Wednesday, April 1, 2020

Bắt mạch bất động sản giữa đại dịch, nhà đầu tư ‘bẻ lái’ dòng tiền

Bắt mạch bất động sản giữa đại dịch, nhà đầu tư ‘bẻ lái’ dòng tiền


Do tác động của Covid-19 nhiều áp lực, thách thức khiến thị trường bất động sản giảm tốc nhưng chuyên gia cũng cho rằng bất động sản vẫn được coi là một trong những kênh cất giữ tài sản tương đối an toàn trong trường hợp khủng hoảng kinh tế.

Nhận diện áp lực, thách thức

Hiệp hội Bất động sản TP.HCM (HoREA) vừa có văn bản gửi Thủ Chính phủ và các bộ ngành liên quan đề xuất một số giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp bất động sản (BĐS) ứng phó và vượt qua khó khăn trước thách thức của đại dịch Covid-19. Trong đó, HoREA chỉ ra nhiều áp lực và thách thức khiến thị trường giảm tốc mà các doanh nghiệp bất động sản đã và đang phải đối mặt trong năm nay.

Theo hiệp hội, dịch bệnh làm gián đoạn, đảo lộn các mặt hoạt động của doanh nghiệp BĐS nhất là công tác tiếp thị quảng bá sản phẩm và bán hàng đều là những khâu rất quan trọng trong dây chuyền sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp.

Nhà ở có giá vừa túi tiền, đáp ứng nhu cầu thực, vẫn tiếp tục giữ vai trò chủ đạo và phát triển bền vững.

Bên cạnh đó, nCoV đang làm sụt giảm nghiêm trọng doanh thu, lợi nhuận, thậm chí có thể khiến nhiều doanh nghiệp bị mất thanh khoản về dòng tiền khi tồn kho tăng cao và nợ đọng lớn dần.

Dịch làm tăng chi phí đầu tư, tăng chi phí vốn và lãi vay kéo theo nguy cơ các khoản nợ bị chuyển thành nợ xấu. Chi phí quản lý doanh nghiệp vì vậy cũng bị tăng cao so với doanh thu và lợi nhuận. Các doanh nghiệp BĐS có quy mô càng lớn và càng nhiều lao động sẽ càng gặp nhiều khó khăn làm tăng khả năng doanh nghiệp bị nợ thuế, nợ bảo hiểm xã hội, nợ lương người lao động.

Cũng theo HoREA, dịch bệnh làm tăng nguy cơ thua lỗ, phá sản cho các doanh nghiệp BĐS.

Có thể thấy, thị trường bất động sản đã phải đương đầu với nhiều khó khăn trong 2 năm qua, nay thêm ảnh hưởng của dịch bệnh lại rơi vào tình thế khó chồng khó. Trước nguy cơ phá sản lớn dần, các tập đoàn, doanh nghiệp BĐS cần nỗ lực gấp đôi gấp ba để cầm cự và vượt qua giai đoạn cực kỳ khó khăn này.

Đứng trước những khó khăn trên, theo đánh giá của HoREA, tất cả doanh nghiệp BĐS đều bị tác động rõ rệt khi dịch bệnh xuất hiện trong những tháng đầu năm 2020 và nhiều khả năng tiếp tục kéo dài thời gian tới. Các sự kiện đông người như quảng bá tiếp thị bán hàng trên thị trường BĐS đa phần đều bị hủy bỏ hoặc hạn chế.

Vẫn là kênh cất giữ tài sản an toàn

Nhận định về thị trường, ông Lê Hoàng Châu – Chủ tịch HoREA cho rằng, dù có nhiều khó khăn thách thức BĐS vẫn được coi là một trong những kênh cất giữ tài sản tương đối an toàn trong trường hợp khủng hoảng kinh tế, nhất là phân khúc thị trường nhà ở có giá vừa túi tiền, đáp ứng nhu cầu thực, vẫn tiếp tục giữ vai trò chủ đạo và phát triển bền vững.

Theo ông Châu, như thực tiễn đã chứng minh qua các cuộc khủng hoảng đóng băng của thị trường bất động sản các năm 2008, 2011, để củng cố niềm tin và tìm kiếm các giải pháp ứng phó hiệu quả trước những tác động rất nghiêm trọng của đại dịch Covid-19.

Về từng phân khúc trên thị trường, Chủ tịch HoREA đánh giá, thị trường BĐS du lịch nghỉ dưỡng (condotel) và thị trường bất động sản cho thuê bị ảnh hưởng nặng nề. Nhiều mặt bằng cho thuê tại khối đế các tòa nhà cao tầng và nhiều mặt bằng nhà phố cho thuê bị trả lại.

Cùng đánh giá trên, trong báo cáo tác động của dịch Covid-19, công ty chứng khoán ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BSC) cũng cho rằng ngành bất động sản nghỉ dưỡng chịu nhiều tác động tiêu cực hơn so với các phân khúc còn lại.

Cơ hội thanh lọc thị trường, doanh nghiệp thực hiện “tái cấu trúc doanh nghiệp”, cơ cấu lại sản phẩm chủ lực…

“Dịch vụ du lịch và lưu trú bị ảnh hưởng trực tiếp, sẽ gián tiếp ảnh hưởng tiêu cực đến nhu cầu cho thuê bất động sản du lịch và condotel trong ngắn hạn đến nhu cầu cho thuê bất động sản du lịch và condotel, đặc biệt trong đó các tỉnh Nha Trang, Đà Nẵng, Bình Thuận - Ninh Thuận, Hạ Long” - báo cáo cho hay.

Các nhà phân tích của BSC cho rằng các doanh nghiệp triển khai nhiều dự án BĐS nghỉ dưỡng trong ngắn hạn sẽ càng khó khăn hơn trong việc mở bán dự án, ảnh hưởng đến tiến độ thu tiền so với kế hoạch mở bán trước đó.

Còn đối với ngành BĐS thương mại, trong đó đặc biệt phân khúc trung cấp, bình dân, theo BSC, sẽ không chịu nhiều ảnh hưởng tiêu cực từ dịch nCoV do nhu cầu thực mua nhà để ở và sinh sống là trong dài hạn.

Tuy nhiên, đơn vị này cũng lưu ý về ảnh hưởng của dòng tiền nước ngoài đối với phân khúc sang trọng và cao cấp.

“Đây là phân khúc có mức độ tăng giá “khá nóng” trong vài năm gần đây. Mặc dù vậy, mức độ ảnh hưởng theo hướng tiêu cực tương đối thấp do tỷ lệ tối đa cho người nước ngoài sở hữu căn hộ chỉ ở mức 30% và nguồn cung trong năm 2020 vẫn còn khá hạn chế do các vấn đề liên quan thủ tục phê duyệt pháp lý dự án” – BSC đánh giá.

Đề xuất gói hỗ trợ

Trước thực trạng khó khăn chung của nền kinh tế, trong đó có lĩnh vực BĐS, vừa qua Chính phủ đã có nhiều động thái tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh. Mới đây nhất, Bộ Tài chính cũng đã có quyết định gia hạn nộp thuế, tiền thuê đất, Bộ cũng đề xuất tăng gói hỗ trợ cho Covid-19 từ 30.000 tỷ lên 80.000 tỷ đồng… Đây được xem là liều thuốc cần thiết trong bối cảnh dịch bệnh cho thấy sự ảnh hưởng sâu rộng hơn đối với nền kinh tế và cả BĐS.

Để giúp doanh nghiệp ứng phó kịp thời, trong văn bản đề xuất kiến nghị gửi Thủ tướng Chính phủ, HoREA kiến nghị Chính phủ bổ sung doanh nghiệp bất động sản là đối tượng được xem xét gia hạn 5 tháng với tiền thuế giá trị gia tăng trong các tháng 3, 4, 5, 6/2020. Hiệp hội cho rằng Chính phủ cũng cần chỉ đạo Bảo hiểm xã hội Việt Nam cho phép doanh nghiệp được gia hạn 5 tháng tiền nợ bảo hiểm xã hội từ tháng 3 đến tháng 6/2020, trong đó có ngành bất động sản.

Về hoạt động tín dụng, HoREA đề xuất Ngân hàng Nhà nước xem xét, chỉ đạo các ngân hàng thương mại cho giãn tiến độ trả nợ vay và không chuyển nhóm nợ (xấu hơn) đối với các khoản nợ đến hạn của các doanh nghiệp.

Ngoài ra, Hiệp hội đề nghị Chính phủ đẩy mạnh tháo gỡ các vướng mắc về quy trình hành chính thực hiện các thủ tục đầu tư xây dựng dự án nhà ở để tạo điều kiện cho thị trường BĐS giải phóng lượng hàng tồn kho và có cơ hội phục hồi.

Trong khi đó, trao đổi với báo chí, lãnh đạo Cục Quản lý nhà và thị trường BĐS (Bộ Xây dựng) cho biết, Bộ đang nghiên cứu đề xuất tăng cường bổ sung thêm vốn cho nhà ở xã hội. Nó giống như gói 30.000 tỷ đồng trước đây. Bởi hiện vốn theo luật, nghị định còn dành ít cho nhà ở xã hội. Bộ sẽ đề xuất Ngân hàng chính sách và thương mại được cấp bù lãi suất. Khi nhà ở xã hội phát triển sẽ thúc đẩy thị trường vật liệu xây dựng, nhân công, nội thất và kéo theo nhiều ngành nghề khác liên quan

Đánh giá từ thực tế hiện nay, ông Lê Hoàng Châu - Chủ tịch HoREA cho rằng, nhìn nhận một cách tích cực thì đây lại chính là cơ hội để thanh lọc thị trường; là giai đoạn thích hợp để các doanh nghiệp thực hiện “tái cấu trúc doanh nghiệp” theo hướng tinh gọn, hiệu quả. Đồng thời, tái cơ cấu đầu tư, cơ cấu lại sản phẩm chủ lực, coi trọng phát triển sản phẩm nhà ở vừa túi tiền, nhà ở xã hội, đáp ứng nhu cầu thực của đông đảo người tiêu dùng.

“Các doanh nghiệp cũng có thể linh động chuyển đổi sang các hình thức hoạt động phù hợp, chuyển hướng sử dụng công nghệ thông tin, kinh doanh online vào lĩnh vực BĐS. Như hoạt động bán hàng có thể chuyển sang hình thức online, vừa tránh được lây lan dịch bệnh, vừa bảo đảm cho khách hàng có thể yên tâm giao dịch an toàn. Về mặt tích cực, đây có thể xem như một cuộc sàng lọc giúp thị trường nhà đất trở nên "khỏe mạnh", giữ lại những doanh nghiệp có đủ thực lực” – ông Châu nói.

Xem thêm https://nhaxinhcenter.com.vn/tin-tuc/bang-gia-dat-2020-tp-hcm-do-ubnd-tphcm-cong-bo.html

Theo vietnamnet

Tuesday, March 24, 2020

5 khác biệt giữa đất nền dự án và đất thổ cư

5 khác biệt giữa đất nền dự án và đất thổ cư

Có không ít thuật ngữ liên quan đến đất khiến nhiều người vẫn chưa rõ ràng về khái niệm, thậm chí nhầm lẫn giữa đất thổ cư với đất nền dự án như sau.



Cơ sở so sánh
Đất nền dự án
Đất thổ cư
Định nghĩa
- Lô đất nằm trong dự án quy hoạch của chủ đầu tư, đang trong giai đoạn nghiên cứu, chưa xây dựng, vẫn ở trạng thái lô đất ban đầu
- Thường để xây dựng khu dân cư, khu sinh thái, tòa nhà văn phòng, nhà xưởng…
- Thuộc nhóm đất phi nông nghiệp, bao gồm đất ở tại khu vực nông thôn và đô thị
- Đất chỉ dùng để ở, xây dựng nhà ở và công trình phục vụ đời sống
Pháp nhân
Doanh nghiệp (chủ đầu tư) thực hiện dự án, phân lô dự án
Thường do cá nhân thực hiện việc tách thửa
Thời gian ra sổ con nếu phân lô, tách thửa
1 – 2 năm tùy theo điều kiện triển khai của chủ đầu tư
2 – 6 tháng tùy theo hồ sơ tách thửa
Khả năng tiếp tục tách thửa
Đất nền đã được quy hoạch theo bản đồ chi tiết 1/500 thì sau này không thể tách lô thêm được
Tùy theo khu vực, điều kiện cấp phép tách thửa khác nhau. Có thể được phép tiếp tục tách thửa nếu đảm bảo diện tích lô đất tối thiểu theo quy định tại khu vực đó
Cơ sở hạ tầng, tiện ích xung quanh
- Hạ tầng thường đã được quy hoạch đồng bộ, rõ ràng, có các tiện ích như đường xá, cầu cống, công viên…
- Trường hợp đất dùng để xây dựng các dự án khu dân cư, tòa nhà văn phòng… thì vấn đề an ninh, phòng cháy chữa cháy được chú trọng đảm bảo
Cơ sở hạ tầng, hệ thống giao thông, tiện ích cũng như vấn đề an ninh còn phụ thuộc vào vị trí đất nằm ở đâu

Lưu ý khi mua đất nền dự án:

- Tìm hiểu kỹ về thông tin chủ đầu tư, ưu tiên chọn các chủ đầu tư uy tín, năng lực tài chính mạnh đồng thời kiểm tra chất lượng thông tin dự án mà chủ đầu tư cung cấp cho khách hàng. Ngoài ra, có thể hỏi ý kiến đánh giá của những người mua trước hoặc cư dân tại các dự án của chủ đầu tư đó để làm cơ sở xác định uy tín của chủ đầu tư.

- Kiểm tra pháp lý dự án, chỉ giao dịch khi pháp lý đầy đủ, minh bạch và có giấy tờ rõ ràng, tuyệt đối không thỏa thuận miệng. Hợp đồng giao dịch phải quy định rõ quyền và nghĩa vụ của các bên, nhằm ràng buộc trách nhiệm và có căn cứ để giải quyết nếu tranh chấp phát sinh.

- Cân nhắc khả năng tài chính để lựa chọn đầu tư đất nền dự án phù hợp. Một số dự án, chủ đầu tư có liên kết ngân hàng để hỗ trợ khách hàng vay vốn, song khách hàng đó phải đảm bảo đủ những yêu cầu nhất định. Người mua nên xem xét kỹ các điều kiện này để nắm rõ mình có thể vay bao nhiêu, nếu vay có đủ khả năng chi trả nợ, lãi hàng tháng hay không…

Lưu ý khi mua đất thổ cư

- Tìm hiểu thông tin về mảnh đất (vị trí, pháp lý, quy hoạch khu vực, hạ tầng…) - Tránh mua đất chưa có sổ đỏ hoặc đất sổ chung. Nên chọn mua đất có Giấy chứng nhận quyền sở hữu (sổ đỏ) hợp pháp để tránh tranh chấp và dễ dàng hơn trong việc đền bù nếu đất bị thu hồi. So sánh diện tích đất thực với diện tích đất trong sổ đỏ để đảm bảo không có sự chênh lệch.

- Nghiên cứu kỹ hợp đồng mua bán đất (các điều khoản, thỏa thuận…) trước khi xuống tiền để tránh “tiền mất tật mang”.


Theo batdongsan

Monday, March 9, 2020

Bất động sản tồn kho đang tăng quá nhanh

Bất động sản tồn kho đang tăng quá nhanh


Ngày 9.3, Hiệp hội Bất động sản TPHCM (HoREA) cho biết, đơn vị này vừa có văn bản kiến nghị tháo gỡ khó khăn, vướng mắc để thục đẩy thị trường bất động sản phát triển. Trong đó đã chỉ ra những ảnh hưởng tiêu cực của tình trạng lượng hàng tồn kho tăng nhanh.


HoREA cho rằng, điều đáng quan ngại hiện nay là tổng giá trị hàng tồn kho của các doanh nghiệp bất động sản niêm yết trên sàn chứng khoán đang tăng quá nhanh. Đến cuối năm 2019, tổng giá trị núi hàng tồn kho đã vọt lên đến 223.474 tỉ đồng, tăng 38% so với cùng kỳ năm trước.

Trong đó, có đến 24 doanh nghiệp có giá trị hàng tồn kho trên 1.000 tỉ đồng, 4 tập đoàn có giá trị hàng tồn kho từ 4.200 tỉ đến 7.397 tỉ đồng. Riêng 2 tập đoàn hàng đầu thị trường có lượng hàng tồn kho chiếm đến 63% tổng giá trị hàng tồn kho.

Theo HoREA, hàng tồn kho bất động sản là các dự án dở dang do vướng mắc về pháp lý nên bị dừng triển khai, không ra được sản phẩm làm tăng gánh nặng chi phí, lãi vay... hoặc là những sản phẩm không bán được hoặc chưa bán được, không có tính thanh khoản, dẫn đến nguy cơ phá sản. Điều này sẽ trở thành gánh nặng cho doanh nghiệp nói riêng và cho nền kinh tế nói chung.
Để giải nguy cho thị trường bất động sản trước núi hàng tồn kho này, HoREA cho rằng, các cơ quan có thẩm quyền của trung ương và địa phương cần giải quyết nhanh các vướng mắc về pháp lý và quy trình thủ tục hành chính.

Hiệp hội cũng kiến nghị Chính phủ chỉ đạo các cơ quan trung ương phối hợp với Ủy ban nhân dân TPHCM khẩn trương rà soát, sớm có kết luận xử lý các dự án thuộc diện rà soát, thanh tra, để các chủ đầu tư chấp hành.

Nếu tháo gỡ được vướng mắc này, các doanh nghiệp có cơ sở thực hiện các nghĩa vụ tài chính bổ sung với nhà nước. Mặt khác, doanh nghiệp được tiếp tục triển khai thực hiện dự án sẽ bớt khó khăn, tiếp tục bổ sung sản phẩm cho thị trường, đáp ứng nhu cầu nhà ở cho người dân.

Đọc thêm về công ty thiết kế xâu dựng nhà xinh https://nhaxinhcenter.com.vn/gioi-thieu.html

Theo laodong

Monday, March 2, 2020

Trải nghiệm khách sạn trên cây giữa rừng nhiệt đới

Trải nghiệm khách sạn trên cây giữa rừng nhiệt đới


Khách sạn trên cây vừa được xây dựng ở vùng Kecamatan Ubud của Indonesia. Dự án do kiến trúc sư Alexis Dornier đảm nhiệm, được hoàn thành trong năm 2019.

Nhận thấy rằng việc lạm dụng bê tông trong xây dựng khiến các công trình trông khá vô hồn, kiến trúc sư Alexis Dornier đã nảy ra ý tưởng tạo nên một công trình thật sự khác biệt. Để đạt được điều đó, anh ưu tiên sử dụng bảng vật liệu, màu sắc và chất liệu hoàn thiện hữu cơ.

Khách sạn xinh xắn gồm nhiều cấu trúc nhỏ, mọc lên trong không trung giữa những ngọn cây.

Cấu trúc được thiết kế để hòa quyện với khung cảnh xung quanh và trông càng tự nhiên càng tốt.

Lợi ích gián tiếp của việc nâng kiến trúc lên không trung như những ngôi nhà trên cây đó là hạn chế tác động tới môi trường xung quanh. Đồng thời, thiết kế phù hợp với toàn bộ cảnh quan rừng nhiệt đới. Tất cả mang tới một trải nghiệm vô cùng đặc biệt và đáng nhớ.

Mái tranh vừa dân dã, vừa mát mẻ, làm tăng thêm cá tính cho công trình.

Mỗi tòa tháp khác nhau lại đảm nhiệm những chức năng khác nhau như phòng ngủ, không gian chung hay phòng tập yoga.

Khách sạn độc đáo đã hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình là kết nối du khách với thiên nhiên.

Việc đẩy cấu trúc lên cao có tác dụng giảm thiểu ảnh hưởng tới cảnh quan nói chung.

Phòng ngủ sang trọng, ấm cúng, được trang bị tường kính trong suốt và ban công cho phép du khách tận hưởng vẻ đẹp của cảnh quan rừng nhiệt đới bao quanh.

Bê tông chỉ được sử dụng như vật liệu nhấn xuyên suốt dự án.

Bảng vật liệu hữu cơ giúp kiến trúc hòa quyện vào khung cảnh rừng xung quanh.

Bầu không khí cực kỳ thư giãn, thân thiện, đậm chất nhiệt đới.

Từ trên cao, du khách có cơ hội thưởng ngoạn khung cảnh tuyệt đẹp bên dưới.

Cầu thang xoắn ốc kết nối các không gian bên trên với mặt đất.

Khách sạn trên cây mang tới trải nghiệm độc đáo và đáng nhớ.

Từ phòng ngủ có lối ra ban công nhỏ với tầm nhìn tuyệt đẹp.

Phong cách tổng thể của khách sạn là chiết trung kết hợp với cấu trúc đậm chất công nghiệp.

Tán lá xum xuê cho bóng mát và đảm bảo sự riêng tư.

Đọc thêm https://nhaxinhcenter.com.vn/tin-tuc/bang-gia-dat-2020-tp-hcm-do-ubnd-tphcm-cong-bo.html

Theo Thanhnienviet

Sunday, February 23, 2020

TP HCM hẹn gỡ khó các dự án bất động sản hàng tuần

TP HCM hẹn gỡ khó các dự án bất động sản hàng tuần


TP HCM - Lãnh đạo thành phố chỉ đạo lập tổ công tác tháo gỡ vướng mắc các doanh nghiệp địa ốc hàng tuần, hạn chót là 30/4 phải dứt điểm.

Ngày 22/2, tại buổi gặp gỡ và trao đổi giữa lãnh đạo thành phố với doanh nghiệp bất động sản, Chủ tịch UBND TP HCM Nguyễn Thành Phong tiếp nhận bản kiến nghị dài 30 trang và mổ xẻ vấn đề ngay tại hội trường. Trong buổi tiếp xúc doanh nghiệp đầu năm, ông Phong khiển trách trực tiếp các sở ngành vì phối hợp lỏng lẻo khiến thủ tục kéo dài, gây thêm khó khăn cho doanh nghiệp.

Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản TP HCM (HoREA), Lê Hoàng Châu cho biết, 2 năm qua, những dự án vướng mắc pháp lý lên đến con số hàng trăm và tình hình thanh kiểm tra khiến hàng loạt dự án đứng hình. Ông Châu kiến nghị thành phố rút ngắn các thủ tục, trình tự phê duyệt dự án xuống còn 5 bước để giảm gánh nặng cho doanh nghiệp.

Theo đó, bước 1 là lập thủ tục quyết định chủ trương đầu tư giao Sở Kế hoạch Đầu tư phối hợp cùng Tổ chuyên gia. Bước 2 là lập quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500 giao Sở Quy hoạch Kiến trúc chủ trì. Bước 3 là lập thủ tục giao thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất do Sở Tài nguyên Môi trường tổ chức thực hiện.

Bước 4 là công nhận chủ đầu tư, chấp thuận đầu tư, thẩm định thiết kế cơ sở, thẩm định thiết kế kỹ thuật, cấp giấy phép xây dựng và triển khai đầu tư xây dựng, giao Sở Xây dựng tổ chức thực hiện. Bước 5 là lập thủ tục xác định nghĩa vụ tài chính, nộp tiền sử dụng đất, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất theo quy định, do giao Sở Tài nguyên Môi trường cùng Sở Tài chính cùng thực hiện.

Hội trường nóng lên khi ông Lê Hữu Nghĩa, đại diện Công ty Lê Thành, đơn vị chuyên phát triển nhà ở xã hội đề nghị rút ngắn từ 5 bước thụ lý hồ sơ pháp lý dự án xuống còn 4 bước. Lý do 5 bước thủ tục cho nhà ở thương mại nhưng dự án ông triển khai là nhà ở xã hội, được miễn tiền sử dụng đất nên cần rút ngắn quy trình hơn nữa.

Ông Nghĩa kể đang thực hiện dự án hơn 2.000 căn nhà ở xã hội tại xã Tân Kiên huyện Bình Chánh và bị xét hồ sơ theo quy trình nhà ở thương mại. Dự án của ông bị chuyển lòng vòng từ Sở Kế hoạch đầu tư sang Sở quy hoạch kiến trúc gần một năm, chỉ vì không thống nhất các chỉ tiêu quy hoạch về chiều cao công trình và mật độ xây dựng.


Sở Kế hoạch Đầu tư lập tức bị yêu cầu đối chất và giải thích rằng sở có trách nhiệm lấy ý kiến các sở ban ngành, trong đó Sở Quy hoạch Kiến trúc không thống nhất chỉ tiêu quy hoạch của dự án này nên không thể duyệt hồ sơ. Khi bị chất vấn hồ sơ doanh nghiệp bị đứng ở khâu này mất bao lâu, lãnh đạo Sở Quy hoạch Kiến trúc trả lời mất 11 tháng. Do cấp dưới thụ lý nên không nắm cụ thể trường hợp Công ty Lê Thành, chỉ được báo cáo lại vướng mắc nằm ở sự bất hợp lý, mâu thuẫn các con số chỉ tiêu mật độ xây dựng và chiều cao công trình.

Chủ tịch UBND TP HCM Nguyễn Thành Phong khiển trách ngay tại hội trường: "Chuyện rất nhỏ tại sao phối hợp các sở kéo dài 11 tháng? Hãy đặt mình là doanh nghiệp xem có chịu được không? Cần phải hướng dẫn cho doanh nghiệp và phải tìm giải pháp, không thể để doanh nghiệp chờ đợi thêm".

Đồng tình với ông Phong, ông Võ Văn Hoan, Phó chủ tịch UBND TP HCM cũng cho rằng lẽ ra lãnh đạo Sở Quy hoạch Kiến trúc phải nhìn thấy sự vênh nhau giữa các con số và đề xuất giải pháp. "Chuyên viên đôi khi chỉ cứng nhắc bám theo con số, nhưng lãnh đạo cần tìm hướng xử lý. Chưa kể đây là nhà ở xã hội có chỉ tiêu khác nhà ở thương mại và thuộc diện được khuyến khích", ông Hoan nhắc nhở.

Ông Nguyễn Văn Đực, Chủ tịch Công ty Địa ốc Xanh kể ông thực hiện dự án tại quận 8, thủ tục pháp lý cứ bị chuyền đi chuyền lại nhiều sở ngành, kéo dài 2 năm. Ông Đực đề xuất thành phố áp dụng quy trình 3G.

G1 là giảm luật lệ. G2 là gom thủ tục lại. Ví dụ hai hay ba thủ tục gom vào làm một, đặc biệt đối với thủ tục các dự án nhỏ đã giải phóng mặt bằng cần rút ngắn thủ tục để giảm gánh nặng hành chính. G3 là thụ lý gấp, có nghĩa là mỗi bước thực hiện trình tự thủ tục đều phải đẩy nhanh tiến độ. "Nếu thành phố thực hiện được quy trình 3G thì sẽ không còn phải mất thời gian lắng nghe doanh nghiệp kêu cứu như hôm nay", ông Đực nói.

Đại diện Công ty Novaland cho biết doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn khi các quy định quản lý đất đai thiếu sự nhất quán và chờ kết quả thanh tra kiểm tra, nhưng gần đây các dự án tại quận 1, 2, 4, Bình Thạnh và 7 dự án tại Phú Nhuận từng bước được tháo gỡ vướng mắc.

Doanh nghiệp kiến nghị UBND TP HCM xem xét một số công ty thành viên trực thuộc Tập đoàn Novaland đang quản lý sử dụng các khu đất theo hợp đồng thuê đất. Tuy nhiên khi thực hiện các thủ tục xin chuyển mục đích sử dụng đất theo quy hoạch chung đã được phê duyệt, các sở ngành còn phân vân trong việc giải quyết hồ sơ do chưa có hành lang pháp lý rõ ràng cho loại hình này. Đối với dự án 30 ha tại Bình Khánh, quận 2, doanh nghiệp kiến nghị thành phố cho tiếp tục hoàn thành các hạng mục đang triển khai thi công dở dang.

Bà Nguyễn Thị Như Loan, Chủ tịch Công ty Quốc Cường Gia Lai cho biết, doanh nghiệp đã được thành phố hỗ trợ tháo gỡ vướng mắc tại 6 trên 12 dự án. Tuy nhiên bà Loan mong UBND thành phố xem xét giải quyết một số thủ tục bị vướng ở dự án Phước Kiển, Nhà Bè. Đây là dự án quy mô lớn nhất của Quốc Cường Gia Lai, được chấp thuận đầu tư hạ tầng 2017, nay sắp hết hạn. Sở Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn doanh nghiệp quay lại Sở kế hoạch đầu tư để làm các thủ tục chấp thuận đầu tư.

Thế nhưng vì dự án có vốn của nhà đầu tư nước ngoài và cổ đông ngoại bất bình vì họ đã chờ 3 năm để theo đuổi dự án. Nay phải chờ thêm nhiều thủ tục nữa doanh nghiệp sẽ gặp khó khăn chồng chất. Đây là dự án sống còn của doanh nghiệp, cũng đã từng đóng góp không nhỏ cho ngân sách thành phố. Cộng 3 loại thuế của dự án này lên đến 10.000 tỷ đồng. "Nếu thủ tục pháp lý kéo dài, nhà đầu tư nước ngoài nản xin rút, tôi không có tiền để trả", bà Loan giãi bày.

Ông Hoan thừa nhận, các dự án trên địa bàn thành phố đang bị ách tắc vì vướng 3 điểm. Thứ nhất là vướng luật do luật này đá luật kia, quy định này vênh quy định kia. Thứ hai là nhận thức vướng, các sở không dám quyết vì sợ trách nhiệm khi thanh tra kiểm tra. Từ đó dẫn đến khâu vận hành cũng vướng.

Chủ tịch UBND TP HCM Nguyễn Thành Phong cho biết, 19 doanh nghiệp có hàng chục dự án kéo dài, thành phố sẽ lập tổ công tác giải quyết hàng tuần. Vướng mắc nào có thể tháo gỡ được thì đẩy nhanh, cố gắng 30/4 dứt điểm để các doanh nghiệp đẩy nhanh tiến độ.

Năm 2019, TP HCM có 124 dự án bất động sản án binh bất động. Thành phố buộc phải phân chia ra thành 2 nhóm để xử lý. Nhóm thứ nhất là các dự án có thể tháo gỡ được và nhóm còn lại là những dự án phải chờ đợi kết luận thanh tra. Độ vênh của các điều khoản luật, thành phố đã có tổng hợp và sẽ báo cáo với đoàn đại biểu quốc hội về vấn đề này.

"Lời cự nự của tôi tại hội trường hôm nay vì sự chờ đợi kéo dài của doanh nghiệp có ý nghĩa lay động trách nhiệm của các sở ngành", ông Phong nói và cho hay với trách nhiệm là người đứng đầu, ông tiếp nhận phê bình của doanh nghiệp về sự phối hợp lỏng lẻo giữa các sở ngành, cần phải khắc phục.

Ông yêu cầu vướng mắc liên quan đến sở ngành nào thì lãnh đạo nắm rõ và có kiến nghị kịp thời, tránh để vướng mắc như của Công ty Lê Thành, do cử cán bộ đi họp nên lãnh đạo sở trả lời là không nắm rõ.

Lãnh đạo thành phố cũng đề nghị các sở vận dụng tối đa quy định của pháp luật để tạo điều kiện tốt nhất cho doanh nghiệp. Việc nào chưa rõ thì xin ý kiến, nếu không xong thì "khăn gói ra gặp các bộ, ngành, Chính phủ" để tìm giải pháp.

Đọc thêm https://nhaxinhcenter.com.vn/tin-tuc/top-50-mau-thiet-ke-biet-thu-hien-dai-dang-cap-nhat.html

Theo vnexpress

Thursday, February 20, 2020

Câu chuyện ‘sốt' đất ở Bình Ba

Câu chuyện ‘sốt' đất ở Bình Ba


“Anh nói em nghe ở cái quán này chẳng có ai đến để uống cà phê đâu, mọi người ở đây chỉ có mua bán đất thôi”, một cò đất nói với chúng tôi.

Hơn một tuần kể từ khi có thông tin Tập đoàn Vingroup gửi đề xuất thực hiện hai dự án tại huyện Châu Đức, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu với tổng diện tích 802,2 ha, xã Bình Ba tại đây như vừa trải qua một cơn “quay cuồng” được chi phối bởi dân đầu cơ, cò đất và dân đầu tư tứ xứ.

Chỉ ba ngày trước, cứ cách mỗi 10 m, người ta lại thấy một nhóm 5-7 người đứng hai bên đường trao đổi thông tin đất đai, chờ người đến tìm kiếm cơ hội đầu tư để mời chào. Trong khi đó, giao thông luôn trong tình trạng ùn tắc do mỗi ngày có hàng trăm chiếc xe nối đuôi nhau, tập trung trên quốc lộ 56 đoạn đi qua xã Bình Ba.

Đến quán cà phê không để uống cà phê!

Trưa 20/2, dọc 2 bên đường quốc lộ 56, đoạn đi qua xã Bình Ba, Đá Bạc và Nghĩa Thành đã vắng cảnh giới cò đất đứng chào mời khách sau khi có sự can thiệp của chính quyền địa phương. Tuy nhiên, ở đâu đó vẫn có những người đang cố “thổi giá” nhằm trục lợi từ vùng Châu Đức nắng gió…

Gần trưa, sau khi lái hai vòng xe trên quốc lộ 56, chúng tôi dừng lại tại một quán cà phê ven đường gần trung tâm xã Bình Ba trong vai những người đi xem đất để đầu tư.

Quán cà phê vườn có 5-6 nhóm khách, nội dung trò chuyện của hơn 40 con người chỉ xoay quanh những miếng đất tiền tỷ có giá khoảng 100-500 triệu đồng một mét ngang, không khí sôi động khác hẳn so với cảnh vắng vẻ ngoài đường.

Những quảng cáo rao bán đất được dán chằng chịt trên các gốc cây, biển báo dọc hai bên đường quốc lộ 56 đoạn qua huyện Châu Đức. Ảnh: Văn Nguyện.

Chỉ sau khoảng 10 phút kể từ khi chúng tôi gọi đồ uống, người đàn ông từ bàn bên cạnh đột nhiên quay qua bắt chuyện: “Em có đất để bán không?”.

Khi biết là khách đến tìm đất để đầu tư, nhóm 4 người đàn ông liền mời chúng tôi qua bàn của họ, giới thiệu những miếng đất trong “giỏ hàng” của mình.

Những người này cho biết ở khu vực xã Bình Ba, đất sào (1.000 m2) đang có giá khoảng 600-700 triệu/sào, trong khi đó đất mặt tiền quốc lộ đã tăng lên 400-500 triệu đồng một mét ngang. Đây được xem là giai đoạn đỉnh điểm ở Bình Ba tính đến nay trong cơn sốt đất.

Thời điểm trước Tết Nguyên đán, đất mặt tiền quốc lộ 56 qua địa bàn được rao với giá 70-80 triệu đồng một mét ngang, qua Tết giá tăng vọt lên 200-300 triệu đồng.

“Em định đầu tư bao nhiêu tiền, lướt hay để lâu, giờ đất ở đây khó kiếm, giá cũng cao lắm rồi, nhưng nếu em cần thì vẫn tìm được, đất bọn anh vẫn có”, người đàn ông tên Đ. tự nhận là môi giới lâu năm ở Bình Ba nói.

Ông Đ. giới thiệu cho chúng tôi một lô đất cách đường lớn 200 m rộng hơn 500 m2 với giá 180 triệu đồng một mét ngang, tương đương khoảng 2,5 tỷ đồng.

“Nếu chỉ lướt thì em cũng có thể ký gửi lại chỗ anh và ra mức giá mong muốn, khi nào gặp khách ưng để mua thì em cho anh tiền hoa hồng, mười hai mươi triệu vậy thôi”, người đàn ông nói thêm.

Nhân viên của quán cà phê kể lại: “Cuối tuần trước, người ta đến đây đông lắm, quán nhà em chật kín người. Ai cũng nói chuyện đất đai, nhiều người mang theo cả xấp tiền lớn và ký kết các loại giấy tờ, hết tốp này đến tốp khác, có cả những khách đi xe hơi biển tỉnh khác đến".

Hợp đồng đặt cọc được cò đất ở Bình Ba sử dụng để ký kết với khách hàng. Ảnh: Văn Nguyện.

Xung quanh chúng tôi là khách đầu tư đến trao đổi thông tin thị trường, những nhóm “cò đất tay ngang” vẫn trong những bộ quần áo xuề xòa chỉ chờ có khách để dẫn đi xem đất, hay cả những người môi giới chuyên nghiệp ăn vận tươm tất luôn mang theo sẵn giấy tờ của những miếng đất đang chờ được sang tên đổi chủ.

“Anh nói em nghe ở cái quán này chẳng có ai đến để uống cà phê đâu, mọi người ở đây chỉ có mua bán đất thôi”, một người đàn ông trong nhóm 4 người nói với chúng tôi.

“Tháo chạy” khỏi Bình Ba

Tuy nhiên, dường như đến nay, cơn “sốt” đất ở Bình Ba đã nguội dần sau những động thái của chính quyền địa phương.

Khi được hỏi về mức độ sôi động của thị trường những ngày qua, một người tên B. sinh năm 1991 kể lại: “Một ngày anh có khoảng 3-4 giao dịch là chuyện bình thường, và việc một ngày một miếng đất ở đây đổi đến 3-4 chủ cũng có. Nếu em xuống đây chỉ 3 ngày trước thôi thì đông vui lắm luôn, như đi chợ bán cá vậy.”

Một người khác trong nhóm môi giới ngỏ ý mời chúng tôi đi xem những khu đất ở khu vực lân cận, cách đó từ 5-10 km như xã Nghĩa Thành, Đá Bạc hay Kim Long với lý do ở đó đất còn rẻ, chưa bị đẩy lên quá cao, dễ có lời cho những khách đầu tư thích “lướt”. Dọc hai bên đường đến các xã giáp với Bình Ba này là những tờ rơi, tờ quảng cáo bán đất được dán chằng chịt trên các gốc cây.

“Gia đình em yên tâm, đã là đất ở Châu Đức này mua bao nhiêu cũng có lời, “dự án” cũng chuẩn bị làm rồi”. “Dự án” mà người này nói đến là thông tin truyền tai nhau về việc Tập đoàn Vingroup đang có phương án đầu tư tại 2 khu vực có tổng quy mô 802,2 ha tại thị trấn Ngãi Giao và xã Bình Ba, huyện Châu Đức, Bà Rịa - Vũng Tàu.

Thậm chí nhóm người này còn cho biết có người nổi tiếng cũng đã tìm đến đây để mua đất để thuyết phục chúng tôi, “Khoảng 2 giờ chiều hôm qua một MC nổi tiếng cũng về đây mua đất quá trời, còn nữ diễn viên khác cũng mua mấy miếng rồi đó. Em cứ nghĩ đi, diễn viên còn dám về đây mua thì mình sợ gì”.

UBND xã Bình Ba cắm biển cảnh báo người dân về tình trạng lập dự án "ma" nhằm phân lô, bán nền tại địa bàn. Ảnh: Văn Nguyện.

Thế nhưng không khí hôm nay đã vắng vẻ hơn, bên đường còn lác đác một vài nhóm môi giới cho các mảnh đất đã được phân lô kẻ vẽ, trong khi không còn những đoàn khách ngồi ôtô nối nhau từ tỉnh khác đến hỏi mua đất. Lực lượng CSGT, CSTT Công an huyện Châu Đức mới đây phải can thiệp để giải tán hàng trăm xe máy, ôtô gây ùn tắc, cản trở giao thông.

Đồng thời, UBND xã Bình Ba cũng đã cắm biển cảnh báo người dân về tình trạng phân lô bán nền dự án ma, đề nghị người dân cảnh giác, không thực hiện giao dịch, mua bán trên địa bàn xã.

Sẽ xử lý nghiêm tình trạng bán dự án “ma” tại Châu Đức

Trao đổi Zing.vn với ông Hoàng Nguyên Dinh, Chủ tịch huyện Châu Đức khẳng định tập đoàn Vingroup đến nay mới chỉ đến địa phương làm việc ở mức khảo sát vị trí khu đất chứ chưa có kế hoạch gì về việc thành lập dự án.

Đồng thời, ông Ngô Văn Luận, Trưởng phòng Kinh tế - hạ tầng UBND huyện Châu Đức cũng cho biết hiện phía cơ quan chức năng đã đưa ra nhiều chỉ đạo liên quan đến tình trạng “sốt đất” tại địa phương.

Cụ thể, UBND huyện Châu đức yêu cầu tăng cường thông tin và khuyến cáo người dân về việc Tập đoàn Vingroup mới chỉ được tỉnh đồng ý chủ trương khảo sát, nghiên cứu đề xuất phương án đầu tư, các thông tin đăng tải trên mạng đều không phải là thông tin chính thức từ doanh nghiệp, chính vì vậy đề nghị người dân tỉnh táo, không bị tác động bởi hiệu ứng đám đông, tham gia đầu cơ đất đai, có nguy cơ cao thiệt hại về kinh tế cho bản thân và gia đình.

Đồng thời, ngày 19/2, UBND huyện cũng ban hành công văn hỏa tốc yêu cầu điều tra, xác minh và xử lý nghiêm tình trạng quảng cáo dự án, phân lô rao bán đất nền trái pháp luật trên địa bàn Châu Đức; cảnh báo cho người dân biết về những khu vực có dự án “ma” được rao bán với hình thức góp vốn, đặt chỗ… không đúng quy định.

Đọc thêm https://nhaxinhcenter.com.vn/tin-tuc/bang-gia-dat-2020-tp-hcm-do-ubnd-tphcm-cong-bo.html

Theo Zing

Wednesday, February 12, 2020

Rủi ro vì bán nhà nhận nửa tiền đã giao chìa khóa

Rủi ro vì bán nhà nhận nửa tiền đã giao chìa khóa


Bán căn hộ 2 tỷ đồng, mới nhận 50% tiền nhưng ông Lư đã giao nhà, sang tên và từ sự hớ hênh này, ông phải gặp nhiều "pha" đau tim khác.

Ông Lư, chủ căn hộ gồm 2 phòng ngủ, 2 toilet tại quận 9, TP HCM (nhà đã có sổ hồng) vừa có giao dịch nhớ đời với một khách hàng tên Nga.

Sau khi xem nhà vài lần và ưng, bà Nga chốt mua với giá 2 tỷ nhưng chỉ chuẩn bị được nửa tiền (một tỷ đồng) nên đề nghị vay ngân hàng phần còn lại. Ông Lư đồng ý, hai bên thống nhất khoản tiền còn lại sẽ vay để tất toán. Hình thức vay này được tiến hành theo trình tự ngân hàng giải ngân qua sổ tiết kiệm phong tỏa cho ông Lư và sẽ mở phong toả sau khi sang tên cho bà Nga, các bên cùng ra công chứng thế chấp.

Khi bà Nga chuyển khoản 50% tiền cho bên bán và ngân hàng chuyển một tỷ đồng về tài khoản của ông Lư (nhưng ông chỉ được rút khi bà Nga ký hợp đồng công chứng thế chấp), hai bên cùng ra công chứng sang tên. Vì đinh ninh tiền đã về tài khoản phong tỏa, ông Lư giao chìa khóa để bà Nga dọn về nhà mới.

Nhưng khi ngân hàng yêu cầu ký hợp đồng công chứng thế chấp, bà Nga không đồng ý ký khi thấy sổ hồng chỉ cập nhật mua bán sang tên ở mặt sau, mặt trước vẫn còn tên ông Lư. Dù môi giới, cán bộ phường giải thích cập nhật tên người bán phía sau sổ hồng là nghiệp vụ bình thường được pháp luật cho phép, bà Nga vẫn yêu cầu ông Lư phải làm thủ tục cấp đổi sổ hồng mới, bìa sổ không liên quan chủ cũ mới đồng ý ký hợp đồng công chứng thế chấp. Tuy nhiên việc này cần thời gian, ngân hàng không đồng ý chờ thêm và dọa rút số tiền phong tỏa từ tài khoản của ông Lư về để bên bán và bên mua tự thương lượng.

"Tôi chết lặng vì biết mình hớ hênh, có thể mất tiền tỷ bất cứ lúc nào", ông Lư kể lại cảm giác khi đứng trước tình huống nhà đã sang tên và giao chìa khóa cho họ nhưng tiền mới nhận một nửa.

Cuối cùng, ông Lư buộc phải thuê luật sư làm việc với bà Nga bằng biện pháp rắn, ra tối hậu thư khởi kiện. Nếu tòa tuyên yêu cầu của bà Nga không hợp lý, cố tình cản trở quá trình mua bán để trục lợi, toàn bộ mọi thiệt hại từ giao dịch này bà Nga phải chi trả và dọn ra khỏi căn nhà đang ở.

Thị trường căn hộ khu Đông TP HCM. Ảnh: Quỳnh Trần

Cuối cùng bà Nga mới chịu ký hợp đồng công chứng thế chấp. "Sau vụ này, tôi không còn dám mạo hiểm bán nhà nhận nửa tiền đã sang tên, giao chìa khóa nữa. Tôi cũng thận trọng với khách mua nhà có nhu cầu vay ngân hàng vì chỉ cần mất cảnh giác sẽ gánh nhiều rủi ro", ông Lư chia sẻ.

Chuyên gia pháp lý Nguyễn Tấn Phong cho biết, trường hợp này, ông Lư đã tự làm khó mình khi giao chìa khóa nhà cho khách trong khi họ chỉ mới trả 50% giá trị căn nhà.

Trên thực tế, trình tự thanh toán và bàn giao tài sản luôn là cuộc chơi cần thực hiện đúng luật và sòng phẳng. Việc hỗ trợ giữa các bên thường xuất hiện trong giao dịch bất động sản nhằm thể hiện sự hợp tác vui vẻ, sự thông cảm và thấu hiểu lẫn nhau để giao dịch thành công. Tuy nhiên, các bên nên tránh để cảm xúc lấn át và phải thật sự tỉnh táo để chọn lựa phương án tốt nhất, công bằng nhất cho cả hai phía.

Chuyên gia này nêu 4 lưu ý đối với những ca mua bán nhà có liên quan đến vay ngân hàng nhằm giảm thiểu rủi ro tiền tỷ. Thứ nhất, nên tham khảo ý kiến của chuyên gia về pháp lý, hoặc những môi giới lâu năm thâm niên về tình huống và rủi ro riêng cho tình huống giao dịch cụ thể.

Thứ hai, hợp đồng là thứ quan trọng nhất cần phải rà soát nhiều lần và hiểu đầy đủ tất cả nội dung. Nếu có rủi ro, không hiểu ý nhau thì sẽ đem ra làm cơ sở để giải quyết tranh chấp, hãy đọc thật kỹ và hãy trao đổi thẳng thắn những gì chưa phù hợp.

Thứ ba, tuân thủ pháp luật trong giao dịch (thuế, công chứng hợp lệ, giấy tờ nhân thân đầy đủ).

Thứ tư, các phương thức giao nhà, giao tiền, giao hồ sơ quan trọng phải cùng lúc, đồng thời, hiểu được rủi ro khi thực hiện giao dịch. Ví dụ: chỉ giao nhà khi thực hiện đầy đủ nghĩa vụ tài chính; nếu vay ngân hàng thì phải đảm bảo quy trình của nhà băng rồi mới bàn giao tài sản. Nên đối chiếu hoặc kiểm tra chéo giấy tờ quan trọng cũng có thể làm cơ sở để ràng buộc nhau trong giao dịch, và nên có "biên nhận" đầy đủ.

Đọc thêm https://nhaxinhcenter.com.vn/noi-that-dep/thiet-ke-noi-that-biet-thu-hien-dai-dep-anh-dai-binh-tan.html

Theo vnexpress