Monday, June 7, 2021

Giá căn hộ mới ở ngoại ô TP.HCM vượt mốc 60 triệu đồng/m2

Giá căn hộ mới ở ngoại ô TP.HCM vượt mốc 60 triệu đồng/m2


Tính đến tháng 6, một số dự án căn hộ mới tại vùng ven TP.HCM có giá 63 triệu đồng/m2. Trong khi đó, giá căn hộ mới tại Bình Dương, Đồng Nai cũng lên đến 45 triệu đồng/m2.

Thị trường bất động sản TP.HCM trong tháng 10/2020 đón nhận hơn 5.000 căn hộ thuộc dự án Masterise Centre Point trên đường Nguyễn Xiển, phường Long Thạnh Mỹ (TP Thủ Đức) với mức giá cao bất ngờ.

Trong ngày mở bán 17/10, chủ đầu tư công bố giá các sản phẩm căn hộ tại đây dao động ở mức 50-63 triệu đồng/m2. Mức giá này được đánh giá tương đương với nhiều khu căn hộ ở khu vực Thạnh Mỹ Lợi (quận 2) và bỏ xa nhiều dự án ở quận vùng ven với khoảng cách di chuyển tương đương vào trung tâm quận 1.

Tuy nhiên, đây không hẳn là trường hợp cá biệt khi thị trường căn hộ tại TP.HCM đang chứng kiến một làn sóng tăng giá diễn ra mạnh mẽ tại các quận, huyện vùng ven - nơi được xem là quỹ đất cuối cùng để phát triển các sản phẩm nhà ở vừa túi tiền cho thành phố với lượng cư dân sinh sống lên đến 14 triệu người.

Giá nhà tại TP.HCM có tốc độ tăng nhanh hơn so với thị trường Hà Nội. Ảnh: Quỳnh Danh.

Căn hộ mới Nhà Bè, Bình Chánh giá 45 triệu đồng/m2

Theo khảo sát của Zing, tại TP.HCM, nguồn cung căn hộ mới tập trung nhiều ở khu vực quận 9 cũ (nay thuộc TP Thủ Đức) và quận Bình Tân, huyện Bình Chánh, huyện Nhà Bè với các cái tên như Masteri Centre Point, Vinhomes Grand Park, The 9 Stellars, Conic Boulevard, Stella En Tropic...

Dữ liệu của Chợ Tốt Nhà cho thấy trong khi các sản phẩm mới ở khu Đông có mức giá vượt trội với khoảng từ 40-60 triệu đồng/m2 thì khu Tây và khu Nam ghi nhận mức giá cạnh tranh hơn với khoảng 28-45 triệu đồng/m2.

Bên cạnh đó, số lượng căn hộ mới mở bán tại khu Đông TP cũng vượt trội hơn với những dự án có quy mô lớn, trong khi tại khu Nam và khu Tây phần lớn là các dự án có quy mô nhỏ với số lượng sản phẩm trên dưới 1.200 căn hộ, ngoại trừ đại đô thị Mizuki Park tại Bình Chánh của chủ đầu tư Nam Long.

Trong nửa đầu năm 2020, chỉ có 2 dự án được mở bán với mức giá duy trì dưới 30 triệu đồng/m2 là 9X Golden Stella (huyện Bình Tân) và Lovera Vista (huyện Bình Chánh).


Cá biệt, một số dự án ở khu Tây và khu Nam như Celesta Rise (huyện Nhà Bè) hay Conic Boulevard (huyện Bình Chánh) đã có giá mở bán lên đến 45 triệu đồng/m2.

Không chỉ riêng TP.HCM, một số đô thị vùng ven cũng cho thấy sự tăng trưởng mạnh về giá nhà khi các căn hộ dưới 25 triệu đồng/m2 ngày càng trở nên hiếm hoi, thay vào đó là những sản phẩm có giá khoảng 30-35 triệu đồng/m2.

Nhìn về thị trường mới nổi là Bình Dương, trong 4 tháng đầu năm nay, DKRA cho biết nguồn cung mới đạt 2.815 căn hộ với giá bán từ 25-45 triệu đồng/m2. Riêng trong tháng 4, thị trường Đồng Nai cũng đón nhận 1.083 căn hộ với giá bán sơ cấp lên đến 40 triệu đồng/m2. Đọc bài về thiết kế không gian nhà đẹp khonggiandep.pro

Giá nhà TP.HCM tiếp tục vượt mặt Hà Nội

Một trong những chỉ số cho thấy sự tăng trưởng mạnh của giá căn hộ tại TP.HCM trong thời gian ngắn là sự biến đổi giá rao bán trung bình theo từng phân khúc.

Thống kê của Batdongsan.com.vn cho thấy giá rao bán trung bình tại cả 3 phân khúc bình dân, trung cấp và cao cấp trong quý I năm nay tại TP.HCM đều tăng 2-3% so với quý IV/2020 với giá lần lượt là 33,7 triệu đồng/m2, 44,7 triệu đồng/m2 và 62,9 triệu đồng/m2.

Đặc biệt, đơn vị cũng chỉ ra sự chênh lệch rõ rệt ở chỉ số này của TP.HCM so với Hà Nội. Phân khúc căn hộ bình dân tại Hà Nội có giá rao bán trung bình là 25,7 triệu đồng/m2, phân khúc trung cấp là 34,1 triệu đồng/m2 và cao cấp là 45,4 triệu đồng/m2.

Trong thế tương quan với TP.HCM, tốc độ tăng giá căn hộ tại Hà Nội đang diễn ra có phần chậm hơn với mức tăng 1-2% ở các phân khúc. Tuy nhiên, giá bán chung cư tại các quận xa trung tâm như Long Biên, Hà Đông, Hoàng Mai, Nam Từ Liêm có xu hướng tăng ổn định từ 2-3%.


Trao đổi với Zing về sức tăng trưởng nhanh của các quận, huyện ngoại thành của hai đô thị lớn nhất cả nước, đại diện Công ty Cổ phần Địa ốc Phú Long đánh giá hiện nay, các đô thị vệ tinh xung quanh TP.HCM và Hà Nội đang phát triển rất mạnh mẽ.

Không ít dự án được nhiều chủ đầu tư có nền tảng để triển khai các khu đô thị quy mô, bài bản về quy hoạch, đồng bộ cơ sở hạ tầng. "Động lực lớn nhất để các đô thị vệ tinh phát triển bởi nhà nước đã quy hoạch và đầu tư phát triển hạ tầng đi trước", vị này nhìn nhận.

"Chính vì thế, với sức hấp dẫn của thị trường vùng ven thời gian qua đã kéo nhiều nhà đầu tư lớn đổ xô về góp phần làm thay đổi đáng kể cơ cấu dân cư và kinh tế khu vực", ông giải thích.

Sáu trở ngại lớn để xây nhà giá rẻ

Chia sẻ về những trăn trở trước cơn khát nhà ở giá rẻ của người dân tại các đô thị lớn, đặc biệt là TP.HCM, ông Trần Nhật Quang, Giám đốc bộ phận Nghiên cứu và Phát triển của C.T Group, cho biết nhu cầu về xây dựng và nhà ở thương mại giá rẻ đã có từ cách đây 15 năm.

Ông Trần Nhật Quang nhấn mạnh đã có nhiều chủ đầu tư phát triển các dự án có quy mô vừa và nhỏ, giá dưới 1 tỷ đồng như Nam Long với E-home, C.T Group với Beehome, Lê Thành... "Tuy nhiên, đây là câu chuyện của giai đoạn 2012-2015", ông nói.

Hiện nay, nhiều doanh nghiệp đã chuyển hướng sang các phân khúc cao cấp hơn. Ông Quang chỉ ra có 6 trở ngại chính cho các chủ đầu tư khi phát triển nhà ở giá rẻ. Thứ nhất là quỹ đất khan hiếm cùng hạn chế về chỉ tiêu dân số và hiện trạng quy hoạch của đô thị. Đây là vấn đề không chỉ của chủ đầu tư phát triển sản phẩm bình dân mà cả trung và cao cấp.

"Tại nhiều vị trí ngoại ô TP.HCM với giá đất trung bình 70-80 triệu đồng/m2, với mật độ xây dựng 50%, giá đất sẽ tăng lên 140-160 triệu đồng/m2. Tương đương, chủ đầu tư phải thanh toán chi phí đất là 15 triệu đồng/m2 sàn kinh doanh. Điều này khiến tất cả các nghiên cứu tiền khả thi, nghiên cứu khả thi hay kế hoạch kinh doanh cho nhà ở giá rẻ trở thành một phương trình vô nghiệm", ông Quang dẫn giải.


Mỗi khu căn hộ cần một câu chuyện đủ hấp dẫn để tạo cảm hứng cho khách hàng, đặc biệt là nhóm khách hàng trẻ. Ảnh: Quỳnh Danh.

Thứ hai là khả năng xây dựng hàng loạt. Mặc dù năng lực xây dựng đã được cải thiện trong nhiều năm gần đây nhưng không nhà thầu nào có thể bàn giao hàng trăm nghìn căn hộ để đáp ứng đủ nhu cầu. Bên cạnh đó, chi phí xây dựng và giá vật liệu tăng cũng đang gây nhiều áp lực lên các chủ đầu tư và nhà thầu.

Thứ 3, ông Quang cũng chỉ ra vấn đề về khả năng xây dựng nhanh chóng để đáp ứng một thị trường có nhu cầu lớn như hiện nay, đòi hỏi các chủ đầu tư cần có tốc độ phân phối sản phẩm nhanh để tạo sự cạnh tranh.

Các sản phẩm nhà ở giá rẻ không có tiêu chuẩn quá khắt ke về thiết kế, hoàn thiện, nội thất... nhưng với cách thi công truyền thống thì vẫn khó có thể đảm bảo việc cung cấp sản phẩm hàng loạt ra thị trường.

Thứ tư là vấn đề kêu gọi vốn. Theo Giám đốc R&D của C.T Group, tất cả các chủ đầu tư đầu cần một nguồn tiền lớn để duy trì toàn bộ hệ thống.

"Chung cư dưới 1 tỷ đồng/căn là câu chuyện của giai đoạn 2012-2015" Ông Trần Nhật Quang - Giám đốc R&D C.T Group

Đặc biệt, do giá sản phẩm không cao, tỷ suất lợi nhuận thấp hơn căn hộ trung và cao cấp nên hiệu quả sử dụng vốn phụ thuộc rất lớn vào khả năng quay vòng vốn và khả năng bán hàng. Nếu hoạt động bán hàng bị chậm 6 tháng so với kế hoạch, lợi nhuận doanh nghiệp sẽ chỉ đủ để trả lãi ngân hàng.

Thứ 5 là xu hướng xã hội. Giống như bất kỳ sản phẩm nào, bất động sản cũng cần một câu chuyện thú vị để thu hút khách hàng. Ông Quang cho rằng yếu tố giá rẻ là một điểm cộng nhưng chưa đủ hấp dẫn.

"Khách hàng luôn có nhận thức nhà ở giá rẻ thường có nhiều hạn chế về tiện ích, thiết kế... Chính vì vậy, nhà ở giá rẻ cũng cần một câu chuyện đủ ấn tượng để lan tỏa đến cộng đồng người trẻ. Nhiều chủ đầu tư trước đây đã không chú ý đến trở ngại vô hình này", ông nói thêm.

Cuối cùng là khả năng kiểm soát giá bán căn hộ ở mức dưới 1 tỷ đồng/căn. Ông Quang chọn mức giá 1 tỷ đồng bởi đây là mức giá mà bất động sản có thể tiếp cận đến nguồn cầu khổng lồ từ những người có khoản tiết kiệm vài trăm triệu đồng đang thuê nhà hoặc đang sống chung với gia đình tại TP.HCM.

Mặc dù nhìn rõ khả năng tiêu thụ vài chục nghìn căn nhà trong nháy mắt của lượng người dân sinh sống đông đảo tại TP.HCM nhưng các chủ đầu tư không thể hạ giá thành.

"Đối với thị trường bất động sản TP.HCM, nhà ở 2 tỷ đồng/căn ngày càng hiếm, trong khi tầm giá 2-3 tỷ đồng/căn là một thị trường cạnh tranh khốc liệt. Mặt khác, khoảng giá 1 tỷ đồng/căn đã không còn trong vài năm trở lại đây. Các chủ đầu tư có cố gắng đến đâu cũng chỉ hạ giá thành xuống tối thiểu 14-15 triệu đồng/m2, hoặc hơn 1 tỷ đồng đối với căn hộ trung bình 45 m2", ông nói.

Xem thêm bài về thiết kế nhà xinh https://nhaxinhsaigon.com/

Theo Zingnews

Sunday, May 23, 2021

Chuyên gia khuyên gì khi sốt đất hạ nhiệt?

Chuyên gia khuyên gì khi sốt đất hạ nhiệt?


Đại diện Savills cho rằng các nhà đầu tư nên chờ thị trường tự điều chỉnh đến một ngưỡng giá hợp lý để đưa ra quyết định, đồng thời cần xem xét lại các khoản mục đầu tư.

Các tháng vừa qua xuất hiện một số cơn sốt đất nhưng hiện nay đã lắng xuống, dự báo ít nhất trong ngắn hạn, thị trường sẽ không xảy ra tình trạng này.

Bà Đỗ Thu Hằng, Giám đốc cấp cao Bộ phiên Nghiên cứu và Tư vấn tại Savills Hà Nội, nhìn nhận sau những cơn sốt đẩy giá đất lên, các nhà đầu tư cần chờ thị trường tự điều chỉnh đến một ngưỡng giá hợp lý. Đặc biệt, khi bất động sản vẫn là một kênh hấp dẫn, các nhà đầu tư cần xem xét lại các khoản mục đầu tư, có thể vừa để sử dụng khai thác, vừa có thể gia tăng giá trị.

Theo bà Hằng, trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19, nhiều loại hình BĐS gặp khó khăn trong hoạt động khai thác kinh doanh, tuy nhiên, thị trường đã có lượng tiền đến từ đầu tư chứng khoán, dẫn đến thực tế đất thu hút đáng kể sự quan tâm của nhà đầu tư. Ở một số khu vực, giá đất nằm ở mức hợp lý dẫn đến nhu cầu và các giao dịch diễn ra rất mạnh trong thời gian gần đây. Xem thêm về công ty thiết kế không gian đẹp https://khonggiandep.pro

Bất động sản các tỉnh phía Bắc giảm nhiệt sau giai đoạn tăng trưởng sốt nóng đầu năm. Ảnh: Việt Linh.

Thêm vào đó, Việt Nam đang làm tốt việc kiểm soát dịch bệnh và hoạt động thu hút FDI, sở hữu triển vọng kinh tế lạc quan. Những năm trước đó, việc đầu tư phát triển hạ tầng diễn ra mạnh mẽ đã khiến cho nhu cầu trên những lĩnh vực liên quan như BĐS công nghiệp hay các loại hình khác trở thành tiềm năng trong tương lai.

“Việc xuất hiện giá trị ảo dẫn đến rủi ro cho các nhà đầu tư, đồng thời gây ra những hệ lụy cho các tổ chức và các hoạt động kinh tế lớn hơn. Nhìn từ thực tế trước đây, các nhà đầu tư cũng cần phải điều chỉnh, không thể đi trên con sóng cao và nhận lại nhiều rủi ro, chưa kể dòng tiền hiện nay vào BĐS bị kiểm soát, liên quan đến quy định đầu tư vốn ngắn hạn và dài hạn và một số công cụ khác về quản lý các hoạt động kinh doanh BĐS”, bà Hằng phân tích.

Khi giá đất đã lắng xuống, các nhà đầu tư cần có những nước đi phù hợp: nên đầu tư vào những khu vực mà đất có thể đưa vào khai thác sử dụng; còn nếu đầu tư theo hướng “để đấy” hoặc đầu tư mang tính chất đám đông có tính dài hạn thì cũng không phải là giải pháp hợp lý.

Nếu “xuống tiền” vào thời điểm hiện tại, có thể dẫn đến việc không đảm bảo lợi nhuận theo mong muốn; dễ xảy ra tình trạng vốn ứ, tiền đọng; thanh khoản của một số khu vực không cao, sẽ dẫn đến áp lực của việc sử dụng vốn cũng không hiệu quả. “Hiện các nhà đầu tư phải tự điều chỉnh hoạt động đầu tư trong thời gian ngắn hạn và trung hạn, ít nhất là trong năm nay”, bà Hằng nói.

Theo ông Matthew Powell, Giám đốc Savills Hà Nội, hiện tượng tăng giá đất, về bản chất, sẽ dẫn tới việc thị trường cần thời gian nhất định để cân bằng lại giữa cung và cầu thật, có thể xác lập một nền giá mới, làm nên dư địa phát triển cho các địa phương và tỉnh thành. Và tại những thị trường mà đã phát sinh giao dịch với giá tăng cao thì việc điều chỉnh lại về mức giá cân bằng sẽ mất nhiều thời gian hơn.

“Bất động sản, đặc biệt là bất động sản nhà ở vẫn luôn là kênh đầu tư dài hạn hấp dẫn, một trong những phương án đa dạng hóa kênh đầu tư của các nhà đầu tư. Nhưng chúng ta vẫn cần lưu ý về việc cân nhắc giá trị của kênh đầu tư về dài hạn này, chỉ trong điều kiện khu vực được đầu tư có tiềm năng phát triển thì khi đó đầu tư mới là một quyết định nên làm”, ông Matthew Powell đưa ra lời khuyên.

Đọc bài về thiết kế nhà xinh https://nhaxinhsaigon.com

Nguồn: Zingnews

Friday, May 21, 2021

TP.HCM giám sát chặt thị trường bất động sản

 TP.HCM giám sát chặt thị trường bất động sản


Mới đây, Văn phòng UBND TP.HCM đã ra văn bản thông báo kết luận của lãnh đạo TP về tình hình kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh, thu chi ngân sách 4 tháng đầu năm và nhiệm vụ tháng 5. Đáng chú ý, có nhiều chỉ đạo về quản lý thị trường bất động sản, xây dựng trên địa bàn.

Một góc TP.HCM

Nội dung văn bản nêu rõ, ông Nguyễn Thành Phong, Chủ tịch UBND TP.HCM yêu cầu quản lý chặt chẽ thị trường bất động sản, không cung cấp các thông tin chưa chính thức để đẩy giá nhà đất, đặc biệt là ở khu vực huyện ngoại thành.

Đồng thời, tăng cường rà soát, xử lý những dự án chậm triển khai nhằm đảm bảo quyền lợi hợp pháp của người sử dụng đất, ưu tiên tháo gỡ khó khăn, vướng mắc các dự án trọng điểm.

Được biết, UBND TP.HCM trước đó cũng đã có văn bản gửi các cơ quan chức năng về triển khai thực hiện các chỉ thị đã được Thành ủy, Ban Thường vụ Thành ủy chỉ đạo, trong đó có các chỉ đạo quan trọng về lĩnh vực xây dựng, bất động sản.

Cụ thể, chính quyền TP yêu cầu tiếp tục đẩy mạnh thực hiện Chỉ thị số 23 năm 2019 của Ban Thường vụ Thành ủy về tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo nâng cao hiệu quả công tác quản lý nhà nước về trật tự xây dựng trên địa bàn TP. 

Cùng với đó là Chỉ thị số 24 ngày 11/11/2019 về kiểm kê, rà soát quỹ nhà, đất, công trình và các tài sản khác gắn liền với đất thuộc sở hữu nhà nước; tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo nâng cao hiệu quả quản lý, sử dụng nhà, đất và tài sản gắn liền với đất thuộc sở hữu nhà nước trên địa bàn .

Lãnh đạo TP cũng yêu cầu Sở Xây dựng TP.HCM tiếp tục đẩy mạnh việc sửa chữa, cải tạo chung cư cũ trên địa bàn; nhà trên và ven kênh rạch, thực hiện báo cáo trong năm nay. 

Đọc thêm về tạp chí nhà đẹp https://tapchinhaxinh.com.vn

Theo thanhnienviet

Wednesday, May 19, 2021

Mua nhà tập thể cũ – được và mất gì?

Mua nhà tập thể cũ – được và mất gì?


Mua nhà tập thể cũ dù với mục đích để ở hay mua để cho thuê, để bán lại thì người mua đều phải tìm hiểu kỹ lưỡng về mặt tốt, mặt xấu của loại hình nhà ở này để đảm bảo lợi ích tốt nhất, đồng thời giảm thiểu các rủi ro.

Với tài chính hạn hẹp, lại mong muốn sống trong khu vực nội thành để thuận tiện đi lại, không ít người lựa chọn mua nhà tập thể cũ, sau đó tìm cách cải tạo, cơi nới cho phù hợp với nhu cầu. Vậy loại hình nhà tập thể cũ có những ưu, nhược điểm ra sao và cần lưu ý những gì khi chọn mua nhà tập thể cũ?

Ưu điểm của nhà tập thể cũ

Ưu điểm lớn nhất của nhà tập thể cũ là mức giá hợp lý. Những ngôi nhà tập thể cũ được xây từ cách đây vài chục năm, tuổi đời càng lâu thì giá bán càng rẻ. Mặc cho giá nhà đất, giá chung cư không ngừng tăng thì căn hộ tập thể vẫn giữ giá ở mức ổn định nên trở thành lựa chọn của những người có tài chính hạn hẹp.

Bên cạnh đó, khi mua nhà tập thể cũ, người mua gần như không phải chịu các khoản phí dịch vụ, phí bảo trì như ở chung cư, từ đó giúp tiết kiệm được một khoản phí sinh hoạt hàng tháng. Nếu may mắn mua được căn hộ tập thể đã qua sửa sang, người mua cũng không phải dành ra quá nhiều tiền để cải tạo hay mua sắm nội thất. Đọc bài về thiết kế nhà xinh sài gòn https://nhaxinhsaigon.com

Nhà tập thể cũ có nhiều ưu điểm nhưng cũng tồn tại không ít rủi ro tiềm ẩn.

Chưa kể, nhà tập thể thường nằm ở vị trí trung tâm, nơi sầm uất, thuận tiện sinh hoạt, số lượng căn liền kề ít, mật độ thưa thớt, đảm bảo chất lượng cuộc sống. Như vậy, so sánh về vị trí thì nhà tập thể cũ có lợi thế nhiều hơn so với chung cư cùng tầm giá.

Cuối cùng, nhà tập thể được Nhà nước phê duyệt và đầu tư ngân sách, thuộc quyền sở hữu của Nhà nước nên trong trường hợp bị thu hồi đất thì người mua sẽ được đền bù tương xứng.

Nhược điểm của nhà tập thể cũ

Dù có rất nhiều ưu điểm nhưng phải thừa nhận rằng nhà tập thể cũ cũng tồn tại một số bất cập. Nhà tập thể được thiết kế từ những năm 50-60 của thế kỷ trước nên không gian thường nhỏ hẹp, trần thấp, không thông thoáng. Chủ sở hữu nhà tập thể cũ có thể gặp khó khăn trong trường hợp muốn cải tạo lại ngôi nhà vì công trình xây dựng đã lâu, nhiều hạng mục đã xuống cấp. Nếu quá tình cải tạo không tính toán kỹ lưỡng có thể ảnh hưởng tới sự an toàn của cả tòa nhà.

Mặt khác, không giống như chung cư, nhà tập thể cũ thường thiếu chỗ gửi xe, không có thang máy, không có bảo vệ, không đảm bảo an toàn phòng cháy chữa cháy… nên tiềm ẩn nhiều rủi ro về an toàn, an ninh. Xem thêm bài về thiết kế nội thất biệt thự đẹp 

Kinh nghiệm mua nhà tập thể cũ

Kiểm tra diện tích thực tế và diện tích ghi trên sổ đỏ

Nhiều người đã mua nhà tập thể trước đó chia sẻ rằng nên yêu cầu chủ nhà cho xem sổ đỏ khi đi xem nhà. Thực tế cho thấy, nhiều căn hộ có diện tích trên sổ đỏ “vênh” so với thực tế, trong khi diện tích ghi trên sổ đỏ là căn cứ để định giá cũng như tính toán tiền bồi thường trong trường hợp nhà nước thu hồi.

Tìm hiểu vị trí và tiện ích xung quanh

Dù là mua nhà đất, chung cư hay nhà tập thể thì bạn đều cần tìm hiểu vị trí, tiện ích xung quanh. Không nên mua nhà quá xa nơi làm việc hay xung quanh thiếu các tiện ích như trường học, chợ, bệnh viện.

Vấn đề an ninh

Ai cũng mong muốn lựa chọn một nơi an toàn khi mua nhà. Để biết khu vực mình dự định mua có an ninh hay không, bạn nên gặp gỡ, trò chuyện với người dân sống trong khu vực đó. Ưu tiên lựa chọn khu tập thể có bảo vệ túc trực, có camera giám sát 24/24 để đảm bảo an toàn cho các thành viên và tài sản của gia đình.

Xem xét chất lượng nhà

Trước khi bán nhà, nhiều chủ nhà sẽ cho sửa sang nâng nền, lát gạch, sơn mới để căn nhà cũ trông bắt mắt hơn và để che đi những khiếm khuyết như thấm nứt, mục nát… Người mua cần tinh mắt, xem xét cẩn thận để không bị mắc lừa. Chưa kể, nhiều khu nhà tập thể được xây dựng từ cách đây vài chục năm, công trình đã xuống cấp hoặc có khả năng phải giải tỏa. Nếu không tìm hiểu kỹ lưỡng, người mua dễ mua phải nhà kém chất lượng, đang xuống cấp và có khả năng phải di dời đi nơi khác.

Mặt khác, người mua cũng cần đánh giá xem kiến trúc, bố cục nhà có phù hợp với nhu cầu sử dụng của gia đình mình hay không, từ đó dự toán các hạng mục cần cải tạo (nếu có) và ước tính chi phí cải tạo. Hạng mục này sẽ ảnh hưởng tới tổng số tiền mà người mua phải bỏ ra để có thể dọn vào sinh sống trong ngôi nhà, là căn cứ để so sánh giá với những lựa chọn khác.

Môi trường cư dân xung quanh

Chất lượng cuộc sống ngoài phụ thuộc vào ngôi nhà bạn mua thì hàng xóm cũng có ảnh hưởng rất lớn. Khu dân trí cao, hàng xóm hiền hòa bao giờ cũng mang lại cho bạn cảm giác an tâm hơn so với một khu vực có nhiều tệ nạn xã hội.

Xem xét giá cả và pháp lý nhà tập thể cũ

Tuyệt đối không mua những căn chung cư không có sổ hồng vì bạn sẽ khó xác lập quyền sở hữu với ngôi nhà vừa mua. Khi xem nhà, nên yêu cầu chủ nhà cho xem giấy tờ chứng minh quyền sở hữu, hỏi rõ xem việc sang tên đổi chủ có gặp rắc rối gì không.

Ngoài ra, người mua cũng cần quan tâm tham khảo giá của các căn chung cư khác trong cùng tòa hoặc cùng khu vực để xem mức giá mà người bán đưa ra có hợp lý không.

Theo thanhnienviet

Friday, May 14, 2021

Tháng 5/2021, lãi suất vay mua nhà ngân hàng nào thấp nhất?

Tháng 5/2021, lãi suất vay mua nhà ngân hàng nào thấp nhất?


Lãi suất vay mua nhà của các ngân hàng trong tháng 5/2021 tiếp tục được điều chỉnh và chủ yếu theo xu hướng giảm lãi vay mua nhà. Theo đó, lãi suất cho vay mua nhà cao nhất là 9%/năm, thấp nhất là 5,9%/năm.

Tháng 5/2021, dịch Covid-19 tái bùng phát với diễn biến phức tạp hơn những lần trước. Trong bối cảnh đó, các ngân hàng trong nước và nước ngoài tiếp tục điều chỉnh lãi suất vay mua nhà nhằm hỗ trợ, tạo điều kiện cho người dân sớm tiếp cận được nhà ở khi kinh tế vẫn đang trong thời kỳ khó khăn.

Lãi suất vay mua nhà thấp nhất tháng 5/2021 là 5,9%/năm. Ảnh minh họa

Cụ thể, một số ngân hàng đã điều chỉnh mức lãi cho vay mua nhà từ 0,3-1 điểm %. Kết quả khảo sát cho thấy, lãi vay mua nhà Sacombank được điều chỉnh giảm từ 9,5%/năm xuống mức 8,5%/năm. Lãi suất vay mua nhà techcombank giảm từ 7,29%/năm xuống còn 6,69%/năm.

Ngân hàng PVCombank và BIDV cũng điều chỉnh giảm lãi suất cho vay mua nhà trong tháng 5 này. Lãi suất vay mua nhà BIDV giảm từ 7,5%/năm xuống mức 7,3%/năm. Lãi suất ngân hàng vay mua nhà của PVCombank được điều chỉnh giảm từ mức 7,49%/năm xuống còn 6,5%/năm. Lãi vay mua nhà TPBank giảm nhẹ từ 7%/năm xuống 6,9%/năm.

Các ngân hàng có mức lãi suất cho vay mua nhà thấp nhất trong tháng 5/2021 gồm OCB, VPBank, Standard Chartered, Hong Leong Bank, PVcomBank, Techcombank với mức lãi cho vay mua nhà dao động từ 5,99%/năm- 6,7%/năm.

Nhóm ngân hàng có lãi suất vay mua nhà trung bình gồm: Agribank, Vietcombank, Vietinbank, BIDV…. với mức lãi suất ưu đãi cho vay mua nhà nằm trong khoảng từ 7%/năm-7,7%/năm. Đây là mức lãi cố định trong vòng 12 tháng đầu tiên.

Nhóm ngân hàng có lãi suất vay mua nhà cao nhất gồm: Eximbank, UOB, Sacombank, VIB. Trong đó, lãi suất ưu đãi cho vay mua nhà của Eximbank đang cao nhất thị trường với mức lãi 9%/năm; theo sau là UOB với lãi suất 8,7%/năm; Sacombank với mức lãi 8,5%/năm và VIB với 8,3%/năm. Đọc bài về công ty thiết kế nội thất https://nhaxinhsaigon.com/noi-that.html

Sau đây là bảng lãi suất cho vay mua nhà của các ngân hàng trong tháng 5/2021:


* Lưu ý: Bảng lãi suất vay mua nhà trên đây chỉ mang tính chất tham khảo. Khách hàng nên liên hệ trực tiếp với các ngân hàng để được tư vấn chi tiết các gói vay cụ thể, phù với với nhu cầu và khả năng của mình.

Friday, May 7, 2021

Quy định mới về cấp sổ đỏ tại TP.HCM

Quy định mới về cấp sổ đỏ tại TP.HCM


Sở TN&MT TP.HCM được phép ủy quyền cho các chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai ký cấp Giấy chứng nhận thay vì chuyển về Văn phòng đăng ký đất đai thành phố ký như trước đây.

Sở TN&MT TP.HCM được phép ủy quyền cho các chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai  ký cấp giấy chứng nhận. (Ảnh minh họa)

Sở TN&MT TP.HCM vừa tổ chức Hội nghị công bố Quyết định số 08/2021 của UBND TP.HCM về bổ sung, sửa đổi một số điều của quy định phối hợp giải quyết thủ tục giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất; đăng ký đất đai, tài sản khác gắn liền với đất; cấp, cấp đổi, cấp lại giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất trên địa bàn TP. 

Quyết định này nhằm giảm tỷ lệ hồ sơ trễ hẹn đối với lĩnh vực đất đai trên địa bàn TP thời gian qua; chuẩn hóa các thủ tục, quy trình, biểu mẫu để áp dụng thống nhất trong toàn hệ thống Văn phòng đăng ký đất đai TP.HCM. Đọc thêm bài về nhà xinh furniture https://nhaxinhfurniture.com/

Cùng với đó, xử lý kịp thời các vi phạm có liên quan trong quá trình cấp sổ đỏ; ngăn chặn, xử lý có hiệu quả tình trạng nhũng nhiễu, gây phiền hà cho người dân để nâng cao sự hài lòng của người dân và doanh nghiệp trong quá trình giải quyết các thủ tục liên quan đến đất đai.

Kể từ ngày 10/5/2021, Quyết định này chính thức có hiệu lực thi hành.

Một trong những nội dung đáng chú ý của Quyết định là Sở TN&MT TP.HCM được ủy quyền cho Giám đốc Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai huyện, quận và TP. Thủ Đức cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất (sổ đỏ) với hơn 10 điều khoản được bổ sung, sửa đổi từ Quyết định số 36/2017 của UBND TP.

Sau khi giám đốc các chi nhánh văn phòng đăng ký đất đai ký sẽ chuyển hồ sơ về Văn phòng đăng ký đất đai TP đóng dấu rồi chuyển trả về cho người dân.

Thời gian thực hiện là 24 giờ kể từ khi nhận được hồ sơ, xác nhận danh sách, đóng dấu và cập nhật, chuyển hồ sơ trả về chi nhánh để trả ra cho người dân.

Sự thay đổi nói trên sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho người dân khi làm thủ tục cấp sổ đỏ nhờ rút ngắn các thủ tục, rút ngắn thời gian đi lại. Lãnh đạo TP yêu cầu Sở TN&MT khẩn trương có những hướng dẫn, quy định cụ thể để văn phòng đăng lý đất đai các đơn vị triển khai quyết định trên.

Đọc thêm bài về nhà xinh https://nhadepcenter.com/

Theo thanhnienviet

Thursday, May 6, 2021

Giá căn hộ TP.HCM tăng gần 15% sau một năm

Giá căn hộ TP.HCM tăng gần 15% sau một năm


So với năm 2020, giá căn hộ tăng 14,6%. Cùng với đó, giá nhà liền thổ tại các tỉnh phía Nam cũng tăng 11%. Thị trường được xác định đang trong chu kỳ giá tăng nhanh.

CBRE Việt Nam cho biết giá chào bán các dự án chung cư mới trên địa bàn TP HCM trong những tháng đầu năm 2021 tăng ở tất cả phân khúc, đạt mức 2.219 USD/m2 (khoảng 51 triệu đồng/m2), cao hơn cùng kỳ năm trước 14,6%.

Nguyên nhân giá nhà quý I tiếp tục leo thang ở tất cả phân khúc là do các dự án mới mở bán có vị trí gần trung tâm thành phố. Đồng thời, các dự án mới cũng cung cấp vật liệu hoàn thiện chất lượng cao và nhiều tiện ích hơn.

Thị trường sơ cấp đang được dẫn dắt bởi phân khúc hạng sang và cao cấp trong khi nguồn cung trung cấp và bình dân ngày càng khan hiếm.

Thống kê của CBRE cho thấy phân khúc trung cấp chiếm 41% trong khi các năm trước phân khúc này chiếm khoảng 55%-60% tổng nguồn cung. Phân khúc hạng sang đứng thứ hai chiếm 39% tổng nguồn cung. Phân khúc cao cấp chiếm 20% và không có nguồn cung chào bán tại phân khúc bình dân trong quý đầu năm.

Giá sơ cấp dự kiến sẽ tiếp tục tăng so với năm 2020 tuy nhiên mức tăng sẽ ổn định hơn để thị trường có thể tiêu thụ hết các sản phẩm còn lại.

Giá chào bán sơ cấp năm 2021 ở các phân khúc sẽ có mức tăng giá trong khoảng từ 1-4% so với năm 2020. Riêng giá căn hộ hạng sang dự kiến tăng 2-7% trong năm 2021, 2022 nhờ có các sản phẩm mới là căn hộ hạng sang có thương hiệu (branded residence) tại quận 1.

Cùng lúc đó, tại thị trường thứ cấp, trong các quý cuối năm 2020 và đầu năm 2021, hoạt động mua bán diễn ra khá sôi động. Đọc bài về https://gallery.autodesk.com/projects/159850/villa-design-template-4-floor

Ghi nhận của Rever cho thấy từ thời điểm đầu năm 2021 đến nay, trong khi nguồn cung căn hộ sơ cấp hạn chế, số lượng dự án mở bán ra thị trường chỉ đếm trên đầu ngón tay thì hoạt động giao dịch căn hộ thứ cấp có phần "sáng sủa hơn" với lượng giao dịch trên thị trường khá tốt, nhất là ở dòng phân khúc căn hộ từ 2-3 tỷ đồng.

Bà Hà Thị Thục Uyên, Giám đốc khối kinh doanh thứ cấp Rever, dự báo giá bán căn hộ tại TP.HCM cũng sẽ được đà ăn theo sự khan hiếm nguồn cung của sơ cấp, dự báo sẽ có mức tăng từ 7-10% trong năm 2021.

Giá bất động sản nhà ở tại TP.HCM tiếp tục tăng ở nhiều phân khúc. Ảnh: Chí Hùng.

Tương tự, ở phân khúc nhà liền thổ, giá bán sơ cấp tiếp tục đà tăng mạnh theo nhiều quý trước đó. JLL Việt Nam cho biết giá bán sơ cấp nhà liền thổ tại khu vực phía Nam đạt 2.641 USD/m2 (khoảng 61 triệu đồng/m2), bằng một nửa mức giá trung bình của TP.HCM.

Giá bán toàn khu vực phía Nam chứng kiến mức tăng trưởng tốt với mức tăng 11% so với cùng kỳ năm ngoái. Mức tăng này chủ yếu đến từ các giai đoạn sau của một số dự án phức hợp quy mô lớn tại TP Thủ Đức và tỉnh Đồng Nai, nơi các chủ đầu tư đã hoàn thiện một số tiện ích nội khu hỗ trợ như công viên giải trí, trường học quốc tế, bến du thuyền trên sông và do đó đã thành công trong việc thành lập một cộng đồng sinh sống. Đọc thêm bài về https://nhaxinhpro.artstation.com/projects/48LB04

Phần lớn người mua chủ yếu là nhà đầu tư dài hạn, những người sẽ được hưởng lợi từ xu hướng giá đất liên tục tăng.

Theo nhận định của ông Trần Khánh Quang, Tổng giám đốc Công ty Việt An Hòa, các sản phẩm bất động sản nhà ở giá 1-2 tỷ đồng hiện nay đã biến mất trên thị trường TP.HCM.

"Việc quản lý quy hoạch phát triển nhóm sản phẩm giá phải chăng không được quan tâm đúng mức. Điều này dẫn đến việc các chủ đầu tư vì mục tiêu về lợi nhuận mà đa số phát triển sản phẩm cao cấp, hạng sang với mức lợi nhuận 20-40% so với mức 10-15% của phát triển nhà ở giá rẻ", ông Trần Khánh Quang đánh giá.

Đọc bài về mẫu thiết kế biệt thự 3 tầng http://bietthu3tang.com/

Theo Zingnews