Thursday, February 4, 2021

5 cách để tìm được môi giới bất động sản phù hợp khi mua nhà, đất

5 cách để tìm được môi giới bất động sản phù hợp khi mua nhà, đất


Mua nhà, đất là một quyết định tài chính quan trọng và không nên xem nhẹ. Thế nên, việc tìm được môi giới bất động sản phù hợp để có được thỏa thuận tốt nhất là điều cực kỳ quan trọng

Dưới đây là 5 mẹo để tìm được một môi giới bất động sản có năng lực, giúp bạn mua bán nhà thành công.

1. Tìm kiếm môi giới bất động sản từ các mối quan hệ

Hỏi các thành viên trong gia đình và bạn bè nếu họ biết bất kỳ đại lý bất động sản nào mà họ có thể giới thiệu. Tốt nhất, đó là người mà họ đã từng làm việc cùng. Đó cũng phải là một môi giới làm việc với những khách hàng tương tự như bạn. Những người mua nhà lần đầu thường có nhu cầu khác với những người mua nhiều lần. 

Mặt khác, nếu bạn muốn mua nhà chung cư thì nên tìm những môi giới chuyên phân khúc này, chứ không phải là nhà phố hay đất nền. Tương tự như vậy khi bạn muốn mua bất động sản tầm trung hay cao cấp, hạng sang.

2. Tìm kiếm môi giới xung quanh khu vực bạn muốn mua nhà

Tìm môi giới là một trong những kinh nghiệm mua bán nhà, đất quan trọng. Nếu bạn đang tìm mua nhà tại Hà Nội thì bạn nên "nhờ cậy" môi giới hoạt động tại thành phố này. Bởi lẽ, môi giới tại khu vực bạn muốn mua nhà đất sẽ nắm vững các xu hướng về thị trường, mặt bằng giá, loại hình sản phẩm... hơn những môi giới hoạt động ở các địa phương khác. Môi giới sẽ tìm được tài sản tốt nhất, phù hợp với ngân sách và nhu cầu của bạn.

Lưu ý, bạn cần tìm hiểu kỹ lưỡng thông tin và cân nhắc lựa chọn đơn vị môi giới hoặc môi giới cá nhân có mức độ uy tín cao nhất tại khu vực bạn muốn mua bất động sản.


3. Dùng mạng xã hội để tìm kiếm môi giới uy tín

Mạng xã hội hiện nay là một trong những công cụ để tìm kiếm thông tin về bất kỳ điều gì bạn còn thắc mắc. Theo đó, bạn có thể phần nào đánh giá được mức độ uy tín, chất lượng của các môi giới địa ốc, đại lý môi giới nhà đất thông qua những tài khoản mạng xã hội đang hoạt động của họ. Một hoặc hai đánh giá tiêu cực không phải là vấn đề. Bạn nên có cái nhìn tổng quan và khách quan về môi giới.

Cũng cần kiểm tra xem môi giới cá nhân, đại lý môi giới đã được cơ quan có thẩm quyền cấp phép hoạt động hay chưa, đã có chứng chỉ hành nghề chưa. Đồng thời, nên tìm hiểu xem môi giới đã từng vi phạm pháp luật, kỷ luật trước đây hay không.

4. Tìm hiểu về kinh nghiệm, phong cách làm việc của môi giới

Nếu bạn đã chọn được ít nhất 03 ứng viên tiềm năng, thì đã đến lúc nói chuyện với họ về nhu cầu tìm mua bất động sản của mình. Tuy nhiên, trước hết cần tìm hiểu kinh nghiệm và phong cách làm việc của họ như sự thông thạo khu vực bạn muốn mua nhà, hình thức liên lạc, giờ làm việc...

Khi dành thời gian phỏng vấn từng môi giới tiềm năng, bạn sẽ hiểu rõ hơn về phong cách làm việc của họ, cách họ đối xử với khách hàng... từ đó lựa chọn được môi giới phù hợp nhất.

5. Yêu cầu tài liệu tham khảo

Bạn có thể yêu cầu môi giới chia sẻ thông tin về những ngôi nhà mà họ đã bán hoặc niêm yết trong 12 tháng qua cũng như đối tượng khách hàng của họ. Từ đó, bạn có thể biết được liệu mình có phải là đối tượng khách hàng quen thuộc của môi giới hay không, nếu vậy thì khả năng thành công sẽ cao hơn trong giao dịch bất động sản.

Tóm lại, mua nhà là việc hệ trọng của cả đời người nên cần phải cận trọng ở tất cả các khâu, bao gồm cả việc tìm kiếm môi giới bất động sản phù hợp. Người mua nhà nên dành thời gian tìm hiểu để lựa chọn môi giới phù hợp nhất với điều kiện, nhu cầu cụ thể của mình.

Đọc bài về công ty thiết kế kiến trúc xây dựng nhà xinh sài gòn

Theo thanhnienviet

Wednesday, February 3, 2021

Chóng mặt với giá căn hộ tại TP Thủ Đức

Chóng mặt với giá căn hộ tại TP Thủ Đức


Hai dự án căn hộ cao cấp mới mở bán tại TP Thủ Đức đầu năm 2021 có mức giá công bố lên đến hơn 100 triệu đồng/m2 khiến nhiều người mua nhà không khỏi giật mình.

Ra mắt ngay trong tháng đầu tiên của năm 2021, sau thời điểm TP Thủ Đức được thành lập, hai dự án chung cư cao cấp là King Crown Infinity và Masteri Lumiere Riverside đã chính thức mở bán cuối tháng 1 vừa qua, làm nóng thị trường khu Đông trước thềm Tết Nguyên đán.

Giá mở bán "bỏng tay"

Điều đáng nói, hai dự án đều có giá bán cao ngất ngưởng, lên đến hơn 100 triệu đồng/m2 (đã gồm VAT), khiến cả người mua nhà và các môi giới không khỏi bất ngờ.

Cụ thể, dự án King Crown Infinity nằm trên đường Võ Văn Ngân, phường Trường Thọ, TP Thủ Đức với quy mô 1,1 ha, dự kiến cung cấp cho thị trường 739 căn hộ với diện tích từ 55-220 m2.

Trong ngày mở bán 23/1, chủ đầu tư BCG Land (thuộc Bamboo Capital Group) công bố giá bán của dự án này trên dưới 95 triệu đồng/m2 (chưa VAT). Như vậy, một căn hộ 2 phòng ngủ có diện tích 78 m2 tại đây có giá khoảng 7,45 tỷ đồng, căn hộ 1 phòng ngủ rộng chưa đầy 50 m2 được bán với giá 4,7 tỷ đồng.

Dự án của "đại gia" Masterise Homes trên trục đường Xa lộ Hà Nội (phường An Phú) với quy mô 1,9 ha cũng được rao bán với giá 95 triệu đồng/m2 (chưa bao gồm VAT), chung cư có giá cao nhất khu vực Thảo Điền và An Phú tính đến nay. Như vậy, một căn hộ 1 phòng ngủ gần 50 m2 tại đây sẽ có giá khoảng 5,1 tỷ đồng sau khi tính thuế VAT.

Đồ họa: Nguyên Anh.

Mức giá này tương đương với chung cư Sunwah Pearl mới bàn giao tại chân cầu Thủ Thiêm, nằm trên trục đường Nguyễn Hữu Cảnh, quận Bình Thạnh, hay một số dòng sản phẩm nhà liền thổ khác thuộc phường Phú Hữu, Phước Long B (TP Thủ Đức) như Park Riverside, Mega Vilage, Rio Vista....

Ở khu vực Thủ Thiêm, một số sản phẩm thứ cấp tại các dự án hạng sang vẫn đang được giao dịch ở khoảng giá 105-120 triệu đồng/m2. Tại phường Thạnh Mỹ Lợi, giá thứ cấp của các dự án mới bàn giao trong năm 2020 như Feliz en Vista, One Verandah... mới chỉ chạm mốc 70 triệu đồng/m2. Đây đều là những khu vực có quy hoạch bài bản, tập trung nhiều dự án căn hộ cao cấp và hạ tầng giao thông hoàn chỉnh.

Người mua và môi giới "sốc"

Theo đánh giá của nhiều người mua nhà, đây là mức giá quá cao so cho những người có nhu cầu mua ở thật. Anh Thanh Nam (42 tuổi, sống tại quận Phú Nhuận) nhận định các căn hộ hơn 100 triệu đồng/m2 chỉ hợp lý khi nằm ở những vị trí đắc địa như quận 1, Thủ Thiêm hay khu Thạnh Mỹ Lợi vì gần với khu trung tâm hiện hữu.

"Ở góc độ đầu tư, với số tiền 5-7 tỷ đồng, tôi sẽ mua một căn nhà phố 60-70 m2 ở các quận như Gò Vấp, Tân Bình để cho thuê từ 10-20 triệu đồng/tháng, đồng thời giá nhà đất vẫn tăng hơn theo thời gian. Các chung cư cao cấp thường tăng giá chậm hơn, trừ những dự án giá rẻ. Căn hộ cao cấp phải gần trung tâm kinh tế, tài chính như quận 1 mới có thể cho thuê với giá cao", anh Nam phân tích.

Có cùng quan điểm, chị Nguyễn Thu Thủy, một môi giới lâu năm tại quận 4 và quận 7 chia sẻ khách hàng đầu tư có năng lực tài chính khá thường hướng đến dòng sản phẩm nhà phố có sổ hồng thay vì chung cư vì lợi nhuận hấp dẫn hơn.

Lô đất rộng hơn 1,9 ha của dự án Lumiere Riverside nằm ngay cạnh tuyến metro số 1 và trục đường Xa lộ Hà Nội. Dự án được bao quanh bởi nhiều chung cư cao cấp hiện hữu. Ảnh: Chí Hùng.

"Đặc biệt là sau thời điểm dịch bệnh, giá thuê các chung cư cao cấp giáp quận 1 giảm từ 30-50%, lượng nhà trống tăng lên do khách nước ngoài về nước. Nhiều chủ nhà muốn bán ra cũng khó tìm được người mua do giá trị căn hộ cao", chị Nguyễn Thủy cho biết thêm.

Một môi giới khác, anh Tuấn Anh, hiện làm việc cho một tập đoàn bất động sản lớn tại TP.HCM nhìn nhận đây là mức giá hợp lý với người mua cuối cùng (nhóm khách hàng mua để ở), không còn hợp lý đối với nhóm khách đầu tư.

Nhiều chuyên gia bất động sản tỏ ra lo ngại trước tình trạng tăng nóng của bất động sản TP Thủ Đức và khuyến nghị nhà đầu tư nên tỉnh táo, tìm hiểu kỹ lưỡng về các chính sách tạo nên tiềm năng bứt phá cho khu vực thay vì chạy theo tâm lý đám đông, ảnh hưởng đến lợi ích về sau.

Theo đánh giá của DKRA Việt Nam, trong năm 2020, mặt bằng giá sơ cấp của các sản phẩm căn hộ tại TP.HCM tăng mạnh, đặc biệt là khu vực TP Thủ Đức. Nhiều dự án tăng 5-10%, cục bộ có thể tăng 15-20% so với đợt mở bán trước đó.

Tuy nhiên, thanh khoản giao dịch thứ cấp giảm sút, giá thứ cấp giảm dao động 3-5% và 10-15% đối với những dự án chưa hoàn thiện pháp lý. Ông Nguyễn Hoàng, Giám đốc bộ phận R&D DKRA Việt Nam dự báo xu hướng này sẽ kéo dài trong năm 2021 với mặt bằng giá bán thứ cấp tiếp tục đi xuống.

Theo Cục thống kê TP.HCM, từ năm 2015-2019, dân số của TP Thủ Đức ghi nhận tăng 4% mỗi năm, cao hơn 2% so với tổng mức tăng của TP.HCM, từ đó dẫn đến nhu cầu lớn về nhà ở tại khu vực.

Tuy nhiên, ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản TP.HCM nhiều lần nhấn mạnh thị trường nhà ở TP.HCM đang đối mặt với tình trạng lệch pha cung cầu nghiêm trọng. Tỷ lệ nguồn cung nhà ở cao cấp dư thừa và được sở hữu chủ yếu bởi các nhà đầu tư thứ cấp, trong khi thị trường 3 năm trở lại đây thiếu hụt nhà ở có giá vừa túi tiền, nhà ở thương mại giá thấp.

Chính vì vậy, trong năm 2021, ông Châu đề nghị các doanh nghiệp bất động sản phối hợp chặt chẽ để kiểm soát giá nhà, không để tình trạng giá nhà tăng nóng, tăng ảo; xác định “lợi nhuận kỳ vọng” ở mức hợp lý, từ đó chia sẻ hiệu quả đầu tư với khách hàng và cộng đồng xã hội.

Đọc bài về công ty cổ phần xây dựng nhà xinh

Theo Zing

Chờ đợi gì từ nguồn cung mở bán tại TP.HCM trong nửa đầu năm 2021?

Chờ đợi gì từ nguồn cung mở bán tại TP.HCM trong nửa đầu năm 2021?


Tính riêng trong quý 1/2021, nguồn cung căn hộ chào bán tại TP.HCM vẫn khá hạn chế và tập trung chủ yếu vào loại hình cao cấp, hạng sang, thiếu vắng nhà ở vừa túi tiền.

Trước thực tế quỹ đất khan hiếm, giá thành cao, nguồn cung nhà ở triển khai mở bán trong năm 2021 tại khu vực TP.HCM phần lớn là các dự án thuộc phân khúc cao cấp và hạng sang. Lượng dự án mới hạn chế, phần nhiều vẫn là các dự án đã công bố ra thị trường trong  năm 2020 tiếp tục kế hoạch bán hàng các giai đoạn tiếp theo.

Cụ thể, theo tìm hiểu của Batdongsan.com.vn, trong thời điểm cuối tháng 1/2021, chủ đầu tư Bamboo Capital Group, một thương hiệu uy tín vừa chính thức triển khai chào bán ra thị trường TP. Thủ Đức dự án căn hộ cao cấp King Crown Infinity quy mô hơn 11.000m2 trên đường Võ Văn Ngân. Dự án có quy mô 30 tầng với 739 căn hộ và quy mô dân số là 2.000 người. Theo đó, giá bán các căn hộ King Crown Infinity khoảng tầm gần 100 triệu/m2, đây là mức giá kỷ lục tại thị trường khu vực này.

Chủ đầu tư Masterise Homes cũng vừa ra mắt thị trường khu Đông thêm một dự án khác mang tên Lumière Riverside. Dự án tọa lạc tại phường Thảo Điền, quận 2 với quy mô 11.615m2 gồm 4 tòa tháp chung cư, văn phòng cung cấp khoảng 1.000 căn hộ cao cấp cho thị trường TP.HCM. Vào cuối tháng 11/2020, chủ đầu tư cũng đã chính thức làm lễ ra quân dự án và có kế hoạch chào bán trong nửa đầu năm 2021. Theo đó giá bán dành cho dự án này hiện đang vào khoảng từ 95-115 triệu/m2.

Nguồn cung mới chào bán tại TP.HCM trong các tháng đầu năm 2021 vẫn chủ yếu tập trung vào phân khúc cao cấp, hạng sang. Ảnh minh họa

Một ông lớn khác trong ngành là Keppel Land và Phú Long cũng hợp tác triển khai dự án căn hộ cao cấp Celesta Rise tại đường Nguyễn Hữu Thọ, huyện Nhà Bè. Celesta Rise có quy mô 2,78 ha gồm 5 block với tổng 923 căn hộ, giá bán dự kiến vào khoảng 45-50 triệu/m2 (chưa VAT). Được biết thời điểm cuối tháng 11/2020, dự án đã ra mắt đợt bán đầu tiên với hơn 500 căn hộ được đặt mua thành công. Sắp tới, dự kiến giữa quý 1/2021, chủ đầu tư sẽ tiếp tục ra mắt chính thức 2 tòa tháp còn lại là tháp 3 và tháp 4 với số lượng khoảng 400 căn.

Bên cạnh dự án mới, loạt dự án hiện hữu cũng ra hàng chào bán các đợt tiếp theo. Đơn cử, dự án Picity High Park tọa lạc tại quận 12 thuộc khu Tây Bắc TP.HCM tiếp tục mở bán các căn hộ mới tại tòa tháp Park 1 trong quý 1/2021 này. Giá chào bán các căn hộ từ 42 triệu/m2. Dự án Vinhomes Grand Park tiếp tục mở bán 5 tòa căn hộ S6 của phân khu The Origami với mức giá được cho là tốt trong khu vực. Chủ đầu tư Masterise Homes cũng chuẩn bị tiếp tục tung ra các đợt mở bán tiếp theo của dự án Masteri Centre Point với mức giá dự kiến sẽ trong khoảng 70-80 triệu/m2. Dự án De Capella tọa lạc mặt tiền đường Lương Định Của có kế hoạch bán hết giỏ hàng còn lại ở thị trường sơ cấp với khoảng 100 căn, giá bán dự kiến vào khoảng 65 triệu/m2. Ngoài ra một dự án cao cấp khác là Precia Thủ Thiêm cũng tiếp tục chào bán nguồn hàng còn lại gồm những căn hộ 3PN diện tích từ 76m2 trở lên với mức giá bán vào khoảng từ 60 triệu/m2. Xem thêm https://dribbble.com/shots/15479124-Modern-Architectural-3-Floor-Villa-Design

Tổng nguồn cung nhà ở tại TP.HCM năm 2021 được kỳ vọng sẽ tăng cao hơn so với năm 2020 sau khi các vướng mắc pháp lý được khơi thông. Ảnh minh họa

Ngoài ra theo nhiều thông tin "rumor" từ thị trường, rất có thể trong năm 2021 này, chủ đầu tư Kita Group cũng sẽ giới thiệu chính thức dự án Stella Võ Văn Kiệt với quy mô lên đến hơn 1.000 căn hộ. Đây là tổ hợp căn hộ chung cư, shophouse, officetel và chuỗi tiện ích thương mại dịch vụ sở hữu vị trí đắc địa mặt tiền Đường Đại lộ Võ Văn Kiệt, Quận Bình Tân, TP.HCM. Hiện tại thông tin về dự án vẫn chưa được công bố chính thức nhưng dự kiến sẽ cung cấp khoảng 1.000 căn hộ cho thị trường phía Nam.

Nhìn nhận về nguồn cung nhà ở của TP.HCM trong năm 2021, bà Trang Bùi, Giám đốc thị trường JLL Việt Nam cho biết, sau khi Đại hội Đảng toàn quốc được tổ chức vào tháng 1 và bộ máy nhân sự mới ở các cấp được thành hình, vấn đề pháp lý ở nhiều dự án dự kiến sẽ được tháo gỡ. Động thái này có thể giúp nguồn cung nhà ở tại TP.HCM gia tăng, dự báo lượng mở bán lên hơn 20.000 căn vào năm 2021. Do nhu cầu cao trong bối cảnh nguồn cung hạn chế, các chủ đầu tư sẽ vẫn tự tin với giá bán dự án của họ và loại hình nhà ở chính của thành phố vẫn sẽ là căn hộ cao cấp. TP. Thủ Đức vẫn sẽ là nơi sôi động về cả số lượng dự án chào bán mới và biến động giá nhà. Đây là khu vực được đầu tư hạ tầng phát triển, các chính sách quy hoạch. Theo như dự báo từ năm 2020 – 2025 nguồn cung căn hộ tại khu vực này có thể lên đến 200.000 căn chiếm khoảng 44% tổng nguồn cung của thị trường mảng căn hộ tại TP.HCM, trong đó phần lớn là sản phẩm cao cấp và hạng sang.

Riêng về loại hình nhà ở bình dân, theo lãnh đạo Sở Xây dựng TP.HCM, trong 5 năm tới, thành phố sẽ đa dạng hóa các phương thức đầu tư xây dựng; ưu tiên sử dụng vốn ngân sách để đầu tư xây dựng nhà ở xã hội thuộc sở hữu nhà nước để cho thuê. Thành phố cũng rà soát, sử dụng hiệu quả quỹ đất 20% tại các dự án nhà ở thương mại có diện tích hơn 10 ha để thúc đẩy triển khai đầu tư xây dựng, tạo lập quỹ nhà ở xã hội. Việc phát triển nhà ở cần chuyển đổi mô hình từ nhà ở thấp tầng sang nhà ở cao tầng hiện đại. Khuyến khích bằng cơ chế và chính sách mọi thành phần kinh tế tham gia đầu tư xây dựng nhà ở, nhất là các dự án nhà ở xã hội.

Đọc bài về công ty nhà xinh https://nhaxinhsaigon.com.vn/gioi-thieu

Theo thanhnienviet

Monday, February 1, 2021

Phải làm gì khi diện tích đất thực tế nhỏ hơn so với sổ đỏ?

Phải làm gì khi diện tích đất thực tế nhỏ hơn so với sổ đỏ?


Dưới đây là các phương án xử lý trong trường hợp mua đất nhưng diện tích đất thực tế lại nhỏ hơn so với sổ đỏ.

Xác định theo số liệu đo đạc thực tế

Theo quy định tại Khoản 5 Điều 98 Luật Đất đai 2013 về nguyên tắc xử lý khi diện tích thực tế chênh lệch so với giấy chứng nhận như sau:

“Trường hợp có sự chênh lệch diện tích giữa số liệu đo đạc thực tế với số liệu ghi trên giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật này hoặc Giấy chứng nhận đã cấp mà ranh giới thửa đất đang sử dụng không thay đổi so với ranh giới thửa đất tại thời điểm có giấy tờ về quyền sử dụng đất, không có tranh chấp với những người sử dụng đất liền kề thì khi cấp hoặc cấp đổi Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất diện tích đất được xác định theo số liệu đo đạc thực tế.

Người sử dụng đất không phải nộp tiền sử dụng đất đối với phần diện tích chênh lệch nhiều hơn nếu có.

Trường hợp đo đạc lại mà ranh giới thửa đất có thay đổi so với ranh giới thửa đất tại thời điểm có giấy tờ về quyền sử dụng đất và diện tích đất đo đạc thực tế nhiều hơn diện tích ghi trên giấy tờ về quyền sử dụng đất thì phần diện tích chênh lệch nhiều hơn (nếu có) được xem xét cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất theo quy định tại Điều 99 của Luật này”.

Dựa trên quy định nêu trên, nếu diện tích đất thực tế nhỏ hơn diện tích ghi trong sổ đỏ thì diện tích được xác định theo số liệu đo đạc thực tế.

Nếu diện tích đất thực tế nhỏ hơn diện tích ghi trong sổ đỏ thì diện tích được xác định theo số liệu đo đạc thực tế. Ảnh: ST

Cấp đổi sổ đỏ để cập nhật lại diện tích

Căn cứ theo Khoản 1 Điều 76 Nghị định 43/2014/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung bởi khoản 24 Điều 1 Nghị định 148/2020/NĐ-CP, trong trường hợp đo đạc xác định lại diện tích, kích thước thửa đất mà phát hiện diện tích thực tế nhỏ hơn diện tích ghi trong Giấy chứng nhận thì người dân cần yêu cầu cấp đổi Giấy chứng nhận.

Yêu cầu bên bán trả lại tiền nếu hợp đồng có quy định

Điều 500 Bộ luật Dân sự 2015 quy định hợp đồng về quyền sử dụng đất:

“Hợp đồng về quyền sử dụng đất là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó người sử dụng đất chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, tặng cho, thế chấp, góp vốn quyền sử dụng đất hoặc thực hiện quyền khác theo quy định của Luật đất đai cho bên kia; bên kia thực hiện quyền, nghĩa vụ theo hợp đồng với người sử dụng đất”.

Như vậy, trong trường hợp hợp đồng chuyển nhượng có điều khoản quy định bên chuyển nhượng cam kết về diện tích trong Giấy chứng nhận không nhỏ hơn với diện tích thực tế, hoặc nếu diện tích thực tế nhỏ hơn diện tích trong Giấy chứng nhận thì bên chuyển nhượng phải trả lại tiền tương đương với giá của số diện tích bị thiếu, thì người nhận chuyển nhượng hoàn toàn có quyền yêu cầu bên chuyển nhượng trả lại tiền (tương đương với diện tích đất bị thiếu).

Đọc bài về đợn giá thiết kế kiến trúc https://nhaxinhsaigon.com.vn/don-gia-thiet-ke

Theo laodong

Sunday, January 31, 2021

Những lưu ý quan trọng về bảo hành công trình nhà ở

Những lưu ý quan trọng về bảo hành công trình nhà ở


Bảo hành công trình nhà ở thực chất là một phần nhỏ trong bảo hành công trình xây dựng. Tuy nhiên, nó cũng có những lưu ý quan trọng mà bạn không nên bỏ qua.

Chủ thể có trách nhiệm bảo hành

Theo Khoản 1 Điều 85 Luật Nhà 2014 ở và Khoản 1 Điều 35 nghị định 46/2014/NĐ- CP, quy định chung về việc bảo hành nhà ở như sau:

- Tổ chức, cá nhân thi công xây dựng nhà ở

phải bảo hành nhà ở theo quy định của pháp luật về xây dựng; tổ chức, cá nhân cung ứng thiết bị nhà ở phải bảo hành thiết bị theo thời hạn do nhà sản xuất quy định.

- Trường hợp đầu tư xây dựng nhà ở để bán, cho thuê mua thì bên bán, bên cho thuê mua nhà ở có trách nhiệm bảo hành nhà ở theo quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 85 luật Nhà ở. Bên bán, bên cho thuê mua nhà ở có quyền yêu cầu tổ chức, cá nhân thi công xây dựng, cung ứng thiết bị thực hiện trách nhiệm bảo hành theo quy định của pháp luật.

Như vậy theo quy định trên, chủ thể có trách nhiệm bảo hành cho các công trình nhà ở chính là tổ chức, cá nhân thực hiện thi công, đơn vị cung ứng thiết bị cho các công trình này. Trường hợp nhà ở thuộc công trình đầu tư xây dựng để cho thuê, bán thì bên cho thuê nhà, bán nhà chính là chủ thể phải có trách nhiệm bảo hành.

Bảo hành công trình nhà ở thực chất là một phần nhỏ trong bảo hành công trình xây dựng. Ảnh: ST

Điều kiện bảo hành công trình nhà ở

Điều kiện bảo hành công trình nhà ở là công trình cần phải được sửa chữa, khắc phục các khuyết điểm, hư hỏng về kết cấu. Lỗi này thuộc về đơn vị thi công, bên cho thuê, bán khi mà công trình nhà ở vẫn trong thời hạn bảo hành. Việc bảo hành bao gồm:

- Bảo hành kết cấu của nhà ở như: khung, cột, dầm, sàn, mái, tường, trần, sân thượng, cầu thang bộ, hệ thống cấp thoát nước, bể phốt…

- Bảo hành các thiết bị liên quan có gắn với công trình nhà ở.

Thời gian bảo hành công trình nhà ở

Nhà ở được bảo hành kể từ khi hoàn thành việc xây dựng và nghiệm thu đưa vào sử dụng. Thời gian bảo hành cho công trình nhà ở được quy định tại Luật Nhà ở năm 2014, tương ứng với từng loại như sau:

- Đối với nhà chung cư, thời gian bảo hành tối thiểu là 60 tháng.

- Đối với nhà ở riêng lẻ, thời gian bảo hành tối thiểu là 24 tháng.

Theo laodong

Monday, January 25, 2021

CÓ NÊN VAY TIỀN MUA BẤT ĐỘNG SẢN NĂM 2021?

Có nên vay tiên mua bất động sản năm 2021 ?


Tác động của đại dịch Covid-19 lên nền kinh tế được dự báo kéo dài khoảng 2 năm. Chuyên gia khuyến nghị cần tính toán kỹ lưỡng khi dùng đòn bẩy tài chính mua bất động sản.

Với những nhà đầu tư vay vốn để mua bất động sản, dòng tiền để trả ngân hàng đến từ 3 nguồn chính: Tiền tích lũy có sẵn; tiền sinh ra từ lợi nhuận trong sản xuất kinh doanh hoặc thu nhập từ lương; tiền dự phòng trích ra từ chính khoản vay.

Trong giai đoạn kinh tế khó khăn bởi tác động của Covid-19, hoạt động sản xuất kinh doanh bị đình trệ, tiền từ nguồn này bị ảnh hưởng nghiêm trọng, lượng lao động thất nghiệp tăng lên,... khiến dòng tiền của các cá nhân và doanh nghiệp bị ảnh hưởng nặng nề.

Dòng tiền bất ổn vì Covid-19

Anh C là chủ một cửa hàng điện tử - nguồn kinh doanh mang lại cho anh khoản lợi nhuận đều đặn 150 triệu đồng/tháng - trong vài năm qua. Sau khi trừ chi phí sinh hoạt gia đình, tái đầu tư cho hoạt động kinh doanh và tích lũy một ít phòng thân, hàng tháng anh dùng 50 triệu đồng để trả ngân hàng cho khoản vay 4 tỷ (thời hạn vay 15 năm) đầu tư mua căn nhà ở quận 10 trị giá 6 tỷ vào năm 2018.

Năm nay, vì dịch bệnh khó khăn, thu nhập đều hàng tháng đột ngột sụt giảm chỉ còn 75 triệu đồng/tháng, anh C buộc phải dùng tiền tích lũy và cả vốn lưu động từ hoạt động kinh doanh để bù đắp lại nhưng chỉ gồng gánh được dòng tiền đóng ngân hàng tối đa 12 tháng, sang đến năm 2021 anh bắt đầu đuối.

Trước áp lực quá căng thẳng về dòng tiền, anh C tính đến phương án bán căn nhà ở quận 10 để vừa giảm áp lực đóng tiền hàng tháng cho ngân hàng, vừa dồn vốn để duy trì hoạt động kinh doanh - "nồi cơm" chính của gia đình anh. Thời điểm này, căn nhà của anh theo giá thị trường 7,2 tỷ đồng nhưng khách mua chỉ đồng ý trả 6,7 tỷ. Nếu không gồng gánh nổi dòng tiền trong vài tháng tới, nhiều khả năng anh sẽ không chờ để gặp khách trả giá cao hơn mà chấp nhận thiệt 500 triệu đồng.

Những khó khăn kéo dài của nền kinh tế dưới tác động của Covid-19 ảnh hưởng nặng nề đến kế hoạch tài chính của nhiều nhà đầu tư bất động sản. Ảnh: Quỳnh Danh.

Tương tự, vợ chồng anh Q là nhân viên của 2 doanh nghiệp nước ngoài tại Việt Nam với mức thu nhập khá tốt, khoảng 60 triệu đồng/tháng vào năm 2018. Bên cạnh chi phí dành cho sinh hoạt gia đình và tích lũy phòng thân, hàng tháng anh chị dành ra 20 triệu đồng để trả cho khoản vay 1,5 tỷ mua căn hộ chung cư 2,5 tỷ đồng.

Tuy nhiên, dịch Covid-19 bất thình lình ập đến khiến thu nhập của hai vợ chồng giảm chỉ còn 40 triệu đồng/tháng do các chỉ tiêu kinh doanh không đạt, chưa kể các khoản thưởng cuối năm cũng bị cắt. Đến lúc này, dòng tiền trong gia đình của anh chị rất căng thẳng do 20 triệu đồng trả ngân hàng không thay đổi, trong khi các chi phí sinh hoạt khác bắt buộc phải bó buộc xuống đáng kể, đặc biệt là khoản học phí ở trường quốc tế cho con đã hơn 10 triệu một tháng.

Theo hai vợ chồng nhận định, nếu tình hình tài chính căng thẳng kéo dài thêm 6 tháng nữa, họ sẽ không còn đủ khả năng trả tiền cho ngân hàng hàng tháng.

Anh chị đã tính đến phương án bán căn hộ đang ở và mua lại một căn hộ khác nhỏ và xa hơn một chút với giá 1,5 tỷ để giảm áp lực 1 tỷ tiền nợ ngân hàng, tương đương giảm được 15 triệu tiền đóng ngân hàng hàng tháng. Căn hộ 2,5 tỷ anh chị mua ở năm 2018 hiện có giá 2,8 tỷ và có thể bán nhanh ở mức 2,6 tỷ.

Cả hai trường hợp trên đều cho thấy trong giai đoạn kinh tế ổn định, đòn bẩy ngân hàng là công cụ tài chính rất hiệu quả để mua nhà đất. Tuy nhiên, trong giai đoạn kinh tế khó khăn và khả năng sẽ còn kéo dài, các nhà đầu tư cần chuẩn bị sẵn cho mình những phương án dự phòng để đảm bảo ổn định cuộc sống và tập trung duy trì hoạt động sản xuất kinh doanh chính.

Tính thanh khoản là yếu tố sống còn

Trong thời gian qua, những thông tin về phát triển hạ tầng và việc thành lập thành phố Thủ Đức đã khiến những thị trường trực tiếp hưởng lợi tại TP.HCM và các địa phương lân cận trở nên đặc biệt sôi động. Giá bán nhiều dòng sản phẩm bất động sản tăng 10-30% chỉ trong 3 tháng.

Bên cạnh đó, lãi suất tiền gửi đang giảm ở mức rất thấp (kỳ hạn 1-2 tháng giảm về 3,1%/năm và kỳ hạn 6-12 tháng còn 4-4,5%/năm) cộng với phần lớn hoạt động sản xuất kinh doanh đều khó khăn, nên dòng tiền đang được đẩy mạnh vào bất động sản và các kênh tích lũy, đầu tư khác.

Mặt khác, với việc lãi vay ngân hàng mua nhà đất khoảng 10-12%/năm (không tính 1-3 năm đầu khuyến mãi), thấp hơn lợi nhuận phổ biến khi đầu tư bất động sản 30-50%/năm như giai đoạn vàng son từ 2016 đến đầu 2019, đòn bẩy tài chính ngân hàng được tận dụng tối đa.

Mặc dù vậy, giữa bối cảnh nền kinh tế bị "tổn thương" do dịch Covid-19, các chuyên gia đánh giá nền kinh tế cần khoảng 2 năm để hồi phục. Điều này khiến việc dùng đòn bẩy trong mua bán đất động sản trở nên bất ổn hơn trong giai đoạn này.

Theo ông Lê Quốc Kiên, một nhà đầu tư bất động sản có nhiều kinh nghiệm tại TP.HCM nhận định khi dòng tiền cố định để trả ngân hàng hàng tháng bị sụt giảm, tính thanh khoản của tài sản trong việc thu hồi vốn là vô cùng quan trọng.

Tính thanh khoản được xem là yếu tố quan trọng trong đầu tư bất động sản trong giai đoạn nền kinh tế có nhiều biến động. Ảnh: Chí Hùng.

Ông Lê Quốc Kiên dẫn chứng, với khoản vay 4 tỷ đồng với kỳ hạn vay ngắn khoảng 1 năm thì mỗi tháng nhà đầu tư phải trả lãi ngân hàng khoảng 25 triệu đồng. Trong thời điểm kinh tế ổn định, có thể dùng tiền tích lũy có sẵn, khoản thu nhập khác từ lương, hoạt động kinh doanh để trả khoản lãi này. Ngoài ra nhà đầu tư cũng có thể bán nhanh tài sản chỉ trong vài tháng để trả cả gốc và lãi ngân hàng.

Tuy nhiên trong giai đoạn kinh tế khó khăn, khi đã sử dụng hết số tiền tích lũy có sẵn, người đầu tư bắt đầu bị hụt dòng tiền 25 triệu đồng đóng hàng tháng cho ngân hàng này.

"Nghiêm trọng hơn, đến thời hạn đáo hạn ngân hàng, nếu bất động sản đầu tư vẫn chưa bán được thì không có 4 tỷ trả ngân hàng. Bỏ qua các thủ thuật 'ngoài luồng' để xử lý thì chỉ còn cách giảm giá tài sản để bán nhanh. Nếu phải giảm giá tài sản xuống bằng chính khoản tiền vay thì đành chấp nhận giao lại tài sản cho ngân hàng", ông Kiên phân tích.

Tương tự, với các kỳ hạn vay trung hạn 10 năm và dài hạn trên 15 năm, số tiền phải trả gốc cộng lãi khoảng 40-50 triệu đồng/tháng. Tình hình kinh tế khó khăn làm thu nhập từ hoạt động sản xuất kinh doanh và lương bị sụt giảm, trong khi tài sản mãi vẫn không thể bán được, dẫn đến việc không có tiền trả ngân hàng hàng tháng, hồ sơ bị xếp vào nhóm nợ xấu, lâu dần sẽ bị ngân hàng xử lý nợ. Hoặc nếu phải bán nhanh để trả nợ ngân hàng thì tài sản cũng đã phải giảm giá rất nhiều.

Xem bài về công ty kiến trúc nhà xinh

Theo Zingnews

Thursday, January 21, 2021

Hạ tầng càng tốt, giá bất động sản càng không có lý do giảm

Hạ tầng càng tốt, giá bất động sản càng không có lý do giảm


Giới chuyên gia đều có chung nhận định, với tốc độ phát triển hạ tầng mạnh tại các đô thị lớn và cả những tỉnh/thành vùng ven, giá trị bất động sản (BĐS) khó có chuyện giảm mà sẽ vẫn gia tăng trong tương lai.

Hàng loạt công trình hạ tầng khởi động tạo sức bật cho BĐS phía Nam

Hàng loạt các công trình hạ tầng khu vực phía Nam được khởi động mạnh mẽ đang được xem là tiền đề tạo sức bật cho thị trường BĐS trong năm 2021 cũng như các năm tới. Đầu tiên là Cảng hàng không quốc tế Long Thành chính thức khởi công giai đoạn 1, đây được xem là yếu tố tạo sự bùng nổ cho thị trường khu vực Đông Nam Bộ nói riêng và khu vực phía Nam nói chung. Đây là dự án hạ tầng với tổng vốn đầu tư lớn nhất từ trước tới nay, khi hoàn thành và đưa vào sử dụng có thể đóng góp cho tăng trưởng GDP từ 3-5%. Sân bay Long Thành khởi công không chỉ tác động lớn đến thị trường BĐS khu vực Long Thành, Đồng Nai mà còn ảnh hưởng trực tiếp đến tiềm năng của hàng loạt khu vực lân cận như Bà Rịa - Vũng Tàu, Phan Thiết, Long An, Bình Dương và Đồng bằng Sông Cửu Long. Ngoài ra, sân bay Phan Thiết cũng đã được Thủ tướng chấp thuận điều chỉnh quy mô từ hơn 5.000 tỷ đồng lên hơn 10.000 tỷ đồng, trở thành 1 trong 3 sân bay quy mô nhất miền Trung, chỉ sau sân bay Cam Ranh và Đà Nẵng.


Hạ tầng chính là át chủ bài tạo sức bật cho sự phát triển của thị trường BĐS khu vực phía Nam. Ảnh minh họa

Bên cạnh những dự án sân bay, loạt dự án hạ tầng đường bộ kết nối liên vùng chuẩn bị triển khai như dự án cao tốc TP.HCM - Mộc Bài kết nối TP.HCM với tỉnh Tây Ninh, cao tốc Dầu Giây - Liên Khương kết nối Đồng Nai với Lâm Đồng, cao tốc Biên Hòa - Bà Rịa, cao tốc Phan Thiết - Cam Ranh (Khánh Hòa)… khiến vùng tứ giác kinh tế như Long An, Bình Dương, Đồng Nai và Bà Rịa - Vũng Tàu, hay xa hơn là Bình Thuận, Lâm Đồng, Khánh Hòa trở thành tâm điểm của thị trường BĐS phía Nam.

Kết nối vùng thông qua hệ thống giao thông cũng mở ra cơ hội cho các thị trường mới. Việc khởi công cao tốc Mỹ Thuận - Cần Thơ, đề xuất đầu tư 7 tuyến đường bộ cao tốc Bạc Liêu - Rạch Giá - Hà Tiên, Cần Thơ - Cà Mau và Châu Đốc - Cần Thơ - Sóc Trăng cũng mang sức nóng đến cho thị trường các tỉnh miền Tây Nam bộ. Nhiều vùng đất mới đang phát triển khác kết nối hạ tầng như như Bình Phước, Tây Ninh, Ninh Thuận hay Cần Thơ, Hậu Giang, An Giang đều được giới đầu tư bất động sản tìm đến. Đơn cử như tại Bảo Lộc (Lâm Đồng), chỉ từ giữa năm 2020 đến nay, địa phương này đã đón nhận gần 20 chủ đầu tư địa ốc, trong đó có các doanh nghiệp lớn như Novaland, Hưng Thịnh… nhằm đón đầu cơ hội từ dự án cao tốc Dầu Giây - Liên Khương cùng lợi thế về khí hậu ôn hòa, giá đất còn mềm để phát triển dự án.

Hạ tầng tốt, giá trị BĐS sẽ được nâng lên

Quy hoạch hạ tầng và BĐS là hai yếu tố có quan hệ mật thiết với nhau. Hệ thống hạ tầng giao thông là yếu tố quyết định tới giá trị của các sản phẩm BĐS. Giá BĐS có thể tăng nhờ hạ tầng, ngược lại, cũng có thể đóng băng vì hạ tầng. Đây có thể xem là yếu tố củng cố cho sức nóng của thị trường nhà đất khu vực phía Nam trong năm 2021 khi mà khu vực này đang được nâng cấp đồng bộ thông qua hàng loạt dự án quy mô lớn. Tốc độ đô thị hóa ở các địa phương rất cao, xu hướng phát triển các khu đô thị, khu công nghiệp tăng mạnh qua các năm nên nhu cầu về nhà ở cũng gia tăng theo.

Hạ tầng hoàn thiện đang tạo động lực cho nhiều doanh nghiệp BĐS đổ về các thị trường mới khai phá tiềm năng nhà đất. Ảnh minh họa

Ông Nguyễn Mạnh Hà, Chủ tịch Think Big nhận định, giá BĐS sẽ khó giảm, nhất là với các địa phương đang có hạ tầng phát triển. “Hạ tầng càng nhanh và tốt thì giá BĐS sẽ càng tăng và không thể giảm. Với tiềm năng tăng trưởng kinh tế, dịch vụ hiện nay của Việt Nam, đối với các nhà đầu tư cá nhân không có kênh nào tốt và bền vững bằng BĐS. Tôi cho rằng nếu chọn thời điểm thì đây chính là giai đoạn vàng để đầu tư BĐS bởi lãi suất ngân hàng hiện nay rất tốt, thị trường bình ổn và phù hợp cho các nhà đầu tư", ông  Hà nhấn mạnh.  

Đồng quan điểm, ông Nguyễn Văn Đính, P.TTK Hiệp hội BĐS Việt Nam dự báo, thị trường có thể tăng 10% so với năm 2020. Bên cạnh đó, lãi suất ngân hàng có thể giữ hoặc giảm kích thích đầu tư mạnh hơn; Chính phủ tiếp tục nỗ lực khắc phục, cởi trói cho doanh nghiệp; Vốn FDI đổ vào mạnh hơn.... Động thái tích cực từ cơ quan chính phủ trong năm 2021 sẽ giúp cởii trói cho thị trường. Quản lý doanh nghiệp và nhà đầu tư sẽ rút ra nhiều bài học từ cuộc khủng hoảng Covid-19 năm 2020 nên sẽ hoạt động hiệu quả hơn.

Ông Nguyễn Quốc Anh, P.TGĐ Batdongsan.com.vn cho biết, mặt bằng giá nhà ở Việt Nam đang thấp hơn nhiều so với khu vực. Tiềm năng đô thị hóa của Việt Nam còn rất lớn, vì đô thị hóa đi liền với phát triển cơ sở hạ tầng và phát triển các dự án bất động sản. Bất động sản là bài toán đang rất nóng ở Việt Nam và các nước trong khu vực nên xu hướng tăng giá còn tiếp tục. Giá BĐS khu vực có hạ tầng phát triển mạnh như Long Thành, Phan Thiết, Bình Dương, Vũng Tàu liên tục tăng qua các năm. Hiện nay, thị trường phía Nam còn hàng loạt đại dự án lớn đang và sẽ triển khai, liên kết vùng ngày càng hoàn thiện cùng với làn sóng đầu tư ngoại đổ về Việt Nam ngày một nhiều, tiềm năng đầu tư BĐS còn rất lớn.

Nhìn chung, các chuyên gia đều cho rằng, trong giai đoạn lãi suất ngân hàng và cả giá đất đều đang còn thấp thì nhà đầu tư nên tham gia vào thị trường, không nên đợi bất động sản tăng giá mới mua.

Đọc bài về công ty thiết kế nhà xinh

Theo thanhnienviet