Wednesday, March 3, 2021

Bình Dương thành 'đại công trường' của các dự án căn hộ

Bình Dương thành 'đại công trường' của các dự án căn hộ


Với sự bùng nổ mạnh mẽ về các dự án nhà ở mới, đầu năm 2021, Bình Dương đã vượt TP.HCM về nguồn cung căn hộ mới.

Nằm giáp TP.HCM với nền kinh tế sôi động, Bình Dương trở thành điểm đến mới của nhiều nhà phát triển bất động sản những năm gần đây. Trong tháng 1/2021, Bình Dương vượt TP.HCM, vươn lên dẫn đầu nguồn cung trong khu vực với 7 dự án mở bán, cung cấp cho thị trường khoảng 1.893 căn hộ, chiếm 53,8% nguồn cung mới của khu vực TP.HCM và các tỉnh vùng ven.

Trong khi TP.HCM đang thiếu hụt nhà ở thì Bình Dương nổi lên như một thị trường mới do quy hoạch bài bản, quỹ đất lớn và thêm 2 TP mới là Dĩ An và Thuận An. Trong đó, Dĩ An có lợi thế giáp ranh TP.HCM, Đồng Nai, tâm điểm kết nối các trục đường Nam - Bắc như Quốc lộ 1A, Quốc lộ 1K, đường sắt Bắc - Nam, ga Dĩ An, bến xe Miền Đông mới... trở thành khu vực có tốc độ tăng giá bất động sản mạnh nhất Bình Dương trong vòng 2 năm qua.

Cạnh Vincom Bình Dương, dự án Charm City của chủ đầu tư DCT Group với quy mô 50 ha đang có tốc độ xây dựng nhanh chóng. Dự án gồm 6 block cao 25 tầng, cung cấp cho thị trường 2.052 căn hộ với giá từ 23 triệu đồng/m2 trở lên.

Bcons là một trong những chủ đầu tư có quỹ đất khá lớn tại Dĩ An với 4 dự án căn hộ. Cuối năm 2020, đơn vị này tiếp tục cho ra mắt dự án Bcons Plaza trên mặt tiền đường Thống Nhất, gần nút giao với Xa Lộ Hà Nội với 1.285 căn hộ giá khoảng 33 - 35 triệu đồng/m2.

Cũng nằm trên trục đường Thống Nhất, chủ đầu tư Hưng Thịnh chuẩn bị cho ra mắt dự án 9X Next Gen với hơn 1.200 căn hộ có diện tích từ 50 - 84 m2, liền kề làng đại học Linh Trung. Dự kiến căn hộ 2 phòng ngủ tại đây có giá từ 2,1 - 2,4 tỷ đồng.

Với việc ở cửa ngõ của tỉnh Bình Dương và quy tụ nhiều khu công nghiệp lớn..., thị trường bất động sản tại thành phố Thuận An cũng chứng kiến sự phát triển nhanh chóng. Chỉ trong giai đoạn 2018 - 2019, đã có 3 dự án căn hộ mới được mở bán tại đây với mức giá khá cao, chạm mốc 35 triệu đồng/m2. Cá biệt, một số dự án mới ra mắt có giá mở bán lên đến hơn 40 triệu đồng/m2.

Nằm trên quốc lộ 13, dự án Emerald Golf View Bình Dương do Công ty TNHH Đầu tư và Phát triển Lê Phong làm chủ đầu tư được bán với mức giá vượt mốc 40 triệu đồng/m2 và là một trong những dự án căn hộ có giá cao nhất tại Bình Dương.

Emerald Golf View gồm 3 block có chiều cao 40 tầng, tọa lạc trên khu đất rộng 8.627 m2 và dự kiến cung cấp 1.075 căn hộ. Hiện dự án đã hoàn thiện phần móng và thi công đến phần nổi.

Một dự án có quy mô lớn và tốc tộ xây dựng khá nhanh khác trên QL 13 là khu phức hợp thương mại - dịch vụ - văn phòng và căn hộ Anderson Park của Công ty TNHH Thương mại Ngọc Điền.

Dự án Anderson Park có quy mô 23.900 m2 với 4 tòa tháp cao từ 35 - 38 tầng, cung cấp 2.477 căn hộ dự kiến bàn giao vào quý IV/2022.

Trong khi đó, tại Thành phố Mới Bình Dương, dự án Sora Garden II do liên doanh Công ty TNHH Becamex Tokyu và Công ty TNHH Misubishi Jisho Residence phát triển đã đi vào hoàn thiện những hạng mục cuối cùng. Dự án gồm 560 căn hộ chung cư có giá bán từ 34 triệu đồng/m2.

Mặc dù bị đánh giá là không còn nhiều sức hút như các năm trước, TP Thủ Dầu Một vẫn có một số dự án mới mở bán có giá từ 25 - 40 triệu đồng/m2 trong 3 năm qua.

Một trong những dự án nổi bật tại Thủ Dầu Một là khu căn hộ C-Sky View của chủ đầu tư Quốc Cường Chánh Nghĩa với 1.166 căn hộ. Dự án gồm 2 block 35-36 tầng trên khu đất rộng khoảng 8.600 m2 với giá bán khoảng 30 - 35 triệu đồng/m2.

Đây cũng là thị trường được chủ đầu tư Vạn Xuân Group chú trọng phát triển. Sau sự thành công của dự án Happy One, đơn vị này đã cho ra mắt thêm dự án Happy One Central với 1.291 căn hộ. Dự án đang ở giai đoạn san lấp mặt bằng, chuẩn bị thi công phần móng.


Đọc bài về công ty nhà xinh https://nhaxinhsaigon.com.vn/gioi-thieu

Theo Zingnews

Tuesday, March 2, 2021

Giá đất nhiều tỉnh lẻ tăng ngỡ ngàng ngay từ đầu năm

Giá đất nhiều tỉnh lẻ tăng ngỡ ngàng ngay từ đầu năm


Đầu năm âm lịch, nhiều địa phương thuộc các tỉnh lẻ như Ninh Bình, Vĩnh Phúc, Bắc Ninh... giá đất rục rịch tăng, môi giới các nơi nườm nượp đổ về bất chấp tình hình dịch bệnh bùng phát trước đó. Tuy nhiên nhiều người lo ngại, đây có thể vẫn là “bài cũ” của các tay đầu cơ thổi giá.

Giá đất nhiều nơi tăng ngỡ ngàng

Ngay sau kỳ nghỉ Tết, nhiều hội nhóm đã xôn xao đăng tải thông tin đất cát tại các tỉnh thành. Một số diễn đàn cập nhật liên tục giá đất tại những điểm nóng như Thủy Nguyên (Hải Phòng), khu cảng cạn Vĩnh Phúc, Gia Viễn (Ninh Bình), Phù Khê (Từ Sơn, Bắc Ninh)... Các lô đất được giới thiệu chào bán liên tục, người xem tương tác sôi nổi.

Khu đấu giá Gia Thịnh, Gia Viễn (Ninh Bình), gần trung tâm hành chính mới của huyện những ngày qua nhộn nhịp cảnh mua bán. Trên con đường mới san phẳng, hai bên vẫn ngổn ngang đất ruộng nườm nượp ô tô và người tìm mua đất. Một số ki ốt bất động sản cũng đã được dựng lên để phục vụ nhu cầu mua bán. Theo tìm hiểu của Batdongsan.com.vn, thời điểm tháng 7, tháng 8 năm ngoái, đất tại đây có giá từ 400-600 triệu/lô khoảng hơn 100m2, đến trước Tết âm lịch tăng lên 600-700 triệu/lô nhưng những ngày qua giá tăng vọt theo ngày. Một số lô đất tăng 100-200 triệu/lô sau một đêm, lên ngưỡng 800 triệu/lô. Đất gần khu hành chính huyện nhiều lô hiện có giá 1-1,3 tỷ đồng.

TP. Tam Điệp những ngày qua cũng nườm nượp ô tô các nơi đến tìm mua đất. Một người dân ở đây cho biết, những người đến mua chủ yếu là môi giới, nhà đầu tư nơi khác. Hàng đoàn ô tô kéo đến đâu náo nhiệt đến đấy. Điều lạ là họ gom mua cả những mảnh đất nơi xó núi khiến nhiều lô đất giá 400 triệu sau nhiều lần sang tay lên 500, 600 thậm chí 700 triệu. Đất đai được mua bán như mớ rau, sau khi đặt cọc, công chứng là sang tên ngay được. Giá đất tăng khiến chính người dân nơi đây cũng ngỡ ngàng vì chưa có thông tin về dự án nào sắp được triển khai. 

Tại làng nghề Phù Khê (Từ Sơn, Bắc Ninh) giá đất nền trong khu đô thị cũng tăng vọt ngay từ đầu năm. Một lô đất nội khu 80m2 có giá 1,65 tỷ đồng thời điểm tháng 11/2020 đến tháng 2/2021 đã có người trả giá hơn 2 tỷ đồng. Nhiều lô đẹp hơn thuộc giai đoạn 2 của dự án tăng giá từ 2,3 tỷ lên 2,55 tỷ sau một thời gian ngắn. Môi giới ở đây cho biết, giá vẫn đang lên từng ngày.

Ngoài Ninh Bình, Bắc Ninh, một điểm nóng khác là Thủy Nguyên (Hải Phòng) giá cũng vẫn tiếp tục tăng nhưng giao dịch khá thưa thớt. Ngoài ra, một số huyện xa lắc của Vĩnh Phúc, khu vực quanh cảng cạn cũng đang có hiện tượng giá đất tăng từng ngày.

Người xe nườm nượp tại khu đất đấu giá Gia Thịnh (Gia Viễn, Ninh Bình). Ảnh: F.B

Giá tăng do nhu cầu đầu tư hay thổi giá?

Trước thực trạng giá đất nhiều nơi tăng nóng dù dịch bệnh mới bùng phát trước đó không lâu, trao đổi với Batdongsan.com.vn, nhà đầu tư Nguyễn Phú cho biết, đất nền tại các tỉnh vùng ven và lân cận Hà Nội, TP.HCM từng được nhiều chuyên gia dự báo sẽ lên ngôi. Nguyên nhân là do các đô thị lớn đã cạn kiệt quỹ đất sạch, trong khi pháp lý vẫn đang tắc nghẽn. Nhiều nhà đầu tư kỳ vọng đất nền các tỉnh vùng ven sẽ có khả năng sinh lời tốt, dư địa lớn do đó họ rót tiền vào những khu vực này cũng không có gì lạ. Trong khi đó, đầu tư công vẫn đang tiếp tục được đẩy mạnh, nhiều khu vực phát triển nóng về hạ tầng kéo giá đất đi lên. Những khu vực giá đất tăng chắc chắn có liên quan đến yếu tố hạ tầng, ví dụ khu Gia Viễn Ninh Bình là dự án Khu du lịch Kê Gà - Vân Trình; TP. Tam Điệp có dự án đường cao tốc và khu công nghiệp 286ha... “Nhìn chung cánh môi giới, đầu cơ rất nhạy thông tin, biết nơi nào có quy hoạch, dự án mới là đổ về săn đất, gây sốt giá”, anh Phú cho hay.

Xét về nguồn cầu trong dân hiện cũng rất lớn trước bối cảnh nhiều nhà đầu tư đã chốt lời chứng khoán, vàng bán ra vào giai đoạn giá đỉnh hiện chưa muốn mua vào do giá cao, kinh doanh sản xuất ngưng trệ vì dịch bệnh, không ít người đã ôm tiền đi mua đất ngay từ đầu năm. Nhất là khi Fed dự báo tiền rẻ sẽ còn kéo dài trong ít nhất 2-3 năm nữa.

Ở một góc nhìn khác, một số nhà đầu tư không còn lạ chuyện đất nhiều nơi sốt giá, cho rằng có sự nhúng tay của các nhà đầu cơ, cò đất. Tất nhiên họ phải dựa vào thông tin về hạ tầng làm cơ sở bơm thổi, nhưng thực tế dự án đó có khả thi hay không, có kích thích bất động sản khu vực phát triển hay không thì nhà đầu tư cần tìm hiểu kỹ. Trong cơn cuồng mua bán, không ít nhà đầu tư ôm vào các sản phẩm bị cò đất thổi giá sẽ bị mắc kẹt không thể bán ra được. 

Trong một hội nhóm mua bán BĐS Ninh Bình có hàng nghìn thành viên, T. một nhân viên kế toán tại Hà Nội cho biết, thấy giá đất quê nhà tăng cao, anh đăng vào nhóm rao bán lô đất mua vào từ năm ngoái, mong hưởng chút “sóng” thị trường. Tuy nhiên, sau cả ngày chờ đợi anh không thấy ai vào hỏi thăm lô đất của mình. Trong khi đó, nhiều lô đẹp giá hấp dẫn đăng trong cùng nhóm, anh vào hỏi thì đều được trả lời đã có khách mua. Tình huống này khiến T. có phần nghi ngại về tình trạng giao dịch thực ở thị trường đang nóng hầm hập này. "Những ai mua vào giai đoạn đỉnh giá, chắc chắn sẽ rất khó bán ra", T. nói.

Thực tế, trong những năm qua, không ít địa phương xảy ra tình trạng giá đất sốt nóng liên quan thông tin hạ tầng, nhưng hầu hết chỉ diễn ra trong thời gian ngắn. Không ít dự án chỉ nằm trên giấy, hoặc thông tin đồn thổi sai lệch khiến nhiều nhà đầu tư tham “đu đỉnh” không thể ra hàng. Tại những khu vực này, đất sau đó sẽ rớt giá hoặc vẫn giữ giá đỉnh nhưng không có giao dịch vì không có nhu cầu thực. Giá có thể không xuống nhưng sẽ đi ngang nhiều năm khiến những nhà đầu tư phải vay vốn có thể “ôm hận”.

Đọc thêm bài về Công ty thiết kế kiến trúc nhà xinh https://nhaxinhsaigon.com.vn/gioi-thieu

Theo thanhnienviet

Friday, February 26, 2021

Bảng giá đất TP.Thủ Đức sẽ điều chỉnh ra sao?

Bảng giá đất TP.Thủ Đức sẽ điều chỉnh ra sao?

Cục Thuế TP.HCM có văn bản gửi UBND TP.HCM kiến nghị về áp dụng giá đất năm 2021 đối với TP.Thủ Đức.

Bảng giá đất TP.Thủ Đức được kiến nghị sẽ giữ nguyên ẢNH: ĐÌNH SƠN

Theo đó, Cục Thuế TP.HCM đề xuất giữ nguyên giá đất các tuyến đường của ba đơn vị cũ (các quận 2, 9 và Thủ Đức) trên bảng giá cũ áp dụng cho các tuyến đường của TP.Thủ Đức.

Bảng giá đất cũ được UBND TP.HCM ban hành theo Quyết định số 02/2020 có hiệu lực ngày 26.1.2020 áp dụng cho giai đoạn 2020 - 2024 cho các quận 2, 9 và Thủ Đức cũ. Việc thành lập TP. Thủ Đức trên cơ sở sáp nhập ba quận nên cần phải sớm ban hành quyết định điều chỉnh sửa đổi Quyết định số 02 (bổ sung bảng giá đất của TP. Thủ Đức). Nhưng để tránh biến động và đảm bảo tính liên tục, không ảnh hưởng đến việc xác định nghĩa vụ tài chính, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất - quyền sở hữu tài sản, giao dịch mua bán bất động sản của người dân, doanh nghiệp, Cục Thuế TP.HCM đã đề xuất vẫn giữ nguyên giá đất các tuyến đường của ba quận.

Cũng theo Cục Thuế TP.HCM, đến nay UBND TP.HCM vẫn chưa ban hành hệ số điều chỉnh giá đất năm 2021 (hệ số K) để tính tiền sử dụng đất, tiền thuê đất phải nộp hằng năm. Trong khi đó, Nghị định số 123/2017 về sửa đổi, bổ sung một số điều các nghị định quy định về thu tiền sử dụng đất, thu tiền thuê đất, thuê mặt nước quy định có hai trường hợp như sau:

Trường hợp một, căn cứ khoản 1 Điều 2 Nghị định 123 (sửa đổi, bổ sung Nghị định 45/2014) thì tại thời điểm xác định tiền sử dụng đất mà UBND cấp tỉnh chưa ban hành hệ số K theo quy định thì áp dụng hệ số K đã ban hành của năm trước đó để xác định tiền sử dụng đất phải nộp. UBND cấp tỉnh chịu trách nhiệm về việc thất thu ngân sách do chậm ban hành hệ số K (nếu có).

Trường hợp hai, nếu tại thời điểm xác định đơn giá thuê đất hoặc điều chỉnh đơn giá thuê đất mà UBND cấp tỉnh chưa ban hành hệ số K theo quy định thì áp dụng hệ số K đã ban hành của năm trước đó để xác định số tiền thuê đất phải nộp. UBND cấp tỉnh chịu trách nhiệm về việc thất thu ngân sách do chậm ban hành hệ số K (nếu có).

Đọc bài về công ty thiết kế kiến trúc nhà xinh https://nhaxinhsaigon.com.vn/gioi-thieu

Theo thanhnien.vn

Wednesday, February 24, 2021

5 cách đẩy nhanh cơ hội mua nhà cho người làm công ăn lương

5 cách đẩy nhanh cơ hội mua nhà cho người làm công ăn lương


Thu nhập từ lương tuy ổn định nhưng khó đột phá trong khi bất động sản có giá trị rất lớn, nếu không làm trong những lĩnh vực có thu nhập cao hoặc kinh doanh buôn bán, người làm công ăn lương phải mất rất nhiều thời gian tích lũy mới có thể mua được nhà tại các thành phố lớn. Làm cách nào để rút ngắn quãng đường này?

Năng nhặt chặt bị

Nếu cứ giữ mãi suy nghĩ đồng lương ít ỏi không thể mua được nhà, khả năng sở hữu nhà sẽ ngày càng xa xôi hơn. Do đó, nếu thực sự muốn có nhà thành phố, hãy tận dụng sự ổn định từ nguồn thu nhập hàng tháng để tích lũy dài hạn. Mỗi tháng hãy ngắt ngọn ngay số tiền có thể tiết kiệm được, chỉ giữ lại những khoản dự tính phải chi tiêu. Khi đạt được số vốn tích lũy nhất định, bạn có thể vay thêm ngân hàng, người thân để mua nhà và lên kế hoạch trả nợ. Trong thời gian tích lũy, hãy tìm cách nhân số vốn lên như chia tiền thành các khoản đầu tư nhỏ, xoay vòng đầu tư hoặc tăng thêm thu nhập để nâng cao vốn... 

Số vốn ban đầu là cơ sở để bạn chạm gần đến dự định mua nhà, dù chưa thể mua được nhà ngay, nó cũng sẽ là động lực thúc đẩy bạn gia tăng tích lũy, hay ít nhất cũng giúp bạn có một khoản dự phòng, sẵn sàng cho những cơ hội đầu tư bất ngờ ập đến. 

Ngay cả khi bạn không thành thạo đầu tư, tiết kiệm và hưởng lãi suất kép cũng là một cách hiệu quả để gia tăng dòng vốn. Ví dụ bạn có 10 triệu tiết kiệm, gửi lãi suất 8%/năm, sau 1 năm bạn sẽ có 800.000 tiền lãi, đến năm thứ 2, ngoài 800.000 tiền lãi từ 10 triệu, bạn có thêm 64.000 tiền lãi từ 800.000, tổng cộng là 11.664.000 và tiếp tục được nhân lên ở những năm tiếp theo. Giả sử mỗi tháng bạn chỉ tiết kiệm được 5 triệu đồng thì sau 3 năm bạn cũng đã có hơn 200 triệu cả gốc và lãi. Nếu có khả năng đầu tư, số vốn nhỏ ban đầu có thể nhân lên nhiều lần sau 3-5 năm.

Tận dụng lãi suất kép giúp người mua nhà tăng nhanh nguồn vốn tích lũy.

Chiến lược đi đường vòng

Nếu chỉ trông chờ vào tiền lương, thu nhập không đột phá, người làm công ăn lương trung bình phải mất 15-25 năm để mua được một bất động sản, chưa kể trượt giá và biên độ tăng giá của bất động sản sau mỗi năm. Do đó, thay vì chờ tiền tích lũy, việc đi đường vòng thậm chí có thể rút ngắn quãng đường chạm tới giấc mơ mua nhà. Tìm kiếm những ngôi nhà hoặc mảnh đất giá mềm xa trung tâm, cho thuê hoặc ở tạm giúp bạn tiết kiệm được tiền thuê nhà hoặc gia tăng thu nhập thụ động trong khi tài sản vẫn có cơ hội tăng giá sau này. Số tiền còn thiếu bạn có thể vay ngân hàng hoặc người thân. Đây là bài toán gia tăng giá trị tài sản mà nhiều người đã vận dụng thành công. Sau vài lần mua đi bán lại bạn có thể mua được ngôi nhà hoặc căn hộ giá trị lớn hơn và gần trung tâm hơn.

Đầu tư đất quê

Biên độ tăng giá bất động sản tại các thành phố lớn đã hoàn chỉnh hạ tầng thường sẽ khó đột biến như những vùng chưa phát triển. Do đó, đầu tư đất quê, ngoại tỉnh là cơ hội tuyệt vời cho những người làm công ăn lương có vốn nhỏ.

Một số khu vực đất quê có giá đất phân lô hoặc đấu giá từ 300-500 triệu/lô, thậm chí 150-200 triệu/lô. Nếu mua được vị trí tốt, sau vài năm khi địa phương đầu tư vào cơ sở hạ tầng, giá đất có thể tăng gấp đôi, gấp 3 lần. Đầu tư đất quê ngoài lợi thế giá rẻ, bạn còn dễ dàng tự mình tìm hiểu và khảo sát thông tin hoặc nhờ người quen hỗ trợ về thủ tục pháp lý. 

Đất ở một số vùng quê có giá mềm và cơ hội sinh lời tốt. Ảnh minh họa

Cách đây 5-10 năm, nhiều người về những vùng hẻo lánh của Sài Gòn mua mảnh đất giá 300-500 triệu hiện giờ có thể bán lại với giá 1,5-3 tỷ đồng, thậm chí 5 tỷ đồng. Tuy nhiên việc tìm kiếm được một mảnh đất như vậy không hề dễ dàng, đòi hỏi bạn phải chịu khó tìm hiểu, đến tận nơi khảo sát, so sánh... thì mới có thể “mua rẻ, bán đắt”.

Góp tiền mua đất chung

Dù có nhiều bất tiện và dễ phát sinh tranh chấp nhưng đây thực sự là phương án rất hay cho những người có tiền tích lũy nhỏ. Nếu có thể thành lập một nhóm 3-5 người thân thiết, tin tưởng lẫn nhau góp vốn và đầu tư chung một mảnh đất, cơ hội mang lại lợi nhuận sẽ cao hơn nhiều so với “đơn thương độc mã”. Bởi những mảnh đất có cơ hội sinh lời, vị trí đẹp sẽ không có giá rẻ hoặc phải mất rất nhiều thời gian, công sức tìm kiếm. Khi góp chung vốn, nhóm mua chung sẽ dễ tìm được sản phẩm và dễ thanh khoản hơn, giá kỳ vọng cũng tốt hơn.

Ngoài ra, khi hoạt động theo nhóm, vốn kiến thức, kinh nghiệm của nhiều người cũng giúp tăng cơ hội tìm được sản phẩm tốt, và giảm rủi ro khi chẳng may tài sản khó thanh khoản. Với lựa chọn này, điều kiện tiên quyết là phải tin tưởng nhau và sẵn sàng đầu tư trong dài hạn, không vội vàng bán tháo khi thị trường khó khăn, hoặc chưa được giá kỳ vọng, vì đầu tư bất động sản ngắn hạn mang tính hên xui nhiều hơn, nếu đã tính toán kỹ lưỡng, mua được tài sản tốt, cứ yên tâm chờ đợi thời cơ.

Tận dụng vốn vay

Tận dụng tốt nguồn vốn vay giống như “mượn gió bẻ măng”, giúp những người làm công ăn lương có cơ hội sở hữu các tài sản có giá trị lớn hơn nhiều số tiền đang có. Mượn tiền của người thân hoặc vay vốn ngân hàng mua nhà trả góp đều là những bài toán thông minh cho người làm công ăn lương không đủ tiền mua đứt tài sản. Nhiều người chỉ có 200-300 triệu đồng trong tay nhưng sẵn sàng vay thêm 300-500 triệu để mua một mảnh đất, trong thời gian tích lũy trả nợ mảnh đất đó cũng có thể gia tăng giá trị vượt qua số lãi phải trả. Tuy nhiên, khi vay tiền người quen bạn cần giữ chữ tín để có thể xoay xở dễ dàng trong những lần sau. Với khoản vay ngân hàng, nên tính toán kỹ khả năng chi trả và không vay quá 50% giá trị tài sản để đảm bảo an toàn.

Đọc bài về công ty nhà xinh https://nhaxinhsaigon.com.vn/gioi-thieu

Theo thanhnienviet

Monday, February 22, 2021

Sở Xây dựng TP.HCM đề xuất cấp giấy phép xây dựng cho đất hỗn hợp

Sở Xây dựng TP.HCM đề xuất cấp giấy phép xây dựng cho đất hỗn hợp


Vừa qua, Sở Xây dựng TP.HCM đã đề xuất cấp giấy phép xây dựng chính thức cho người dân có đất trong các đồ án quy hoạch dân cư xây dựng mới, đất hỗn hợp để đảm bảo quyền lợi chính đáng cho các hộ dân.

Sở Xây dựng TP.HCM đề xuất cấp giấy phép xây dựng cho đất hỗn hợp trong khu dân cư hiện hữu. Ảnh minh họa

Đơn vị này đưa ra 2 phương án cấp phép xây dựng cho người dân có đất nằm trong quy hoạch dân cư xây dựng mới, đất hỗn hợp thuộc các đồ án quy hoạch phân khu 1/2.000. Sở Xây dựng đề xuất phương án 2 - phương án có lợi nhất cho người dân.

Phương án như sau: Cơ quan quản lý nhà nước sẽ cấp phép xây dựng chính thức cho người dân có đất nằm trong quy hoạch dân cư xây dựng mới, đất hỗn hợp với những chỉ tiêu kiến trúc, quy hoạch của công trình, nhà ở riêng lẻ được xác định theo Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 9411:2012. Theo tiêu chuẩn này thì nhà ở riêng lẻ được xây dựng với tầng cao tối đa không quá 6 tầng và nhà trong hẻm có lộ giới dưới 6m được xây tối đa không quá 4 tầng.

Văn bản của Sở Xây dựng TP.HCM nêu rõ: "Tuy nhiên, phương án này có nhược điểm là chưa phù hợp về điều kiện cấp giấy phép xây dựng của Luật Xây dựng và sẽ gây khó khăn trong việc mời gọi đầu tư các dự án theo quy hoạch xây dựng do chi phí đền bù tăng. Nhưng ngược lại, sẽ đáp ứng được nhu cầu xây dựng của các cá nhân, tổ chức cũng như đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của người sử dụng đất."

Để khắc phục nhược điểm trên, Sở đề nghị UBND TP.HCM giao Sở QH&KT nhanh chóng nghiên cứu quy chế quản lý quy hoạch, kiến trúc đô thị chung TP.HCM theo hướng phân loại cụ thể các chức năng tại quy hoạch phân khu.

Theo đó, sẽ cấp phép xây dựng chính thức cho nhóm đất ở cải tạo chỉnh trang, đất dân cư hiện hữu, đất dân cư xây dựng mới, đất hỗn hợp, đất nhóm nhà ở cao tầng và thấp tầng. Đồng thời, cấp phép xây dựng có thời hạn cho đất công trình công cộng, đất giao thông, cây xanh.

Đọc thêm bài về công ty nhà xinh https://nhaxinhsaigon.com.vn/gioi-thieu

Theo thanhnienviet

TP.HCM: Đề xuất cấp phép xây dựng chính thức cho đất hỗn hợp


Nhằm tháo gỡ khó khăn cho người dân, Sở Xây dựng TP.HCM vừa đề xuất UBND thành phố cấp giấy phép xây dựng chính thức cho người dân có đất thuộc quy hoạch dân cư xây dựng mới và đất hỗn hợp.

Về việc cấp phép xây dựng cho người dân có đất thuộc quy hoạch dân cư xây dựng mới và đất hỗn hợp trong các đồ án quy hoạch phân khu 1/2.000, Sở Xây dựng đưa ra hai phương án thực hiện. Cũng theo Sở, phương án 2 là phương án có lợi nhất cho người dân.

Cụ thể, người dân có đất thuộc quy hoạch dân cư xây dựng mới và đất hỗn hợp sẽ được cơ quan quản lý nhà nước cấp phép xây dựng chính thức với các chỉ tiêu kiến trúc, quy hoạch của công trình, nhà ở riêng lẻ theo Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 9411:2012. Theo tiêu chuẩn này, nhà trong hẻm có lộ giới dưới 6m được xây dựng không quá 4 tầng, nhà ở riêng lẻ được xây dựng không quá 6 tầng.

Nhiều khu vực tại TP.HCM dính quy hoạch treo khiến việc xin cấp phép xây dựng của người dân có nhiều khó khăn. Ảnh minh họa

Phương án này đáp ứng nhu cầu xây dựng của các cá nhân, tổ chức, đảm bảo quyền và lợi ích của người sử dụng đất. Nhược điểm của phương án này là sẽ khiến việc mời gọi đầu tư các dự án theo quy hoạch xây dựng khó khăn hơn do chi phí đền bù tăng. Bên cạnh đó, phương án này cũng chưa phù hợp về điều kiện cấp giấy phép xây dựng của luật Xây dựng. 

Với nhược điểm này, theo đề nghị của Sở Xây dựng, UBND TP.HCM cần giao Sở Quy hoạch - Kiến trúc nghiên cứu quy chế quản lý quy hoạch, kiến trúc đô thị chung TP.HCM theo hướng phân loại cụ thể các chức năng tại quy hoạch phân khu. Theo đó, nhóm đất dân cư hiện hữu, đất dân cư xây dựng mới, đất hỗn hợp, đất ở cải tạo chỉnh trang, đất nhóm nhà ở cao tầng/thấp tầng được cấp phép xây dựng chính thức. Các chức năng quy hoạch còn lại như đất cây xanh, giao thông, công trình công trình chỉ được cấp giấy phép xây dựng có thời hạn.

Sở Quy hoạch - Kiến trúc cho biết, có gần 14.000ha đất hỗn hợp và đất dân cư xây dựng mới trên địa bàn TP.HCM, chủ yếu tập trung trong 310 đồ án quy hoạch được lập, thẩm định và phê duyệt từ năm 2013. Những khu vực tập trung nhiều là quận 7, quận 12, TP. Thủ Đức, quận Bình Tân, huyện Nhà Bè, Hóc Môn, Bình Chánh. Nhiều đồ án bị rơi vào tình trạng quy hoạch treo khiến người dân khó khăn khi xin cấp phép xây dựng.

Đọc bài về công ty kiến trúc nhà xinh https://nhaxinhsaigon.com.vn/gioi-thieu

Theo thanhnienviet

Thursday, February 18, 2021

Bất động sản TP.HCM năm 2021 cần lực đẩy nào?

Bất động sản TP.HCM năm 2021 cần lực đẩy nào?


Bước sang năm 2021, để vượt qua khó khăn và bước vào giai đoạn phát triển mới, thị trường bất động sản nhà ở cần nhiều lực đẩy giúp phục hồi và tăng tốc trở lại.

Năm 2020, trong khi thị trường bất động sản nhà ở TP.HCM vẫn duy trì đà sụt giảm từ năm 2019 ở hầu hết phân khúc, vùng phụ cận với các địa phương như Bình Dương, Đồng Nai,... lại có sự phát triển đáng chú ý. Bước sang năm 2021, dự báo thị trường có thể hồi phục với mức độ tích cực tùy từng phân khúc cụ thể.

Vượt qua khó khăn cũ

Trong năm 2020, tại TP.HCM, ngoại trừ phân khúc nhà phố và biệt thự tăng so với năm 2019, các phân khúc còn lại đều sụt giảm cả về nguồn cung mới lẫn sức cầu. Trong khi đó, theo số liệu của DKRA Việt Nam, Bình Dương "trỗi dậy" với nguồn cung mới lên đến 5.627 sản phẩm đất nền và khoảng 10.526 căn hộ, Đồng Nai dẫn đầu nguồn cung mới nhà phố và biệt thự với 2.749 căn. Ở phân khúc nghỉ dưỡng, thị trường rơi vào trạng thái gần như "ngủ đông".

Nhìn lại giai đoạn 2013-2015, thị trường bất động sản cả nước gặp phải nhiều khó khăn do nguồn cung và tỷ lệ tiêu thụ đều sụt giảm, thậm chí không ghi nhận giao dịch. Tương tự giai đoạn 2013-2015, thị trường bất động sản nhà ở TP.HCM năm 2020 cũng đối mặt nhiều thách thức với ảnh hưởng kép từ đại dịch và đà suy giảm kéo dài từ năm 2019. Do sự siết chặt quy trình thủ tục cấp phép dự án của các cơ quan Nhà nước, nguồn cung dự án mới tiếp tục sụt giảm đáng kể.

Các thị trường vùng ven như Bình Dương, Đồng Nai nổi lên trong năm 2020. Ảnh: Quỳnh Danh.

Tại TP.HCM, thị trường gần như vắng bóng loại hình căn hộ hạng bình dân trong khi nhu cầu ở phân khúc này còn rất lớn. Cùng lúc đó, dù nguồn cung mới giảm mạnh, mặt bằng giá vẫn liên tục tăng cao. Đặc biệt, mức giá sơ cấp ở các giai đoạn sau tăng trung bình 10-15% so với giá bán ở giai đoạn trước. Điều này làm khả năng sở hữu nhà cho người có nhu cầu ở thực với nguồn tài chính không cao càng trở nên khó khăn.

Với phân khúc nghỉ dưỡng, đây là phân khúc chịu ảnh hưởng nặng nề nhất do đại dịch trong năm 2020 và sự cố vỡ cam kết lợi nhuận cuối năm 2019. Thị trường đã manh nha xuất hiện hình thức đầu tư tài chính Bất động sản giống như tín thác đầu tư Bất động sản mà luật pháp chưa có quy định cụ thể.

Tại khu vực Bảo Lộc - Lâm Đồng, nhiều dự án được quảng cáo với mô hình mới như homestay, farmstay,… Tuy nhiên, hiện nay Nhà nước chưa có quy định cụ thể để giám sát, quản lý hoạt động của các loại hình này. Những điều trên cho thấy thị trường vẫn tiềm ẩn một số nguy cơ và rủi ro nhất định.

Động lực cho 2021

Bước sang 2021, để vượt qua khó khăn và bước vào giai đoạn phát triển mới, các chuyên gia đánh giá thị trường bất động sản nhà ở sẽ cần nhiều lực đẩy giúp phục hồi và tăng tốc trở lại.

Một trong những yếu tố đáng lạc quan là diễn biến kinh tế vĩ mô và công tác kiểm soát dịch bệnh tốt của Việt Nam. Theo Tổng cục Thống kê Việt Nam, tổng sản phẩm trong nước (GDP) năm 2020 ước tính tăng 2,91% so với năm 2019 dù năm qua có nhiều biến động. Ngân hàng Thế giới cũng dự báo kinh tế Việt Nam tăng trưởng khoảng 6,8% trong năm 2021 - mức tăng trưởng thuộc hàng đầu thế giới.

Bên cạnh đó, các chính sách pháp lý chính thức có hiệu lực trong năm 2021 như Luật Đầu tư 2020, Luật Xây dựng sửa đổi 2020, Thông tư 21/2019/TT-BXD, Nghị định 148/2020/NĐ-CP,… sẽ giúp thị trường hoạt động minh bạch hơn. Đặc biệt, việc thành lập Thành phố Thủ Đức và chủ trương đẩy mạnh triển khai nhiều công trình hạ tầng giao thông trọng điểm trong năm 2021 cũng là lợi thế thúc đẩy thị trường bứt phá.

Ông Phạm Lâm, Tổng giám đốc DKRA Việt Nam đánh giá cần thêm 4 giải pháp để kích hoạt những lực đẩy trên cho thị trường trong năm 2021.

Giới đầu tư và các nhà phát triển bất động sản đặt nhiều kỳ vọng vào thị trường năm 2021. Ảnh: Quỳnh Danh.

Thứ nhất, về chính sách pháp lý, hệ thống pháp luật liên quan đến bất động sản nhà ở phải được bổ sung và hoàn thiện hơn nhằm bắt kịp diễn biến và nhu cầu thị trường. Các quy trình pháp lý cần được đơn giản hóa, tạo điều kiện cho doanh nghiệp tháo gỡ những vướng mắc thủ tục, sớm hoàn thiện pháp lý dự án. Từ đó, đẩy nhanh tiến độ xây dựng, gia tăng nguồn cung và góp phần ổn định mặt bằng giá trên thị trường.

Thứ hai, cần đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án hạ tầng giao thông sớm đưa vào sử dụng. Bên cạnh đó, quy hoạch thành phố Thủ Đức cần được Nhà nước ban hành hướng dẫn cụ thể hơn để doanh nghiệp và người dân chủ động có chiến lược phát triển phù hợp.

Thứ ba, các doanh nghiệp bất động sản nên đa dạng hóa kênh tiếp cận nguồn vốn mới từ thị trường chứng khoán, quỹ đầu tư ngoại,… để nâng cao năng lực tài chính, hạn chế phụ thuộc vào kênh huy động vốn từ khách hàng. Đồng thời, chủ đầu tư phải chú trọng đầu tư cảnh quan, tiện ích dự án, đảm bảo chất lượng công trình và áp dụng linh hoạt các chính sách bán hàng,… nhằm tạo lợi thế cạnh tranh và thu hút sự quan tâm của khách hàng. Bên cạnh đó, doanh nghiệp nên đẩy mạnh ứng dụng công nghệ trong các mô hình vận hành để cải tiến chất lượng dịch vụ và tối ưu chi phí. Quan trọng hơn hết, các doanh nghiệp cần nghiêm túc tuân thủ quy định của pháp luật, tránh những sai phạm gây bất ổn cho thị trường và xã hội.

Thứ tư là xu hướng phát triển bất động sản xanh, bền vững. Theo ông Phạm Lâm, đây là xu thế tất yếu cho thị trường và các doanh nghiệp. Trong dài hạn, dự án đáp ứng các tiêu chí xanh và bền vững sẽ mang lại nhiều giá trị cho người mua, chủ đầu tư và cả cộng đồng. Do đó, bất động sản xanh và bền vững nên được các chủ đầu tư chú trọng hướng tới trong tương lai gần.

Đọc bài về công ty nhà xinh https://nhaxinhsaigon.com.vn/

Theo Zing