Monday, March 9, 2020

Bất động sản tồn kho đang tăng quá nhanh

Bất động sản tồn kho đang tăng quá nhanh


Ngày 9.3, Hiệp hội Bất động sản TPHCM (HoREA) cho biết, đơn vị này vừa có văn bản kiến nghị tháo gỡ khó khăn, vướng mắc để thục đẩy thị trường bất động sản phát triển. Trong đó đã chỉ ra những ảnh hưởng tiêu cực của tình trạng lượng hàng tồn kho tăng nhanh.


HoREA cho rằng, điều đáng quan ngại hiện nay là tổng giá trị hàng tồn kho của các doanh nghiệp bất động sản niêm yết trên sàn chứng khoán đang tăng quá nhanh. Đến cuối năm 2019, tổng giá trị núi hàng tồn kho đã vọt lên đến 223.474 tỉ đồng, tăng 38% so với cùng kỳ năm trước.

Trong đó, có đến 24 doanh nghiệp có giá trị hàng tồn kho trên 1.000 tỉ đồng, 4 tập đoàn có giá trị hàng tồn kho từ 4.200 tỉ đến 7.397 tỉ đồng. Riêng 2 tập đoàn hàng đầu thị trường có lượng hàng tồn kho chiếm đến 63% tổng giá trị hàng tồn kho.

Theo HoREA, hàng tồn kho bất động sản là các dự án dở dang do vướng mắc về pháp lý nên bị dừng triển khai, không ra được sản phẩm làm tăng gánh nặng chi phí, lãi vay... hoặc là những sản phẩm không bán được hoặc chưa bán được, không có tính thanh khoản, dẫn đến nguy cơ phá sản. Điều này sẽ trở thành gánh nặng cho doanh nghiệp nói riêng và cho nền kinh tế nói chung.
Để giải nguy cho thị trường bất động sản trước núi hàng tồn kho này, HoREA cho rằng, các cơ quan có thẩm quyền của trung ương và địa phương cần giải quyết nhanh các vướng mắc về pháp lý và quy trình thủ tục hành chính.

Hiệp hội cũng kiến nghị Chính phủ chỉ đạo các cơ quan trung ương phối hợp với Ủy ban nhân dân TPHCM khẩn trương rà soát, sớm có kết luận xử lý các dự án thuộc diện rà soát, thanh tra, để các chủ đầu tư chấp hành.

Nếu tháo gỡ được vướng mắc này, các doanh nghiệp có cơ sở thực hiện các nghĩa vụ tài chính bổ sung với nhà nước. Mặt khác, doanh nghiệp được tiếp tục triển khai thực hiện dự án sẽ bớt khó khăn, tiếp tục bổ sung sản phẩm cho thị trường, đáp ứng nhu cầu nhà ở cho người dân.

Đọc thêm về công ty thiết kế xâu dựng nhà xinh https://nhaxinhcenter.com.vn/gioi-thieu.html

Theo laodong

No comments:

Post a Comment