Monday, July 5, 2021

TP. Thủ Đức cấp giấy phép xây dựng trực tuyến từ 5/7

TP. Thủ Đức cấp giấy phép xây dựng trực tuyến từ 5/7


Để đạt mục tiêu 100% hồ sơ cấp phép xây dựng được thực hiện trực tuyến cấp độ 4 trên địa bàn, mới đây, UBND TP. Thủ Đức thông báo thời gian triển khai cấp phép xây dựng trực tuyến bắt đầu từ ngày ngày 5/7/2021.

TP. Thủ Đức cấp giấy phép xây dựng trực tuyến từ ngày 5/7/2021. Ảnh minh họa

Việc cấp giấy phép xây dựng trực tuyến nhằm đáp ứng nhu cầu cấp phép xây dựng của người dân TP cũng như đảm bảo công tác chống dịch Covid-19 đang diễn biến phức tạp. Xem thêm bài về tạp chí nhà xinh https://tapchinhaxinh.com.vn/

Cá nhân, tổ chức có nhu cầu xây dựng nhà ở; tham gia hoạt động trong lĩnh vực thiết kế, xây dựng có thể nộp hồ sơ qua website: http://tpthuduc-cpxd.thongtinquyhoach.vn.

Hồ sơ đăng ký xây dựng được thực hiện theo Thông tư 15/2016/TT-BXD ngày 30/6/2016 của Bộ Xây dựng. Để thuận lợi trong việc scan thành file PDF đính kèm hồ sơ trên phần mềm, bản vẽ xin phép xây dựng thể hiện theo khổ giấy A3. 

Trình tự nộp hồ sơ cấp giấy phép xây dựng trực tuyến gồm 7 bước sau:

Bước 1: Truy cập website: http://tpthuduc-cpxd.thongtinquyhoach.vn.

Bước 2: Chọn chức năng "Nộp hồ sơ" tại trang chủ để nộp hồ sơ trực truyến.

Bước 3: Chọn loại hồ sơ theo nhu cầu của người nộp.

Bước 4: Điền thông tin cá nhân của chủ đầu tư; thông tin thửa đất, công trình đề nghị cấp phép xây dựng; thông tin đơn vị thiết kế (thông tin bắt buộc nhập có đánh dấu sao đỏ).

Bước 5: Tải lên hồ sơ đính kèm.

Bước 6: Chọn một trong 2 hình thức nhận kết quả: Nhận qua bưu điện hoặc nhận trực tiếp tại bộ phận tiếp nhận và trả hồ sơ.

Bước 7: Chọn "Gửi hồ sơ" để hoàn thành và nhận mã số tra cứu hồ sơ.

Sau khi hoàn thành việc nộp hồ sơ trực tuyến, cá nhân, tổ chức có thể tra cứu tình trạng hồ sơ bằng chức năng "Tra cứu hồ sơ" trên trang chủ của website.

Sau khi giấy phép xây dựng được phê duyệt, người dân sẽ nhận được tin nhắn qua điện thoại và thư điện tử chứa đường dẫn để truy cập tiến hành thanh toán lệ phí qua cổng thanh toán trực tuyến. Thanh toán xong, người dân sẽ nhận được hồ sơ bằng một trong 2 hình thức đã chọn khi nộp hồ sơ.

Đọc thêm bài về thiết kế nhà xinh https://nhaxinhdesign.com/

Theo thanhnienviet

Sunday, July 4, 2021

Nhà đất quận 7 tăng giá cao nhất tại TP.HCM trong quý II

Nhà đất quận 7 tăng giá cao nhất tại TP.HCM trong quý II


Giá nhà đất trung bình tại TP.HCM trong quý II tăng 13%, trong đó quận 7 ghi nhận mức tăng cao nhất với 20% so với cùng kỳ năm trước.

Theo báo cáo mới công bố của Savills Việt Nam về thị trường biệt thự và nhà phố tại TP.HCM trong quý II, tổng nguồn cung sơ cấp đạt hơn 570 sản phẩm, tăng 21% theo quý và giảm 30% so với cùng kỳ năm trước. Tỷ lệ bán chỉ đạt 53% trên tổng nguồn cung.

Nhà liền kề chiếm 49% thị phần. Nguồn cung mới trong quý đạt 300 căn từ một dự án mới ở quận 12 và bốn dự án mở bán thêm tại TP Thủ Đức, Gò Vấp và Tân Phú. Nguồn cung nhà phố thương mại tiếp tục khan hiếm.

Gò Vấp và thành phố Thủ Đức chiếm gần 90% lượng giao dịch trong quý, chủ yếu từ hai dự án Cityland Park Hills và Vạn Phúc City.

Đối với các dự án đã mở bán từ các quý trước, hơn 60% số dự án đã đạt tỷ lệ bán hơn 80% khiến người mua không còn nhiều lựa chọn. Hàng tồn kho chủ yếu là các căn có giá trị trên 2 triệu USD hoặc trong các dự án quy mô nhỏ. Xem thêm bài về thiết kế biệt thự nghỉ dưỡng https://nhaxinhcenter.com.vn/biet-thu-dep/999-mau-biet-thu-nghi-duong-dep.html

Giá nhà phố, biệt thự tại quận 7 tăng 20% trong quý II so với cùng kỳ năm trước. Ảnh: Phạm Ngôn.

Nguồn cung sơ cấp hạn chế thúc đẩy giá bán trên thị trường thứ cấp tăng. Trong quý II, giá thứ cấp trung bình từ giỏ hàng cố định đã tăng 13% theo năm. Quận 7 có mức tăng cao nhất với 20% theo năm, tiếp theo là các quận 9, Nhà Bè, quận 2, và Gò Vấp, tăng từ 13% đến 19% theo năm.

Nguồn cung mới ngày càng khan hiếm và tiếp tục tập trung tại các quận ngoại thành. Nguồn cung sơ cấp trong 6 tháng đầu năm 2021 đạt hơn 770 căn, thấp nhất trong 5 năm qua, giảm 44% theo năm. Lượng giao dịch trong nửa đầu năm đạt khoảng 500 căn, giảm 51% theo năm.

Về triển vọng thị trường, nguồn cung tương lai của thị trường nhà liền thổ đến 2023 dự kiến đạt 9.700 căn. TP Thủ Đức chiếm phần lớn với 32% thị phần, tiếp theo là Bình Chánh chiếm 24%.

Giai đoạn 2021-2030, TP.HCM dự kiến thành lập năm quận từ các huyện ngoại thành: Hóc Môn, Bình Chánh, Nhà Bè, Củ Chi và Cần Giờ. Các quận, huyện với quỹ đất trống lớn sẽ trở thành tâm điểm phát triển bất động sản nhà ở trong thời gian tới.

Quy hoạch nhà ở TP.HCM đến 2030 đang ưu tiên phát triển nhà ở cao tầng, nguồn cung nhà thấp tầng dự kiến sẽ tiếp tục khan hiếm.


Theo Zingnews

Wednesday, June 23, 2021

Sức hút đất nền vùng ven giảm mạnh

Sức hút đất nền vùng ven giảm mạnh


Đợt bùng phát Covid-19 lần thứ tư cùng với hiệu ứng sốt đất đi qua khiến nhu cầu tìm kiếm và giao dịch của thị trường đất nền tại nhiều tỉnh thành có xu hướng giảm mạnh.

Theo thống kê về thị trường bất động sản tháng 5 của Batdongsan.com.vn, sự quan tâm của nhà đầu tư với đất nền giảm mạnh trong tháng 5 do tác động từ Covid-19 bùng phát. Lượng quan tâm phân khúc đất nền tại nhiều tỉnh thành trên cả nước, đặc biệt là tại những tỉnh có số lượng ca nhiễm cao có sự suy giảm rõ rệt.

Cụ thể, so với tháng 4/2021, mức quan tâm giảm 19% chung cho toàn thị trường. Đây cũng là mức giảm của thị trường Hà Nội và TP.HCM. Các tỉnh thành có mức độ quan tâm giảm sâu nhất là Bắc Giang (49%), Bắc Ninh và Hà Nam (46%), Vĩnh Phúc (38%), Đà Nẵng (36%), Quảng Nam (35%).

Tại TP.HCM, đất và đất nền vốn là loại hình bất động sản hấp dẫn giới đầu tư nhưng có lượt quan tâm giảm mạnh trong tháng 5. Lượng quan tâm tìm kiếm đất nền giảm 18% trong khi sản phẩm đất nền dự án giảm đến 29% chỉ trong vòng 1 tháng. Xu hướng tìm kiếm đất nền giảm mạnh ở các khu vực vùng ven như TP Thủ Đức, huyện Bình Chánh, Nhà Bè, Hóc Môn và Cần Giờ.


Đất nền tỉnh lẻ không còn hấp dẫn?

Thống kê của Chợ Tốt Nhà cho thấy tại TP.HCM, giá bán nhà liền thổ trung bình tại huyện Củ Chi, Bình Chánh, Hóc Môn, Nhà Bè, quận 12 là những khu vực hiếm hoi vẫn duy trì dưới mức 60 triệu đồng/m2. Trong đó, giá bán tại Bình Chánh và Củ Chi là thấp nhất ở mức lần lượt là 21 triệu đồng/m2 và 15 triệu đồng/m2

Nhiều tỉnh thành khu vực phía Nam cũng ghi nhận sự quan tâm sụt giảm mạnh khi loại hình đất nền gần như đều có nhu cầu tìm mua đi xuống.

Mức độ quan tâm đất nền tại Đồng Nai, Bà Rịa-Vũng Tàu và Long An đều giảm từ 11-13% so với tháng trước, Bình Dương là tỉnh có mức giảm thấp nhất, vào khoảng 9% trong khi nhiều tỉnh thành khu vực miền Tây có nhu cầu mua không biến động nhiều do thị trường này từ đầu năm đến nay tăng trưởng ổn định.

Bà Trang Bùi - Giám đốc cấp cao của JLL Việt Nam - nhận định dòng vốn đầu tư lớn vào bất động sản dịch chuyển ra các tỉnh vùng ven đã bắt đầu hình thành trong một vài năm trở lại đây. Xu hướng này diễn ra mạnh mẽ ở các tỉnh lân cận các thành phố lớn với mô hình khu công nghiệp phát triển cũng như các dự án đầu tư hạ tầng. Đọc thêm bài về thiết kế nhà đẹp https://nhadepcenter.com/

Huyện Hớn Quản, tỉnh Bình Phước vừa trải qua một cơn sốt đất vào đầu năm 2021. Ảnh: Quỳnh Danh.

Cùng với đó, kế hoạch giãn dân của Chính phủ cũng thúc đẩy quá trình này. Dưới góc độ nhà đầu tư, họ nhận thấy quỹ đất lớn trong trung tâm các thành phố ngày càng đắt đỏ.

Bà Trang nhận định nhiều địa phương như Lâm Đồng, Phú Quốc trong thời gian qua đã có hiện tượng bao gồm các đơn vị môi giới, cò đất các nhóm đầu cơ đẩy giá lên cao. Tuy nhiên, cách làm này có rủi ro rất lớn và làm mất cán cân về thị trường bất động sản đất nền.

"Các nhà đầu tư thật hoặc người mua có nhu cầu thật bị tác động mạnh mẽ về tâm lý trước hiện tượng này. Chính vì vậy, sự can thiệp và điều tiết của chính quyền địa phương đóng vai trò rất quan trọng", bà Trang Bùi khẳng định. Đọc thêm bài về thiết kế nhà http://thietkenha.asia/

Giá đất tỉnh đang ở chu kỳ "cuối sóng"

Sở hữu mạng lưới nhà đầu tư cá nhân trên thị tường bất động sản khá lớn, ông Phan Công Chánh, Tổng giám đốc Phú Vinh Group, cho rằng so với các nhà đầu tư bất động sản chuyên nghiệp, nhà đầu tư cá nhân thường chấp nhận đi xa hơn bởi sở hữu nguồn vốn mỏng hơn.

Vì vậy, mong đợi của họ về tỷ suất lợi nhuận cũng cao hơn. Các nhà đầu tư cá nhân cũng phân bổ thành 2 nhóm rõ rệt là giới đầu cơ và nhà đầu tư. Ông cũng khẳng định trong thị trường bất động sản hiện nay, tỷ lệ nhà đầu tư chỉ chiếm 20%, 80% còn lại chủ yếu là giới đầu cơ.

Chỉ sau 1 năm với hàng loạt cơn sốt đất diễn ra ở nhiều tỉnh thành trên cả nước, ông Phan Công Chánh khuyến nghị các nhà đầu tư F0 không nên quá hồ hởi khi tham gia vào thị trường lúc này. Bản chất bất động sản là thị trường đòi hỏi nguồn vốn lớn, tính thanh khoản lâu nên cần sự cẩn trọng và kiến thức cao.

"Các nhà đầu tư F0 không nên quá hồ hởi khi tham gia vào thị trường bất động sản tỉnh lúc này." Ông Phan Công Chánh, Tổng giám đốc Phú Vinh Group

"Trong đầu tư tài chính, bất động sản người ta thường hay nói về bộ tứ bất khả thi. Theo kinh nghiệm của tôi, sản phẩm đất nền hiện nay có bộ tứ bất khả thi. Bạn không thể có một sản phẩm vừa đảm bảo pháp lý, vừa đẹp về phong thủy, vừa có vị trí giao thương thuận lợi mà vừa có giá rẻ", ông Chánh đưa ra quan điểm.

Ngoài ra, ông cho rằng thị trường đất nền ở các tỉnh lẻ, vùng ven hiện nay đang ở trong chu kỳ "cuối sóng", nếu mua phải giá đu đỉnh, nhiều khả năng nhà đầu tư sẽ bị chôn vốn lên đến hàng chục năm.

Đặc biệt, bất động sản tỉnh không tăng theo tuyến tính như ở các thành phố lớn mà thường bị kích hoạt giá bởi một yếu tố bất thường khiến giá tăng dựng đứng sau nhiều năm dài đi ngang.

Ông cũng nhấn mạnh trong thời điểm khó khăn hiện nay và thời gian phục hồi của nền kinh tế sắp tới, người đầu tư cần có một sự nghiên cứu thấu đáo về bất động sản và phân khúc mình lựa chọn thay vì ăn may hay mua theo đám đông như trước.

Đọc thêm bài về thiết kế nhà xinh https://nhaxinhdesign.com/

Theo Zingnews

Monday, June 21, 2021

Các xu hướng của thị trường bất động sản nửa cuối 2021

Các xu hướng của thị trường bất động sản nửa cuối 2021


Savills đưa ra 5 xu hướng đáng chú ý của bất động sản công nghiệp, nhà ở, văn phòng và nghỉ dưỡng trong nửa cuối năm nay.

Bất động sản công nghiệp, theo Savills, giữ vị thế một trong những thị trường có triển vọng phát triển tốt nhất. Thị trường được kỳ vọng tiếp tục đón nhiều nhu cầu mới hơn nữa trong tương lai, đặc biệt tại các khu vực kinh tế triển vọng. Đà tăng trưởng của bất động sản công nghiệp vẫn hưởng lợi từ các thương vụ M&A và nguồn cung mới.

Đơn cử, thương vụ mới như Boustead Projects mua lại 49% cổ phần Công ty cổ phần Phát triển Công nghiệp KTG Bắc Ninh tại khu công nghiệp Yên Phong; ESR Cayman Limited - nền tảng bất động sản hậu cần lớn nhất khu vực châu Á – Thái Bình Dương gia nhập thị trường... Cũng trong quý I, hàng chục dự án công nghiệp tại 13 tỉnh và thành phố đã được phê duyệt, trong đó, đáng chú ý là Bắc Ninh, Quảng Trị, Vĩnh Phúc, Đồng Nai...

Lĩnh vực văn phòng tiếp tục ghi nhận lượng cầu lớn, phần lớn cho các văn phòng chất lượng cao, từ các doanh nghiệp nội địa và quốc tế. Giá thuê văn phòng hạng A tại Hà Nội và TP HCM đều phụ thuộc vào nguồn cung tương lai của thị trường hơn là vấn đề liên quan tới Covid-19.

Tính đến cuối quý I, thị trường này đã có những tín hiệu hồi phục tích cực. Hà Nội ghi nhận nguồn cung chất lượng cao từ các dự án Capital Place, Thaiholdings Tower và Leadvisors Tower. Theo Savills, đến năm 2023, Hà Nội vẫn có thêm các dự án hạng A mới tập trung tại quận Ba Đình, Cầu Giấy, với giá thuê giá thuê trung bình hạng được kỳ vọng tăng đến 35-37 USD một m2 một tháng. Trong khi đó, tại TP HCM, nhu cầu từ các doanh nghiệp được ghi nhận vẫn tiếp tục gia tăng và sẽ vượt cả nguồn cung, giá thuê văn phòng hạng A được kỳ vọng tiếp tục tăng trưởng ở mức 3% một năm.

Lĩnh vực bất động sản nhà ở có tâm điểm là bất động sản có thương hiệu (Branded besidences), đặc biệt khi Việt Nam thuộc nhóm các thị trường tăng trưởng tốt trên thế giới ở dòng này. Dự kiến, thị trường Hà Nội, TP HCM sẽ còn đón thêm các dự án này.

Với bất động sản nghỉ dưỡng, thị trường ghi nhận những tín hiệu khả quan nhất định. Các chủ đầu tư đã lựa chọn cẩn thận hơn các nhà điều hành uy tín cho các dự án nghỉ dưỡng cao cấp hơn là chỉ đầu cơ cho các dự án condotel như trước.

Ngành du lịch và khách sạn Việt Nam được kỳ vọng phục hồi nhanh sau khi dịch bệnh được kiểm soát và các lệnh hạn chế du lịch được gỡ bỏ, tạo điều kiện cho sự trở lại của các hoạt động du lịch quốc tế và nội địa.

Hiện thị trường này cũng ghi nhận nhu cầu mạnh mẽ với các dự án nhà ở Branded residences và ngôi nhà thứ hai tại những địa điểm du lịch biển, thậm chí cả những loại hình mới như du lịch nông thôn.

Thêm vào đó, Savills cho biết, thị trường bất động sản tại các tỉnh lân cận Hà Nội bao gồm Thái Nguyên, Hưng Yên, Bắc Ninh cũng sẽ dần trở nên thu hút hơn. Nguyên nhân là vị trí gần Hà Nội cũng như nhu cầu đầu tư, du lịch lớn cùng sự phát triển mạnh mẽ của các hoạt động công nghiệp tại địa phương.

Ông Matthew Powell, Giám đốc Savills Hà Nội cho biết, trong 6 tháng cuối năm, những tác động của Covid-19 vẫn sẽ ảnh hưởng tới thị trường bất động sản, dẫn đến sự phát triển không đồng đều giữa các địa phương, các phân khúc bất động sản và dự án.

Đại diện đơn vị này nhấn mạnh, mục tiêu chung hiện nay là sớm kiểm soát tình hình dịch bệnh và đẩy nhanh chương trình tiêm vaccine Covid-19. Một khi dịch bệnh được kiểm soát, các địa phương có thể thu hút không chỉ đầu tư nội tỉnh mà còn từ các địa phương khác cũng như quốc tế. Hà Nội, TP HCM, Đà Nẵng cũng các địa phương trong vùng trọng điểm phát triển kinh tế sẽ được nhà đầu tư quan tâm.

Bên cạnh đó, Savills lưu ý các nhà đầu tư cá nhân ở bất cứ phân khúc nào trước khi rót tiền cần nhớ tới quy tắc nghiên cứu kỹ loại hình, tiềm năng phát triển của bất động sản đó trong tương lai. Điều này nhằm tránh chạy theo đám đông vì những thông tin chưa được kiểm chứng.

Xem thêm về công ty thiết kế kiến trúc nhà xinh https://nhaxinhdesign.com/

Theo vnexpress

Thursday, June 17, 2021

Các loại thuế người cho thuê nhà phải đóng theo quy định mới

Các loại thuế người cho thuê nhà phải đóng theo quy định mới


Tùy theo mức doanh thu từ việc kinh doanh cho thuê nhà ở, phòng trọ, căn hộ, có trường hợp được miễn thuế, có trường hợp sẽ phải đóng thuế giá trị gia tăng và thuế thu nhập cá nhân.

Đầu tư cho thuê nhà, phòng trọ, căn hộ chưng cư được xem là mô hình đầu tư an toàn và bền vững, thu hút nhiều cá nhân có tiền nhàn rỗi hoặc có khả năng trả nợ tiền vay tốt đầu tư vào lĩnh vực này. Cho thuê nhà trọ là hoạt động kinh doanh không thuộc danh mục ngành nghề kinh doanh không cần đăng ký theo quy định tại Nghị định 39/2007/NĐ-CP. Vì thế, nếu muốn kinh doanh cho thuê nhà, căn hộ, người dân sẽ phải thực hiện đăng ký kinh doanh đối với ngành nghề cho thuê nhà trọ, không phụ thuộc vào quy mô và doanh thu bao nhiêu.

Theo quy định của Điều 33 Luật quản lý Thuế 2019, kể từ khi nhận được Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, trong thời hạn 10 ngày làm việc, người kinh doanh phải nộp hồ sơ đăng ký thuế lên cơ quan thuế. Nếu người kê khai không nộp hồ sơ đăng ký thuế sẽ bị xử phạt hành chính từ 400.000 đồng cho tới 2.000.000 đồng.

Tùy vào doanh thu, người cho thuê nhà sẽ phải đóng thuế hoặc được miễn thuế

Vậy người cho thuê nhà, phòng trọ, căn hộ phải nộp những loại thuế gì?

Theo quy định tại khoản 25, Điều 4 Thông tư 219/2013/TT-BTC ngày 31/12/2013,  nếu kinh doanh cho thuê nhà ở, phòng trọ có mức doanh thu hàng năm từ một trăm triệu đồng trở xuống thì không phải nộp thuế. Còn nếu cho thuê nhà trọ, căn hộ có mức doanh thu từ một trăm triệu đồng trở lên thì sẽ phải chịu thuế. Xem thêm về mẫu thiết kế nhà đẹp https://mauthietkenhadeppro.com/

Cụ thể, các loại thuế phải đóng khi cho thuê nhà, phòng trọ gồm:

+ Thuế môn bài

Theo quy định tại khoản 2 Điều 4 Nghị định 139/2016/NĐ-CP, nếu kinh doanh cho thuê nhà trọ, căn hộ có doanh thu trên 100 đến 300 triệu đồng/năm thì phí môn bài phải nộp là 300.000 đồng/năm. Doanh thu trên 300 đến 500 triệu đồng/năm, phí môn bài là 500.000 đồng/năm. Doanh thu trên 500 triệu đồng/năm thì phí môn bài là 1.000.000 đồng/năm.

+ Thuế giá trị gia tăng (GTGT)

Theo khoản 2 Phần Phụ Lục Bảng danh mục ngành nghề Thông tư 219/2013/TT-BTC thì dịch vụ lưu trú, kinh doanh khách sạn, nhà nghỉ, nhà trọ: tỷ lệ 5%. Vậy thuế GTGT phải nộp = Doanh thu x 5%

+ Thuế thu nhập cá nhân (TNCN)

Theo quy định tại khoản 4 điều 6 Nghị định Số 12/2015/NĐ-CP: Doanh thu tính thuế đối với hoạt động cho thuê tài sản là số tiền bên thuê trả từng kỳ theo hợp đồng thuê. Trường hợp bên thuê trả tiền thuê trước cho nhiều năm thì doanh thu để tính thu nhập chịu thuế xác định theo doanh thu trả tiền một lần.

Thuế suất đối với thu nhập từ hoạt động cho thuê tài sản là 5%. Như vậy, thuế TNCN phải nộp = Doanh thu x 5%.

Thời gian vừa qua, Cục Thuế Hà Nội và Cục Thuế TP.HCM đều đề xuất Tổng cục Thuế siết hoạt động thu thuế đối với các cá nhân cho thuê nhà tại hai địa phương này để tránh trường hợp né thuế, trốn thuế bằng các phương pháp khác nhau.

Mới đây nhất, ngày 1/6/2021, Bộ Tài chính vừa ban hành Thông tư số 40/2021/TT-BTC hướng dẫn thu thuế GTGT, thuế TNCN và quản lý thuế đối với hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh, trong đó nêu rõ trường hợp phát sinh doanh thu dịch vụ cho thuê nhà ở. Theo thông tư 40, hoạt động cho thuê tài sản gồm thuê nhà, đất, cửa hàng, nhà xưởng…. nằm trong danh mục tính thuế GTGT 5% và thuế TNCN 5%.

Thông tư 40 quy định, cá nhân cho thuê tài sản không phát sinh doanh thu đủ 12 tháng trong năm dương lịch (bao gồm cả trường hợp có nhiều hợp đồng cho thuê) thì mức doanh thu từ 100 triệu đồng/năm trở xuống để xác định cá nhân cho thuê tài sản không phải nộp thuế GTGT, không phải nộp thuế TNCN là doanh thu tính thuế TNCN của một năm dương lịch.

Doanh thu tính thuế thực tế để xác định số thuế phải nộp trong năm là doanh thu tương ứng với số tháng thực tế phát sinh cho thuê tài sản.

Cá nhân có phát sinh hợp đồng cho thuê tài sản trong nhiều năm và đã khai thuế, nộp thuế theo quy định trước đây thì không điều chỉnh lại đối với số thuế đã khai, đã nộp theo các quy định trước ngày hiệu lực Thông tư 40/2021.

Trường hợp có sự thay đổi về nội dung hợp đồng thuê tài sản dẫn đến thay đổi doanh thu tính thuế, kỳ thanh toán, thời hạn thuê thì cá nhân thực hiện khai điều chỉnh, bổ sung theo quy định của Luật Quản lý thuế cho kỳ tính thuế có sự thay đổi.

Thông tư số 40 sẽ có hiệu lực thi hành kể từ ngày 1/8/2021.

Đọc bài về tạp chí nhà đẹp https://tapchinhaxinh.com.vn/

Theo vietnamnet

Thursday, June 10, 2021

'Làn sóng' căn hộ vùng ven TP.HCM hạ nhiệt

'Làn sóng' căn hộ vùng ven TP.HCM hạ nhiệt


Sau 3 năm bùng nổ với hàng chục nghìn căn hộ được ra mắt, thị trường Bình Dương bắt đầu có xu hướng hạ nhiệt trong tháng 4 và tháng 5.

Theo báo cáo thị trường bất động sản TP.HCM và các tỉnh giáp ranh mới công bố của DKRA Việt Nam, trong tháng 5 vừa qua, phân khúc căn hộ tại TP.HCM chỉ ghi nhận 2 dự án mở bán (một dự án mới và một giai đoạn tiếp theo) với 374 sản phẩm, chỉ bằng 14% so với tháng trước.

Lượng tiêu thụ được ghi nhận khá thấp, chỉ khoảng 31% trên tổng nguồn cung mới với 115 giao dịch thành công. Nguồn cung mới ghi nhận chỉ có các sản phẩm ở phân khúc cao cấp và hạng sang với tỷ lệ lần lượt là 68% và 32%. Lượng căn hộ mới chủ yếu tập trung tại khu Đông thành phố.

Thị trường TP.HCM cũng xác lập mặt bằng giá mới với việc một dự án tại quận 1 được giới thiệu ra thị trường có mức giá dao động từ 300-400 triệu đồng.

Các giao dịch thứ cấp trên thị trường cũng tương đối trầm lắng, tập trung ở những dự án đã hoàn hiện pháp lý hoặc đang trong giai đoạn bàn giao với mức giá không thay đổi so với tháng 4.

Một trong những nguyên nhân khiến thị trường căn hộ các tỉnh giáp ranh TP.HCM chững lại là mặt bằng giá bán khá cao. Ảnh: Quỳnh Danh.

DKRA đánh giá tính thanh khoản của thị trường sụt giảm mạnh vào nửa cuối tháng 5 cho đến nay do ảnh hưởng từ dịch bệnh tái bùng phát tại TP.HCM, gây sức ép lên tâm lý khách hàng trong quyết định chọn mua bất động sản. Đọc thêm về https://nhaxinhpro.artstation.com/projects/282V0e

Đặc biệt, báo cáo của DKRA ghi nhận trong tháng 5 vừa qua, các thị trường giáp ranh không ghi nhận nguồn cung mới mở bán ra thị trường. Về tình hình bán hàng ở các dự án tại những tỉnh giáp ranh có xu hướng chững lại, DKRA đánh giá có 3 nguyên nhân chính.

Thứ nhất, hầu hết dự án mới có mức giá cao so với mặt bằng giá tại các dự án căn hộ hiện hữu lân cận. Thứ hai, tỷ lệ người mua với nhu cầu ở thực thấp, chủ yếu là khách hàng mua với mục đích đầu tư. Thứ 3, DKRA nhận định thị trường vùng ven đã qua "sóng" sau thời gian tăng trưởng tương đối sôi động.


Tuy nhiên, ở phân khúc nhà phố/biệt thự, Đồng Nai tiếp tục là khu vực chiếm tỷ trọng lớn về nguồn cung với 749 sản phẩm, tương đương 59%. Các thị trường như Long An, Bình Dương, TP.HCM chiếm tỷ lệ lần lượt là 20%, 15% và 6%. Tổng sản phẩm ra mắt thị trường trong tháng 5 vừa qua là 1.263 sản phẩm đến từ 9 dự án, tỷ lệ tiêu thụ đạt 24%.

Riêng tại TP.HCM, nguồn cung và sức cầu của thị trường tiếp tục xu hướng giảm từ tháng trước. Các dự án mới đa số là dự án nhỏ với số lượng sản phẩm hạn chế, tập trung chủ yếu ở khu Bắc và khu Đông. Tình hình giao dịch thứ cấp diễn ra kém sôi động và tiếp tục có xu hướng giảm do tác động từ dịch bệnh bùng phát.

Đọc thêm bài về https://thietkenoithatnhaxinh24h.blogspot.com/2021/06/ngan-ngo-voi-mau-biet-thu-4-tang-sieu.html

Theo Zingnews

Monday, June 7, 2021

Giá căn hộ mới ở ngoại ô TP.HCM vượt mốc 60 triệu đồng/m2

Giá căn hộ mới ở ngoại ô TP.HCM vượt mốc 60 triệu đồng/m2


Tính đến tháng 6, một số dự án căn hộ mới tại vùng ven TP.HCM có giá 63 triệu đồng/m2. Trong khi đó, giá căn hộ mới tại Bình Dương, Đồng Nai cũng lên đến 45 triệu đồng/m2.

Thị trường bất động sản TP.HCM trong tháng 10/2020 đón nhận hơn 5.000 căn hộ thuộc dự án Masterise Centre Point trên đường Nguyễn Xiển, phường Long Thạnh Mỹ (TP Thủ Đức) với mức giá cao bất ngờ.

Trong ngày mở bán 17/10, chủ đầu tư công bố giá các sản phẩm căn hộ tại đây dao động ở mức 50-63 triệu đồng/m2. Mức giá này được đánh giá tương đương với nhiều khu căn hộ ở khu vực Thạnh Mỹ Lợi (quận 2) và bỏ xa nhiều dự án ở quận vùng ven với khoảng cách di chuyển tương đương vào trung tâm quận 1.

Tuy nhiên, đây không hẳn là trường hợp cá biệt khi thị trường căn hộ tại TP.HCM đang chứng kiến một làn sóng tăng giá diễn ra mạnh mẽ tại các quận, huyện vùng ven - nơi được xem là quỹ đất cuối cùng để phát triển các sản phẩm nhà ở vừa túi tiền cho thành phố với lượng cư dân sinh sống lên đến 14 triệu người.

Giá nhà tại TP.HCM có tốc độ tăng nhanh hơn so với thị trường Hà Nội. Ảnh: Quỳnh Danh.

Căn hộ mới Nhà Bè, Bình Chánh giá 45 triệu đồng/m2

Theo khảo sát của Zing, tại TP.HCM, nguồn cung căn hộ mới tập trung nhiều ở khu vực quận 9 cũ (nay thuộc TP Thủ Đức) và quận Bình Tân, huyện Bình Chánh, huyện Nhà Bè với các cái tên như Masteri Centre Point, Vinhomes Grand Park, The 9 Stellars, Conic Boulevard, Stella En Tropic...

Dữ liệu của Chợ Tốt Nhà cho thấy trong khi các sản phẩm mới ở khu Đông có mức giá vượt trội với khoảng từ 40-60 triệu đồng/m2 thì khu Tây và khu Nam ghi nhận mức giá cạnh tranh hơn với khoảng 28-45 triệu đồng/m2.

Bên cạnh đó, số lượng căn hộ mới mở bán tại khu Đông TP cũng vượt trội hơn với những dự án có quy mô lớn, trong khi tại khu Nam và khu Tây phần lớn là các dự án có quy mô nhỏ với số lượng sản phẩm trên dưới 1.200 căn hộ, ngoại trừ đại đô thị Mizuki Park tại Bình Chánh của chủ đầu tư Nam Long.

Trong nửa đầu năm 2020, chỉ có 2 dự án được mở bán với mức giá duy trì dưới 30 triệu đồng/m2 là 9X Golden Stella (huyện Bình Tân) và Lovera Vista (huyện Bình Chánh).


Cá biệt, một số dự án ở khu Tây và khu Nam như Celesta Rise (huyện Nhà Bè) hay Conic Boulevard (huyện Bình Chánh) đã có giá mở bán lên đến 45 triệu đồng/m2.

Không chỉ riêng TP.HCM, một số đô thị vùng ven cũng cho thấy sự tăng trưởng mạnh về giá nhà khi các căn hộ dưới 25 triệu đồng/m2 ngày càng trở nên hiếm hoi, thay vào đó là những sản phẩm có giá khoảng 30-35 triệu đồng/m2.

Nhìn về thị trường mới nổi là Bình Dương, trong 4 tháng đầu năm nay, DKRA cho biết nguồn cung mới đạt 2.815 căn hộ với giá bán từ 25-45 triệu đồng/m2. Riêng trong tháng 4, thị trường Đồng Nai cũng đón nhận 1.083 căn hộ với giá bán sơ cấp lên đến 40 triệu đồng/m2. Đọc bài về thiết kế không gian nhà đẹp khonggiandep.pro

Giá nhà TP.HCM tiếp tục vượt mặt Hà Nội

Một trong những chỉ số cho thấy sự tăng trưởng mạnh của giá căn hộ tại TP.HCM trong thời gian ngắn là sự biến đổi giá rao bán trung bình theo từng phân khúc.

Thống kê của Batdongsan.com.vn cho thấy giá rao bán trung bình tại cả 3 phân khúc bình dân, trung cấp và cao cấp trong quý I năm nay tại TP.HCM đều tăng 2-3% so với quý IV/2020 với giá lần lượt là 33,7 triệu đồng/m2, 44,7 triệu đồng/m2 và 62,9 triệu đồng/m2.

Đặc biệt, đơn vị cũng chỉ ra sự chênh lệch rõ rệt ở chỉ số này của TP.HCM so với Hà Nội. Phân khúc căn hộ bình dân tại Hà Nội có giá rao bán trung bình là 25,7 triệu đồng/m2, phân khúc trung cấp là 34,1 triệu đồng/m2 và cao cấp là 45,4 triệu đồng/m2.

Trong thế tương quan với TP.HCM, tốc độ tăng giá căn hộ tại Hà Nội đang diễn ra có phần chậm hơn với mức tăng 1-2% ở các phân khúc. Tuy nhiên, giá bán chung cư tại các quận xa trung tâm như Long Biên, Hà Đông, Hoàng Mai, Nam Từ Liêm có xu hướng tăng ổn định từ 2-3%.


Trao đổi với Zing về sức tăng trưởng nhanh của các quận, huyện ngoại thành của hai đô thị lớn nhất cả nước, đại diện Công ty Cổ phần Địa ốc Phú Long đánh giá hiện nay, các đô thị vệ tinh xung quanh TP.HCM và Hà Nội đang phát triển rất mạnh mẽ.

Không ít dự án được nhiều chủ đầu tư có nền tảng để triển khai các khu đô thị quy mô, bài bản về quy hoạch, đồng bộ cơ sở hạ tầng. "Động lực lớn nhất để các đô thị vệ tinh phát triển bởi nhà nước đã quy hoạch và đầu tư phát triển hạ tầng đi trước", vị này nhìn nhận.

"Chính vì thế, với sức hấp dẫn của thị trường vùng ven thời gian qua đã kéo nhiều nhà đầu tư lớn đổ xô về góp phần làm thay đổi đáng kể cơ cấu dân cư và kinh tế khu vực", ông giải thích.

Sáu trở ngại lớn để xây nhà giá rẻ

Chia sẻ về những trăn trở trước cơn khát nhà ở giá rẻ của người dân tại các đô thị lớn, đặc biệt là TP.HCM, ông Trần Nhật Quang, Giám đốc bộ phận Nghiên cứu và Phát triển của C.T Group, cho biết nhu cầu về xây dựng và nhà ở thương mại giá rẻ đã có từ cách đây 15 năm.

Ông Trần Nhật Quang nhấn mạnh đã có nhiều chủ đầu tư phát triển các dự án có quy mô vừa và nhỏ, giá dưới 1 tỷ đồng như Nam Long với E-home, C.T Group với Beehome, Lê Thành... "Tuy nhiên, đây là câu chuyện của giai đoạn 2012-2015", ông nói.

Hiện nay, nhiều doanh nghiệp đã chuyển hướng sang các phân khúc cao cấp hơn. Ông Quang chỉ ra có 6 trở ngại chính cho các chủ đầu tư khi phát triển nhà ở giá rẻ. Thứ nhất là quỹ đất khan hiếm cùng hạn chế về chỉ tiêu dân số và hiện trạng quy hoạch của đô thị. Đây là vấn đề không chỉ của chủ đầu tư phát triển sản phẩm bình dân mà cả trung và cao cấp.

"Tại nhiều vị trí ngoại ô TP.HCM với giá đất trung bình 70-80 triệu đồng/m2, với mật độ xây dựng 50%, giá đất sẽ tăng lên 140-160 triệu đồng/m2. Tương đương, chủ đầu tư phải thanh toán chi phí đất là 15 triệu đồng/m2 sàn kinh doanh. Điều này khiến tất cả các nghiên cứu tiền khả thi, nghiên cứu khả thi hay kế hoạch kinh doanh cho nhà ở giá rẻ trở thành một phương trình vô nghiệm", ông Quang dẫn giải.


Mỗi khu căn hộ cần một câu chuyện đủ hấp dẫn để tạo cảm hứng cho khách hàng, đặc biệt là nhóm khách hàng trẻ. Ảnh: Quỳnh Danh.

Thứ hai là khả năng xây dựng hàng loạt. Mặc dù năng lực xây dựng đã được cải thiện trong nhiều năm gần đây nhưng không nhà thầu nào có thể bàn giao hàng trăm nghìn căn hộ để đáp ứng đủ nhu cầu. Bên cạnh đó, chi phí xây dựng và giá vật liệu tăng cũng đang gây nhiều áp lực lên các chủ đầu tư và nhà thầu.

Thứ 3, ông Quang cũng chỉ ra vấn đề về khả năng xây dựng nhanh chóng để đáp ứng một thị trường có nhu cầu lớn như hiện nay, đòi hỏi các chủ đầu tư cần có tốc độ phân phối sản phẩm nhanh để tạo sự cạnh tranh.

Các sản phẩm nhà ở giá rẻ không có tiêu chuẩn quá khắt ke về thiết kế, hoàn thiện, nội thất... nhưng với cách thi công truyền thống thì vẫn khó có thể đảm bảo việc cung cấp sản phẩm hàng loạt ra thị trường.

Thứ tư là vấn đề kêu gọi vốn. Theo Giám đốc R&D của C.T Group, tất cả các chủ đầu tư đầu cần một nguồn tiền lớn để duy trì toàn bộ hệ thống.

"Chung cư dưới 1 tỷ đồng/căn là câu chuyện của giai đoạn 2012-2015" Ông Trần Nhật Quang - Giám đốc R&D C.T Group

Đặc biệt, do giá sản phẩm không cao, tỷ suất lợi nhuận thấp hơn căn hộ trung và cao cấp nên hiệu quả sử dụng vốn phụ thuộc rất lớn vào khả năng quay vòng vốn và khả năng bán hàng. Nếu hoạt động bán hàng bị chậm 6 tháng so với kế hoạch, lợi nhuận doanh nghiệp sẽ chỉ đủ để trả lãi ngân hàng.

Thứ 5 là xu hướng xã hội. Giống như bất kỳ sản phẩm nào, bất động sản cũng cần một câu chuyện thú vị để thu hút khách hàng. Ông Quang cho rằng yếu tố giá rẻ là một điểm cộng nhưng chưa đủ hấp dẫn.

"Khách hàng luôn có nhận thức nhà ở giá rẻ thường có nhiều hạn chế về tiện ích, thiết kế... Chính vì vậy, nhà ở giá rẻ cũng cần một câu chuyện đủ ấn tượng để lan tỏa đến cộng đồng người trẻ. Nhiều chủ đầu tư trước đây đã không chú ý đến trở ngại vô hình này", ông nói thêm.

Cuối cùng là khả năng kiểm soát giá bán căn hộ ở mức dưới 1 tỷ đồng/căn. Ông Quang chọn mức giá 1 tỷ đồng bởi đây là mức giá mà bất động sản có thể tiếp cận đến nguồn cầu khổng lồ từ những người có khoản tiết kiệm vài trăm triệu đồng đang thuê nhà hoặc đang sống chung với gia đình tại TP.HCM.

Mặc dù nhìn rõ khả năng tiêu thụ vài chục nghìn căn nhà trong nháy mắt của lượng người dân sinh sống đông đảo tại TP.HCM nhưng các chủ đầu tư không thể hạ giá thành.

"Đối với thị trường bất động sản TP.HCM, nhà ở 2 tỷ đồng/căn ngày càng hiếm, trong khi tầm giá 2-3 tỷ đồng/căn là một thị trường cạnh tranh khốc liệt. Mặt khác, khoảng giá 1 tỷ đồng/căn đã không còn trong vài năm trở lại đây. Các chủ đầu tư có cố gắng đến đâu cũng chỉ hạ giá thành xuống tối thiểu 14-15 triệu đồng/m2, hoặc hơn 1 tỷ đồng đối với căn hộ trung bình 45 m2", ông nói.

Xem thêm bài về thiết kế nhà xinh https://nhaxinhsaigon.com/

Theo Zingnews