Friday, February 26, 2021

Bảng giá đất TP.Thủ Đức sẽ điều chỉnh ra sao?

Bảng giá đất TP.Thủ Đức sẽ điều chỉnh ra sao?

Cục Thuế TP.HCM có văn bản gửi UBND TP.HCM kiến nghị về áp dụng giá đất năm 2021 đối với TP.Thủ Đức.

Bảng giá đất TP.Thủ Đức được kiến nghị sẽ giữ nguyên ẢNH: ĐÌNH SƠN

Theo đó, Cục Thuế TP.HCM đề xuất giữ nguyên giá đất các tuyến đường của ba đơn vị cũ (các quận 2, 9 và Thủ Đức) trên bảng giá cũ áp dụng cho các tuyến đường của TP.Thủ Đức.

Bảng giá đất cũ được UBND TP.HCM ban hành theo Quyết định số 02/2020 có hiệu lực ngày 26.1.2020 áp dụng cho giai đoạn 2020 - 2024 cho các quận 2, 9 và Thủ Đức cũ. Việc thành lập TP. Thủ Đức trên cơ sở sáp nhập ba quận nên cần phải sớm ban hành quyết định điều chỉnh sửa đổi Quyết định số 02 (bổ sung bảng giá đất của TP. Thủ Đức). Nhưng để tránh biến động và đảm bảo tính liên tục, không ảnh hưởng đến việc xác định nghĩa vụ tài chính, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất - quyền sở hữu tài sản, giao dịch mua bán bất động sản của người dân, doanh nghiệp, Cục Thuế TP.HCM đã đề xuất vẫn giữ nguyên giá đất các tuyến đường của ba quận.

Cũng theo Cục Thuế TP.HCM, đến nay UBND TP.HCM vẫn chưa ban hành hệ số điều chỉnh giá đất năm 2021 (hệ số K) để tính tiền sử dụng đất, tiền thuê đất phải nộp hằng năm. Trong khi đó, Nghị định số 123/2017 về sửa đổi, bổ sung một số điều các nghị định quy định về thu tiền sử dụng đất, thu tiền thuê đất, thuê mặt nước quy định có hai trường hợp như sau:

Trường hợp một, căn cứ khoản 1 Điều 2 Nghị định 123 (sửa đổi, bổ sung Nghị định 45/2014) thì tại thời điểm xác định tiền sử dụng đất mà UBND cấp tỉnh chưa ban hành hệ số K theo quy định thì áp dụng hệ số K đã ban hành của năm trước đó để xác định tiền sử dụng đất phải nộp. UBND cấp tỉnh chịu trách nhiệm về việc thất thu ngân sách do chậm ban hành hệ số K (nếu có).

Trường hợp hai, nếu tại thời điểm xác định đơn giá thuê đất hoặc điều chỉnh đơn giá thuê đất mà UBND cấp tỉnh chưa ban hành hệ số K theo quy định thì áp dụng hệ số K đã ban hành của năm trước đó để xác định số tiền thuê đất phải nộp. UBND cấp tỉnh chịu trách nhiệm về việc thất thu ngân sách do chậm ban hành hệ số K (nếu có).

Đọc bài về công ty thiết kế kiến trúc nhà xinh https://nhaxinhsaigon.com.vn/gioi-thieu

Theo thanhnien.vn

Wednesday, February 24, 2021

5 cách đẩy nhanh cơ hội mua nhà cho người làm công ăn lương

5 cách đẩy nhanh cơ hội mua nhà cho người làm công ăn lương


Thu nhập từ lương tuy ổn định nhưng khó đột phá trong khi bất động sản có giá trị rất lớn, nếu không làm trong những lĩnh vực có thu nhập cao hoặc kinh doanh buôn bán, người làm công ăn lương phải mất rất nhiều thời gian tích lũy mới có thể mua được nhà tại các thành phố lớn. Làm cách nào để rút ngắn quãng đường này?

Năng nhặt chặt bị

Nếu cứ giữ mãi suy nghĩ đồng lương ít ỏi không thể mua được nhà, khả năng sở hữu nhà sẽ ngày càng xa xôi hơn. Do đó, nếu thực sự muốn có nhà thành phố, hãy tận dụng sự ổn định từ nguồn thu nhập hàng tháng để tích lũy dài hạn. Mỗi tháng hãy ngắt ngọn ngay số tiền có thể tiết kiệm được, chỉ giữ lại những khoản dự tính phải chi tiêu. Khi đạt được số vốn tích lũy nhất định, bạn có thể vay thêm ngân hàng, người thân để mua nhà và lên kế hoạch trả nợ. Trong thời gian tích lũy, hãy tìm cách nhân số vốn lên như chia tiền thành các khoản đầu tư nhỏ, xoay vòng đầu tư hoặc tăng thêm thu nhập để nâng cao vốn... 

Số vốn ban đầu là cơ sở để bạn chạm gần đến dự định mua nhà, dù chưa thể mua được nhà ngay, nó cũng sẽ là động lực thúc đẩy bạn gia tăng tích lũy, hay ít nhất cũng giúp bạn có một khoản dự phòng, sẵn sàng cho những cơ hội đầu tư bất ngờ ập đến. 

Ngay cả khi bạn không thành thạo đầu tư, tiết kiệm và hưởng lãi suất kép cũng là một cách hiệu quả để gia tăng dòng vốn. Ví dụ bạn có 10 triệu tiết kiệm, gửi lãi suất 8%/năm, sau 1 năm bạn sẽ có 800.000 tiền lãi, đến năm thứ 2, ngoài 800.000 tiền lãi từ 10 triệu, bạn có thêm 64.000 tiền lãi từ 800.000, tổng cộng là 11.664.000 và tiếp tục được nhân lên ở những năm tiếp theo. Giả sử mỗi tháng bạn chỉ tiết kiệm được 5 triệu đồng thì sau 3 năm bạn cũng đã có hơn 200 triệu cả gốc và lãi. Nếu có khả năng đầu tư, số vốn nhỏ ban đầu có thể nhân lên nhiều lần sau 3-5 năm.

Tận dụng lãi suất kép giúp người mua nhà tăng nhanh nguồn vốn tích lũy.

Chiến lược đi đường vòng

Nếu chỉ trông chờ vào tiền lương, thu nhập không đột phá, người làm công ăn lương trung bình phải mất 15-25 năm để mua được một bất động sản, chưa kể trượt giá và biên độ tăng giá của bất động sản sau mỗi năm. Do đó, thay vì chờ tiền tích lũy, việc đi đường vòng thậm chí có thể rút ngắn quãng đường chạm tới giấc mơ mua nhà. Tìm kiếm những ngôi nhà hoặc mảnh đất giá mềm xa trung tâm, cho thuê hoặc ở tạm giúp bạn tiết kiệm được tiền thuê nhà hoặc gia tăng thu nhập thụ động trong khi tài sản vẫn có cơ hội tăng giá sau này. Số tiền còn thiếu bạn có thể vay ngân hàng hoặc người thân. Đây là bài toán gia tăng giá trị tài sản mà nhiều người đã vận dụng thành công. Sau vài lần mua đi bán lại bạn có thể mua được ngôi nhà hoặc căn hộ giá trị lớn hơn và gần trung tâm hơn.

Đầu tư đất quê

Biên độ tăng giá bất động sản tại các thành phố lớn đã hoàn chỉnh hạ tầng thường sẽ khó đột biến như những vùng chưa phát triển. Do đó, đầu tư đất quê, ngoại tỉnh là cơ hội tuyệt vời cho những người làm công ăn lương có vốn nhỏ.

Một số khu vực đất quê có giá đất phân lô hoặc đấu giá từ 300-500 triệu/lô, thậm chí 150-200 triệu/lô. Nếu mua được vị trí tốt, sau vài năm khi địa phương đầu tư vào cơ sở hạ tầng, giá đất có thể tăng gấp đôi, gấp 3 lần. Đầu tư đất quê ngoài lợi thế giá rẻ, bạn còn dễ dàng tự mình tìm hiểu và khảo sát thông tin hoặc nhờ người quen hỗ trợ về thủ tục pháp lý. 

Đất ở một số vùng quê có giá mềm và cơ hội sinh lời tốt. Ảnh minh họa

Cách đây 5-10 năm, nhiều người về những vùng hẻo lánh của Sài Gòn mua mảnh đất giá 300-500 triệu hiện giờ có thể bán lại với giá 1,5-3 tỷ đồng, thậm chí 5 tỷ đồng. Tuy nhiên việc tìm kiếm được một mảnh đất như vậy không hề dễ dàng, đòi hỏi bạn phải chịu khó tìm hiểu, đến tận nơi khảo sát, so sánh... thì mới có thể “mua rẻ, bán đắt”.

Góp tiền mua đất chung

Dù có nhiều bất tiện và dễ phát sinh tranh chấp nhưng đây thực sự là phương án rất hay cho những người có tiền tích lũy nhỏ. Nếu có thể thành lập một nhóm 3-5 người thân thiết, tin tưởng lẫn nhau góp vốn và đầu tư chung một mảnh đất, cơ hội mang lại lợi nhuận sẽ cao hơn nhiều so với “đơn thương độc mã”. Bởi những mảnh đất có cơ hội sinh lời, vị trí đẹp sẽ không có giá rẻ hoặc phải mất rất nhiều thời gian, công sức tìm kiếm. Khi góp chung vốn, nhóm mua chung sẽ dễ tìm được sản phẩm và dễ thanh khoản hơn, giá kỳ vọng cũng tốt hơn.

Ngoài ra, khi hoạt động theo nhóm, vốn kiến thức, kinh nghiệm của nhiều người cũng giúp tăng cơ hội tìm được sản phẩm tốt, và giảm rủi ro khi chẳng may tài sản khó thanh khoản. Với lựa chọn này, điều kiện tiên quyết là phải tin tưởng nhau và sẵn sàng đầu tư trong dài hạn, không vội vàng bán tháo khi thị trường khó khăn, hoặc chưa được giá kỳ vọng, vì đầu tư bất động sản ngắn hạn mang tính hên xui nhiều hơn, nếu đã tính toán kỹ lưỡng, mua được tài sản tốt, cứ yên tâm chờ đợi thời cơ.

Tận dụng vốn vay

Tận dụng tốt nguồn vốn vay giống như “mượn gió bẻ măng”, giúp những người làm công ăn lương có cơ hội sở hữu các tài sản có giá trị lớn hơn nhiều số tiền đang có. Mượn tiền của người thân hoặc vay vốn ngân hàng mua nhà trả góp đều là những bài toán thông minh cho người làm công ăn lương không đủ tiền mua đứt tài sản. Nhiều người chỉ có 200-300 triệu đồng trong tay nhưng sẵn sàng vay thêm 300-500 triệu để mua một mảnh đất, trong thời gian tích lũy trả nợ mảnh đất đó cũng có thể gia tăng giá trị vượt qua số lãi phải trả. Tuy nhiên, khi vay tiền người quen bạn cần giữ chữ tín để có thể xoay xở dễ dàng trong những lần sau. Với khoản vay ngân hàng, nên tính toán kỹ khả năng chi trả và không vay quá 50% giá trị tài sản để đảm bảo an toàn.

Đọc bài về công ty nhà xinh https://nhaxinhsaigon.com.vn/gioi-thieu

Theo thanhnienviet

Monday, February 22, 2021

Sở Xây dựng TP.HCM đề xuất cấp giấy phép xây dựng cho đất hỗn hợp

Sở Xây dựng TP.HCM đề xuất cấp giấy phép xây dựng cho đất hỗn hợp


Vừa qua, Sở Xây dựng TP.HCM đã đề xuất cấp giấy phép xây dựng chính thức cho người dân có đất trong các đồ án quy hoạch dân cư xây dựng mới, đất hỗn hợp để đảm bảo quyền lợi chính đáng cho các hộ dân.

Sở Xây dựng TP.HCM đề xuất cấp giấy phép xây dựng cho đất hỗn hợp trong khu dân cư hiện hữu. Ảnh minh họa

Đơn vị này đưa ra 2 phương án cấp phép xây dựng cho người dân có đất nằm trong quy hoạch dân cư xây dựng mới, đất hỗn hợp thuộc các đồ án quy hoạch phân khu 1/2.000. Sở Xây dựng đề xuất phương án 2 - phương án có lợi nhất cho người dân.

Phương án như sau: Cơ quan quản lý nhà nước sẽ cấp phép xây dựng chính thức cho người dân có đất nằm trong quy hoạch dân cư xây dựng mới, đất hỗn hợp với những chỉ tiêu kiến trúc, quy hoạch của công trình, nhà ở riêng lẻ được xác định theo Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 9411:2012. Theo tiêu chuẩn này thì nhà ở riêng lẻ được xây dựng với tầng cao tối đa không quá 6 tầng và nhà trong hẻm có lộ giới dưới 6m được xây tối đa không quá 4 tầng.

Văn bản của Sở Xây dựng TP.HCM nêu rõ: "Tuy nhiên, phương án này có nhược điểm là chưa phù hợp về điều kiện cấp giấy phép xây dựng của Luật Xây dựng và sẽ gây khó khăn trong việc mời gọi đầu tư các dự án theo quy hoạch xây dựng do chi phí đền bù tăng. Nhưng ngược lại, sẽ đáp ứng được nhu cầu xây dựng của các cá nhân, tổ chức cũng như đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của người sử dụng đất."

Để khắc phục nhược điểm trên, Sở đề nghị UBND TP.HCM giao Sở QH&KT nhanh chóng nghiên cứu quy chế quản lý quy hoạch, kiến trúc đô thị chung TP.HCM theo hướng phân loại cụ thể các chức năng tại quy hoạch phân khu.

Theo đó, sẽ cấp phép xây dựng chính thức cho nhóm đất ở cải tạo chỉnh trang, đất dân cư hiện hữu, đất dân cư xây dựng mới, đất hỗn hợp, đất nhóm nhà ở cao tầng và thấp tầng. Đồng thời, cấp phép xây dựng có thời hạn cho đất công trình công cộng, đất giao thông, cây xanh.

Đọc thêm bài về công ty nhà xinh https://nhaxinhsaigon.com.vn/gioi-thieu

Theo thanhnienviet

TP.HCM: Đề xuất cấp phép xây dựng chính thức cho đất hỗn hợp


Nhằm tháo gỡ khó khăn cho người dân, Sở Xây dựng TP.HCM vừa đề xuất UBND thành phố cấp giấy phép xây dựng chính thức cho người dân có đất thuộc quy hoạch dân cư xây dựng mới và đất hỗn hợp.

Về việc cấp phép xây dựng cho người dân có đất thuộc quy hoạch dân cư xây dựng mới và đất hỗn hợp trong các đồ án quy hoạch phân khu 1/2.000, Sở Xây dựng đưa ra hai phương án thực hiện. Cũng theo Sở, phương án 2 là phương án có lợi nhất cho người dân.

Cụ thể, người dân có đất thuộc quy hoạch dân cư xây dựng mới và đất hỗn hợp sẽ được cơ quan quản lý nhà nước cấp phép xây dựng chính thức với các chỉ tiêu kiến trúc, quy hoạch của công trình, nhà ở riêng lẻ theo Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 9411:2012. Theo tiêu chuẩn này, nhà trong hẻm có lộ giới dưới 6m được xây dựng không quá 4 tầng, nhà ở riêng lẻ được xây dựng không quá 6 tầng.

Nhiều khu vực tại TP.HCM dính quy hoạch treo khiến việc xin cấp phép xây dựng của người dân có nhiều khó khăn. Ảnh minh họa

Phương án này đáp ứng nhu cầu xây dựng của các cá nhân, tổ chức, đảm bảo quyền và lợi ích của người sử dụng đất. Nhược điểm của phương án này là sẽ khiến việc mời gọi đầu tư các dự án theo quy hoạch xây dựng khó khăn hơn do chi phí đền bù tăng. Bên cạnh đó, phương án này cũng chưa phù hợp về điều kiện cấp giấy phép xây dựng của luật Xây dựng. 

Với nhược điểm này, theo đề nghị của Sở Xây dựng, UBND TP.HCM cần giao Sở Quy hoạch - Kiến trúc nghiên cứu quy chế quản lý quy hoạch, kiến trúc đô thị chung TP.HCM theo hướng phân loại cụ thể các chức năng tại quy hoạch phân khu. Theo đó, nhóm đất dân cư hiện hữu, đất dân cư xây dựng mới, đất hỗn hợp, đất ở cải tạo chỉnh trang, đất nhóm nhà ở cao tầng/thấp tầng được cấp phép xây dựng chính thức. Các chức năng quy hoạch còn lại như đất cây xanh, giao thông, công trình công trình chỉ được cấp giấy phép xây dựng có thời hạn.

Sở Quy hoạch - Kiến trúc cho biết, có gần 14.000ha đất hỗn hợp và đất dân cư xây dựng mới trên địa bàn TP.HCM, chủ yếu tập trung trong 310 đồ án quy hoạch được lập, thẩm định và phê duyệt từ năm 2013. Những khu vực tập trung nhiều là quận 7, quận 12, TP. Thủ Đức, quận Bình Tân, huyện Nhà Bè, Hóc Môn, Bình Chánh. Nhiều đồ án bị rơi vào tình trạng quy hoạch treo khiến người dân khó khăn khi xin cấp phép xây dựng.

Đọc bài về công ty kiến trúc nhà xinh https://nhaxinhsaigon.com.vn/gioi-thieu

Theo thanhnienviet

Thursday, February 18, 2021

Bất động sản TP.HCM năm 2021 cần lực đẩy nào?

Bất động sản TP.HCM năm 2021 cần lực đẩy nào?


Bước sang năm 2021, để vượt qua khó khăn và bước vào giai đoạn phát triển mới, thị trường bất động sản nhà ở cần nhiều lực đẩy giúp phục hồi và tăng tốc trở lại.

Năm 2020, trong khi thị trường bất động sản nhà ở TP.HCM vẫn duy trì đà sụt giảm từ năm 2019 ở hầu hết phân khúc, vùng phụ cận với các địa phương như Bình Dương, Đồng Nai,... lại có sự phát triển đáng chú ý. Bước sang năm 2021, dự báo thị trường có thể hồi phục với mức độ tích cực tùy từng phân khúc cụ thể.

Vượt qua khó khăn cũ

Trong năm 2020, tại TP.HCM, ngoại trừ phân khúc nhà phố và biệt thự tăng so với năm 2019, các phân khúc còn lại đều sụt giảm cả về nguồn cung mới lẫn sức cầu. Trong khi đó, theo số liệu của DKRA Việt Nam, Bình Dương "trỗi dậy" với nguồn cung mới lên đến 5.627 sản phẩm đất nền và khoảng 10.526 căn hộ, Đồng Nai dẫn đầu nguồn cung mới nhà phố và biệt thự với 2.749 căn. Ở phân khúc nghỉ dưỡng, thị trường rơi vào trạng thái gần như "ngủ đông".

Nhìn lại giai đoạn 2013-2015, thị trường bất động sản cả nước gặp phải nhiều khó khăn do nguồn cung và tỷ lệ tiêu thụ đều sụt giảm, thậm chí không ghi nhận giao dịch. Tương tự giai đoạn 2013-2015, thị trường bất động sản nhà ở TP.HCM năm 2020 cũng đối mặt nhiều thách thức với ảnh hưởng kép từ đại dịch và đà suy giảm kéo dài từ năm 2019. Do sự siết chặt quy trình thủ tục cấp phép dự án của các cơ quan Nhà nước, nguồn cung dự án mới tiếp tục sụt giảm đáng kể.

Các thị trường vùng ven như Bình Dương, Đồng Nai nổi lên trong năm 2020. Ảnh: Quỳnh Danh.

Tại TP.HCM, thị trường gần như vắng bóng loại hình căn hộ hạng bình dân trong khi nhu cầu ở phân khúc này còn rất lớn. Cùng lúc đó, dù nguồn cung mới giảm mạnh, mặt bằng giá vẫn liên tục tăng cao. Đặc biệt, mức giá sơ cấp ở các giai đoạn sau tăng trung bình 10-15% so với giá bán ở giai đoạn trước. Điều này làm khả năng sở hữu nhà cho người có nhu cầu ở thực với nguồn tài chính không cao càng trở nên khó khăn.

Với phân khúc nghỉ dưỡng, đây là phân khúc chịu ảnh hưởng nặng nề nhất do đại dịch trong năm 2020 và sự cố vỡ cam kết lợi nhuận cuối năm 2019. Thị trường đã manh nha xuất hiện hình thức đầu tư tài chính Bất động sản giống như tín thác đầu tư Bất động sản mà luật pháp chưa có quy định cụ thể.

Tại khu vực Bảo Lộc - Lâm Đồng, nhiều dự án được quảng cáo với mô hình mới như homestay, farmstay,… Tuy nhiên, hiện nay Nhà nước chưa có quy định cụ thể để giám sát, quản lý hoạt động của các loại hình này. Những điều trên cho thấy thị trường vẫn tiềm ẩn một số nguy cơ và rủi ro nhất định.

Động lực cho 2021

Bước sang 2021, để vượt qua khó khăn và bước vào giai đoạn phát triển mới, các chuyên gia đánh giá thị trường bất động sản nhà ở sẽ cần nhiều lực đẩy giúp phục hồi và tăng tốc trở lại.

Một trong những yếu tố đáng lạc quan là diễn biến kinh tế vĩ mô và công tác kiểm soát dịch bệnh tốt của Việt Nam. Theo Tổng cục Thống kê Việt Nam, tổng sản phẩm trong nước (GDP) năm 2020 ước tính tăng 2,91% so với năm 2019 dù năm qua có nhiều biến động. Ngân hàng Thế giới cũng dự báo kinh tế Việt Nam tăng trưởng khoảng 6,8% trong năm 2021 - mức tăng trưởng thuộc hàng đầu thế giới.

Bên cạnh đó, các chính sách pháp lý chính thức có hiệu lực trong năm 2021 như Luật Đầu tư 2020, Luật Xây dựng sửa đổi 2020, Thông tư 21/2019/TT-BXD, Nghị định 148/2020/NĐ-CP,… sẽ giúp thị trường hoạt động minh bạch hơn. Đặc biệt, việc thành lập Thành phố Thủ Đức và chủ trương đẩy mạnh triển khai nhiều công trình hạ tầng giao thông trọng điểm trong năm 2021 cũng là lợi thế thúc đẩy thị trường bứt phá.

Ông Phạm Lâm, Tổng giám đốc DKRA Việt Nam đánh giá cần thêm 4 giải pháp để kích hoạt những lực đẩy trên cho thị trường trong năm 2021.

Giới đầu tư và các nhà phát triển bất động sản đặt nhiều kỳ vọng vào thị trường năm 2021. Ảnh: Quỳnh Danh.

Thứ nhất, về chính sách pháp lý, hệ thống pháp luật liên quan đến bất động sản nhà ở phải được bổ sung và hoàn thiện hơn nhằm bắt kịp diễn biến và nhu cầu thị trường. Các quy trình pháp lý cần được đơn giản hóa, tạo điều kiện cho doanh nghiệp tháo gỡ những vướng mắc thủ tục, sớm hoàn thiện pháp lý dự án. Từ đó, đẩy nhanh tiến độ xây dựng, gia tăng nguồn cung và góp phần ổn định mặt bằng giá trên thị trường.

Thứ hai, cần đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án hạ tầng giao thông sớm đưa vào sử dụng. Bên cạnh đó, quy hoạch thành phố Thủ Đức cần được Nhà nước ban hành hướng dẫn cụ thể hơn để doanh nghiệp và người dân chủ động có chiến lược phát triển phù hợp.

Thứ ba, các doanh nghiệp bất động sản nên đa dạng hóa kênh tiếp cận nguồn vốn mới từ thị trường chứng khoán, quỹ đầu tư ngoại,… để nâng cao năng lực tài chính, hạn chế phụ thuộc vào kênh huy động vốn từ khách hàng. Đồng thời, chủ đầu tư phải chú trọng đầu tư cảnh quan, tiện ích dự án, đảm bảo chất lượng công trình và áp dụng linh hoạt các chính sách bán hàng,… nhằm tạo lợi thế cạnh tranh và thu hút sự quan tâm của khách hàng. Bên cạnh đó, doanh nghiệp nên đẩy mạnh ứng dụng công nghệ trong các mô hình vận hành để cải tiến chất lượng dịch vụ và tối ưu chi phí. Quan trọng hơn hết, các doanh nghiệp cần nghiêm túc tuân thủ quy định của pháp luật, tránh những sai phạm gây bất ổn cho thị trường và xã hội.

Thứ tư là xu hướng phát triển bất động sản xanh, bền vững. Theo ông Phạm Lâm, đây là xu thế tất yếu cho thị trường và các doanh nghiệp. Trong dài hạn, dự án đáp ứng các tiêu chí xanh và bền vững sẽ mang lại nhiều giá trị cho người mua, chủ đầu tư và cả cộng đồng. Do đó, bất động sản xanh và bền vững nên được các chủ đầu tư chú trọng hướng tới trong tương lai gần.

Đọc bài về công ty nhà xinh https://nhaxinhsaigon.com.vn/

Theo Zing

Nhà giá rẻ tiếp tục khan hiếm trầm trọng

Nhà giá rẻ tiếp tục khan hiếm trầm trọng


Thời điểm cuối năm 2020 và đầu 2021, thị trường bất động sản Hà Nội đón nhiều dự án chung cư mới. Đáng nói, nguồn hàng mới này vẫn tập trung chính ở căn hộ cao cấp, thị trường vắng bóng hoàn toàn các dự án giá rẻ, hướng đến nhu cầu của đại đa số người dân.

Theo tìm hiểu của Batdongsan.com.vn, một dự án chung cư mới được giới thiệu trên thị trường thời gian gần đây là BRG Diamond Residence của BRG Group. Tọa lạc tại số 25 Lê Văn Lương (Thanh Xuân), BRG Diamond Residence được định vị là dòng sản phẩm hạng sang với 2 tòa tháp cao 35 tầng (5 tầng hầm), gồm 662 căn hộ với khoảng giá 60-70 triệu đồng/m2. Cùng thời điểm, một dự án hạng sang được quảng cáo là Grandeur Palace - Giảng Võ tọa lạc tại 138B đường Giảng Võ (quận Ba Đình, Hà Nội) của chủ đầu tư Văn Phú – Invest. Dự án là tòa tháp cao 22 tầng, với hơn 140 căn hộ có diện tích từ 77,6-153,8 m2, giá bán từ 80-100 triệu đồng/m2.

Một dự án căn hộ hạng sang khác được chào bán trên thị trường thời điểm này là Hateco Laroma (số 4A Huỳnh Thúc Kháng kéo dài). Dự án là tổ hợp căn hộ cao cấp – trung tâm thương mại – Văn phòng hạng A cao 30 tầng với khoảng 300 căn hộ, diện tích từ 88m2 – 121m2, khoảng giá phổ biến từ 62-72 triệu đồng/m2.

Đầu năm 2021, thị trường đón thêm một dự án căn hộ cao cấp khác là Bình Minh Garden. Tọa lạc tại 93 Đức Giang (Long Biên), dự án được thiết kế hình chữ U cao 25 tầng và 3 tầng hầm, gồm 494 căn hộ có diện tích 73-104m2, gồm 2 hoặc 3 phòng với khoảng giá 30 triệu đồng/m2.

Nhiều giải pháp phát triển nhà ở xã hội đã và đang được Bộ Xây dựng nghiên cứu. Ảnh minh họa

Không khó nhận ra lượng dự án hạng sang, trung – cao cấp tung ra thị trường giai đoạn này tiếp tục đóng vai trò chủ đạo. Nhà giá rẻ, nhà thu nhập thấp vẫn “vắng vẻ” như các năm trước. Theo báo cáo của Hội Môi giới Bất động sản Việt Nam, năm 2020, tổng căn hộ mới chào bán trên thị trường Hà Nội là 16.350 sản phẩm. Trong đó, căn hộ bình dân chỉ chiếm 12,5% nguồn cung - một con số quá nhỏ nhoi so với lực cầu nhà giá rẻ chiếm đến 80% dân số.

Báo cáo từ Bộ Xây dựng cũng cho biết từ năm 2016 đến nay có 1.040 dự án xây dựng nhà ở xã hội dành cho người thu nhập thấp tại khu vực đô thị và công nhân khu công nghiệp, bao gồm 507 dự án nhà ở xã hội độc lập và 533 dự án nhà ở xã hội được xây dựng trên quỹ đất 20% của các dự án nhà ở thương mại, dự án phát triển đô thị. Trong đó, đã hoàn thành 248 dự án với quy mô xây dựng khoảng hơn 103.500 căn, tổng diện tích đã hoàn thành hơn 5,1 triệu m2; đang tiếp tục triển khai 264 dự án, với quy mô xây dựng khoảng 216.500 căn, với tổng diện tích khoảng 10,8 triệu m2. Như vậy, với tổng diện tích hơn 5,1 triệu m2 nhà ở xã hội đã xây dựng mới chỉ đạt được khoảng 41,4% so với mục tiêu 12,5 triệu m2 nhà ở đề ra trong Chiến lược phát triển nhà ở quốc gia đến năm 2020.

Trước thực trạng trên, nhằm khuyến khích loại hình nhà ở này phát triển, Phó Cục trưởng Cục Quản lý nhà và thị trường bất động sản Nguyễn Mạnh Khởi cho biết, Bộ Xây dựng đã nghiên cứu một số nhóm giải pháp:

Giải pháp thứ nhất là về quy hoạch, bố trí quỹ đất. Cụ thể, các địa phương khi rà soát, xây dựng, phê duyệt chương trình, kế hoạch phát triển nhà ở phải xác định rõ chỉ tiêu phát triển nhà ở thương mại giá rẻ, xác định danh mục các dự án.

Giải pháp thứ hai là về giá bán. Giá bán nhà ở xã hội cần được xem xét, điều chỉnh trong từng thời kỳ phụ thuộc theo sự biến động của thị trường. Với các thành phố lớn, trước mắt, giá bán nhà ở thương mại giá rẻ không vượt quá 25 triệu đồng/m2. Đối với các địa phương, giá bán không quá 20 triệu đồng/m2.

Giải pháp thứ ba là cơ chế ưu đãi về đất đai. Những doanh nghiệp tham gia đầu tư xây dựng nhà ở xã hội được chậm nộp tiền sử dụng đất trong thời hạn quy định.

Giải pháp thứ tư là về thủ tục đầu tư xây dựng, doanh nghiệp đầu tư xây dựng được miễn thủ tục thẩm định thiết kế triển khai sau thiết kế cơ sở; trường hợp dự án đã thẩm định thiết kế triển khai sau thiết kế cơ sở thì được miễn cấp giấy phép xây dựng.

Giải pháp thứ năm là về cơ chế huy động vốn, chủ đầu tư dự án được huy động vốn từ các nguồn hợp pháp theo quy định của Luật Nhà ở; được phát hành trái phiếu doanh nghiệp để huy động vốn triển khai dự án và được vay vốn ưu đãi.

Đọc thêm bài về công ty nhà xinh https://nhaxinhsaigon.com.vn/gioi-thieu

Theo thanhnienviet

Wednesday, February 17, 2021

Bất động sản có giảm giá khi Covid-19 bùng phát lại?

Bất động sản có giảm giá khi Covid-19 bùng phát lại?


Năm 2020 giá bất động sản tăng suốt 2 đợt Covid-19 và sự bùng phát dịch lần ba đầu năm nay vẫn khó kéo giảm giá nhà đất, theo chuyên gia.

Đầu năm Tân Sửu, đại dịch bùng phát trở lại, ngay lập tức thành biến số lớn nhất tác động đến nền kinh tế nói chung và thị trường bất động sản nói riêng. Dưới đây là chia sẻ của các chuyên gia địa ốc với VnExpress về dự báo tác động của biến số này đến giá bất động sản trong năm 2021.

Ông Phan Công Chánh, Tổng giám đốc Công ty Phú Vinh cho rằng, mặc dù đại dịch đã quay lại những ngày sát Tết Tân Sửu với nhiều chủng virus mới, tác động trực tiếp đến cuộc sống người dân trong tháng 2 và đang làm dấy lên nhiều quan ngại đối với nền kinh tế, song giá bất động sản sẽ khó có thể quay đầu giảm ít nhất cho đến quý II/2021.

Theo ông Chánh, do Covid-19 đã từng diễn biến phức tạp trong năm 2020 nhưng giá đất vẫn tăng bất thường nên sự quay lại của chủng virus mới chưa thể tác động đến giá bất động sản trong ngắn hạn 3-6 tháng. Tuy nhiên, tính thanh khoản (sức mua, lượng tiêu thụ) của thị trường địa ốc sẽ bị giảm ngay lập tức từ giữa cuối quý I, do tác động tâm lý.

Chuyên gia này xác nhận, diễn biến giá nhà đất trong quý III và quý IV vẫn khó lường vì còn phụ thuộc vào biến số của công tác phòng chống và khống chế dịch bệnh, dù vậy kịch bản giảm giá rất khó xảy ra trong trung hạn.

CEO Phú Vinh phân tích, có nhiều nguyên nhân khiến giá bất động sản khó giảm dù đợt dịch mới bùng lại đầu năm Tân Sửu. Thứ nhất, lãi suất tiền gửi đang được giữ ở mức thấp kỷ lục nên dòng tiền sẽ chảy sang các kênh tài sản hoặc đầu tư tài chính liên thông như bất động sản, chứng khoán.

Thứ hai là xu hướng tiền rẻ được Fed (Cục dự trữ liên bang Mỹ) cam kết giữ ít nhất trong 3-4 năm tới cho đến khi kinh tế thế giới phục hồi. Xu hướng tiền rẻ này cũng tác động đến thị trường Việt Nam, khiến người dân nỗ lực tìm kênh trú ẩn an toàn cho dòng vốn.

Thị trường bất động sản TP Thủ Đức. Ảnh: Quỳnh Trần.

Thứ ba, giá bất động sản được hưởng lợi nhờ đầu tư công của quốc gia, trong đó có rất nhiều công trình hạ tầng trọng điểm trong giai đoạn 2020-2021 và sẽ còn tiếp tục trong vài năm tới.

Thứ tư, thị trường bất động sản nhìn ở rổ hàng sơ cấp vẫn đang thiếu hụt nguồn cung do chính sách thắt chặt, pháp lý khó khăn. Điều này dẫn đến các sản phẩm nhà đất mới được mở bán trong năm Tân Sửu vẫn neo ở vùng giá cao do quy luật cung ít cầu nhiều và hội chứng tăng giá vì khan hiếm.

"Thị trường bất động sản tuy khó giảm giá nhưng kịch bản tăng vẫn cần cú hích về tâm lý là Covid-19 được khống chế để từng bước trở lại bình thường như trước khi có dịch", ông Chánh cho hay.

Tương tự, trao đổi với VnExpress về xu hướng giá bất động sản năm 2021, ông Phạm Lâm, CEO DKRA Việt Nam cho biết, đại dịch có tác động đến việc giảm giá tài sản nhà đất hay không phụ thuộc vào cung cầu, phản ứng tâm lý của người nắm giữ tài sản và kết quả của công tác phòng chống dịch.

Xét về tương quan nguồn cung nhà đất và nhu cầu bất động sản, nguồn cung đang suy giảm trong khi nhu cầu vẫn cao. Theo ông Lâm, cung cầu là biểu hiện rõ nhất về xu hướng thị trường trong dài hạn và thường là thông số tham khảo chuẩn xác nhất.

Tâm lý của người nắm giữ tài sản trong năm 2020 cho thấy họ chưa chịu sức ép đủ lớn để bán rẻ. Với bên nắm giữ tài sản là các tổ chức (doanh nghiệp), động thái bán giá cao vẫn diễn ra trong năm 2020 và với người nắm giữ tài sản là cá nhân (nhà đầu tư nhỏ lẻ) một số giao dịch thứ cấp cho thấy vẫn có lãi ngay cả khi bán giá thấp hơn năm 2019. Do đó, cần quan sát thêm năm 2021 có thể xảy ra tâm lý bán rẻ hay không để xác định phản ứng thực tế nhưng xác suất bán rẻ rất thấp.

Kế đến là quan sát diễn biến phòng chống dịch của Chính phủ, doanh nghiệp và cả người dân từ đợt dịch lần thứ nhất và thứ hai trong năm 2020 rất tích cực. Đợt dịch mới sát Tết Tân Sửu cũng được khoanh vùng phong tỏa, truy vết quyết liệt ngay từ đầu, người dân và doanh nghiệp đều đã có kinh nghiệm và thận trọng hơn. "Với các yếu tố cung cầu, tâm lý nắm giữ tài sản và diễn biến phòng chống dịch cho thấy có rất nhiều tín hiệu tích cực và ít khả năng các biến số này kéo giảm giá bất động sản năm 2021", ông Lâm cho hay.

Trong khi đó, ông Trần Khánh Quang, Tổng giám đốc Công ty Việt An Hòa đưa ra dự báo về 3 kịch bản thị trường bất động sản đầu năm Tân Sửu cũng cho thấy xác suất giảm giá nhà đất khá thấp. Cụ thể, với kịch bản màu xám, xảy ra khủng hoảng, xác suất giảm giá chỉ ước tính vào khoảng 15% trong khi xác suất tăng giá ở mức trung bình chiếm 65% và kịch bản tăng giá mạnh có xác suất là 20%.

"Đại dịch bùng phát trở lại chắc chắn là biến số lớn nhất trong năm Tân Sửu, có thể tác động mạnh đến sức mua của thị trường bất động sản và giá nhà đất. Dù xác suất giảm giá chỉ là 15%, đây là cảnh báo đáng lưu tâm và khuyến nghị thận trọng không bao giờ thừa", ông Quang nhấn mạnh.

Đọc bài về công ty thiết kế kiến trúc nhà xinh https://nhaxinhsaigon.com.vn/gioi-thieu

Theo vnexpress