ngắn quãng đường từ Bình Phước tới Quốc lộ 1A, sân bay Long Thành và các cảng biển nước sâu; đấu nối và mở rộng các tuyến giao thông tạo thế liên hoàn giữa Bình Phước với tam giác phát triển TP.HCM - Đồng Nai - Bình Dương và trở thành mắt xích quan trọng kết nối với các tỉnh Tây Nguyên.

Với định hướng tập trung phát triển thương mại - dịch vụ, công nghiệp - du lịch, Đồng Xoài đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt quy hoạch chi tiết dự án khu công nghiệp Đồng Xoài ở phía Nam và Tây Bắc thành phố gồm: Khu công nghiệp Đồng Xoài 1 ở Tân Thành; khu công nghiệp Đồng Xoài 2 ở Tiến Thành và khu công nghiệp Đồng Xoài 3, 4 ở Tiến Hưng với tổng diện tích 505 ha. Hiện đã có rất nhiều dự án đầu tư vào 2 khu công nghiệp Đồng Xoài I và Đồng Xoài II, thu hút hàng chục nghìn lao động.

Bên cạnh đó, Đồng Xoài có hơn 500 cơ sở sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp và hơn 4.600 cơ sở kinh doanh thương mại - dịch vụ. Phía Đông thành phố sẽ là khu đô thị chính, tập trung dân cư và các dịch vụ tiện ích với chức năng là khu đô thị thương mại, dịch vụ, chợ đầu mối. Khu đô thị phía đông, TP Đồng Xoài, có diện tích khoảng 214 ha thuộc các P.Tân Xuân, Tân Thiện và một phần của P.Tân Đồng

Dự án Era Central Point mặt tiền Lê Quý Đôn sắp ra mắt

TP Đồng Xoài thu hút đang nhiều nhà đầu tư lớn. Theo nhận định của giới đầu tư, giá BĐS tại TP Đồng Xoài sẽ tiếp tục tăng nhanh trong thời gian tới, đặc biệt với các dự án có ưu thế về vị trí trung tâm, đất ở đô thị, hạ tầng và tiện ích. đọc thêm bài viết https://baohiemlienviet.com/tin-tuc-su-kien/thu-doan-lua-dao-ban-bao-hiem-nhan-tho-va-nhung-dieu-nen-biet

Xem thêm Top những mẫu thiết kế khách sạn mini đẹp

Theo vietnamnet