Giới chuyên gia đều có chung nhận định, với tốc độ phát triển hạ tầng mạnh tại các đô thị lớn và cả những tỉnh/thành vùng ven, giá trị bất động sản (BĐS) khó có chuyện giảm mà sẽ vẫn gia tăng trong tương lai.
Hàng loạt công trình hạ tầng khởi động tạo sức bật cho BĐS phía Nam
Hàng loạt các công trình hạ tầng khu vực phía Nam được khởi động mạnh mẽ đang được xem là tiền đề tạo sức bật cho thị trường BĐS trong năm 2021 cũng như các năm tới. Đầu tiên là Cảng hàng không quốc tế Long Thành chính thức khởi công giai đoạn 1, đây được xem là yếu tố tạo sự bùng nổ cho thị trường khu vực Đông Nam Bộ nói riêng và khu vực phía Nam nói chung. Đây là dự án hạ tầng với tổng vốn đầu tư lớn nhất từ trước tới nay, khi hoàn thành và đưa vào sử dụng có thể đóng góp cho tăng trưởng GDP từ 3-5%. Sân bay Long Thành khởi công không chỉ tác động lớn đến thị trường BĐS khu vực Long Thành, Đồng Nai mà còn ảnh hưởng trực tiếp đến tiềm năng của hàng loạt khu vực lân cận như Bà Rịa - Vũng Tàu, Phan Thiết, Long An, Bình Dương và Đồng bằng Sông Cửu Long. Ngoài ra, sân bay Phan Thiết cũng đã được Thủ tướng chấp thuận điều chỉnh quy mô từ hơn 5.000 tỷ đồng lên hơn 10.000 tỷ đồng, trở thành 1 trong 3 sân bay quy mô nhất miền Trung, chỉ sau sân bay Cam Ranh và Đà Nẵng.
Hạ tầng chính là át chủ bài tạo sức bật cho sự phát triển của thị trường BĐS khu vực phía Nam. Ảnh minh họa
Bên cạnh những dự án sân bay, loạt dự án hạ tầng đường bộ kết nối liên vùng chuẩn bị triển khai như dự án cao tốc TP.HCM - Mộc Bài kết nối TP.HCM với tỉnh Tây Ninh, cao tốc Dầu Giây - Liên Khương kết nối Đồng Nai với Lâm Đồng, cao tốc Biên Hòa - Bà Rịa, cao tốc Phan Thiết - Cam Ranh (Khánh Hòa)… khiến vùng tứ giác kinh tế như Long An, Bình Dương, Đồng Nai và Bà Rịa - Vũng Tàu, hay xa hơn là Bình Thuận, Lâm Đồng, Khánh Hòa trở thành tâm điểm của thị trường BĐS phía Nam.
Kết nối vùng thông qua hệ thống giao thông cũng mở ra cơ hội cho các thị trường mới. Việc khởi công cao tốc Mỹ Thuận - Cần Thơ, đề xuất đầu tư 7 tuyến đường bộ cao tốc Bạc Liêu - Rạch Giá - Hà Tiên, Cần Thơ - Cà Mau và Châu Đốc - Cần Thơ - Sóc Trăng cũng mang sức nóng đến cho thị trường các tỉnh miền Tây Nam bộ. Nhiều vùng đất mới đang phát triển khác kết nối hạ tầng như như Bình Phước, Tây Ninh, Ninh Thuận hay Cần Thơ, Hậu Giang, An Giang đều được giới đầu tư bất động sản tìm đến. Đơn cử như tại Bảo Lộc (Lâm Đồng), chỉ từ giữa năm 2020 đến nay, địa phương này đã đón nhận gần 20 chủ đầu tư địa ốc, trong đó có các doanh nghiệp lớn như Novaland, Hưng Thịnh… nhằm đón đầu cơ hội từ dự án cao tốc Dầu Giây - Liên Khương cùng lợi thế về khí hậu ôn hòa, giá đất còn mềm để phát triển dự án.
Hạ tầng tốt, giá trị BĐS sẽ được nâng lên
Quy hoạch hạ tầng và BĐS là hai yếu tố có quan hệ mật thiết với nhau. Hệ thống hạ tầng giao thông là yếu tố quyết định tới giá trị của các sản phẩm BĐS. Giá BĐS có thể tăng nhờ hạ tầng, ngược lại, cũng có thể đóng băng vì hạ tầng. Đây có thể xem là yếu tố củng cố cho sức nóng của thị trường nhà đất khu vực phía Nam trong năm 2021 khi mà khu vực này đang được nâng cấp đồng bộ thông qua hàng loạt dự án quy mô lớn. Tốc độ đô thị hóa ở các địa phương rất cao, xu hướng phát triển các khu đô thị, khu công nghiệp tăng mạnh qua các năm nên nhu cầu về nhà ở cũng gia tăng theo.
Hạ tầng hoàn thiện đang tạo động lực cho nhiều doanh nghiệp BĐS đổ về các thị trường mới khai phá tiềm năng nhà đất. Ảnh minh họa
Ông Nguyễn Mạnh Hà, Chủ tịch Think Big nhận định, giá BĐS sẽ khó giảm, nhất là với các địa phương đang có hạ tầng phát triển. “Hạ tầng càng nhanh và tốt thì giá BĐS sẽ càng tăng và không thể giảm. Với tiềm năng tăng trưởng kinh tế, dịch vụ hiện nay của Việt Nam, đối với các nhà đầu tư cá nhân không có kênh nào tốt và bền vững bằng BĐS. Tôi cho rằng nếu chọn thời điểm thì đây chính là giai đoạn vàng để đầu tư BĐS bởi lãi suất ngân hàng hiện nay rất tốt, thị trường bình ổn và phù hợp cho các nhà đầu tư", ông Hà nhấn mạnh.
Đồng quan điểm, ông Nguyễn Văn Đính, P.TTK Hiệp hội BĐS Việt Nam dự báo, thị trường có thể tăng 10% so với năm 2020. Bên cạnh đó, lãi suất ngân hàng có thể giữ hoặc giảm kích thích đầu tư mạnh hơn; Chính phủ tiếp tục nỗ lực khắc phục, cởi trói cho doanh nghiệp; Vốn FDI đổ vào mạnh hơn.... Động thái tích cực từ cơ quan chính phủ trong năm 2021 sẽ giúp cởii trói cho thị trường. Quản lý doanh nghiệp và nhà đầu tư sẽ rút ra nhiều bài học từ cuộc khủng hoảng Covid-19 năm 2020 nên sẽ hoạt động hiệu quả hơn.
Ông Nguyễn Quốc Anh, P.TGĐ Batdongsan.com.vn cho biết, mặt bằng giá
nhà ở Việt Nam đang thấp hơn nhiều so với khu vực. Tiềm năng đô thị hóa của Việt Nam còn rất lớn, vì đô thị hóa đi liền với phát triển cơ sở hạ tầng và phát triển các dự án bất động sản. Bất động sản là bài toán đang rất nóng ở Việt Nam và các nước trong khu vực nên xu hướng tăng giá còn tiếp tục. Giá BĐS khu vực có hạ tầng phát triển mạnh như Long Thành, Phan Thiết, Bình Dương, Vũng Tàu liên tục tăng qua các năm. Hiện nay, thị trường phía Nam còn hàng loạt đại dự án lớn đang và sẽ triển khai, liên kết vùng ngày càng hoàn thiện cùng với làn sóng đầu tư ngoại đổ về Việt Nam ngày một nhiều, tiềm năng đầu tư BĐS còn rất lớn.
Nhìn chung, các chuyên gia đều cho rằng, trong giai đoạn lãi suất ngân hàng và cả giá đất đều đang còn thấp thì nhà đầu tư nên tham gia vào thị trường, không nên đợi bất động sản tăng giá mới mua.
Đọc bài về
công ty thiết kế nhà xinhTheo thanhnienviet
No comments:
Post a Comment