Thursday, December 23, 2021

Trang bổ sung Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là gì? Có được cấp đổi, cấp lại không?

Trang bổ sung Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là gì? Có được cấp đổi, cấp lại không?


Trang bổ sung Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là một trang của Giấy chứng nhận (sổ đỏ, sổ hồng), được sử dụng để ghi một số thông tin liên quan tới nhà ở, thửa đất. Loại giấy tờ này luôn đi kèm với giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.

Bài viết dưới đây làm rõ một số vấn đề liên quan tới trang bổ sung Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất như trang bổ sung sổ đỏ ghi những thông tin gì, được sử dụng trong trường hợp nào, có được cấp lại hoặc cấp đổi khi bị mất, bị rách hay không...

1. Trang bổ sung Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là gì?

Khoản 1, Điều 3, Thông tư 23/2014/TT-BTNMT nêu rõ, mẫu Giấy chứng nhận (sổ đỏ, sổ hồng) gồm một tờ có 04 trang, được in nền hoa văn trống đồng có màu hồng cánh sen và Trang bổ sung nền trắng.

Trang bổ sung in chữ màu đen với dòng chữ "Trang bổ sung Giấy chứng nhận"; số phát hành Giấy chứng nhận; số hiệu thửa đất; số vào sổ cấp Giấy chứng nhận và mục "IV. Những thay đổi sau khi cấp Giấy chứng nhận" như trang 4 của sổ đỏ.

Như vậy, trang bổ sung sổ đỏ là một trang của sổ đỏ, dùng để xác nhận một số thay đổi liên quan đến quyền sử dụng đất và quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất.

Trang bổ sung Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất được sử dụng để xác nhận thay đổi trong một số trường hợp liên quan đến quyền sử dụng đất. Ảnh: LĐO

2. Trang bổ sung sổ đỏ được sử dụng trong trường hợp nào?

Theo quy định tại Khoản 2, Điều 20, Thông tư 23/2014/TT-BTNMT, trang bổ sung Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất được dùng để xác nhận thay đổi trong các trường hợp sau đây:

Đăng ký thế chấp bằng quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất.

Xác nhận thay đổi nội dung đã đăng ký hoặc xóa đăng ký thế chấp quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất.

Cho thuê, cho thuê lại hoặc xóa cho thuê, cho thuê lại đất của doanh nghiệp đầu tư hạ tầng trong khu công nghiệp, cụm công nghiệp, khu kinh tế, khu công nghệ cao, khu chế xuất.

Chuyển quyền sử dụng đất, quyền sở hữu căn hộ chung cư đối với trường hợp doanh nghiệp đầu tư xây dựng nhà ở để bán hoặc bán kết hợp với cho thuê đã được cấp Giấy chứng nhận chung cho các căn hộ chung cư khi chưa bán.

Thể hiện sơ đồ tài sản gắn liền với đất trong trường hợp chứng nhận bổ sung, thay đổi tài sản gắn liền với đất mà không thể bổ sung, chỉnh lý sơ đồ tài sản trên trang 3 của sổ đỏ, sổ hồng.

Như vậy, trang bổ sung sổ đỏ rất cần thiết trong các trường hợp nêu trên. Người sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất cần nắm rõ các trường hợp sử dụng để bảo vệ quyền lợi hợp pháp của mình. Đọc thêm về thiết kế biệt thự tân cổ điển đẹp 2021

3. Trang bổ sung Giấy chứng nhận bị mất có được cấp lại không? 

Điều 16, Thông tư 02/2015/TT-BTNMT quy định về cấp lại trang bổ sung Giấy chứng nhận: Trong trường hợp Trang bổ sung sổ đỏ bị mất mà người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất có nhu cầu cấp lại thì việc cấp lại Trang bổ sung Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất được thực hiện theo quy định tại Điều 77, Nghị định số 43/2014/NĐ-CP.

Theo đó, Văn phòng đăng ký đất đai sẽ ghi: "Trang bổ sung này thay thế cho Trang bổ sung số… (ghi số thứ tự của Trang bổ sung bị mất) " vào dòng đầu tiên của Trang bổ sung Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cấp lại.

Thủ tục cấp lại trang bổ sung Giấy chứng nhận vì thế cũng giống như thủ tục cấp lại sổ đỏ. Cụ thể, theo Khoản 1, Điều 77, Nghị định 43/2014/NĐ-CP và Điều 16, Thông tư 02/2015/TT-BTNMT, thủ tục xin cấp lại trang bổ sung sổ đỏ như sau:

Bước 1: Khai báo với UBND phường, xã, thị trấn

Theo Khoản 1, Điều 77, Nghị định 43/2014/NĐ-CP, cá nhân, hộ gia đình trong quá trình quản lý, sử dụng sổ đỏ mà bị mất Trang bổ sung Giấy chứng nhận phải khai báo với UBND phường, xã, thị trấn (gọi chung là UBND cấp xã) nơi có đất về việc bị mất (ngoại trừ trường hợp mất do hỏa hoạn, thiên tai).

Khi tiếp nhận thông tin khai báo mất Trang bổ sung Giấy chứng nhận của người dân, UBND cấp xã có trách nhiệm niêm yết thông báo mất Trang bổ sung tại trụ sở UBND phường, xã, thị trấn.

Đối với các tổ chức trong nước, cơ sở tôn giáo, tổ chức nước ngoài, cá nhân nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài khi bị mất Trang bổ sung sổ đỏ cần phải đăng tin mất Trang bổ sung giấy chứng nhận trên các phương tiện thông tin đại chúng ở địa phương.

Sau 30 ngày, tính từ ngày UBND cấp xã niêm yết thông báo mất trang bổ sung Giấy chứng nhận tại trụ sở UBND cấp xã đối với trường hợp cá nhân, hộ gia đình, cộng đồng dân cư hoặc kể từ ngày đăng tin lần đầu trên phương tiện thông tin đại chúng ở địa phương đối với trường hợp của tổ chức trong nước, cơ sở tôn giáo, tổ chức nước ngoài, cá nhân nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài thì người có quyền sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất bị mất trang bổ sung sổ đỏ phải chuẩn bị một bộ hồ sơ và nộp hồ sơ đề nghị cấp lại trang bổ sung đó.

Trang bổ sung sổ đỏ nếu bị mất hoặc bị rách, hư hỏng vẫn được cấp đổi hoặc cấp lại tùy từng trường hợp cụ thể. Ảnh: LĐO

Bước 2: Nộp hồ sơ xin cấp lại trang bổ sung sổ đỏ do bị mất

Hồ sơ nộp đề nghị cấp lại Trang bổ sung sổ đỏ do bị mất gồm các loại giấy tờ sau:

- Đơn đề nghị cấp lại trang bổ sung của giấy chứng nhận theo Mẫu số 10/ĐK.

-  Giấy xác nhận của UBND cấp xã về việc đã niêm yết thông báo mất trang bổ sung sổ đỏ.

- Trường hợp bị mất do hỏa hoạn, thiên tai cần phải có giấy xác nhận về việc đã xảy ra hỏa hoạn, thiên tai đó của UBND cấp xã.

Sau khi chuẩn bị đầy đủ một bộ hồ sơ nêu trên, cá nhân hộ gia đình có thể nộp trực tiếp tại UBND cấp xã nơi có nhà đất.

Nếu không nộp tại UBND cấp xã, người sử dụng đất nộp tại bộ phận một cửa liên thông cấp huyện.

Trường hợp địa phương chưa tổ chức bộ phận một cửa liên thông thì nộp hồ sơ trực tiếp tại Chi nhánh văn phòng đăng ký đất đai cấp huyện. Đọc bài về thiết kế không gian nhà đẹp https://khonggiandep.pro/

Bước 3: Tiếp nhận hồ sơ và giải quyết yêu cầu

Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai thực hiện kiểm tra hồ sơ xin cấp lại trang bổ sung giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, trình lên cơ quan nhà nước có thẩm quyền để ký quyết định hủy trang bổ sung bị mất và ký cấp lại trang bổ sung giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trong thời hạn không quá 03 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ, hợp lệ từ Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai. Sau đó, chuyển kết quả cho Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai trong thời hạn không quá 01 ngày.

Trách nhiệm của Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai là chỉnh lý, cập nhật biến động vào hồ sơ địa chính, cơ sở dữ liệu đất đai rồi chuyển kết quả cho Bộ phận tiếp nhận hồ sơ trao trả kết quả cho người có yêu cầu cấp lại trang bổ sung trong thời hạn không quá 25 ngày, tính từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ, hợp lệ từ Văn phòng đăng ký đất đai.

Thời gian thực hiện thủ tục cấp lại trang bổ sung sổ đỏ không quá 10 ngày làm việc, tính từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ. Đối với các xã miền núi, vùng sâu, vùng xa, hải đảo, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, đặc biệt khó khăn, thời gian thực hiện thủ tục không quá 20 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ.

4. Trang bổ sung sổ đỏ bị rách, hư hỏng sẽ được cấp đổi?

Đối với trường hợp trang bổ sung Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất bị hư hỏng, bị rách, ố hoặc nhòe, người sử dụng đất phải thực hiện thủ tục cấp đổi sổ đỏ. Theo Khoản 1, Điều 10, Thông tư 24/2014/TT-BTNMT, hồ sơ xin cấp đổi Giấy chứng nhận gồm các loại giấy tờ sau đây:

- Đơn đề nghị cấp đổi theo Mẫu số 10/ĐK.

- Bản gốc Giấy chứng nhận đã cấp.

Về trình tự, thủ tục cấp đổi sổ đỏ gồm nơi nộp hồ sơ, tiếp nhận và xử lý hồ sơ thực hiện giống với trường hợp cấp lại trang bổ sung Giấy chứng nhận nêu trên.

Về thời gian thực hiện thủ tục, không quá 07 ngày làm việc tính từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ và hợp lệ. Đối với xã miền núi, vùng sâu, vùng xa, hải đảo, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, đặc biệt khó khăn, thời gian thực hiện thủ tục cấp đổi sổ đỏ không quá 17 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ.

Trên đây là những quy định liên quan đến trang bổ sung Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất mà cá nhân, hộ gia đình sử dụng đất cũng như tài sản gắn liền với đất cần nắm rõ. Bạn đọc có thể tham khảo thêm các quy định của pháp luật hiện hành liên quan tới sổ đỏ, sổ hồng tại đây. 

Đọc bài về thiết kế nội thất nhà xinh furniture https://nhaxinhfurniture.com/

Theo thanhnienviet

Tuesday, December 21, 2021

Người mua nhà toàn cầu tiếp tục đối mặt với áp lực giá tăng trong năm 2022

Người mua nhà toàn cầu tiếp tục đối mặt với áp lực giá tăng trong năm 2022


Tốc độ tăng giá nhà sẽ giảm bớt, nhưng không có nghĩa là dừng lại, tại hầu hết các thị trường bất động srn trong năm tới. Theo Reuters, điều này sẽ đè nặng lên khả năng chi trả cho nhà ở của người dân, nhất là khi lãi suất có khả năng tăng cao hơn.


Gần ba phần tư số người tham gia khảo sát của Reuters đến từ 8 thị trường nhà ở lớn trên thế giới đều cho rằng giá nhà sẽ cao hơn và nằm ngoài tầm với của nhiều người trong 2-3 năm tới.

Những người vốn đã phải vật lộn với khoản thanh toán trước khi mua nhà sẽ gặp khó khăn hơn so với những người đang sở hữu nhà, vốn đã tiết kiệm được hàng đống tiền nhờ đại dịch từ lãi suất thấp và lạm phát.

“Những người trẻ sẽ gặp rủi ro lớn nhất, bởi họ không thể tích lũy đủ tiền để thanh toán trước cho căn nhà”. Đọc bài về tạp chí nhà đẹp https://tapchinhaxinh.com.vn/

Suốt nhiều năm qua, các thị trường nhà ở lớn trên toàn cầu chứng kiến mức lãi suất thấp và thiếu nhà giá rẻ triền miên, khiến giá nhà tăng lên kỷ lục ngay trước đại dịch.

Việc tăng giá đang càng mạnh mẽ hơn khi những người giàu có đang sở hữu nhà trong thành phố tìm thêm không gian sống bên ngoài thành phố vì họ có thể làm việc từ xa.

Theo ghi nhận, hầu hết các thị trường nhà ở lớn trong thời gian qua đều hoạt động tốt hơn so với nền kinh tế và cả dự báo của các chuyên gia trong ngành. Tại 5 trong số các thị trường đó - Hoa Kỳ, Anh, Úc, Canada và Dubai - giá nhà đã tăng gần gấp đôi so với mức dự đoán vào đầu năm nay. Còn trong năm tới, chỉ có 1 chuyên gia được Reuters khảo sát cho rằng già nhà sẽ giảm trong năm tới.

Ngoài ra, giá nhà trên toàn cầu trong năm 2022 có thể tiếp tục tăng do tình trạng khan hiếm vật liệu xây dựng khi đại dịch làm gián đoạn chuỗi cung ứng. Điều này sẽ khiến tốc độ xây dựng nhà, nhất là nhà giá rẻ vốn đã chậm chạp càng trở nên trì trệ hơn. Hệ quả là, nguồn cung ngày càng khan hiếm, đẩy những người có thu nhập thấp hơn khỏi thị trường nhà ở.

Đọc bài về thiết kế nội thất nhà xinh furniture https://nhaxinhfurniture.com/

Theo thanhnienviet

Monday, December 13, 2021

Những thị trường địa ốc đắt đỏ nhất thế giới

Những thị trường địa ốc đắt đỏ nhất thế giới


Monaco, Hong Kong và New York là 3 thị trường nhà ở đắt đỏ nhất thế giới. Trung bình 1 triệu USD chỉ mua được hơn 17 m2 tại Monaco, 21 m2 ở Hong Kong và 38 m2 tại New York.

Monaco là thị trường bất động sản đắt đỏ nhất thế giới. Theo báo cáo của đơn vị tư vấn bất động sản quốc tế Savills, giá nhà đất trung bình tại thị trường Monaco là 56.627 USD/m2. Ảnh: Reuters. Xem bài về thiết kế nhà xinh https://inhaxinh.com/

Đất nước này được coi là dành riêng cho giới nhà giàu với những nhà hàng sang trọng, cửa hàng thời trang cao cấp và các câu lạc bộ du thuyền. Ảnh: Reuters.

Xếp sau Monaco là Hong Kong, thị trường nhà ở đắt đỏ thứ 2 thế giới với giá trung bình 47.257 USD/m2. Nhưng theo Savills, thị trường bất động sản Hong Kong có xu hướng sụt giảm do môi trường chính trị bất ổn. Ảnh: Reuters.

Vị thế trung tâm tài chính quốc tế hàng đầu đã thúc đẩy thị trường nhà ở của thành phố trở nên đắt đỏ hàng đầu thế giới. Ảnh: SCMP.

Ngoài ra, với hơn 7,5 triệu người thuộc nhiều quốc tịch khác nhau, sống trong một khu vực diện tích nhỏ, Hong Kong là một trong những đô thị có mật độ dân số cao nhất thế giới. Ảnh: SCMP.

Hồi đầu năm nay, một nhóm nhà đầu tư Hong Kong đã trả cho chính quyền thành phố khoảng 935 triệu USD để mua một mảnh đất rộng 1,25 mẫu Anh ở Victoria Peak, tương đương 69.025 USD/m2. Ảnh: Business Insider.

Thương vụ đã lập kỷ lục mới về giá tiền trên mỗi m2, được trả cho một khu dân cư thuộc sở hữu của chính quyền Hong Kong. Ảnh: Reuters.

Victoria Peak là một trong những khu dân cư đắt đỏ nhất Hong Kong. Đó là nơi sinh sống của nhiều nhà tài phiệt, người nổi tiếng và tỷ phú. Ảnh: Reuters.

New York cũng xuất hiện trong danh sách các thị trường bất động sản đắt đỏ nhất thế giới. Bất chấp ảnh hưởng từ dịch Covid-19, nhu cầu đối với nhà ở tại New York vẫn tăng mạnh trong năm 2021. Ảnh: Reuters.

Giá nhà trung bình tại New York là 26.523 USD/m2. Ngoài tình trạng thiếu không gian, một trong những lý do khiến thị trường New York trở nên hấp dẫn là sức hút của thành phố. New York là trung tâm của thời trang, nghệ thuật, tài chính, công nghệ và là thành phố không ngủ của thế giới. Ảnh: Reuters. Đọc thêm bài về biệt thự hiện đại 3 tầng https://nhaxinh.pro/biet-thu/thiet-ke-biet-thu-hien-dai-3-tang-dep-anh-bac.html

Nhật Bản cũng là một thị trường bất động sản sôi động và đắt đỏ trên thế giới. Báo cáo của Savills chỉ ra Tokyo là thị trường bất động sản đắt đỏ thứ 4 thế giới. Ảnh: Reuters.

Giá trung bình tại thủ đô của Nhật Bản là 24.371 USD/m2. Các khu dân cư đắt đỏ nhất của Tokyo bao gồm Azabu, Omotesando và Toranomon. Ảnh: Reuters.

Thành phố Geneva của Thụy Sĩ là thị trường bất động sản đắt đỏ thứ 5 thế giới với giá trung bình 22.843 USD/m2. Ảnh: Reuters.

Thượng Hải là thành phố lớn nhất Trung Quốc và đóng vai trò như một trung tâm tài chính. Giá nhà đất trung bình tại đây là 20.809 USD/m2. Ảnh: SCMP.

London của Anh chỉ xếp sau Thượng Hải với mức giá trung bình 20.347 USD/m2. Ảnh: AP.

Đứng thứ 8 trong danh sách thị trường bất động sản đắt đỏ nhất thế giới là Sydney với 19.012 USD/m2. Ảnh: Reuters.

Đọc bài về thiết kế nội thất nhà xinh furniture https://nhaxinhfurniture.com/

Theo Zingnews

Friday, December 10, 2021

Hệ số điều chỉnh giá đất năm 2022 tại TP.HCM

Hệ số điều chỉnh giá đất năm 2022 tại TP.HCM


Chiều qua, 9/12, tại kỳ họp thứ 4 HĐND TP.HCM khóa X, nhiệm kỳ 2021 - 2026, các đại biểu đã biểu quyết thống nhất giữ nguyên hệ số điều chỉnh giá đất như năm 2021.

Theo đó, các đại biểu HĐND TP.HCM đã thống nhất giữ nguyên hệ số điều chỉnh giá đất như năm 2021. Cụ thể, hệ số điều chỉnh giá đất đối với các nhóm đất như sau:

TP,HCM giữ nguyên hệ số điều chỉnh giá đất như năm 2021. Ảnh minh họa

Nhóm 1: Hệ số điều chỉnh giá đất là 1,5.

Nhóm 2: Đất kinh doanh dịch vụ, thương mại, tài chính, nhà hàng, khách sạn, nhà ở cho thuê, văn phòng làm việc và cho thuê đối với khu vực 1 là 2,5 lần; khu vực 2 là 2,3 lần; khu vực 3 là 2,1 lần; khu vực 4 là 1,9 lần; khu vực 5 là 1,7 lần. Xem bài về tạp chí nhà đẹp https://tapchinhaxinh.com.vn/

Đất sản xuất công nghiệp, tiểu công nghiệp, thủ công nghiệp, nhà kho, nhà xưởng, đất xây dựng siêu thị, cửa hàng thương mại - dịch vụ bán hàng bình ổn giá, cửa hàng xăng dầu, đất xây dựng bệnh viện, phòng khám đa khoa, trường học, sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp... khu vực 1 là 1,7 lần; khu vực 2 là 1,6 lần; khu vực 3 là 1,55 lần; khu vực 4 và 5 là 1,5 lần.

Nhóm 3: Hệ số điều chỉnh giá đất đối với khu vực 1 là 2,5 lần; khu vực 2 là 2,3 lần; khu vực 3 là 2,1 lần; khu vực 4 là 1,9 lần; khu vực 5 là 1,7 lần giá đất do UBND TP.HCM quy định và công bố…

Được biết, khu vực 1 gồm các quận Phú Nhuận, Tân Bình, quận 1, 3, 4, 5, 10 và 11. Khu vực 2 gồm các quận Tân Phú, Bình Thạnh, Gò Vấp, quận 2, 6 và 7. Khu vực 3 gồm các quận Bình Tân, quận 8, 9, 12 và TP. Thủ Đức. Khu vực 4 gồm các huyện Hóc Môn, Nhà Bè, Củ Chi, Bình Chánh. Khu vực 5 là huyện Cần Giờ. 

Như vậy, đây là năm thứ 4, TP.HCM không thay đổi hệ số điều chỉnh giá đất trên địa bàn.

HĐND TP.HCM giao UBND TP ban hành quy định về hệ số điều chỉnh giá đất năm 2022 trên địa bàn và tổ chức triển khai thực hiện đảm bảo đúng quy định. Cùng với đó, chỉ đạo huyện, quận, TP Thủ Đức rà soát, cập nhật bổ sung đầy đủ danh mục các tuyến đường, hẻm trên địa bàn để đảm bảo tính đúng, tính đủ, thống nhất thu từ nguồn thuế đất.

Đọc bài về thiết kế nội thất nhà xinh furniture https://nhaxinhfurniture.com/

Theo thanhnienviet

Wednesday, December 8, 2021

TP.HCM duyệt điều chỉnh quy hoạch một số khu vực trung tâm

TP.HCM duyệt điều chỉnh quy hoạch một số khu vực trung tâm


Mới đây, UBND TP.HCM đã có quyết định phê duyệt điều chỉnh cục bộ đồ án quy hoạch phân khu Khu trung tâm hiện hữu thành phố (930 ha) với tỷ lệ 1/2.000. Khu vực quy hoạch gồm khu dân cư phường Cô Giang và một phần phường Cầu Ông Lãnh, quận 1, TP.HCM.

Trung tâm TP.HCM. Ảnh: SGGP

Quyết định phê duyệt nêu rõ, khu vực điều chỉnh cục bộ thuộc ô phố 2a rộng 1.000m2. Đây là ô đất có chức năng đất tôn giáo do Hội Thánh Tin Lành Việt Nam Chi hội Sài Gòn sử dụng. Khu đất giáp đường Đề Thám ở phía Đông; giáp công trình nhà ở hiện hữu ở phía Tây và phía Nam; giáp đường Trần Hưng Đạo ở phía Bắc. Xem thêm bài về tạp chí nhà đẹp https://tapchinhaxinh.com.vn/

Nội dung điều chỉnh như sau: Mật độ xây dựng tại khu đất nói trên chiếm 60% thay vì 50% như trước; hệ số sử dụng đất là 5, trước đây là 2,5; chiều cao tối đa công trình là 39,4m, trước đây là 25m.

Mặt khác, TP.HCM cũng đang lập quy hoạch kiến trúc một khu vực khác là thiết kế đô thị tuyến đường Lê Lợi, đoạn từ đường Nguyễn Huệ tới chợ Bến Thành, quận 1.

Theo đó, Sở QH&KT TP.HCM cũng đã đề xuất 3 giai đoạn thiết kế cảnh quan nhằm kịp thời tái lập diện mạo đô thị, ổn định hoạt động kinh doanh, buôn bán, dịch vụ của tuyến đường Lê Lợi sau khi tuyến metro số 1 hoàn trả mặt bằng (do thi công ga ngầm phía bên dưới khu vực).

Cụ thể, Sở QH&KT đề xuất, trong giai đoạn 1, ngay sau khi Ban Quản lý đường sắt đô thị hoàn trả mặt bằng xây dựng, TP.HCM sẽ tái lập, làm mới vỉa hè và lề đường của tuyến đường Lê Lợi.

Sở sẽ thiết kế tương đồng hoặc thu xếp sử dụng lại thiết kế tòa nhà cho đồng bộ tuyến đường, đồng thời bổ sung lối dẫn đường cho người tàn tật và các bồn hoa mới.

Tổng diện tích lát gạch dự kiến là 4.216m2, chiều ngang vỉa hè 6m, trồng 35 cây dầu mát, cây lim xẹt tạo bóng mát, lắp 50 bồn cây ngầm trên vỉa hè với tổng chi phí vật tư khoảng 21,4 tỷ đồng.

Ở giai đoạn 2, TP.HCM sẽ hoàn thiện thiết kế đô thị trên lòng đường, vỉa hè, nâng cấp về tiện ích xã hội để khuyến khích người đi bộ sử dụng phương tiện công cộng, thương mại hai bên trục đường.

Giai đoạn 3 sẽ mở rộng ranh giới nghiên cứu tuyến đường, thực hiện ra các dãy nhà dọc 2 bên đường Lê Lợi nhằm ưu đãi hệ số sử dụng đất, tầng cao, khoảng lùi để khuyến khích thương mại, dịch vụ, thu hút đầu tư.

Đọc thêm bài về thiết kế nội thất nhà xinh furniture https://nhaxinhfurniture.com/

Theo thanhnienviet

Tuesday, December 7, 2021

Đất vi phạm là gì? có được cấp sổ đỏ không?

Đất vi phạm là gì? có được cấp sổ đỏ không?


Đất vi phạm có được cấp sổ đỏ không là vấn đề mà rất nhiều người sử dụng đất quan tâm, tìm hiểu. Muốn hợp thức hóa đất vi phạm pháp luật đất đai, trước hết người dân cần hiểu rõ khái niệm này và các trường hợp có thể được xem xét cấp Giấy chứng nhận.

1. Đất vi phạm là gì?

Căn cứ theo Điều 22, Nghị định 43/2014/NĐ-CP, đất vi phạm được cấp hay xem xét cấp Giấy chứng nhận (sổ đỏ) là đất do hộ gia đình, cá nhân sử dụng có vi phạm pháp luật đất đai trước thời điểm ngày 01/07/2014. Theo đó, đất vi phạm gồm những trường hợp sau:

Đất lấn, chiếm hành lang bảo vệ an toàn công trình công cộng như công trình giao thông, thủy lợi,… sau khi Nhà nước đã công bố, cắm mốc hành lang bảo vệ.

Đất lấn, chiếm lề đường, lòng đường, vỉa hè sau khi Nhà nước đã công bố chỉ giới xây dựng.

Lấn, chiếm đất sử dụng cho mục đích xây dựng công trình sự nghiệp, trụ sở cơ quan, công trình công cộng khác.

Đất lấn, chiếm đã được Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng cho nông trường, lâm trường quốc doanh, Ban quản lý rừng, trung tâm, trại, trạm, công ty nông nghiệp, lâm nghiệp.

Lấn, chiếm đất chưa sử dụng hoặc tự ý chuyển mục đích sử dụng đất thuộc trường hợp phải xin phép cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép mà chưa được cho phép.

Cá nhân, hộ gia đình đang sử dụng đất nông nghiệp như trồng cây lâu năm, cây hàng năm,… do tự khai hoang.

Đất vi phạm vẫn có thể được xem xét cấp sổ đỏ nếu đáp ứng đủ các điều kiện theo quy định.
Ảnh minh họa2. 

Đất vi phạm bị thu hồi trong trường hợp nào?

Theo quy định hiện hành, những trường hợp vi phạm pháp luật về đất đai được quy định tại Điều 64, Luật Đất đai năm 2013. Những trường hợp có vi phạm pháp luật đất đai trước ngày 01/07/2014 theo quy định tại Điều 22, Nghị định 43/2014/NĐ-CP, cụ thể như sau:

Đất vi phạm thuộc trường hợp đất lấn, chiếm hành lang bảo vệ an toàn công trình công cộng như công trình giao thông, thủy lợi,… sau khi Nhà nước đã công bố, cắm mốc hành lang bảo vệ; đất lấn, chiếm lề đường, lòng đường, vỉa hè sau khi Nhà nước đã công bố chỉ giới xây dựng; lấn, chiếm đất sử dụng cho mục đích xây dựng công trình sự nghiệp, trụ sở cơ quan, công trình công cộng khác mà cơ quan Nhà nước có thẩm quyền không điều chỉnh hoặc có điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch xây dựng nhưng vẫn thuộc quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch xây dựng,…

Đang sử dụng diện tích đất lấn, chiếm thuộc quy hoạch bảo vệ phát triển rừng đặc dụng, rừng phòng hộ thì UBND cấp tỉnh chỉ đạo thu hồi đất đã lấn, chiếm để giao cho Ban quản lý rừng. Người đang sử dụng đất lấn, chiếm được Ban quản lý rừng xem xét (không chắc chắn giao) giao khoán bảo vệ, phát triển rừng.

Đang sử dụng diện tích đất lấn, chiếm thuộc quy hoạch cho mục đích xây dựng công trình hạ tầng công cộng thì UBND cấp tỉnh chỉ đạo thu hồi đất lấn, chiếm để giao đất cho chủ đầu tư khi triển khai xây dựng công trình đó. Người đang sử dụng đất vi phạm được tạm thời sử dụng đến khi thu hồi đất nhưng phải kê khai đăng ký đất đai theo quy định và giữ nguyên hiện trạng sử dụng đất.

Trường hợp lấn, chiếm kể từ ngày 01/07/2004 đến trước ngày 01/07/2014, đang sử dụng vào mục đích sản xuất nông nghiệp và hiện nay diện tích đất này vẫn được xác định giao cho nông trường, lâm trường thì UBND cấp tỉnh thu hồi đất lấn, chiếm để trả lại cho nông trường, lâm trường.

Trường hợp lấn, chiếm đất chưa sử dụng hoặc tự ý chuyển mục đích sử dụng đất mà đất đang sử dụng đất thuộc quy hoạch sử dụng đất cho mục đích quốc phòng, an ninh, phát triển kinh tế xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng thì Nhà nước thu hồi đất trước khi thực hiện dự án, công trình đó. Người đang sử dụng đất vi phạm được tạm thời sử dụng đến khi thu hồi đất nhưng phải kê khai đăng ký đất đai theo quy định và giữ nguyên hiện trạng sử dụng đất. Xem bài về thiết kế nhà xinh https://inhaxinh.com/

Một số trường hợp cá nhân, hộ gia đình sử dụng đất lấn chiếm vẫn được xem xét cấp Giấy chứng nhận. Ảnh minh họa

3. Đất vi phạm được cấp sổ đỏ hay không?

Tùy vào từng thời điểm vi phạm khác nhau, đất vi phạm có thể được cấp sổ đỏ hoặc được xem xét cấp sổ đỏ. Khả năng được cấp sổ của từng trường hợp vi phạm là khác nhau, cụ thể như sau:

Các trường hợp đất vi phạm được cấp sổ đỏ

Khoản 5, Điều 22, Nghị định 43/2014/NĐ-CP quy định, người sử dụng đất lấn, chiếm được cấp sổ đỏ nếu đáp ứng đủ hai điều kiện sau đây:

Thứ nhất, người đang sử dụng đất ổn định trong các trường hợp theo quy định.

Thứ hai, đất không có tranh chấp.

Lưu ý thêm:

- Thời gian lấn, chiếm phải xảy ra trước ngày 01/07/2014. Sau ngày 01/07/2014 hành vi lấn, chiếm đất là vi phạm pháp luật. Chỉ cá nhân, hộ gia đình mới được cấp sổ đỏ đất vi phạm, quy định này không áp dụng đối với tổ chức.

- Không phải tất cả các trường hợp đất lấn, chiếm đều được được cấp sổ đỏ. Chỉ có người đang sử dụng đất ổn định trong các trường hợp quy định tại Nghị định 43/2014/NĐ-CP mà không có tranh chấp mới được cấp sổ đỏ. 

Sau đây là 3 trường hợp đất vi phạm vẫn được cấp sổ đỏ:

Người đang sử dụng đất ổn định theo Khoản 1, Điều 22, Nghị định 43/2014/NĐ-CP và không có tranh chấp thì được cấp Sổ đỏ theo quy định.

+ Trường hợp sử dụng đất lấn, chiếm hành lang bảo vệ an toàn công trình công cộng sau khi Nhà nước đã công bố, cắm mốc hành lang bảo vệ hoặc lấn, chiếm lòng đường, lề đường, vỉa hè sau khi Nhà nước đã công bố chỉ giới xây dựng hoặc lấn, chiếm đất sử dụng cho mục đích xây dựng trụ sở cơ quan, công trình sự nghiệp, công trình công cộng khác thì Nhà nước thu hồi đất.

+ Trường hợp đã có điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch xây dựng mà nay diện tích đất lấn, chiếm không còn thuộc hành lang bảo vệ an toàn công trình công cộng; không có mục đích sử dụng cho trụ sở cơ quan, công trình sự nghiệp và công trình công cộng khác; không thuộc chỉ giới xây dựng đường giao thông thì được cấp sổ đỏ.

Người đang sử dụng đất ổn định theo quy định tại điểm a, điểm c, Khoản 2, Điều 22, Nghị định 43/2014/NĐ-CP và không có tranh chấp thì được cấp sổ đỏ.
+ Trường hợp sử dụng đất lấn, chiếm đã được Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất cho các nông, lâm trường quốc doanh, Ban quản lý rừng, trung tâm, trạm, trại, công ty nông, lâm nghiệp sẽ được xử lý như sau:

Trường hợp đang sử dụng diện tích đất lấn, chiếm thuộc quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng phòng hộ, rừng đặc dụng thì UBND cấp tỉnh chỉ đạo thu hồi đất đã lấn, chiếm để giao cho Ban quản lý rừng quản lý, sử dụng đất. Người đang sử dụng đất lấn, chiếm được Ban quản lý rừng xem xét giao khoán bảo vệ, phát triển rừng theo quy định của pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng.

Nếu không có Ban quản lý rừng, người đang sử dụng đất lấn, chiếm được Nhà nước giao đất để sử dụng vào mục đích bảo vệ, phát triển rừng phòng hộ và được cấp sổ đỏ.

+ Trường hợp lấn, chiếm đất đã được Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất cho các nông, lâm trường quốc doanh, Ban quản lý rừng, trung tâm, trạm, trại, công ty nông nghiệp, lâm nghiệp và nay đang sử dụng vào mục đích sản xuất nông nghiệp hoặc làm nhà ở và không thuộc quy hoạch bảo vệ, phát triển rừng rừng phòng hộ, rừng đặc dụng, xây dựng công trình hạ tầng công cộng thì người đang sử dụng đất được cấp sổ đỏ nếu sử dụng đất ổn định, không có tranh chấp.

Tuy nhiên, với trường hợp lấn, chiếm đất kể từ ngày 01/07/2004 đến trước ngày 01/07/2014, đang sử dụng vào mục đích sản xuất nông nghiệp, nay diện tích đất này vẫn được xác định giao cho nông, lâm trường quản lý, sử dụng thì sẽ bị thu hồi.

Người sử dụng đất ổn định theo quy định tại điểm b, Khoản 3, Điều 22, Nghị định 43/2014/NĐ-CP, không có tranh chấp sẽ được cấp sổ đỏ.

Trường hợp lấn, chiếm đất chưa sử dụng mà không thuộc quy hoạch sử dụng đất cho mục đích quốc phòng an ninh, phát triển kinh tế - xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng thì UBND cấp tỉnh chỉ đạo rà soát, điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất. Người sử dụng đất được cấp sổ đỏ nếu sử dụng đất ổn định và không có tranh chấp. Đọc thêm bài về thiết kế không gian nhà đẹp https://khonggiandep.pro/

Các trường hợp đất vi phạm được xem xét cấp sổ đỏ

Điều kiện cấp sổ đỏ cho đất vi phạm, đất lấn chiếm rất nghiêm ngặt. Ảnh minh họa

- Trường hợp đã có điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch xây dựng được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt mà nay diện tích đất lấn, chiếm không còn thuộc hành lang bảo vệ an toàn công trình công cộng; không thuộc chỉ giới xây dựng đường giao thông; không có mục đích sử dụng cho trụ sở cơ quan, công trình sự nghiệp và công trình công cộng khác thì người đang sử dụng đất được xem xét cấp sổ đỏ và người sử dụng đất phải thực hiện nghĩa vụ tài chính.

- Trường hợp cá nhân, hộ gia đình sử dụng đất lấn, chiếm đã được Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất cho các nông, lâm trường quốc doanh, Ban quản lý rừng, trung tâm, trạm, trại, công ty nông, lâm nghiệp thì thực hiện xử lý theo quy định hiện hành:

+ Đối với trường hợp đang sử dụng diện tích đất lấn, chiếm thuộc quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng đặc dụng, rừng phòng hộ, UBND cấp tỉnh chỉ đạo thu hồi đất đã lấn, chiếm để giao cho Ban quản lý rừng quản lý, sử dụng đất. Người đang sử dụng đất lấn, chiếm được Ban quản lý rừng xem xét giao khoán bảo vệ, phát triển rừng theo quy định của pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng.

Nếu không có Ban quản lý rừng thì người đang sử dụng đất lấn, chiếm được Nhà nước giao đất để sử dụng vào mục đích bảo vệ, phát triển rừng phòng hộ và được cấp sổ đỏ.

+ Đối với trường hợp cá nhân, hộ gia đình đang sử dụng diện tích đất lấn, chiếm thuộc quy hoạch sử dụng đất cho mục đích xây dựng công trình hạ tầng công cộng, UBND cấp tỉnh chỉ đạo thu hồi đất đã lấn, chiếm để giao đất cho chủ đầu tư khi triển khai xây dựng công trình đó.

Người đang sử dụng đất vi phạm được tạm thời sử dụng cho đến khi Nhà nước thu hồi đất nhưng phải giữ nguyên hiện trạng sử dụng đất và phải kê khai đăng ký đất đai theo quy định.

+ Đối với trường hợp lấn, chiếm đất và nay đang sử dụng vào mục đích sản xuất nông nghiệp hoặc làm nhà ở và không thuộc quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng đặc dụng, rừng phòng hộ, xây dựng công trình hạ tầng công cộng thì người đang sử dụng đất được xem xét cấp sổ đỏ.

Trường hợp lấn, chiếm đất kể từ ngày 01/07/2004 đến trước ngày 01/07/2014, đang sử dụng vào mục đích sản xuất nông nghiệp và hiện diện tích đất này vẫn được xác định giao cho nông trường, lâm trường quản lý, sử dụng thì UBND cấp tỉnh thu hồi đất lấn, chiếm để trả lại cho nông, lâm trường.

- Trường hợp lấn, chiếm đất chưa sử dụng hoặc tự ý chuyển mục đích sử dụng đất thuộc trường hợp phải xin phép theo quy định của pháp luật về đất đai mà chưa được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép sẽ xử lý như sau:

+ Đối với trường hợp đang sử dụng đất thuộc quy hoạch sử dụng đất cho các mục đích vì quốc phòng, an ninh và thực hiện dự án vì lợi ích quốc gia, công cộng: Nhà nước thu hồi đất trước khi thực hiện công trình, dự án đó.

Người đang sử dụng đất vi phạm được tạm thời sử dụng đất cho tới khi Nhà nước thu hồi đất. Tuy nhiên, phải giữ nguyên hiện trạng đang sử dụng đất, đồng thời phải kê khai đăng ký đất đai theo quy định.

+ Đối với trường hợp đang sử dụng đất không thuộc quy hoạch sử dụng đất cho các mục đích vì an ninh, quốc phòng và thực hiện dự án vì lợi ích quốc gia, công cộng: UBND cấp tỉnh chỉ đạo rà soát, điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất và người đang sử dụng đất được xem xét cấp sổ đỏ.

Trên đất là các trường hợp đất vi phạm được cấp sổ đỏ hoặc được xem xét cấp sổ đỏ theo quy định hiện hành. Cá nhân, hộ gia đình sử dụng đất lấn, chiếm nên tìm hiểu kỹ các quy định trên và nếu đủ điều kiện thì yêu cầu cấp sổ đỏ để đảm bảo quyền lợi hợp pháp của mình. 

Đọc thêm bài về thiết kế nội thất nhà xinh furniture https://nhaxinhfurniture.com/

Theo thanhnienviet

Monday, December 6, 2021

Cho thuê nhà dưới 100 triệu đồng/năm không phải đóng thuế

Cho thuê nhà dưới 100 triệu đồng/năm không phải đóng thuế


Theo thay đổi trong thông tư mới của Bộ Tài chính, người cho thuê tài sản, thuê nhà trong năm có doanh thu dưới 100 triệu đồng không phải đóng thuế.

Bộ trưởng Tài chính Hồ Đức Phớc vừa ký ban hành Thông tư 100/2021 sửa đổi Thông tư 40/2021 hướng dẫn về thuế giá trị gia tăng (GTGT), thuế thu nhập cá nhân (TNCN) và quản lý thuế đối với hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh.

Theo đó, quy định mới sửa đổi cách xác định doanh thu cho thuê tài sản để tính thuế, cụ thể: “Cá nhân chỉ có hoạt động cho thuê tài sản và thời gian cho thuê không trọn năm, nếu phát sinh doanh thu cho thuê từ 100 triệu đồng/năm trở xuống thì thuộc diện không phải nộp thuế GTGT, không phải nộp thuế TNCN”.

“Trường hợp bên thuê trả tiền thuê tài sản trước cho nhiều năm thì mức doanh thu để xác định cá nhân phải nộp thuế hay không phải nộp thuế là doanh thu trả tiền một lần được phân bổ theo năm dương lịch”.

Như vậy, người cho thuê tài sản, thuê nhà trong năm có doanh thu dưới 100 triệu đồng không phải đóng thuế. Trước đó, Thông tư 40/2021 đưa ra là người cho thuê nhà phải đóng thuế cho dù doanh thu thực nhận dưới 100 triệu đồng/năm. Đọc bài về thiết kế nhà xinh sài gòn https://nhaxinhsaigon.com/

Nghị định mới được đánh giá sẽ phần nào hỗ trợ gián tiếp cho người thuê nhà vượt qua khó khăn do đại dịch Covid-19. Ảnh: Chí Hùng.

Bộ Tài chính cũng sửa đổi khoản 3 Điều 7 Thông tư 40/2021 như sau: Hộ khoán đã được cơ quan thuế thông báo số thuế khoán phải nộp từ đầu năm thì hộ khoán thực hiện nộp thuế theo thông báo.

Trường hợp hộ khoán đã được thông báo số thuế từ đầu năm nhưng trong năm ngừng hoặc tạm ngừng kinh doanh thì cơ quan thuế thực hiện điều chỉnh số thuế phải nộp theo hướng dẫn tại điểm b.4, điểm b.5 khoản 4 Điều 13 thông tư này.

Trường hợp hộ khoán mới ra kinh doanh trong năm (kinh doanh không đủ 12 tháng trong năm dương lịch) thì hộ khoán thuộc diện phải nộp thuế GTGT, phải nộp thuế TNCN nếu có doanh thu kinh doanh trong năm trên 100 triệu đồng; hoặc thuộc diện không phải nộp thuế GTGT, không phải nộp thuế TNCN nếu có doanh thu kinh doanh trong năm từ 100 triệu đồng trở xuống.

Đọc thêm thiết kế nội thất nhà xinh furniture https://nhaxinhfurniture.com/

Theo Zingnews