Monday, February 22, 2021

Sở Xây dựng TP.HCM đề xuất cấp giấy phép xây dựng cho đất hỗn hợp

Sở Xây dựng TP.HCM đề xuất cấp giấy phép xây dựng cho đất hỗn hợp


Vừa qua, Sở Xây dựng TP.HCM đã đề xuất cấp giấy phép xây dựng chính thức cho người dân có đất trong các đồ án quy hoạch dân cư xây dựng mới, đất hỗn hợp để đảm bảo quyền lợi chính đáng cho các hộ dân.

Sở Xây dựng TP.HCM đề xuất cấp giấy phép xây dựng cho đất hỗn hợp trong khu dân cư hiện hữu. Ảnh minh họa

Đơn vị này đưa ra 2 phương án cấp phép xây dựng cho người dân có đất nằm trong quy hoạch dân cư xây dựng mới, đất hỗn hợp thuộc các đồ án quy hoạch phân khu 1/2.000. Sở Xây dựng đề xuất phương án 2 - phương án có lợi nhất cho người dân.

Phương án như sau: Cơ quan quản lý nhà nước sẽ cấp phép xây dựng chính thức cho người dân có đất nằm trong quy hoạch dân cư xây dựng mới, đất hỗn hợp với những chỉ tiêu kiến trúc, quy hoạch của công trình, nhà ở riêng lẻ được xác định theo Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 9411:2012. Theo tiêu chuẩn này thì nhà ở riêng lẻ được xây dựng với tầng cao tối đa không quá 6 tầng và nhà trong hẻm có lộ giới dưới 6m được xây tối đa không quá 4 tầng.

Văn bản của Sở Xây dựng TP.HCM nêu rõ: "Tuy nhiên, phương án này có nhược điểm là chưa phù hợp về điều kiện cấp giấy phép xây dựng của Luật Xây dựng và sẽ gây khó khăn trong việc mời gọi đầu tư các dự án theo quy hoạch xây dựng do chi phí đền bù tăng. Nhưng ngược lại, sẽ đáp ứng được nhu cầu xây dựng của các cá nhân, tổ chức cũng như đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của người sử dụng đất."

Để khắc phục nhược điểm trên, Sở đề nghị UBND TP.HCM giao Sở QH&KT nhanh chóng nghiên cứu quy chế quản lý quy hoạch, kiến trúc đô thị chung TP.HCM theo hướng phân loại cụ thể các chức năng tại quy hoạch phân khu.

Theo đó, sẽ cấp phép xây dựng chính thức cho nhóm đất ở cải tạo chỉnh trang, đất dân cư hiện hữu, đất dân cư xây dựng mới, đất hỗn hợp, đất nhóm nhà ở cao tầng và thấp tầng. Đồng thời, cấp phép xây dựng có thời hạn cho đất công trình công cộng, đất giao thông, cây xanh.

Đọc thêm bài về công ty nhà xinh https://nhaxinhsaigon.com.vn/gioi-thieu

Theo thanhnienviet

TP.HCM: Đề xuất cấp phép xây dựng chính thức cho đất hỗn hợp


Nhằm tháo gỡ khó khăn cho người dân, Sở Xây dựng TP.HCM vừa đề xuất UBND thành phố cấp giấy phép xây dựng chính thức cho người dân có đất thuộc quy hoạch dân cư xây dựng mới và đất hỗn hợp.

Về việc cấp phép xây dựng cho người dân có đất thuộc quy hoạch dân cư xây dựng mới và đất hỗn hợp trong các đồ án quy hoạch phân khu 1/2.000, Sở Xây dựng đưa ra hai phương án thực hiện. Cũng theo Sở, phương án 2 là phương án có lợi nhất cho người dân.

Cụ thể, người dân có đất thuộc quy hoạch dân cư xây dựng mới và đất hỗn hợp sẽ được cơ quan quản lý nhà nước cấp phép xây dựng chính thức với các chỉ tiêu kiến trúc, quy hoạch của công trình, nhà ở riêng lẻ theo Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 9411:2012. Theo tiêu chuẩn này, nhà trong hẻm có lộ giới dưới 6m được xây dựng không quá 4 tầng, nhà ở riêng lẻ được xây dựng không quá 6 tầng.

Nhiều khu vực tại TP.HCM dính quy hoạch treo khiến việc xin cấp phép xây dựng của người dân có nhiều khó khăn. Ảnh minh họa

Phương án này đáp ứng nhu cầu xây dựng của các cá nhân, tổ chức, đảm bảo quyền và lợi ích của người sử dụng đất. Nhược điểm của phương án này là sẽ khiến việc mời gọi đầu tư các dự án theo quy hoạch xây dựng khó khăn hơn do chi phí đền bù tăng. Bên cạnh đó, phương án này cũng chưa phù hợp về điều kiện cấp giấy phép xây dựng của luật Xây dựng. 

Với nhược điểm này, theo đề nghị của Sở Xây dựng, UBND TP.HCM cần giao Sở Quy hoạch - Kiến trúc nghiên cứu quy chế quản lý quy hoạch, kiến trúc đô thị chung TP.HCM theo hướng phân loại cụ thể các chức năng tại quy hoạch phân khu. Theo đó, nhóm đất dân cư hiện hữu, đất dân cư xây dựng mới, đất hỗn hợp, đất ở cải tạo chỉnh trang, đất nhóm nhà ở cao tầng/thấp tầng được cấp phép xây dựng chính thức. Các chức năng quy hoạch còn lại như đất cây xanh, giao thông, công trình công trình chỉ được cấp giấy phép xây dựng có thời hạn.

Sở Quy hoạch - Kiến trúc cho biết, có gần 14.000ha đất hỗn hợp và đất dân cư xây dựng mới trên địa bàn TP.HCM, chủ yếu tập trung trong 310 đồ án quy hoạch được lập, thẩm định và phê duyệt từ năm 2013. Những khu vực tập trung nhiều là quận 7, quận 12, TP. Thủ Đức, quận Bình Tân, huyện Nhà Bè, Hóc Môn, Bình Chánh. Nhiều đồ án bị rơi vào tình trạng quy hoạch treo khiến người dân khó khăn khi xin cấp phép xây dựng.

Đọc bài về công ty kiến trúc nhà xinh https://nhaxinhsaigon.com.vn/gioi-thieu

Theo thanhnienviet

Thursday, February 18, 2021

Bất động sản TP.HCM năm 2021 cần lực đẩy nào?

Bất động sản TP.HCM năm 2021 cần lực đẩy nào?


Bước sang năm 2021, để vượt qua khó khăn và bước vào giai đoạn phát triển mới, thị trường bất động sản nhà ở cần nhiều lực đẩy giúp phục hồi và tăng tốc trở lại.

Năm 2020, trong khi thị trường bất động sản nhà ở TP.HCM vẫn duy trì đà sụt giảm từ năm 2019 ở hầu hết phân khúc, vùng phụ cận với các địa phương như Bình Dương, Đồng Nai,... lại có sự phát triển đáng chú ý. Bước sang năm 2021, dự báo thị trường có thể hồi phục với mức độ tích cực tùy từng phân khúc cụ thể.

Vượt qua khó khăn cũ

Trong năm 2020, tại TP.HCM, ngoại trừ phân khúc nhà phố và biệt thự tăng so với năm 2019, các phân khúc còn lại đều sụt giảm cả về nguồn cung mới lẫn sức cầu. Trong khi đó, theo số liệu của DKRA Việt Nam, Bình Dương "trỗi dậy" với nguồn cung mới lên đến 5.627 sản phẩm đất nền và khoảng 10.526 căn hộ, Đồng Nai dẫn đầu nguồn cung mới nhà phố và biệt thự với 2.749 căn. Ở phân khúc nghỉ dưỡng, thị trường rơi vào trạng thái gần như "ngủ đông".

Nhìn lại giai đoạn 2013-2015, thị trường bất động sản cả nước gặp phải nhiều khó khăn do nguồn cung và tỷ lệ tiêu thụ đều sụt giảm, thậm chí không ghi nhận giao dịch. Tương tự giai đoạn 2013-2015, thị trường bất động sản nhà ở TP.HCM năm 2020 cũng đối mặt nhiều thách thức với ảnh hưởng kép từ đại dịch và đà suy giảm kéo dài từ năm 2019. Do sự siết chặt quy trình thủ tục cấp phép dự án của các cơ quan Nhà nước, nguồn cung dự án mới tiếp tục sụt giảm đáng kể.

Các thị trường vùng ven như Bình Dương, Đồng Nai nổi lên trong năm 2020. Ảnh: Quỳnh Danh.

Tại TP.HCM, thị trường gần như vắng bóng loại hình căn hộ hạng bình dân trong khi nhu cầu ở phân khúc này còn rất lớn. Cùng lúc đó, dù nguồn cung mới giảm mạnh, mặt bằng giá vẫn liên tục tăng cao. Đặc biệt, mức giá sơ cấp ở các giai đoạn sau tăng trung bình 10-15% so với giá bán ở giai đoạn trước. Điều này làm khả năng sở hữu nhà cho người có nhu cầu ở thực với nguồn tài chính không cao càng trở nên khó khăn.

Với phân khúc nghỉ dưỡng, đây là phân khúc chịu ảnh hưởng nặng nề nhất do đại dịch trong năm 2020 và sự cố vỡ cam kết lợi nhuận cuối năm 2019. Thị trường đã manh nha xuất hiện hình thức đầu tư tài chính Bất động sản giống như tín thác đầu tư Bất động sản mà luật pháp chưa có quy định cụ thể.

Tại khu vực Bảo Lộc - Lâm Đồng, nhiều dự án được quảng cáo với mô hình mới như homestay, farmstay,… Tuy nhiên, hiện nay Nhà nước chưa có quy định cụ thể để giám sát, quản lý hoạt động của các loại hình này. Những điều trên cho thấy thị trường vẫn tiềm ẩn một số nguy cơ và rủi ro nhất định.

Động lực cho 2021

Bước sang 2021, để vượt qua khó khăn và bước vào giai đoạn phát triển mới, các chuyên gia đánh giá thị trường bất động sản nhà ở sẽ cần nhiều lực đẩy giúp phục hồi và tăng tốc trở lại.

Một trong những yếu tố đáng lạc quan là diễn biến kinh tế vĩ mô và công tác kiểm soát dịch bệnh tốt của Việt Nam. Theo Tổng cục Thống kê Việt Nam, tổng sản phẩm trong nước (GDP) năm 2020 ước tính tăng 2,91% so với năm 2019 dù năm qua có nhiều biến động. Ngân hàng Thế giới cũng dự báo kinh tế Việt Nam tăng trưởng khoảng 6,8% trong năm 2021 - mức tăng trưởng thuộc hàng đầu thế giới.

Bên cạnh đó, các chính sách pháp lý chính thức có hiệu lực trong năm 2021 như Luật Đầu tư 2020, Luật Xây dựng sửa đổi 2020, Thông tư 21/2019/TT-BXD, Nghị định 148/2020/NĐ-CP,… sẽ giúp thị trường hoạt động minh bạch hơn. Đặc biệt, việc thành lập Thành phố Thủ Đức và chủ trương đẩy mạnh triển khai nhiều công trình hạ tầng giao thông trọng điểm trong năm 2021 cũng là lợi thế thúc đẩy thị trường bứt phá.

Ông Phạm Lâm, Tổng giám đốc DKRA Việt Nam đánh giá cần thêm 4 giải pháp để kích hoạt những lực đẩy trên cho thị trường trong năm 2021.

Giới đầu tư và các nhà phát triển bất động sản đặt nhiều kỳ vọng vào thị trường năm 2021. Ảnh: Quỳnh Danh.

Thứ nhất, về chính sách pháp lý, hệ thống pháp luật liên quan đến bất động sản nhà ở phải được bổ sung và hoàn thiện hơn nhằm bắt kịp diễn biến và nhu cầu thị trường. Các quy trình pháp lý cần được đơn giản hóa, tạo điều kiện cho doanh nghiệp tháo gỡ những vướng mắc thủ tục, sớm hoàn thiện pháp lý dự án. Từ đó, đẩy nhanh tiến độ xây dựng, gia tăng nguồn cung và góp phần ổn định mặt bằng giá trên thị trường.

Thứ hai, cần đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án hạ tầng giao thông sớm đưa vào sử dụng. Bên cạnh đó, quy hoạch thành phố Thủ Đức cần được Nhà nước ban hành hướng dẫn cụ thể hơn để doanh nghiệp và người dân chủ động có chiến lược phát triển phù hợp.

Thứ ba, các doanh nghiệp bất động sản nên đa dạng hóa kênh tiếp cận nguồn vốn mới từ thị trường chứng khoán, quỹ đầu tư ngoại,… để nâng cao năng lực tài chính, hạn chế phụ thuộc vào kênh huy động vốn từ khách hàng. Đồng thời, chủ đầu tư phải chú trọng đầu tư cảnh quan, tiện ích dự án, đảm bảo chất lượng công trình và áp dụng linh hoạt các chính sách bán hàng,… nhằm tạo lợi thế cạnh tranh và thu hút sự quan tâm của khách hàng. Bên cạnh đó, doanh nghiệp nên đẩy mạnh ứng dụng công nghệ trong các mô hình vận hành để cải tiến chất lượng dịch vụ và tối ưu chi phí. Quan trọng hơn hết, các doanh nghiệp cần nghiêm túc tuân thủ quy định của pháp luật, tránh những sai phạm gây bất ổn cho thị trường và xã hội.

Thứ tư là xu hướng phát triển bất động sản xanh, bền vững. Theo ông Phạm Lâm, đây là xu thế tất yếu cho thị trường và các doanh nghiệp. Trong dài hạn, dự án đáp ứng các tiêu chí xanh và bền vững sẽ mang lại nhiều giá trị cho người mua, chủ đầu tư và cả cộng đồng. Do đó, bất động sản xanh và bền vững nên được các chủ đầu tư chú trọng hướng tới trong tương lai gần.

Đọc bài về công ty nhà xinh https://nhaxinhsaigon.com.vn/

Theo Zing

Nhà giá rẻ tiếp tục khan hiếm trầm trọng

Nhà giá rẻ tiếp tục khan hiếm trầm trọng


Thời điểm cuối năm 2020 và đầu 2021, thị trường bất động sản Hà Nội đón nhiều dự án chung cư mới. Đáng nói, nguồn hàng mới này vẫn tập trung chính ở căn hộ cao cấp, thị trường vắng bóng hoàn toàn các dự án giá rẻ, hướng đến nhu cầu của đại đa số người dân.

Theo tìm hiểu của Batdongsan.com.vn, một dự án chung cư mới được giới thiệu trên thị trường thời gian gần đây là BRG Diamond Residence của BRG Group. Tọa lạc tại số 25 Lê Văn Lương (Thanh Xuân), BRG Diamond Residence được định vị là dòng sản phẩm hạng sang với 2 tòa tháp cao 35 tầng (5 tầng hầm), gồm 662 căn hộ với khoảng giá 60-70 triệu đồng/m2. Cùng thời điểm, một dự án hạng sang được quảng cáo là Grandeur Palace - Giảng Võ tọa lạc tại 138B đường Giảng Võ (quận Ba Đình, Hà Nội) của chủ đầu tư Văn Phú – Invest. Dự án là tòa tháp cao 22 tầng, với hơn 140 căn hộ có diện tích từ 77,6-153,8 m2, giá bán từ 80-100 triệu đồng/m2.

Một dự án căn hộ hạng sang khác được chào bán trên thị trường thời điểm này là Hateco Laroma (số 4A Huỳnh Thúc Kháng kéo dài). Dự án là tổ hợp căn hộ cao cấp – trung tâm thương mại – Văn phòng hạng A cao 30 tầng với khoảng 300 căn hộ, diện tích từ 88m2 – 121m2, khoảng giá phổ biến từ 62-72 triệu đồng/m2.

Đầu năm 2021, thị trường đón thêm một dự án căn hộ cao cấp khác là Bình Minh Garden. Tọa lạc tại 93 Đức Giang (Long Biên), dự án được thiết kế hình chữ U cao 25 tầng và 3 tầng hầm, gồm 494 căn hộ có diện tích 73-104m2, gồm 2 hoặc 3 phòng với khoảng giá 30 triệu đồng/m2.

Nhiều giải pháp phát triển nhà ở xã hội đã và đang được Bộ Xây dựng nghiên cứu. Ảnh minh họa

Không khó nhận ra lượng dự án hạng sang, trung – cao cấp tung ra thị trường giai đoạn này tiếp tục đóng vai trò chủ đạo. Nhà giá rẻ, nhà thu nhập thấp vẫn “vắng vẻ” như các năm trước. Theo báo cáo của Hội Môi giới Bất động sản Việt Nam, năm 2020, tổng căn hộ mới chào bán trên thị trường Hà Nội là 16.350 sản phẩm. Trong đó, căn hộ bình dân chỉ chiếm 12,5% nguồn cung - một con số quá nhỏ nhoi so với lực cầu nhà giá rẻ chiếm đến 80% dân số.

Báo cáo từ Bộ Xây dựng cũng cho biết từ năm 2016 đến nay có 1.040 dự án xây dựng nhà ở xã hội dành cho người thu nhập thấp tại khu vực đô thị và công nhân khu công nghiệp, bao gồm 507 dự án nhà ở xã hội độc lập và 533 dự án nhà ở xã hội được xây dựng trên quỹ đất 20% của các dự án nhà ở thương mại, dự án phát triển đô thị. Trong đó, đã hoàn thành 248 dự án với quy mô xây dựng khoảng hơn 103.500 căn, tổng diện tích đã hoàn thành hơn 5,1 triệu m2; đang tiếp tục triển khai 264 dự án, với quy mô xây dựng khoảng 216.500 căn, với tổng diện tích khoảng 10,8 triệu m2. Như vậy, với tổng diện tích hơn 5,1 triệu m2 nhà ở xã hội đã xây dựng mới chỉ đạt được khoảng 41,4% so với mục tiêu 12,5 triệu m2 nhà ở đề ra trong Chiến lược phát triển nhà ở quốc gia đến năm 2020.

Trước thực trạng trên, nhằm khuyến khích loại hình nhà ở này phát triển, Phó Cục trưởng Cục Quản lý nhà và thị trường bất động sản Nguyễn Mạnh Khởi cho biết, Bộ Xây dựng đã nghiên cứu một số nhóm giải pháp:

Giải pháp thứ nhất là về quy hoạch, bố trí quỹ đất. Cụ thể, các địa phương khi rà soát, xây dựng, phê duyệt chương trình, kế hoạch phát triển nhà ở phải xác định rõ chỉ tiêu phát triển nhà ở thương mại giá rẻ, xác định danh mục các dự án.

Giải pháp thứ hai là về giá bán. Giá bán nhà ở xã hội cần được xem xét, điều chỉnh trong từng thời kỳ phụ thuộc theo sự biến động của thị trường. Với các thành phố lớn, trước mắt, giá bán nhà ở thương mại giá rẻ không vượt quá 25 triệu đồng/m2. Đối với các địa phương, giá bán không quá 20 triệu đồng/m2.

Giải pháp thứ ba là cơ chế ưu đãi về đất đai. Những doanh nghiệp tham gia đầu tư xây dựng nhà ở xã hội được chậm nộp tiền sử dụng đất trong thời hạn quy định.

Giải pháp thứ tư là về thủ tục đầu tư xây dựng, doanh nghiệp đầu tư xây dựng được miễn thủ tục thẩm định thiết kế triển khai sau thiết kế cơ sở; trường hợp dự án đã thẩm định thiết kế triển khai sau thiết kế cơ sở thì được miễn cấp giấy phép xây dựng.

Giải pháp thứ năm là về cơ chế huy động vốn, chủ đầu tư dự án được huy động vốn từ các nguồn hợp pháp theo quy định của Luật Nhà ở; được phát hành trái phiếu doanh nghiệp để huy động vốn triển khai dự án và được vay vốn ưu đãi.

Đọc thêm bài về công ty nhà xinh https://nhaxinhsaigon.com.vn/gioi-thieu

Theo thanhnienviet

Wednesday, February 17, 2021

Bất động sản có giảm giá khi Covid-19 bùng phát lại?

Bất động sản có giảm giá khi Covid-19 bùng phát lại?


Năm 2020 giá bất động sản tăng suốt 2 đợt Covid-19 và sự bùng phát dịch lần ba đầu năm nay vẫn khó kéo giảm giá nhà đất, theo chuyên gia.

Đầu năm Tân Sửu, đại dịch bùng phát trở lại, ngay lập tức thành biến số lớn nhất tác động đến nền kinh tế nói chung và thị trường bất động sản nói riêng. Dưới đây là chia sẻ của các chuyên gia địa ốc với VnExpress về dự báo tác động của biến số này đến giá bất động sản trong năm 2021.

Ông Phan Công Chánh, Tổng giám đốc Công ty Phú Vinh cho rằng, mặc dù đại dịch đã quay lại những ngày sát Tết Tân Sửu với nhiều chủng virus mới, tác động trực tiếp đến cuộc sống người dân trong tháng 2 và đang làm dấy lên nhiều quan ngại đối với nền kinh tế, song giá bất động sản sẽ khó có thể quay đầu giảm ít nhất cho đến quý II/2021.

Theo ông Chánh, do Covid-19 đã từng diễn biến phức tạp trong năm 2020 nhưng giá đất vẫn tăng bất thường nên sự quay lại của chủng virus mới chưa thể tác động đến giá bất động sản trong ngắn hạn 3-6 tháng. Tuy nhiên, tính thanh khoản (sức mua, lượng tiêu thụ) của thị trường địa ốc sẽ bị giảm ngay lập tức từ giữa cuối quý I, do tác động tâm lý.

Chuyên gia này xác nhận, diễn biến giá nhà đất trong quý III và quý IV vẫn khó lường vì còn phụ thuộc vào biến số của công tác phòng chống và khống chế dịch bệnh, dù vậy kịch bản giảm giá rất khó xảy ra trong trung hạn.

CEO Phú Vinh phân tích, có nhiều nguyên nhân khiến giá bất động sản khó giảm dù đợt dịch mới bùng lại đầu năm Tân Sửu. Thứ nhất, lãi suất tiền gửi đang được giữ ở mức thấp kỷ lục nên dòng tiền sẽ chảy sang các kênh tài sản hoặc đầu tư tài chính liên thông như bất động sản, chứng khoán.

Thứ hai là xu hướng tiền rẻ được Fed (Cục dự trữ liên bang Mỹ) cam kết giữ ít nhất trong 3-4 năm tới cho đến khi kinh tế thế giới phục hồi. Xu hướng tiền rẻ này cũng tác động đến thị trường Việt Nam, khiến người dân nỗ lực tìm kênh trú ẩn an toàn cho dòng vốn.

Thị trường bất động sản TP Thủ Đức. Ảnh: Quỳnh Trần.

Thứ ba, giá bất động sản được hưởng lợi nhờ đầu tư công của quốc gia, trong đó có rất nhiều công trình hạ tầng trọng điểm trong giai đoạn 2020-2021 và sẽ còn tiếp tục trong vài năm tới.

Thứ tư, thị trường bất động sản nhìn ở rổ hàng sơ cấp vẫn đang thiếu hụt nguồn cung do chính sách thắt chặt, pháp lý khó khăn. Điều này dẫn đến các sản phẩm nhà đất mới được mở bán trong năm Tân Sửu vẫn neo ở vùng giá cao do quy luật cung ít cầu nhiều và hội chứng tăng giá vì khan hiếm.

"Thị trường bất động sản tuy khó giảm giá nhưng kịch bản tăng vẫn cần cú hích về tâm lý là Covid-19 được khống chế để từng bước trở lại bình thường như trước khi có dịch", ông Chánh cho hay.

Tương tự, trao đổi với VnExpress về xu hướng giá bất động sản năm 2021, ông Phạm Lâm, CEO DKRA Việt Nam cho biết, đại dịch có tác động đến việc giảm giá tài sản nhà đất hay không phụ thuộc vào cung cầu, phản ứng tâm lý của người nắm giữ tài sản và kết quả của công tác phòng chống dịch.

Xét về tương quan nguồn cung nhà đất và nhu cầu bất động sản, nguồn cung đang suy giảm trong khi nhu cầu vẫn cao. Theo ông Lâm, cung cầu là biểu hiện rõ nhất về xu hướng thị trường trong dài hạn và thường là thông số tham khảo chuẩn xác nhất.

Tâm lý của người nắm giữ tài sản trong năm 2020 cho thấy họ chưa chịu sức ép đủ lớn để bán rẻ. Với bên nắm giữ tài sản là các tổ chức (doanh nghiệp), động thái bán giá cao vẫn diễn ra trong năm 2020 và với người nắm giữ tài sản là cá nhân (nhà đầu tư nhỏ lẻ) một số giao dịch thứ cấp cho thấy vẫn có lãi ngay cả khi bán giá thấp hơn năm 2019. Do đó, cần quan sát thêm năm 2021 có thể xảy ra tâm lý bán rẻ hay không để xác định phản ứng thực tế nhưng xác suất bán rẻ rất thấp.

Kế đến là quan sát diễn biến phòng chống dịch của Chính phủ, doanh nghiệp và cả người dân từ đợt dịch lần thứ nhất và thứ hai trong năm 2020 rất tích cực. Đợt dịch mới sát Tết Tân Sửu cũng được khoanh vùng phong tỏa, truy vết quyết liệt ngay từ đầu, người dân và doanh nghiệp đều đã có kinh nghiệm và thận trọng hơn. "Với các yếu tố cung cầu, tâm lý nắm giữ tài sản và diễn biến phòng chống dịch cho thấy có rất nhiều tín hiệu tích cực và ít khả năng các biến số này kéo giảm giá bất động sản năm 2021", ông Lâm cho hay.

Trong khi đó, ông Trần Khánh Quang, Tổng giám đốc Công ty Việt An Hòa đưa ra dự báo về 3 kịch bản thị trường bất động sản đầu năm Tân Sửu cũng cho thấy xác suất giảm giá nhà đất khá thấp. Cụ thể, với kịch bản màu xám, xảy ra khủng hoảng, xác suất giảm giá chỉ ước tính vào khoảng 15% trong khi xác suất tăng giá ở mức trung bình chiếm 65% và kịch bản tăng giá mạnh có xác suất là 20%.

"Đại dịch bùng phát trở lại chắc chắn là biến số lớn nhất trong năm Tân Sửu, có thể tác động mạnh đến sức mua của thị trường bất động sản và giá nhà đất. Dù xác suất giảm giá chỉ là 15%, đây là cảnh báo đáng lưu tâm và khuyến nghị thận trọng không bao giờ thừa", ông Quang nhấn mạnh.

Đọc bài về công ty thiết kế kiến trúc nhà xinh https://nhaxinhsaigon.com.vn/gioi-thieu

Theo vnexpress

Friday, February 5, 2021

Đất nền vùng ven tranh thị phần với TP HCM nhờ giá rẻ

Đất nền vùng ven tranh thị phần với TP HCM nhờ giá rẻ


Bình Dương, Đồng Nai, Long An có giá đất nền chỉ bằng một nửa so với Sài Gòn dẫn đến việc cạnh tranh thị phần khốc liệt năm 2021.

Colliers International Việt Nam vừa công bố báo cáo thị trường bất động sản liền thổ vùng TP HCM với diễn biến giá liên tục leo thang, cạnh tranh thị phần ngày càng mạnh mẽ. Trong đó, mặt bằng giá đất tại Sài Gòn đang cao hơn gấp đôi so với các tỉnh thành lân cận.

Trong quý IV/2020, giá bán sơ cấp trung bình phân khúc nhà phố tại TP HCM đạt 5.000 USD mỗi m2 (gần 117 triệu mỗi m2), chưa bao gồm các gói ưu đãi và khuyến mãi bán hàng mùa dịch. Riêng giá đất nền tại đây cao hơn gấp đôi so với Bình Dương, Đồng Nai và Long An.

Thị trường bất động sản liền thổ: đất nền, nhà phố, biệt thự Bình Dương. Ảnh: Trần Quỳnh.

Ông David Jackson, Tổng giám đốc Colliers International tại Việt Nam nhận định, do nhu cầu bất động sản liền thổ, đặc biệt đất nền luôn ở mức rất lớn, các chủ đầu tư nhiều khả năng vẫn tiếp tục bán ở ngưỡng giá cao trong năm 2021.

Theo ông, sản phẩm đất nền giá hợp lý ở các khu vực lân cận như Bình Dương, Đồng Nai và Long An vừa có sự cạnh tranh về giá, vừa dồi dào nguồn cung sẽ phần nào làm giảm chênh lệch cung cầu tại TP HCM. Thị trường khu Đông Bắc dự báo sẽ tăng nhiệt trong 6-12 tháng tới nhờ ăn theo cú hích TP Thủ Đức.

CEO Colliers International cũng cho rằng, đất nền, nhà phố giá dưới 10 tỷ đồng luôn được xem là kênh đầu tư hút vốn dài hạn vì tâm lý của người Việt cảm thấy an toàn hơn khi nắm giữ những tài sản hữu hình. "Tuy vậy, với những phát sinh mới đây của Covid-19, thị trường có thể xuất hiện những diễn biến không dễ đoán", ông David Jackson nhận định.

Trước đó, nghiên cứu của Công ty cổ phần Đầu tư Bất động sản Ngọc Châu Á cũng xác nhận, giá đất nền TP HCM đang cao hơn gấp nhiều lần so với đất nền tỉnh vùng ven.

Đơn cử, với dòng vốn 2 tỷ đồng, nhà đầu tư không thể mua nổi đất nền tại TP HCM từ cuối năm 2020 và phải cần đến dòng tiền trên dưới 3,5 tỷ đồng mới bắt đầu mua được đất nền Sài Gòn lô nhỏ trong năm 2021. Trong khi đó, chỉ với 1,5-2 tỷ đồng, nhà đầu tư có nhiều lựa chọn săn đất nền tại nhiều khu vực vùng ven như: Bến Cát (Bình Dương), Long Thành, Nhơn Trạch, Trảng Bom (Đồng Nai), Bến Lức, Cần Giuộc, Cần Đước, Tân An (Long An).

Đọc thêm bài về công ty nhà xinh https://nhaxinhsaigon.com.vn/gioi-thieu

Theo vnexpress

Thursday, February 4, 2021

5 cách để tìm được môi giới bất động sản phù hợp khi mua nhà, đất

5 cách để tìm được môi giới bất động sản phù hợp khi mua nhà, đất


Mua nhà, đất là một quyết định tài chính quan trọng và không nên xem nhẹ. Thế nên, việc tìm được môi giới bất động sản phù hợp để có được thỏa thuận tốt nhất là điều cực kỳ quan trọng

Dưới đây là 5 mẹo để tìm được một môi giới bất động sản có năng lực, giúp bạn mua bán nhà thành công.

1. Tìm kiếm môi giới bất động sản từ các mối quan hệ

Hỏi các thành viên trong gia đình và bạn bè nếu họ biết bất kỳ đại lý bất động sản nào mà họ có thể giới thiệu. Tốt nhất, đó là người mà họ đã từng làm việc cùng. Đó cũng phải là một môi giới làm việc với những khách hàng tương tự như bạn. Những người mua nhà lần đầu thường có nhu cầu khác với những người mua nhiều lần. 

Mặt khác, nếu bạn muốn mua nhà chung cư thì nên tìm những môi giới chuyên phân khúc này, chứ không phải là nhà phố hay đất nền. Tương tự như vậy khi bạn muốn mua bất động sản tầm trung hay cao cấp, hạng sang.

2. Tìm kiếm môi giới xung quanh khu vực bạn muốn mua nhà

Tìm môi giới là một trong những kinh nghiệm mua bán nhà, đất quan trọng. Nếu bạn đang tìm mua nhà tại Hà Nội thì bạn nên "nhờ cậy" môi giới hoạt động tại thành phố này. Bởi lẽ, môi giới tại khu vực bạn muốn mua nhà đất sẽ nắm vững các xu hướng về thị trường, mặt bằng giá, loại hình sản phẩm... hơn những môi giới hoạt động ở các địa phương khác. Môi giới sẽ tìm được tài sản tốt nhất, phù hợp với ngân sách và nhu cầu của bạn.

Lưu ý, bạn cần tìm hiểu kỹ lưỡng thông tin và cân nhắc lựa chọn đơn vị môi giới hoặc môi giới cá nhân có mức độ uy tín cao nhất tại khu vực bạn muốn mua bất động sản.


3. Dùng mạng xã hội để tìm kiếm môi giới uy tín

Mạng xã hội hiện nay là một trong những công cụ để tìm kiếm thông tin về bất kỳ điều gì bạn còn thắc mắc. Theo đó, bạn có thể phần nào đánh giá được mức độ uy tín, chất lượng của các môi giới địa ốc, đại lý môi giới nhà đất thông qua những tài khoản mạng xã hội đang hoạt động của họ. Một hoặc hai đánh giá tiêu cực không phải là vấn đề. Bạn nên có cái nhìn tổng quan và khách quan về môi giới.

Cũng cần kiểm tra xem môi giới cá nhân, đại lý môi giới đã được cơ quan có thẩm quyền cấp phép hoạt động hay chưa, đã có chứng chỉ hành nghề chưa. Đồng thời, nên tìm hiểu xem môi giới đã từng vi phạm pháp luật, kỷ luật trước đây hay không.

4. Tìm hiểu về kinh nghiệm, phong cách làm việc của môi giới

Nếu bạn đã chọn được ít nhất 03 ứng viên tiềm năng, thì đã đến lúc nói chuyện với họ về nhu cầu tìm mua bất động sản của mình. Tuy nhiên, trước hết cần tìm hiểu kinh nghiệm và phong cách làm việc của họ như sự thông thạo khu vực bạn muốn mua nhà, hình thức liên lạc, giờ làm việc...

Khi dành thời gian phỏng vấn từng môi giới tiềm năng, bạn sẽ hiểu rõ hơn về phong cách làm việc của họ, cách họ đối xử với khách hàng... từ đó lựa chọn được môi giới phù hợp nhất.

5. Yêu cầu tài liệu tham khảo

Bạn có thể yêu cầu môi giới chia sẻ thông tin về những ngôi nhà mà họ đã bán hoặc niêm yết trong 12 tháng qua cũng như đối tượng khách hàng của họ. Từ đó, bạn có thể biết được liệu mình có phải là đối tượng khách hàng quen thuộc của môi giới hay không, nếu vậy thì khả năng thành công sẽ cao hơn trong giao dịch bất động sản.

Tóm lại, mua nhà là việc hệ trọng của cả đời người nên cần phải cận trọng ở tất cả các khâu, bao gồm cả việc tìm kiếm môi giới bất động sản phù hợp. Người mua nhà nên dành thời gian tìm hiểu để lựa chọn môi giới phù hợp nhất với điều kiện, nhu cầu cụ thể của mình.

Đọc bài về công ty thiết kế kiến trúc xây dựng nhà xinh sài gòn

Theo thanhnienviet