Sunday, September 27, 2020

Loạt dự án bất động sản mới chào sân thị trường quý 4/2020

Loạt dự án bất động sản mới chào sân thị trường quý 4/2020


Sau gần 3 quý án binh vì Covid-19, nhiều doanh nghiệp BĐS đang thận trọng quay trở lại với thị trường. Nguồn cung mới đổ bộ được xem là tín hiệu tích cực kéo sức tiêu thụ các tháng cuối năm hồi phục.

Theo báo cáo thị trường tháng 8/2020 của Batdongsan.com.vn chỉ ra, lượng sản phẩm đăng tin chào bán tại TP.HCM tiếp tục giảm đến 8% so với tháng trước đó. Trong đó loại hình căn hộ và đất nền suy giảm khá nhiều với mức giảm lần lượt là 3% và 19%. Số liệu từ Hiệp hội BĐS TP.HCM cũng cho thấy, 8 tháng đầu năm 2020, chỉ có 9 dự án mới được triển khai, lượng dự án nhà ở đủ điều kiện huy động vốn giảm đến 69,6%. Sự suy giảm này đến từ việc Covid-19 bất ngờ tái bùng phát khiến tâm lý người mua nhà e ngại, doanh nghiệp cũng buộc phải hủy hết các kế hoạch ra hàng quý 3/2020.

Tuy nhiên, tín hiệu tích cực đang trở lại với thị trường, thông qua việc các doanh nghiệp BĐS đã sẵn sàng giới thiệu ra thị trường hàng loạt dự án mới sau nhiều quý trì hoãn. Điều này hứa hẹn sẽ giúp giao dịch nhà đất các tháng cuối năm phần nào sôi động hơn. 

Đơn cử, mới đây Công ty CP Đầu tư LDG vừa công bố kế hoạch triển khai 5 dự án chiến lược trong năm 2020. Trong đó nổi bật nhất là 2 khu căn hộ với tổng số lượng gần 4.000 sản phẩm sẽ chính thức chào sân trong các tháng cuối năm. Ngoài ra doanh nghiệp này còn có kế hoạch triển khai 3 khu phức hợp dịch vụ giải trí đa chức năng trải dài ở 3 miền đất nước với tổng quỹ đất lên đến gần 1.000ha.

Cụ thể, trong tháng 10/2020 tới đây, LDG Group sẽ tung ra thị trường dự án đầu tiên là khu căn hộ LDG Sky tại cửa ngõ Đông Sài Gòn với 1.724 sản phẩm bao gồm căn hộ, shophouse và loại hình thương mại khác. Cụm căn hộ cao cấp này có tổng vốn đầu tư dự kiến khoảng 3.400 tỷ đồng được triển khai thuộc loại hình cao cấp. Tiếp đến trong trung tuần quý 4/2020, khu căn hộ cao cấp LDG River tọa lạc tại quốc lộ 13, quận Thủ Đức, với quy mô khoảng 1.453 sản căn hộ cũng được triển khai.

Nhiều doanh nghiệp BĐS đang tích cực triển khai dự án mới trong các tháng cuối năm 2020 sau thời gian dài trì hoãn vì Covid 19. Ảnh minh họa

Ông Nguyễn Minh Khang, Tổng Giám đốc LDG Group cho biết, trong kế hoạch phát triển xa hơn, LDG Group chuyển hướng sang phát triển loại hình khu phức hợp dịch vụ giải trí đa chức năng có quy mô lớn ở khắp các vùng miền của cả nước mà khởi đầu sẽ là chuỗi 3 dự án LDG Grand sẽ được triển khai tại Quảng Ninh, Đà Nẵng và Bà Rịa-Vũng Tàu với tổng giá trị đầu tư hơn 53.000 tỷ đồng.

LDG Group không phải doanh nghiệp duy nhất mạnh dạn triển khai dự án mới trong quý 4. Công ty CP Đầu tư Bất động sản Rio Land, đơn vị phát triển dự án Precia cho biết trong các tháng tới đây sẽ mở bán tiếp giai đoạn 2 dự án căn hộ cao cấp Precia (quận 2) sau thành công từ đợt bán đầu tiên với 100% nguồn hàng được tiêu thụ. Đây là dòng sản phẩm cao cấp với giá chào bán trung bình vào khoảng 49 triệu/m2.

Ở khu vực giáp ranh TP.HCM, sau thành công từ dự án Bcons Suối Tiên, Bcons Miền Đông, Bcons Garden và gần đây là Bcons Green View, Công Ty BĐS Phú Mỹ Hiệp cũng vừa chính thức chào bán ra thị trường dự án Bcons Bee tại khu vực Đông TP.HCM trong quý 4 tới đây. Dự án Bcons Bee tọa lạc Trần Đại Nghĩa, giáp khu vực Làng Đại học và quộc lộ 1K, có quy mô 1 block, cao 24 tầng với gần 300 căn hộ có giá chào bán vào khoảng 28 triệu/m2. Được biết hiện tại dự án này đã được giữ chỗ gần 70% rổ hàng chào bán.

Sản phẩm mới chào bán ra thị trường được kỳ vọng sẽ giúp giao dịch BĐS trong các tháng cuối năm sớm khởi sắc trở lại. Ảnh minh họa

Cùng thuộc khu vực Làng Đại học, Tập đoàn Hưng Thịnh vừa chính thức chào bán ra thị trường gần 2.000 căn hộ thuộc dự án New Galaxy tai mặt tiền đường Thống Nhất, TP. Dĩ An. Dự án có tổng quy mô 6 block, gồm 19 tầng với giá bán dự kiến trung bình vào khoảng 1,7 tỷ đồng/căn. Tập đoàn Đất Xanh cũng vừa thành công khi giới thiệu dự án Opal Skyline trên đường Nguyễn Văn Tiết, trung tâm thành phố Thuận An. Dự án gồm hai tòa tháp, mỗi tháp cao 36 tầng với 1.530 sản phẩm. Tập đoàn Nam Group cũng chính thức khởi công dự án Tổ hợp Đô thị nghỉ dưỡng và Thể thao biển Thanh Long Bay tại Mũi Kê Gà (Hàm Thuận Nam, Bình Thuận) và chuẩn bị ra mắt phân khu nhà phố thương mại biển The Sound by Thanh Long Bay ltrong tháng 10/2020. 

Trong 3 quý vừa qua, thị trường bất động sản rơi vào tình cảnh giảm tốc thấy rõ so với năm 2019. Bên cạnh ảnh hưởng từ yếu tố kinh tế chung, sức mua nhà đất suy giảm một phần không nhỏ đến từ yếu tố nguồn cung hạn chế. Tác động từ dịch bệnh khiến nhiều doanh nghiệp buộc phải hủy kế hoạch triển khai dự án mới, lượng sản phẩm chào bán tại thị trường sơ cấp thiếu hụt nghiêm trọng. Người mua gần như không có nhiều sự lựa chọn, nguồn hàng giao dịch phần lớn là tại thị trường thứ cấp nên sức mua thấp. Thiếu sản phẩm khiến không ít nhà đầu tư và người mua ở thực dù có nhu cầu với BĐS nhưng không thể tìm được dự án để xuống tiền.

Năm 2020 chỉ còn lại chưa đầy 3 tháng với nhiều kế hoạch dang dở, khó khăn bủa vây. Tuy nhiên bên cạnh những khó khăn, thị trường vẫn có những tín hiệu tích cực. Hiện lãi suất vay mua nhà tương đối hấp dẫn, nhiều ngân hàng tung ra các gói cho vay bất động sản kỳ hạn 9 năm trở xuống với lãi suất 7-9%/năm. Lãi suất cho vay giảm được xem là động lực cho người mua nhà tiếp cận với BĐS thuận lợi hơn. Với sự trở lại các chủ đầu tư cùng loạt dự án mới, các chính sách bán hàng ưu đãi và hỗ trợ thanh toán được đẩy mạnh triển khai, giao dịch nhà đất các tháng cuối năm dự báo sẽ phục hồi và tạo đà sôi động hơn trong năm 2021.

Đọc thêm bài về công ty thiết kế kiến trúc nha xinh

Theo Thanhnienviet

Friday, September 25, 2020

Phân khúc bất động sản nào vẫn thu hút đầu tư xuyên đại dịch Covid-19?

Phân khúc bất động sản nào vẫn thu hút đầu tư xuyên đại dịch Covid-19?


Theo các chuyên gia, bất động sản công nghiệp là kênh đầu tư có sức "đề kháng" cao với đại dịch Covid-19. Trong khi các phân khúc khác suy giảm và bị ảnh hưởng nặng nề thì các khu công nghiệp vẫn mang lại cho giới đầu tư nhiều cơ hội mới.

Nhiều báo cáo gần đây của Savills Việt Nam đều cho rằng, bất động sản công nghiệp là phân khúc thu hút đầu tư xuyên đại dịch Covid-19. Tiềm năng, cơ hội đầu tư tại các khu công nghiệp giúp nhà đầu tư gia tăng dòng tiền trong cả ngắn hạn và dài hạn.

Nguyên nhân chính khiến nhu cầu bất động sản công nghiệp tăng mạnh trong mùa dịch là do sự thay đổi chuỗi cung ứng toàn cầu, các biến động địa chính trị trên thế giới. Cùng với đó là nỗ lực của Chính phủ Việt Nam trong việc ký kết các hiệp định thương mại quốc tế. Đọc bài về cong ty thiet ke nha dep

Bất động sản công nghiệp Việt Nam đã và đang mở ra nhiều cơ hội đầu tư mới, hấp dẫn giới đầu tư. (Ảnh: Internet)

Trưởng bộ phận Bất động sản Công nghiệp, Savills Việt Nam, ông John Campbell nhận định, ngành công nghiệp Việt Nam có nhiều điều kiện thuận lợi để đạt đỉnh chu kỳ tăng trưởng khi đang hưởng lợi từ sự dịch chuyển chuỗi cung ứng ra khỏi Trung Quốc. Ngay khi các rào cản được dỡ bỏ, chủ các khu công nghiệp đang chuẩn bị nguồn lực để đón những cơ hội đầu tư sắp tới.

Theo ông John Campbell, các chính sách hạn chế đi lại giữa các nước đã ảnh hưởng đến nhu cầu gia nhập thị trường, khiến các đợt khảo sát mặt bằng của các nhà đầu tư quốc tế lớn bị trì hoãn. Tuy nhiên, điều này không làm giảm nhu cầu ngày càng tăng cao đối với bất động sản kho bãi, nhà xưởng, hậu cần, logistic...

Minh chứng là, từ năm 2018 tới nay, công suất thuê tại các khu công nghiệp trọng điểm phía Nam như Bình Dương, Long An, Đồng Nai và phía Bắc như Hưng Yên, Bắc Ninh, Hải Phòng gia tăng đáng kể. Thời gian gần đây, các tập đoàn, doanh nghiệp trong nước cũng đã chủ động đầu tư xây dựng nhiều khu công nghiệp quy mô lớn nhằm đón đầu làn sóng đầu tư từ nước ngoài.

Tham gia hội thảo "Sức bật từ các đại đô thị" ngày 24/9 vừa qua, Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp đầu tư nước ngoài (VAFIE), GS.TSKH Nguyễn Mại khẳng định, hiện có rất nhiều cơ hội mới mở ra cho bất động sản khu công nghiệp.

Theo chuyên gia này, bất động sản công nghiệp là kênh đầu tư thuộc nhóm hấp dẫn nhất xuyên suốt mùa dịch. Giới đầu tư ngoại có xu hướng với xu thế mua bán, sáp nhập, liên doanh với nhà đầu tư trong nước để mở rộng, nâng cấp nhà xưởng.

Ông Mại cho rằng, môi trường đầu tư bất động sản khu công nghiệp trong tương lai sẽ được cải thiện. Thị trường vì thế sẽ phát triển lành mạnh và bền vững hơn. Đọc thêm bài về mau thiet ke biet thu dep 2020

Theo Thanhnienviet

Tuesday, September 22, 2020

Kinh nghiệm xương máu khi mua nhà cũ để không bị dính ‘một cú lừa’

 Kinh nghiệm xương máu khi mua nhà cũ để không bị dính ‘một cú lừa’


Mua nhà cũ là giải pháp hiệu quả với gia đình có nhu cầu ở ngay mà kinh tế eo hẹp. Tuy nhiên, bạn sẽ hối hận nếu dễ dàng bị "đánh lừa" bởi vẻ ngoài sơn phết đẹp đẽ của căn nhà hay những thông tin không chính xác...

Giá quá rẻ

Khi thấy một ngôi nhà cũ được đăng bán với giá rất rẻ so với giá thị trường, đa phần người mua sẽ rất mừng. Tuy nhiên, hãy bình tĩnh và suy nghĩ xem tại sao căn nhà lại có mức giá quá hời ấy, chủ nhà thực sự muốn bán vội vì cần tiền hay nó đang có vướng mắc gì?

Một trong những nguyên nhân khiến nhà cũ được rao bán giá rẻ đó chính là liên quan đến giấy tờ không rõ ràng, sổ đỏ chung, hoặc liên quan đến một số ràng buộc của pháp luật.

Hãy tìm hiểu lý do thực sự khiến ngôi nhà có giá quá rẻ (Ảnh minh hoạ)

Cũng có thể lý do họ "bán tống bán tháo" là do các yếu tố liên quan đến hàng xóm, môi trường sống xung quanh. Rất nhiều người muốn bán nhà vì hàng xóm dân trí thấp, khu vực có nhiều tệ nạn xã hội... Những người mua lại sau một thời gian lại bán đi, tạo nên một vòng tròn luẩn quẩn. Vì vậy, nếu như bạn cảm thấy môi trường sống xung quanh ngôi nhà cũ bạn muốn mua không được tốt, thì bạn nên suy nghĩ kỹ.

Đừng vì muốn mua được nhà cũ với mức giá rẻ mà nhanh chóng ký hợp đồng trong khi chưa quan sát, nghiên cứu tình hình xung quanh. Đến khi chuyển tới sống mới biết phải “đối mặt” với nhiều rắc rối như hàng xóm “Chí Phèo”, ô nhiễm tiếng ồn, ô nhiễm môi trường,... Tất cả các yếu tố đó không chỉ ảnh hưởng xấu với chính bản thân, mà còn đem đến tác động tiêu cực cho các thành viên trong gia đình, nhất là trẻ em.

Sổ đỏ

Khi được người bán cho xem sổ đỏ, nhiều người mua đã vội yên tâm là đủ tính pháp lý. Tuy nhiên, mọi chuyện không hoàn toàn như vậy. Hãy lưu ý tới những thông tin đề cập trong sổ đỏ của ngôi nhà.

Cần lưu ý tới những thông tin đề cập trong sổ đỏ của ngôi nhà

Nếu diện tích thực của ngôi nhà là 50m2 nhưng trong sổ đỏ chỉ 40m2 thì chứng tỏ họ lấn chiếm 10m2, có nguy cơ rắc rối pháp luật với phần lấn chiếm, cơi nới hoặc lấn đường này. Vì vậy, hãy "điều tra" thật kỹ và thương lượng để được giảm giá hợp lý.

Một điều cần lưu ý nữa chính là xem quy hoạch để xác định ngôi nhà có nằm trong vùng bị quy hoạch, giải tỏa hay không. Tốt nhất trước khi mua lên phường kiểm tra ngôi nhà có bị vướng quy hoạch hoặc bất cứ tranh chấp gì hay không.

Vẻ ngoài đẹp đẽ

Khi tới xem xét ngôi nhà cũ muốn mua, hãy quan sát thật kỹ từng chi tiết của căn nhà để không đánh giá nhầm hiện trạng của nó. Điều này rất quan trọng bởi hiện nay để hút người mua và bán nhà được giá, bên bán sẽ không ngần ngại bỏ ra một khoản tiền để tân trang lại ngôi nhà của họ. Thậm chí nhiều ngôi nhà đã cũ, xuống cấp nhưng chỉ bằng vài thủ thuật đập đi xây lại nhanh chóng bằng vật liệu rẻ tiền là nhà đã trông như mới. Đặc biệt, có nhiều người chuyên đầu tư mua nhà cũ rồi sửa lại để bán nhằm đánh lừa người mua thiếu kinh nghiệm. Do đó khi mua nhà cũ nên lưu ý các vấn đề bất thường về vết sơn tường mới lộng lẫy và đẹp.

Cần kiểm tra xem căn nhà còn mới thật hay đó chỉ là "thủ thuật" sửa sang của chủ nhà (Ảnh minh hoạ)

Khi xem xét ngôi nhà thấy nó được sửa chữa như mới, khá bắt mắt thì hãy thận trọng với những căn nhà này. Bởi người bán đã cố gắng che đi những điểm yếu của căn nhà khiến bạn không thể đánh giá được hiện trạng thực của nó. “Áo mới" đẹp của căn nhà thường dễ khiến bạn bỏ qua việc kiểm tra kỹ chất lượng căn nhà.

Cũng cần lưu ý không phải tất cả nhà mới sửa sang đều có mục đích để che giấu khuyết điểm. Thực tế có nhà được sửa lại để gia chủ đón Tết, nhà có tiệc cưới hỏi… Nếu bạn không rành về kỹ thuật thì có thể nhờ người thân, bạn bè hay chính người môi giới có nhiều kinh nghiệm giúp bạn.

Việc xem xét kỹ hiện trạng sẽ khiến bạn không bị đánh lừa bởi vẻ ngoài của ngôi nhà, khi về ở sẽ tốn thêm rất nhiều chi phí, thời gian tu sửa. Đọc thêm bài về thiet ke biet thu

Theo vietnamnet

Friday, September 11, 2020

Cẩn trọng với "sốt đất" ở Thủ Đức

Cẩn trọng với "sốt đất" ở Thủ Đức


TP. Thủ Đức được thành lập theo định hướng hình thành khu đô thị sáng tạo, tương tác cao, phù hợp với chủ trương phát triển kinh tế số, với kỳ vọng về hạ tầng bứt phá mạnh mẽ trong tương lai. Đây cũng chính là lý do khiến mặt bằng giá nhà đất 3 quận phía Đông TP.HCM tăng cao thời gian gần đây.

Bất động sản TP. Thủ Đức trong tương lai, gần đây trở thành đề tài nóng từ các hội nhóm trên mạng xã hội tới các quán cà phê. Thông tin thành lập TP. Thủ Đức trên cơ sở sáp nhập 3 quận Thủ Đức, quận 2 và quận 9 được các nhà đầu tư, môi giới địa ốc lấy làm điểm nhấn trong các chiến dịch quảng bá, giới thiệu sản phẩm.

Theo giới chuyên gia, việc thành lập TP. Thủ Đức được kỳ vọng tạo ra "đầu tàu" bứt phá về kinh cho khu vực phía Đông nói riêng và toàn TP.HCM nói chung. Tuy nhiên, nếu không xây dựng kỹ, thận trọng về mặt chiến lược thì có thể sẽ khiến giá nhà đất leo thang. Điều này dẫn đến tình trạng khó đền bù, bồi thường giải phóng mặt bằng để thực hiện các dự án trọng điểm.

Khảo sát thực tế của Batdongsan.com.vn cho biết, với những thông tin tích cực về hạ tầng, giá bán nhà riêng, đất nền và căn hộ quanh khu vực quận Thủ Đức, quận 9 có xu hướng tăng nhẹ trong tháng 8/2020. Cụ thể, giá chào bán đất nền trung bình tại Thủ Đức khoảng 53,7 triệu đồng/m2, tăng khoảng 1,2% so thời điểm đầu năm. Nhà riêng, nhà hẻm được chào bán với giá từ 63-95 triệu đồng/m2, tăng 0,5-07%. Căn hộ có giá bán khoảng 33 triệu đồng/m2, tăng thêm 1,1% so với cùng thời điểm năm ngoái.

Giá nhà đất trung bình tại quận 9 tăng cao hơn so với Thủ Đức. Đất nền, đất thổ cư quanh khu vực này được rao bán tầm giá từ 44-50 triệu đồng/m2, so với cùng kỳ năm trước tăng gần 1,5%. Giá chào bán nhà phố, nhà riêng vào khoảng 60-80 triệu đồng/m2, tăng 4,5%. Mức giá trung bình của căn hộ từ 35-37 triệu đồng/m2, so với cùng kỳ năm ngoái tăng gần 3,3%. Đọc bài về thiet ke biet thu đẹp

Đối với nhà đất Thủ Đức, giới đầu tư nên có tầm nhìn dài hạn để tiên liệu tiềm năng, dư địa phát triển của thị trường trong tương lai, thay vì vội vàng xuống tiền. (Ảnh: Internet)

Đặc biệt, tại phường Trường Thọ và Linh Trung - trung tâm của TP. Thủ Đức mới, các lô đất trên khu vực đường số 4, 8, 11, đường Nguyễn Văn Bá, Hồ Văn Tư, ngã tư ga Metro Bình Thái, khu vực gần chợ Thủ Đức đều tăng giá mạnh so với cùng thời điểm 2019. Nhu cầu tìm mua cao, giao dịch nhiều nên loại hình nhà riêng lẻ tăng giá trung bình từ 2,5-3%.

Theo ghi nhận của Công ty DKRA Việt Nam, tại thị trường khu Đông hiện nay, mặt bằng giá căn hộ dao động từ 40-80 triệu đồng/m2, đất nền khoảng 200 triệu đồng/m2. Loại hình nhà xây sẵn không dưới 9-10 tỷ đồng/căn, thậm chí có những căn nhà phố trong dự án đã tăng lên 22 tỷ đồng/căn. Giá đất ở quận Thủ Đức được giới đầu nậu nâng lên từ 30%-50% chỉ trong vài ngày sau khi có chủ trương phát triển khu vực này lên TP trong tương lai.

Giám đốc bộ phận R&D DKRA Viet Nam, ông Nguyễn Hoàng nhận định, đề án TP.Thủ Đức được thông qua chủ trương khiến bất động sản khu vực này nóng lên. Không ít chủ đầu tư tận dụng thông tin, gia tăng quảng cáo nhằm thu hút người mua. Đồng thời, nhiều dự án tại đây cũng đẩy mặt bằng giá bán lên cao hơn.

Ông Hoàng cho rằng, không nên vin vào việc thành lập TP. Thủ Đức để đẩy giá nhà đất lên quá cao. Việc phát triển thành phố mới là bước đi lâu dài, do đó nhà đầu tư nên có tầm nhìn dài hạn để tiên liệu về tiềm năng, dư địa phát triển của thị trường trong tương lai, không nên quá vội vàng.

Trong khi đó, theo Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản TP.HCM, ông Lê Hoàng Châu, Thủ Đức đã xuất hiện tình trạng đầu cơ, "thổi giá" nhà đất. Hiện tượng này đáng báo động vì trước đây đã có sự buông lỏng trong quản lý, dẫn đến tình trạng phân lô bán nền tràn lan, ảnh hưởng đến quy hoạch đô thị. 

Tại một hội thảo về việc xây dựng TP. Thủ Đức, PGS-TS Nguyễn Minh Hòa, Phó Chủ tịch Hội Quy hoạch Kiến trúc Phát triển Đô thị TP.HCM bày tỏ: "Lãnh đạo địa phương cần phối hợp với các chủ đất, nhất là những chủ đầu tư nhiều khu đất lớn, khai thác quỹ đất hợp lý, hiệu quả. Không thể để tình trạng đầu cơ giá đất làm hỏng quy hoạch".

Đọc thêm bài về công ty thiết kế xây dựng

Theo Thanhnienviet

Wednesday, September 9, 2020

Nguồn cung nhà ở lao dốc ba năm liên tiếp

Nguồn cung nhà ở lao dốc ba năm liên tiếp


TP HCM - Số dự án nhà ở ít dần từ năm 2017, giảm đến 85% năm 2019 và nay thêm trầm lắng vì Covid-19.

Hiệp hội Bất động sản TP HCM (HoREA) vừa công bố báo cáo đánh giá thị trường bất động sản giai đoạn 2016-2020 với cảnh báo đà giảm tốc nguồn cung nhà ở tại thị trường sôi động nhất cả nước đang ở mức báo động.

Số dự án nhà ở đưa ra thị trường năm 2018 giảm 6,2% so với năm trước nhưng đến năm 2019 mức giảm lên đến 85,1% so với năm 2017. Riêng 6 tháng đầu năm 2020, nguồn cung dự án nhà ở giảm 30,7% so với cùng kỳ 2017. Trong 20 dự án được giải quyết trong 6 tháng đầu năm 2020, chỉ có 9 dự án mới và 11 dự án cũ được điều chỉnh về quy mô hoặc chỉ tiêu quy hoạch.

Số dự án đủ điều kiện huy động vốn năm 2018 giảm 16,4%, năm 2019 giảm 54,4% so với năm 2017. Riêng nửa năm 2020, các dự án được phép huy động vốn giảm đến 69,6% so với cùng kỳ 2017.

TP HCM cũng không có dự án nào được chuyển nhượng trong nửa đầu năm. Nguồn thu tiền sử dụng đất liên tục giảm trong 3 năm gần đây. 8 tháng đầu năm 2020, thành phố chỉ thu được 4.453 tỷ đồng, giảm đến 52% so với cùng kỳ 2019. Đọc thêm bài về công ty thiet ke biet thu

Thị trường bất động sản khu trung tâm TP HCM. Ảnh: Lucas Nguyễn.

HoREA cho biết, điều đáng báo động là, sự lệch pha cung cầu giữa phân khúc nhà ở cao cấp và bình dân ngày càng lớn. Căn hộ bình dân (giá dưới 25 triệu đồng mỗi m2) chỉ có 28.295 căn, chiếm tỷ lệ 21,81% rất thấp trong tổng số nhà ở dự án. Căn hộ trung cấp (giá từ 25-40 triệu đồng mỗi m2) chỉ có 57.545 căn, chiếm tỷ lệ 44,37% trong tổng số nhà ở dự án. Căn hộ cao cấp (giá trên 40 triệu đồng mỗi m2) có 43.886 căn, chiếm tỷ lệ 33,82% cao nhất trong tổng số nhà ở dự án.

Giá nhà khoảng 35-40 triệu đồng mỗi m2 đã được xếp vào loại nhà cao cấp tại thị trường TP HCM. Giả định phân nửa số lượng căn hộ trung cấp (nêu trên) được tính vào thống kê căn hộ cao cấp, thì số lượng căn hộ cao cấp sẽ khoảng 72.658 căn, chiếm đến tỷ lệ 56%, áp đảo trên thị trường. Cơ cấu sản phẩm nhà ở như vậy là biểu hiện rõ rệt của tình trạng lệch pha cung cầu, phát triển thiếu cân đối, kém bền vững, do thiếu hụt loại nhà ở vừa túi tiền và có dấu hiệu thừa cung nhà ở cao cấp.

Theo đánh giá của Hiệp hội, giai đoạn 2016-2017, thị trường bất động sản phát triển với tốc độ cao cả về quy mô thị trường, số lượng dự án, sản phẩm nhà ở và giao dịch. Ngược lại, từ năm 2018 đến nay, thị trường giảm rất lớn cả về quy mô, số dự án, số sản phẩm nhà ở đưa ra thị trường và lượng giao dịch.

Trong 3 năm qua, người có thu nhập trung bình, người có thu nhập thấp đô thị và người nhập cư bị thua thiệt nhiều nhất, vì bị giảm cơ hội tạo lập nhà. Nhiều doanh nghiệp bất động sản vừa và nhỏ đã yếu thế lại càng lép vế hơn so với các tập đoàn và doanh nghiệp lớn.

Nguồn thu ngân sách nhà nước từ thị trường bất động sản bị sụt giảm liên tục trong 3 năm qua. Trong 8 tháng đầu năm 2020, có đến 923 doanh nghiệp bất động sản giải thể, tạm ngừng hoạt động do tác động của đại dịch Covid-19, tăng 136% so với cùng kỳ, cao nhất so với các lĩnh vực kinh tế khác. Ngân sách nhà nước bị giảm mạnh nguồn thu từ bất động sản kể từ năm 2018 đến nay.

Báo cáo này cũng đề cập đến giai đoạn 2006-2020, được đánh giá là 15 năm nhiều cung bậc thăng - trầm đan xem trên thị trường địa ốc, trong đó, chặng đường này nhiều lần tích tụ bong bóng bất động sản.

Giai đoạn 2006-2007 được gọi là chu kỳ tăng trưởng nóng dẫn đến đợt bong bóng đầu tiên. Đến cột mốc 2008 – quý II/2009 bước vào thời kỳ khủng hoảng đóng băng. Quý III/2009-2010, đà phục hồi quay trở lại kéo theo tăng trưởng nóng song lại dẫn đến bong bóng phình to vào năm 2010. Kể từ những năm 2011-2013, thị trường đóng băng khá dài. Đà phục hồi xuất hiện rõ rệt vào năm 2014 và nhịp tăng trưởng kéo dài đến năm 2017.

Kể từ cột mốc 2018-2020, bất động sản liên tục gặp khó khăn do quy mô thị trường bị sụt giảm, thiếu dự án và thiếu sản phẩm nhà ở. Từ tháng 3/2020 đến nay, mức độ khó khăn càng trầm trọng thêm do Covid-19.

Hiệp hội đánh giá, so với 20 năm trước đây, thị trường bất động sản đã có bước phát triển vượt bậc, xu hướng tích cực chiếm chủ đạo cả về quy mô, số lượng, chất lượng, tổng nguồn vốn đầu tư. Tuy nhiên, HoREA cũng thừa nhận thị trường vẫn còn một số hạn chế, bất cập, còn kém minh bạch, thiếu tính bền vững, chưa giải quyết được bài toán nhà ở cho đa số người có thu nhập trung bình, người có thu nhập thấp đô thị, công nhân lao động, giới trẻ và người nhập cư.

Đọc bài về công ty thiết kế kiến trúc xây dựng nhà xinh

Theo vnexpress