Showing posts with label tin-tuc. Show all posts
Showing posts with label tin-tuc. Show all posts

Wednesday, September 29, 2021

Nhà riêng tại TP.HCM tăng giá bất chấp dịch bệnh

Nhà riêng tại TP.HCM tăng giá bất chấp dịch bệnh


Bất chấp tác động của dịch bệnh, nhà liền kề và biệt thự tại TP.HCM vẫn được quan tâm và tăng giá do nguồn cung khan hiếm.

Sự thay đổi về không gian và thói quen làm việc, sinh hoạt của người dân sau đại dịch Covid-19 tác động mạnh lên thị trường bất động sản nhà ở với những yêu cầu cao về không gian sống.

Trong khi tại nhiều nước, số lượng giao dịch đã tăng đáng kể trong nửa đầu thì lượng giao dịch nhà ở tại Việt Nam lại ghi nhận mức giảm.

Theo số liệu của Savills Research, tại TP.HCM, số lượng giao dịch biệt thự và nhà liền kề trong quý II/ giảm 33% theo năm. Những lý do tác động có thể kể đến như người mua trở nên thận trọng hơn trước dịch bệnh, nguồn cung hạn chế hơn và số lượng tồn kho có là tài sản có giá thành cao.

Nguồn cung hạn chế đồng thời khiến gia tăng khi các đợt mở bán bị hoãn và vấn đề pháp lý tồn đọng của một vài dự án. Xem thêm https://tapchinhaxinh.com.vn/thiet-ke-biet-thu-vuon-can-dua-tren-nhung-tieu-chi-nao/

Giao dịch giảm, giá nhà vẫn tăng nhanh

Ông Vincent Nguyễn, Giám đốc Bộ phận Kinh doanh nhà ở Savills TP.HCM, cho biết trong quý II, nguồn cung sơ cấp biệt thự và nhà liền kề tại TP.HCM ở mức thấp.

"Hạn chế trong nguồn cung sơ cấp và thứ cấp đã dẫn đến hiện tượng tăng giá. Tuy nhiên, với việc phát triển nhiều dự án tại các quận ngoại thành, vấn đề về nguồn cung sẽ được cân bằng trong tương lai", ông Vincent Nguyễn nhận định.

Mặc dù giao dịch giảm, tỷ lệ hấp thụ tại TP.HCM vẫn duy trì mức cao với 65%. Nguyên do của sự sụt giảm trong số lượng giao dịch là vấn đề khan hiếm nguồn cung kéo giá tăng và hàng tồn kho chủ yếu là các tài sản có giá trị trên 2 triệu USD.

Nhu cầu về không gian nhà ở của người dân tại các đô thị thay đổi mạnh mẽ sau đại dịch. Ảnh: Quỳnh Danh.

"Nhu cầu đối với bất động sản thấp tầng sẽ được giữ vững. Phân khúc này cũng sẽ tiếp tục thu hút đầu tư, nhờ tỷ lệ hấp thu tốt, chất lượng sản phấm cao cùng hạn chế trong các lựa chọn đầu tư thay thế", ông Vincent Nguyễn chia sẻ thêm. Xem thêm https://gallery.autodesk.com/projects/161311/xuyt-xoa-voi-cac-mau-biet-thu-hien-dai-dep-sang-trong

Báo cáo thị trường bất động sản quý III của Batdongsan.com.vn cũng cho thấy dù lượt quan tâm có giảm nhưng TP.HCM vẫn là thị trường có sức hấp dẫn nhất cả nước.

Trong khi số ca nhiễm tại TP.HCM có xu hướng tăng gấp nhiều lần các địa phương khác, nhu cầu tìm mua và sự quan tâm dành cho thị trường này vẫn ghi nhận mức độ cao nhất, mức giảm cũng chỉ ở tầm 17% so với con số 35-40% tại Hà Nội, Bình Dương hay các tỉnh thành có dịch bệnh khác.

Do giãn cách xã hội, dòng tiền không trực tiếp chảy vào bất động sản mà tập trung vào chứng khoán. Nhưng sau đó dòng tiền sẽ lại quay trở về với bất động sản

Ông Nguyễn Quốc Anh, Phó TGĐ Batdongsan.com.vn

Giá chào bán chung cư tại TP.HCM trong tháng 8 có xu hướng đi ngang so với tháng 7 nhưng lại tăng gần 9% so với cùng kỳ năm 2020.

Lý giải việc giá bất động sản vẫn có xu hướng tăng trong khi giao dịch giảm, ông Nguyễn Quốc Anh, Phó TGĐ Batdongsan.com.vn, nhận định hiện nay một lượng lớn tiền rút từ các lĩnh vực khác đang có xu hướng đổ vào bất động sản tìm cơ hội đầu tư đã tạo áp lực tăng giá.

"Kinh tế khó khăn do dịch Covid-19 thì nhu cầu nhà ở vẫn luôn cao. Càng trong dịch bệnh, người dân càng mong muốn sở hữu một ngôi nhà riêng an toàn. Các tháng tháng gần đây, do giãn cách xã hội, dòng tiền không trực tiếp chảy vào BĐS mà tập trung vào chứng khoán. Nhưng sau đó dòng tiền sẽ lại quay trở về với bất động sản", ông Quốc Anh phân tích.

Ngoài ra, ông Quốc Anh cũng cho rằng trong tình trạng đại dịch, dòng vốn từ nhiều nhà đầu tư không luân chuyển được vào các kênh sản xuất, tiêu dùng, lại không am hiểu về chứng khoán sẽ có xu hướng rót vào bất động sản. Đây là kênh đầu tư vốn luôn được đánh giá là an toàn, bền vững trong dài hạn.

Nhu cầu nhà ở tăng trên toàn cầu

Tại nhiều nơi trên thế giới, việc làm việc tại nhà đã khiến nhiều người nhận ra rằng ngôi nhà hiện tại không còn đáp ứng đủ nhu cầu sử dụng. Sự thay đổi trong nhu cầu nhà ở theo đó đã thúc đẩy số lượng giao dịch gia tăng.

Với một số nước đang phục hồi sau dịch, thị trường đầu tư bất động sản toàn cầu đã chứng kiến sự thay đổi lớn trong đầu năm 2021 khi phân khúc nhà ở nhiều hộ gia đình vượt qua văn phòng để trở thành phân khúc lớn nhất toàn cầu. Trong 6 tháng đầu năm 2021, đầu tư vào phân khúc nhà ở toàn cầu tăng 35% so với cùng kỳ năm 2020.

Phân tích của Savills Research cho thấy các thành phố tại Trung Quốc và Singapore trong 6 tháng đầu năm 2020 đã ghi nhận sự sụt giảm trong giao dịch. Tuy nhiên vào nửa đầu năm 2021, giao dịch đã tăng trở lại, vượt mức trước đại dịch.

Tại nhiều nơi trên thế giới, xu hướng làm việc tại nhà đã khiến nhiều người nhận ra rằng ngôi nhà hiện tại không còn đáp ứng đủ nhu cầu sử dụng. Sự thay đổi trong nhu cầu nhà ở theo đó đã thúc đẩy số lượng giao dịch gia tăng.

Lượng giao dịch bất động sản nhà ở tại nhiều TP ở Mỹ tăng nhanh sau đại dịch. Ảnh: Miami Real Estate.

Nhiều thành phố tại Mỹ đã ghi nhận số lượng giao dịch hạn chế trong khoảng từ tháng 3-6 năm 2020. Tuy nhiên, vào tháng 9/2020, số lượng giao dịch đã vượt qua mức trung bình trước khi dịch và giữ ở mức cao liên tục trong nửa đầu năm 2021. Xem thêm về công ty thiết kế nội thất nhà xinh furniture https://nhaxinhfurniture.com/

San Francisco là thị trường ghi nhận mức giảm lớn nhất. Tuy nhiên, thị trường đã nhanh chóng phục hồi và trở lại mức trước đại dịch vào tháng 7/2020 và vẫn giữ mức cao kể từ đó tới nay.

Trong khi đó, lượng giao dịch và giá trị bất động sản tại Miami đã tăng đáng kể, nhờ làn sóng di dân nội địa tới thị trường này. Lượng giao dịch trong nửa đầu năm 2021 tại đây được ghi nhận cao hơn 34% so với cùng kỳ năm 2019.

Xu hướng làm việc tại nhà đã khiến nhiều người nhận ra rằng ngôi nhà hiện tại không còn đáp ứng đủ nhu cầu sử dụng.

Ông Vincent Nguyễn, Giám đốc Bộ phận Kinh doanh nhà ở, Savills TP.HCM

Thị trường bất động sản tại châu Âu ghi nhận sự phục hồi chậm hơn về khối lượng giao dịch trước đại dịch.

Lượng giao dịch tại Paris vẫn ở mức thấp và thị trường Marid mới chỉ quay lại mức trước dịch vào tháng 3/2021.

Quý II vừa qua, thị trường bất động sản London ghi nhận mức giao dịch cao, khi người mua gấp rút hoàn thành giao dịch trước khi chương trình hỗ trợ ưu đãi thuế trước bạ của Chính phủ kết thúc vào cuối tháng 6/2021.

Thị trường Việt Nam hiện chưa ghi nhận sự thay đổi trong mô hình làm việc kết hợp như các thị trường khác, diện tích nhà ở vẫn khá nhỏ, thời gian di chuyển ngắn. Tâm lý hầu hết nhân viên đều mong muốn được đến văn phòng để giao lưu và kết nối với mọi người.

Về trung hạn, ông Vincent Nguyễn cho rằng khi các lệnh giãn cách đợi nới lỏng và các hoạt động kinh tế dần quay trở lại trạng thái bình thường, số lượng giao dịch bất động sản toàn cầu được kỳ vọng tăng trưởng. Các đô thị vẫn sẽ là điểm đến để sinh sống, làm việc và giải trí. Do vậy, nhu cầu đối với bất động sản đô thị sẽ tiếp tục gia tăng.

Đọc bài về thiết kế nhà xinh sài gòn https://nhaxinhsaigon.com/

Theo Zingnews

Wednesday, September 22, 2021

Làm sao để được xây nhà trên đất nông nghiệp?

Làm sao để được xây nhà trên đất nông nghiệp?



Hiện nay, việc xây nhà trên đất không phải là đất thổ cư (đất ở) khá phổ biến. Trong trường hợp này cá nhân, tổ chức vi phạm sẽ bị xử phạt, mức phạt có thể lên tới 1 tỷ đồng. Do đó, khi xây nhà trên đất nông nghiệp, người dân cần nắm rõ một số quy định hiện hành để tránh vi phạm, bị xử phạt.

Vậy làm thế nào để được xây nhà trên đất nông nghiệp mà không bị xử phạt? Trình tự, thủ tục ra sao? Bài viết dưới đây sẽ góp phần giải đáp những thắc mắc đó.

1. Đất nông nghiệp là gì?

Hiểu một cách đơn giản, đất nông nghiệp là loại đất có mục đích sử dụng cho sản xuất nông nghiệp. Điều 10, Luật Đất đai năm 2013 quy định, đất đai được chia thành ba nhóm theo mục đích sử dụng, gồm đất nông nghiệp; đất phi nông nghiệp và nhóm đất chưa sử dụng.

Trong đó, nhóm đất nông nghiệp gồm các loại đất sau: Đất trồng cây hàng năm (đất trồng lúa và đất trồng cây hàng năm khác); đất trồng cây lâu năm; đất rừng phòng hộ; đất rừng đặc dụng; đất nuôi trồng thủy sản; đất làm muối và đất nông nghiệp khác.

Đất nông hiệp khác gồm đất xây dựng nhà kính và các loại nhà khác phục vụ mục đích trồng trọt, kể cả các hình thức trồng trọt không trực tiếp trên đất; đất trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản cho mục đích học tập, nghiên cứu thí nghiệm; xây dựng chuồng trại chăn nuôi gia súc, gia cầm và các loại động vật khác được pháp luật cho phép; đất ươm tạo cây giống, con giống và đất trồng hoa, cây cảnh. Xem thêm về tạp chí nhà đẹp https://tapchinhaxinh.com.vn/

2. Đất nông nghiệp có được xây nhà không?

Về nguyên tắc sử dụng đất, Điều 6, Luật Đất đai năm 2013 quy định, người sử dụng đất phải sử dụng đúng quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất và đúng mục đích sử dụng đất. Điều đó có nghĩa là, đất ở có mục đích sử dụng để xây dựng nhà ở, đất trồng cây lâu năm dùng để trồng cây lâu năm, đất trồng cây hàng năm dùng để trồng cây hàng năm,...

Theo Luật Đất đai hiện hành, đất nông nghiệp không có mục đích để ở. Thế nên, người sử dụng đất không được xây dựng nhà ở trên đất nông nghiệp. Người dân chỉ được xây dựng nhà ở trên đất ở.

Xây nhà trên đất nông nghiệp trái phép sẽ bị xử phạt theo quy định. Ảnh minh họa

3. Xây nhà trên đất nông nghiệp bị xử phạt như thế nào?

Hành vi tự ý chuyển mục đích sử dụng đất nông nghiệp sang đất ở không được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép sẽ bị xử phạt theo quy định. Tùy vào loại đất, diện tích vi phạm và đối tượng thực hiện hành vi vi phạm (cá nhân hay tổ chức) mà mức phạt có thể dao động từ 3 triệu đồng đến 1 tỷ đồng.

Cụ thể, xây dựng trái phép trên đất nông nghiệp sẽ bị xử phạt như sau:

- Mức phạt đối với trường hợp chuyển đất trồng lúa sang đất ở:


Lưu ý:

- Mức xử phạt ở khu vực thành thị bằng 02 lần mức phạt quy định đối với khu vực nông thôn.

- Mức phạt trên áp dụng đối với cá nhân vi phạm, tổ chức vi phạm sẽ phạt gấp đôi.

- Ngoài việc bị phạt tiền, người thực hiện hành vi vi phạm còn bị áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả như sau buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm; buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm.

4. Phải làm gì để được xây nhà trên đất nông nghiệp?

Để được xây nhà trên đất nông nghiệp, trước hết, người dân cần thực hiện xin chuyển mục đích sử dụng đất nông nghiệp sang đất ở. Luật Đất đai năm 2013 quy định, cá nhân, hộ gia đình chỉ được chuyển đất nông nghiệp sang đất ở nếu được UBND quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương nơi có đất cho phép.

Về điều kiện chuyển đổi từ đất nông nghiệp sang đất ở, Điều 30, Nghị định 181/2004/NĐ-CP hướng dẫn thi hành Luật Đất đai quy định về điều kiện chuyển mục đích sử dụng đất từ đất nông nghiệp sang đất ở như sau:

- Thửa đất chuyển mục đích sử dụng phải thỏa mãn được diện tích tối thiểu.

- Vị trí thửa đất phải có quy hoạch sử dụng đất chi tiết hay kế hoạch sử dụng đất chi tiết (là đất ở), hoặc quy hoạch đô thị hoặc quy hoạch xây dựng điểm dân cư nông thôn. Được cơ quan nhà nước có thẩm quyền xét duyệt.

Như vậy, dù có đơn xin chuyển mục đích sử dụng đất nông nghiệp sang đất ở nhưng không phải khi nào cũng được chuyển. Bởi lẽ, UBND cấp huyện chỉ đồng ý chuyển khi kế hoạch sử dụng đất hàng năm cho phép chuyển. Căn cứ cho phép chuyển mục đích sử dụng đất được quy định như sau:

- Kế hoạch sử dụng đất hàng năm của cấp huyện đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.

- Nhu cầu sử dụng đất thể hiện trong dự án đầu tư, đơn xin giao đất, thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất. Xem thêm về thiết kế nội thất nhà xinh furniture https://nhaxinhfurniture.com/

Để được xây nhà trên đất nông nghiệp, người sử dụng đất phải xin chuyển đổi mục đích sử dụng đất sang đất ở. Ảnh minh họa

Trình tự thủ tục chuyển đất nông nghiệp sang đất ở

Theo quy định của pháp luật hiện hành, thủ tục xin chuyển mục đích sử dụng đất nông nghiệp sang đất ở như sau:

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ 

Người sử dụng đất chuẩn bị 01 bộ hồ sơ xin chuyển mục đích sử dụng đất gồm các loại giấy tờ sau :

- Đơn xin chuyển mục đích sử dụng đất theo Mẫu số 01;

- Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở hoặc Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất (sổ đỏ).

Bước 2: Nộp hồ sơ 

Người sử dụng đất nộp 01 bộ hồ sơ xin chuyển mục đích sử dụng đất tại bộ phận một cửa để chuyển cho Phòng Tài nguyên và Môi trường cấp huyện. Nơi chưa tổ chức bộ phận một cửa thì nộp trực tiếp tại Phòng Tài nguyên và Môi trường cấp huyện.

Bước 3: Tiếp nhận và xử lý hồ sơ

Phòng Tài nguyên và Môi trường tiếp nhận, kiểm tra hồ sơ. Nếu hồ sơ chưa đầy đủ, chưa hợp lệ thì trong thời gian không quá 03 ngày làm việc, Phòng Tài nguyên và Môi trường phải thông báo, hướng dẫn người nộp hồ sơ bổ sung, hoàn chỉnh hồ sơ theo quy định.

Nếu hồ sơ đủ, Phòng Tài nguyên và Môi trường sẽ  thực hiện các việc sau:

- Thẩm tra hồ sơ;

- Xác minh thực địa, thẩm định nhu cầu chuyển mục đích sử dụng đất;

- Thông báo và hướng dẫn hộ gia đình, cá nhân nộp tiền sử dụng đất;

- Trình UBND cấp huyện quyết định cho phép chuyển mục đích sử dụng đất;

- Chỉ đạo cập nhật, chỉnh lý cơ sở dữ liệu đất đai, hồ sơ địa chính.

Bước 4: Trả kết quả

Phòng Tài nguyên và Môi trường trao quyết định cho phép chuyển mục đích sử dụng đất cho cá nhân, hộ gia đình có yêu cầu. Thời hạn giải quyết cho phép chuyển mục đích sử dụng đất không quá 15 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ; không quá 25 ngày đối với các xã miền núi, hải đảo, vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn.

Lưu ý, thời gian trên không tính thời gian các ngày nghỉ, ngày lễ theo quy định của pháp luật; không tính thời gian thực hiện nghĩa vụ tài chính của người sử dụng đất.

Chuyển đất nông nghiệp sang đất ở có phải nộp tiền sử dụng đất không?

Tùy vào từng loại đất nông nghiệp mà cách tính và mức nộp khác nhau.

Trường hợp chuyển từ đất vườn, ao trong cùng thửa đất có nhà ở

Hai trường hợp sau đây sẽ nộp tiền sử dụng đất bằng 50% chênh lệch giữa tiền sử dụng đất tính theo giá đất ở với tiền sử dụng đất tính theo giá đất nông nghiệp tại thời điểm có quyết định chuyển mục đích:

+ Chuyển từ đất vườn, ao trong cùng thửa đất có nhà ở thuộc khu dân cư không được công nhận là đất ở sang làm đất ở.

+ Đất có nguồn gốc là đất vườn, ao gắn liền nhà ở nhưng người sử dụng đất tách ra để chuyển quyền hoặc do đơn vị đo đạc khi đo vẽ bản đồ địa chính từ trước ngày 01/07/2004 đã tự đo đạc tách thành các thửa riêng sang đất ở.

Công thức tính cụ thể như sau:

Tiền sử dụng đất phải nộp = 50% x (Tiền sử dụng đất tính theo giá đất ở - Tiền sử dụng đất tính theo giá đất nông nghiệp)

Trường hợp chuyển từ đất nông nghiệp được Nhà nước giao không thu tiền sử dụng đất sang đất ở
Tiền sử dụng đất phải nộp = (Tiền sử dụng đất tính theo giá đất ở - Tiền sử dụng đất tính theo giá đất nông nghiệp)

Đối với đất có nguồn gốc từ nhận chuyển nhượng hợp pháp, căn cứ vào nguồn gốc đất đó để thu tiền sử dụng đất:
+ Đất có nguồn gốc là đất vườn, ao trong cùng thửa đất có nhà ở thuộc khu dân cư không được công nhận là đất ở thì thu tiền sử dụng đất bằng 50% chênh lệch giữa tiền sử dụng đất tính theo giá đất ở với tiền sử dụng đất tính theo giá đất nông nghiệp.

+ Đất nhận chuyển nhượng có nguồn gốc là đất nông nghiệp được giao trong hạn mức sử dụng đất nông nghiệp của hộ gia đình, cá nhân thì thu tiền sử dụng đất bằng mức chênh lệch giữa tiền sử dụng đất tính theo giá đất ở với tiền sử dụng đất tính theo giá đất nông nghiệp.

Tóm lại, khi xây nhà trên đất nông nghiệp, người sử dụng đất cần nắm rõ những thông tin nêu trên. Trong đó, quan trọng nhất là phải thực hiện xin chuyển mục đích sử dụng đất nông nghiệp sang đất ở. 

Đọc bài về thiết kế nhà xinh sài gòn https://nhaxinhsaigon.com/

Theo thanhnienviet

Tuesday, September 21, 2021

Chi phí làm sổ đỏ là bao nhiêu theo luật mới?

Chi phí làm sổ đỏ là bao nhiêu theo luật mới?



Chi phí làm sổ đỏ được quy định tại khoản 1 Điều 63 Nghị định 43/2014/NĐ-CP, bao gồm các khoản tiền sau: Lệ phí trước bạ, tiền sử dụng đất, lệ phí cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và phí thẩm định hồ sơ cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở.

Cùng với việc chuẩn bị hồ sơ, tiến hành các thủ tục làm sổ đỏ, rất nhiều bạn đọc cũng quan tâm đến chi phí làm sổ đỏ bởi bất cứ người dân nào muốn được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất đều phải nộp một khoản chi phí làm sổ đỏ. Cụ thể, khoản 3 Điều 98 Luật Đất đai năm 2013 quy định: “Người sử dụng đất, chủ sở hữu nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất được nhận Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất sau khi đã hoàn thành nghĩa vụ tài chính theo quy định của pháp luật”. Xem bài về tạp chí nhà đẹp https://tapchinhaxinh.com.vn/

Phí làm sổ đỏ nhà đất có sự khác nhau giữa các tỉnh, thành.

Mặt khác, khoản 1 Điều 63 Nghị định 43/2014/NĐ-CP cũng chỉ rõ, các nghĩa vụ tài chính liên quan đến phí làm sổ đỏ bao gồm: tiền sử dụng đất, tiền thuê đất, lệ phí trước bạ, các loại thuế có liên quan. Cụ thể các khoản phí này như sau:

1. Tiền sử dụng đất

Chi phí đầu tiên mà người làm sổ đỏ cần quan tâm đến là tiền sử dụng đất. Theo đó, người sử dụng đất phải trả cho Nhà nước khi được Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất, cho phép chuyển đổi mục đích sử dụng đất hay công nhận quyền sử dụng đất.

Căn cứ tính tiền sử dụng đất

Theo Điều 3 Nghị định 45/2014/NĐ-CP về căn cứ tiền sử dụng đất thì người sử dụng đất được Nhà nước giao đất, chuyển mục đích sử dụng đất, công nhận quyền sử dụng đất thì phải nộp tiền sử dụng đất theo quy định tại Luật Đất đai và được xác định dựa trên các căn cứ sau:

- Diện tích đất đất được giao, được chuyển đổi mục đích sử dụng, được công nhận quyền sử dụng đất.

- Mục đích sử dụng đất.

- Giá đất tính thu tiền sử dụng đất.

Ở đây, giá đất theo Bảng giá đất do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định áp dụng trong trường hợp hộ gia đình, cá nhân được công nhận quyền sử dụng đất, chuyển đổi mục đích sử dụng đất đối với diện tích đất ở trong hạn mức.

+ Việc xác định diện tích đất trong hạn mức phải đảm bảo nguyên tắc mỗi hộ gia đình, cá nhân chỉ được xác định diện tích đất trong hạn mức giao đất ở hoặc hạn mức công nhận đất ở một lần và trong phạm vi một tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.

Nếu hộ gia đình, cá nhân có nhiều thửa đất trong phạm vi một tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương thì hộ gia đình, cá nhân đó sẽ được cộng dồn diện tích các thửa đất để xác định diện tích đất trong hạn mức giao đất ở hoặc hạn mức công nhận mức ở sao cho tổng diện tích đất không vượt quá hạn mức tại địa phương.

+ Các hộ gia đình, cá nhân chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác, trung thực khi kê khai diện tích thửa đất trong hạn mức giao đất ở hoặc hạn mức công nhận đất được áp dụng tính thu tiền sử dụng đất. Nếu kê khai sai sẽ bị truy thu tiền sử dụng đất theo quy định của pháp luật đất đai, đồng thời bị xử lý theo quy định của pháp luật về thuế.

Giá đất cụ thể được xác định theo phương pháp so sánh trực tiếp, thu thập, chiết trừ, thặng dư quy định tại Nghị định của Chính phủ về giá đất áp dụng trong các trường hợp sau:

+ Xác định tiền sử dụng đất đối với trường hợp diện tích tính thu tiền sử dụng đất của thửa đất/khu đất có giá trị từ 30 tỷ đồng trở lên đối với các thành phố trực thuộc Trung ương; 10 tỷ đồng trở lên với các tỉnh miền núi, vùng cao và từ 20 tỷ đồng trở lên đối với các tỉnh còn lại trong trường hợp: Tổ chức được giao đất không thông qua hình thức đấu giá quyền sử dụng đất, công nhận quyền sử dụng đất, chuyển mục đích sử dụng đất; hộ gia đình, cá nhân được giao đất thông qua hình thức đấu giá quyền sử dụng đất, được công nhận quyền sử dụng đất, chuyển đổi mục đích sử dụng đối với diện tích đất ở vượt hạn mức.

+ Xác định giá khởi điểm đấu giá quyền sử dụng đất khi Nhà nước giao đất có thu tiền sử đất thông qua hình thức đấu giá quyền sử dụng đất.

Giá đất cụ thể được xác định theo phương pháp hệ số điều chỉnh giá đất áp dụng với trường hợp diện tích thu tiền sử dụng đất của thửa đất/khu đất có giá trị dưới 30 tỷ đồng với các thành phố trực thuộc Trung ương; dưới 10 tỷ đồng với các tỉnh miền núi, vùng cao; dưới 20 tỷ đồng đối với các tỉnh còn lại áp dụng để xác định tiền sử dụng đất trong các trường hợp:

+ Tổ chức được Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất không thông qua hình thức đấu giá quyền sử dụng đất, công nhận quyền sử dụng đất, cho phép chuyển đổi mục đích sử dụng đất;

+ Hộ gia đình, cá nhân được Nhà nước giao đất không thông qua hình thức đấu giá quyền sử dụng đất;

+ Hộ gia đình, cá nhân được Nhà nước công nhận quyền sử dụng đất, cho phép chuyển đổi mục đích sử dụng đất đối với diện tích đất ở vượt hạn mức.

Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm quy định hệ số điều chỉnh giá đất để áp dụng cho các trường hợp áp dụng giá đất theo phương pháp hệ số điều chỉnh giá đất.

Thời điểm tính tiền sử dụng đất

Thời điểm tính thu tiền sử dụng đất là thời điểm Nhà nước quyết định giao đất, công nhận quyền sử dụng đất, cho phép chuyển đổi mục đích sử dụng đất. Xem thêm về thiết kế nội thất nhà xinh furniture https://nhaxinhfurniture.com/

2. Lệ phí trước bạ

Cách tính lệ phí trước bạ, mức thu lệ phí trước bạ (%) đều được quy định cụ thể tại Điều 5, Điều 6, Điều 7 Nghị định 140/2016/NĐ-CP, được bổ sung bởi Điều 1 Nghị định 20/2019/NĐ-CP.

Cụ thể, mức thu lệ phí trước bạ đối với nhà, đất: 0,5%.

Lệ phí trước bạ được tính như sau:

a. Lệ phí trước bạ với đất = 0,5% x (giá 1m2 đất tại Bảng giá đất x diện tích)
Trong đó

Diện tích đất là toàn bộ diện tích đất thuộc quyền sử dụng hợp phát của người đăng ký hồ sơ làm sổ đỏ. Phần diện tích này đã được Văn phòng đăng ký đất đai xác nhận và cung cấp cho cơ quan thuế.

Giá 1m2 đất là giá đất tại Bảng giá đất do UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương ban hành tại thời điểm kê khai lệ phí trước bạ.

b. Lệ phí trước bạ đối với nhà = 0,5% x diện tích nhà (m2) x giá 1m2 (đồng/m2) nhà x tỷ lệ (%) chất lượng còn lại của nhà chịu lệ phí trước bạ.

Trong đó:

Diện tích nhà là toàn bộ diện tích sàn nhà, bao gồm cả diện tích công trình phụ thuộc quyền sở hữu hợp pháp của tổ chức, cá nhân. Diện tích này được tính bằng m2;

Giá 1m2 nhà là giá thực tế xây dựng mới 1m2 sàn nhà của từng cấp nhà, hạng nhà. Mức giá này do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ban hành theo quy định của pháp luật về xây dựng tại thời điểm kê khai lệ phí trước bạ;

Tỷ lệ chất lượng còn lại của ngôi nhà do Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương ban hành theo quy định của pháp luật.

3. Phí thẩm định hồ sơ cấp Giấy chứng nhận

Cơ quan có thẩm quyền sẽ thẩm định hồ sơ ngay sau khi tổ chức, cá nhân hay hộ gia đình nộp hồ sơ yêu cầu làm sổ đỏ. Đây là giai đoạn xác minh điều kiện cần và đủ, khả năng thỏa mãn của hồ sơ cho quyền sở hữu nhà, quyèn sử dụng đất và tài sản của chủ hồ sơ.

HĐND cấp tỉnh có trách nhiệm công bố mức phí thẩm định hồ sơ. Tỉnh, thành phố không có cơ quan này thì không cần phải nộp phí thẩm định.

4. Lệ phí cấp sổ đỏ

Khoản 5 Điều 3 Thông tư 85/2019/TT-BTC quy định, lệ phí cấp Giấy chứng nhận sẽ do HĐND cấp tỉnh quyết định. Do đó, các tỉnh, thành khác nhau sẽ có mức lệ phí khác nhau. Thông thường, lệ phí cấp Giấy chứng nhận lần đầu cho hộ gia đình, cá nhân là dưới 100.000 đồng/giấy/lần cấp.

5. Lệ phí đo đạc

Khi cấp sổ đỏ, đất sẽ được đo đạc lại với thông tin chính xác, đầy đủ. Người dân có thể lựa chọn một đơn vị đo đạc để thực hiện và chi phí này do các bên thỏa thuận với nhau.

Hồ sơ làm sổ đỏ được nộp tại Văn phòng đăng ký đất đai chi nhánh cấp huyện, bộ phận một cửa hoặc UBND cấp xã (với cá nhân, hộ gia đình); tại Văn phòng đăng ký đất đai tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (với cơ quan, tổ chức).

Như vậy, chi phí làm sổ đỏ tùy địa phương và tùy trường hợp mà sẽ có mức khác nhau.

Đọc bài về thiết kế nhà xinh sài gòn https://nhaxinhsaigon.com/

Theo thanhnienviet

Thursday, August 26, 2021

Hệ số sử dụng đất: Khái niệm, cách tính và ý nghĩa

Hệ số sử dụng đất: Khái niệm, cách tính và ý nghĩa


Hệ số sử dụng đất là yếu tố quan trọng trong thi công xây dựng nói chung, đặc biệt là xây dựng nhà chung cư, công trình hỗn hợp cao tầng. Tuy nhiên, không phải ai cũng nắm rõ khái niệm này cũng như cách tính hệ số sử dụng đất.

Vậy như thế nào gọi là hệ số sử dụng đất? Công thức tính hệ số sử dụng đất cụ thể? Hệ số sử dụng đất và mật độ xây dựng khác nhau ra sao? Chúng ta hãy cùng tìm hiểu ngay sau đây.

1. Hệ số sử dụng đất là gì?

Hệ số sử dụng đất ở các quốc gia khác nhau có nhiều tên gọi khác nhau như Floor Area Ratio (FAR), Floor space ratio (FSR), Floor space index (FSI),... Tuy nhiên, tất cả đều được hiểu cùng khái niệm và công thức tính toán với FAR. Trong đó, FAR và FSI được sử dụng phổ biến nhất.

Điểm khác biệt giữa FAR và FSI là đơn vị kết quả. FAR sử dụng đơn vị là lần thì FSI sử dụng đơn vị là %. Ví dụ, một khu đất có hệ số sử dụng đất là 1,5 lần nếu tính theo FAR, còn nếu tính theo đơn vị của FSI thì hệ số sẽ là 150%. Do đó, để tránh nhầm lẫn, các bên nên thỏa thuận trước về đơn vị tính  trước khi thi công công trình.

Theo quy định hiện hành, hệ số sử dụng đất là tỷ lệ của tổng diện tích sàn của công trình gồm cả tầng hầm (trừ các diện tích sàn phục vụ cho hệ thống kỹ thuật, phòng cháy chữa cháy, gian lánh nạn, đỗ xe) trên tổng diện tích lô đất.

Hệ số sử dụng đất - FAR (viết tắt của Floor Area Ratio) có vai trò quan trọng trong ngành xây dựng, thể hiện quy mô công trình và chi phí xây dựng. Ảnh minh họa

Như vậy, hệ số sử dụng đất là tỷ lệ giữa tổng diện tích sàn xây (tất cả các sàn của các tầng cộng lại, ngoại trừ các tầng kỹ thuật, tầng mái, hố thang máy) trên tổng diện tích lô đất (m2).

Hệ số này có tác dụng khống chế số tầng cao trong khu đất xây tương ứng với tỷ lệ xây cho phép và thể hiện quy mô công trình, kinh phí đầu tư, sản phẩm tạo ra là bao nhiêu trên mỗi m2 đất. Xem thêm về thiết kế biệt thự 3 tầng https://bietthu3tang.com/

2. Hệ số sử dụng đất tính như thế nào?

Hệ số sử dụng đất được tính theo công thức sau:

Hệ số sử dụng đất = Tổng diện tích sàn của công trình / Tổng diện tích lô đất

Trong đó, tổng diện tích sàn của công trình bao gồm cả tầng hầm, ngoại trừ các diện tích sàn phục vụ cho hệ thống kỹ thuật, phòng cháy chữa cháy, gian lánh nạn và chỗ đỗ xe của công trình.

Tổng diện tích sàn xây dựng là tổng diện tích sàn của tất cả các tầng, bao gồm:

- Tầng hầm, tầng nửa hầm

- Tầng kỹ thuật, tầng áp mái

- Tầng tum

Diện tích sàn của một tầng là diện tích sàn xây dựng của tầng đó, bao gồm:

- Tường bao (hoặc phần tường chung thuộc về nhà)

- Diện tích mặt bằng ban công, lô gia, giếng thang máy, cầu thang, hộp kỹ thuật, ống khói,…

Ví dụ: Diện tích lô đất là 1.000m2, xây tòa nhà 8 tầng và 2 tầng hầm, mỗi tầng rộng 500m2 (đã trừ hệ thống kỹ thuật, phòng cháy chữa cháy, gian lánh nạn, chỗ đỗ xe của công trình) thì tính hệ số sử dụng đất như sau:

(8 + 2) x 500 : 1000 = 5 (lần)

3. Vai trò của hệ số sử dụng đất trong xây dựng

Quy định về hệ số sử dụng đất có ý rất nghĩa quan trọng trong xây dựng. Cả chủ đầu tư (tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân, hộ gia đình), kiến trúc sư và nhà thầu cần nắm rõ để đảm bảo tuân thủ đúng quy định của pháp luật hiện hành.

Thứ nhất, hệ số sử dụng đất thể hiện quy mô công trình và chi phí xây dựng.

Thứ hai, hệ số sử dụng đất là căn cứ để xác định giới hạn số tầng ở các dự án khu đô thị tương ứng với mật độ xây dựng được phép.

Khi mua nhà chung cư, ngoài mức giá, vị trí, thiết kế, người mua cũng nên quan tâm tới hệ số sử dụng đất bởi hệ số này tỷ lệ thuận với mật độ dân cư tại dự án đó. Ảnh minh họa

Thứ ba, hệ số sử dụng đất tỷ lệ thuận với mật độ dân cư dự án. Nếu hệ số sử dụng đất càng thấp thì mật độ dân cư tại dự án sẽ càng thấp và ngược lại, hệ số càng cao thì mật độ dân cư sẽ càng cao.

Thực tế cho thấy, chỉ số trên không chỉ ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng sống của dân cư tại dự án mà còn ảnh hưởng đến quyền lợi của chủ sở hữu căn hộ khi dự án hết niên hạn sử dụng.

Dự án chung cư thường có niên hạn từ 50-70 năm. Khi hết niên hạn sử dụng, cộng đồng dân cư tại dự án sẽ là chủ sở hữu, họ có quyền xây dựng lại sao cho phù hợp với nhu cầu cũng như quy hoạch của Nhà nước.

Nếu người dân không có khả năng để xây dựng, Nhà nước sẽ kêu gọi các chủ đầu tư mới thực hiện xây dựng. Dù phương án xử lý là gì thì diện tích lô đất mà chủ căn hộ có quyền sử dụng sẽ càng cao, tức quyền lợi của cư dân ở đó khi xây dựng dự án mới sẽ cao hơn.

Nếu dự án có hệ số sử dụng đất càng thấp thì càng dễ tìm được các nhà đầu tư xây dựng mới khi hết niên hạn sử dụng. Bởi lẽ, nhà thầu sẽ tính toán lợi nhuận khi tái xây dựng, đảm bảo bố trí tái định cư cho dân tại chỗ miễn phí cộng với lợi nhuận của mình. Theo đó, hệ số sử dụng đất cần phải cao gấp 2-3 lần dự án cũ.

Thứ tư, hệ số sử dụng có thể tỷ lệ thuận với lợi ích kinh tế do tăng diện tích sàn. Đặc biệt, khi phối hợp với mật độ xây dựng sẽ giúp tiết kiệm được quỹ đất. Thế nhưng, nếu hệ số sử dụng đất quá cao sẽ tác động đến hệ thống hạ tầng khu vực. Dự án vì thế cũng giảm mức độ cạnh tranh.

Lưu ý, các chủ đầu tư thường quảng bá các dự án bất động sản nhà ở là mật độ xây dựng thấp, không gian xanh rộng rãi, giao thông thuận lợi, tiện ích đa dạng... Tuy nhiên, bạn cần lưu ý đến hệ số sử dụng đất của dự án. Bởi mật độ xây dựng thấp nhưng các tòa nhà xây quá cao thì mật độ cư dân vẫn rất đông đúc.

Thứ năm, hệ số sử dụng đất cũng ảnh hưởng lớn đến quyền lợi của chủ sở hữu căn hộ. Hệ số càng thấp thì diện tích sử dụng càng lớn, chủ căn hộ càng có lợi. Xem thêm về thiết kế nhà đẹp https://nhadepcenter.com/

4. Quy định về hệ số sử dụng đất tối đa

Theo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về quy hoạch xây dựng ban hành kèm theo Thông tư 01/2021/TT-BXD, hệ số sử dụng đất tối đa là yếu tố xác định mật độ xây dựng thuần trong xây dựng.

Mật độ xây dựng thuần tuân thủ các quy định mật độ xây dựng thuần tối đa cho phép. Đối với các lô đất xây dựng nhà ở riêng lẻ có chiều cao ≤ 25m có diện tích lô đất ≤ 100m2 được phép xây dựng đến mật độ tối đa là 100%, tuy nhiên vẫn phải đảm bảo các quy định về khoảng lùi, khoảng cách giữa các công trình.

Trường hợp do đặc thù hiện trạng của khu vực quy hoạch không còn quỹ đất để đảm bảo chỉ tiêu sử dụng đất của các công trình dịch vụ - công cộng, sẽ cho phép tăng mật độ xây dựng thuần tối đa của các công trình dịch vụ - công cộng nhưng không vượt quá 60%.

Riêng các khu vực mà nhu cầu hạ tầng cho phép sử dụng chỉ tiêu hệ số sử dụng đất thay cho nhóm chỉ tiêu mật độ, tầng cao xây dựng, hệ số sử dụng đất tối đa được xác định trong đồ án quy hoạch hoặc thiết kế đô thị, tuy nhiên phải đảm bảo các quy định theo bảng sau.


Lưu ý:

Các lô đất có diện tích, chiều cao không nằm trong bảng này được phép nội suy giữa hai giá trị gần nhất.

Các lô đất xây dựng các công trình có yêu cầu đặc biệt về kiến trúc cảnh quan, là điểm nhấn cho đô thị đã được xác định thông qua quy hoạch cao hơn có thể xem xét hệ số sử dụng đất > 13 lần nhưng cần phải được tính toán đảm bảo không gây quá tải lên hệ thống hạ tầng kỹ thuật đô thị, hạ tầng xã hội.

5. Cách phân biệt hệ số sử dụng đất và mật độ xây dựng

Hệ số sử dụng đất là tỷ lệ của tổng diện tích sàn của công trình gồm cả tầng hầm (trừ các diện tích sàn phục vụ cho hệ thống kỹ thuật, phòng cháy chữa cháy, gian lánh nạn, đỗ xe) trên tổng diện tích lô đất. Còn mật độ xây dựng là tỷ lệ diện tích chiếm đất của các công trình xây dựng trên tổng diện tích khu đất hoặc lô đất.

Mật độ xây dựng được chia thành 2 loại:

- Mật độ xây dựng thuần là tỷ lệ diện tích chiếm đất của các công trình kiến trúc xây dựng trên tổng diện tích lô đất, không bao gồm diện tích chiếm đất của các công trình như bể bơi, tiểu cảnh trang trí, sân thể thao ngoài trời (trừ sân tennis và sân thể thao được xây dựng cố định và chiếm khối tích không gian trên mặt đất).

- Mật độ xây dựng gộp là tỷ lệ diện tích chiếm đất của các công trình kiến trúc trên tổng diện tích toàn khu đất (bao gồm cả sân, đường, các khu cây xanh, không gian mở, các khu vực không xây dựng công trình trong khu đất đó).

Công thức tính mật độ xây dựng:

Mật độ xây dựng (%) = Diện tích chiếm đất của ngôi nhà (m2) / Tổng diện tích lô đất xây dựng (m2) x 100%

Ví dụ: Lô đất có diện tích 100m2, trong đó diện tích xây dựng công trình là 70m2 thì mật độ xây dựng của công trình là 70/100×100% = 70%.

Trên đây là những thông tin quan trọng về hệ số sử dụng đất. Qua đó, bạn đọc sẽ hiểu hơn về thuật ngữ này cũng như cách tính hệ số sử dụng đất. Dựa vào hệ số này, người mua nhà để ở cũng như nhà đầu tư bất động sản sẽ có những nhận định về một dự án, từ đó cân nhắc, xem xét có nên xuống tiền hay không.

Đọc thêm về công ty thiết kế nhà xinh sài gòn https://nhaxinhsaigon.com/

Theo thanhnienviet

Sunday, August 22, 2021

Giá nhà đất có giảm vì dịch Covid-19?

Giá nhà đất có giảm vì dịch Covid-19?


Bất chấp dịch bệnh, chuyên gia đánh giá bất động sản là kênh đầu tư sinh lời tốt. Giá nhà và đất đang đi ngang trong lúc này nhưng dự báo sẽ tăng nhanh khi dịch được khống chế.

Định mua căn hộ từ cuối năm 2020 nhưng Đỗ Nam (quận Hai Bà Trưng, Hà Nội) phải gác lại vì công việc của anh cần một khoản đầu tư khá lớn. Đến giữa năm nay, khoản đầu tư được thu hồi, anh Nam lại có ý định tiếp tục tìm mua nhà.

Tuy vậy, vợ anh cho rằng đang lúc giãn cách xã hội, dịch bệnh bùng phát thì chưa nên mua nhà ngay. Chị cho rằng có thể mất giá nếu mua căn hộ trong lúc dịch. Ngược lại, anh Nam lại cho rằng giá nhà sẽ khó giảm trong tương lai, lúc này giá đang đi ngang vì dịch cũng là cơ hội tốt để mua.

Nên mua nhà hay đầu tư bất động sản khi dịch bùng phát mạnh cũng là điều mà nhiều người đang băn khoăn lúc này. Trao đổi với Zing, bà Đỗ Thu Hằng, Giám đốc Tư vấn và Nghiên cứu Svills Hà Nội, cho rằng bất động sản vẫn là kênh đầu tư an toàn trong bối cảnh tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp. Đây cũng là quan điểm của nhiều chuyên gia.

Nhu cầu nhà ở vẫn rất cao

Theo bà Hằng, dù dịch nhưng vẫn có những khu vực được giới đầu tư và người có nhu cầu quan tâm. Một trong những điểm nóng đầu tư hiện nay là xu hướng mở rộng ra khu vực vùng ven. Khi hạ tầng được cải thiện, việc di chuyển ngày càng dễ dàng hơn, cộng thêm yếu tố giá phù hợp, thì nhu cầu nhà ở cũng có xu hướng thay đổi.

Mặc khác, khi nói về việc hướng ra ngoài trung tâm thì điều kiện sống là yếu tố được quan tâm hàng đầu. Tuy nhiên, khu vực này đã ghi nhận sự cải thiện nhanh chóng về hạ tầng xã hội, xuất hiện khá nhiều các tiện ích lớn như trung tâm thương mại hay các tòa nhà văn phòng, thậm chí là trường học, trường đại học...

Đi kèm với đó là việc các đại đô thị đã và đang hình thành tại các khu vực phía đông và phía tây Hà Nội như Gia Lâm, Đại Mỗ,Tây Mỗ, Từ Liêm, thậm chí là các khu vực tiếp giáp các tỉnh Hưng Yên hay Bắc Ninh. Do đó, câu chuyện về điều kiện sống tại khu vực vùng ven thực ra không còn là vấn đề quá lớn. Xem thêm về thiết kế nội thất nhà xinh furniture https://nhaxinhfurniture.com/

Cơ sở hạ tầng hoàn thiện là động lực lớn cho các sản phẩm bất động sản khu vực ngoại ô Hà Nội. Ảnh: Nam Khánh.

Đối với khu vực nội đô, đại diện Savills Hà Nội cho rằng bất động sản nhà ở có thương hiệu là dòng sản phẩm thu hút sự quan tâm của nhiều nhà đầu tư.

Điểm sáng của thị trường là hạng mục biệt thự và nhà liền kề khi những vấn đề pháp lý đã được giải quyết trong thời gian qua. Từ nay đến cuối năm, theo bà Hằng, đây tiếp tục là phân khúc có sức hấp dẫn với nguồn cung tăng nhanh.

Trong khi đó, bà Lê Nguyễn Hồng Phương, Giám đốc Thương hiệu Công ty Bất động sản Tuấn 123, nhìn nhận thị trường nhà ở sẽ tăng trưởng tốt khi nhu cầu về mua ở và đầu tư nhà đất vẫn rất cao, ít chịu tác động từ Covid-19. Phân khúc được quan tâm nhiều sẽ là đất nền, chung cư phân khúc trung cấp, cao cấp.

Sự tăng trưởng của thị trường nhà ở còn chịu ảnh hưởng trực tiếp từ sự phát triển của loại hình bất động sản công nghiệp. Nếu như bất động sản công nghiệp bứt tốc sẽ kéo nhu cầu về nhà ở gia tăng, những lĩnh vực khác cũng sẽ phát triển theo.

Riêng với thị trường bất động sản nghỉ dưỡng, bà Phương cho rằng đây là phân khúc đang được khối ngoại ưa chuộng nên tiềm năng tăng trưởng trong dài hạn rất lớn. Tuy nhiên, khả năng phục hồi của phân khúc này sẽ phụ thuộc vào khả năng kiểm soát dịch bệnh cũng như chính sách mở cửa của Chính phủ.

Kịch bản nào cho thị trường đến cuối năm?

Dự báo thị trường đến cuối năm, ông Đỗ Viết Chiến, Tổng thư ký Hiệp hội Bất động sản Việt Nam, cho rằng cơ hội và thách thức luôn đan xen.

Về cơ hội, đại diện Hiệp hội Bất động sản Việt Nam đánh giá tính ổn định kinh tế vĩ mô và kiềm chế lạm phát sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho thị trường. Bản thân các doanh nghiệp cũng đang thích ứng dần với tình hình dịch bệnh và đã có những định hướng, tính toán cụ thể khi môi trường thay đổi.

Tâm lý của người Việt Nam vẫn mong muốn sở hữu nhà ở

Đỗ Viết Chiến, Tổng thư ký Hiệp hội Bất động sản Việt Nam

Bên cạnh đó, nguồn cầu về nhà ở của người dân, đặc biệt là tại các thành phố lớn, vẫn còn rất cao. Ông Chiến nhấn mạnh phân khúc chung cư trung cấp thậm chí là cao cấp sẽ vẫn chiếm ưu thế và được quan tâm. “Tâm lý của người Việt Nam vẫn mong muốn sở hữu nhà ở”, ông Chiến nói.

Ông Nguyễn Văn Đính, Phó chủ tịch Hội môi giới Bất động sản Việt Nam, dự báo thị trường sẽ bắt đầu phục hồi vào khoảng quý IV sau khi có thể khống chế dịch bệnh trong quý III.

Dự báo về giá, ông Đính cho rằng giá nhà, giá đất không những không giảm mà có xu hướng tăng. Đặc biệt, ngay trong bối cảnh dịch bệnh, vẫn có những dự án tăng giá khi đủ cơ sở pháp lý, bất chấp không thể tiêu thụ ngay trong lúc này. Điều này phản ánh tâm lý của nhiều nhà đầu tư đang coi bất động sản là kênh "trú ẩn" an toàn, thậm chí là tính xa hơn cho cơ hội sau dịch. Xem thêm về công ty thiết kế nhà xinh sài gòn https://nhaxinhsaigon.com/

Theo chuyên gia, giá bất động sản sẽ khó có thể giảm khi áp lực đầu vào của ngành này đang tăng

Mặc khác, ông Đính cũng cho rằng giá bất động sản sẽ khó có thể giảm khi áp lực đầu vào của ngành này đang tăng. Bằng chứng là giá vật liệu xây dựng đang tăng 40-50% tùy mặt hàng, trong khi nhiều địa phương điều chỉnh bảng giá đất.

Tuy nhiên, về thách thức, ông Chiến nhận định sẽ nhiều vấn đề đặt ra. Nhiều thủ tục hành chính và hệ thống văn bản pháp luật thiếu hoặc chưa đồng bộ gây khó dễ cho người dân, doanh nghiệp. Vấn đề khó khăn trong tiếp cận các nguồn vốn của các doanh nghiệp bất động sản cũng được nhắc tới, có thể gián tiếp giảm nguồn cung thị trường.

Ngoài ra, chưa có hệ thống thông tin về đất đai đáng tin cậy làm chỗ dựa cho thị trường. Thời gian qua, xuất hiện nhiều dự án "ma" và tình trạng sốt đất do hệ thống thông tin không đầy đủ, nhà đầu tư xuống tiền do phong trào chứ không có sự tính toán kỹ lưỡng.

Ông Ngô Văn, Giám đốc Marketing Tập đoàn Danh Khôi, nhận định thị trường cần thêm thời gian để bình ổn tình hình dịch bệnh. Tuy nhiên, khi chiến dịch tiêm chủng vaccine đi vào cao điểm, làn sóng dịch bệnh được kiểm soát, thị trường sẽ chào đón dòng đầu tư lớn từ khối ngoại.

“Có thể vào cuối quý III và đầu quý IV, nguồn vốn đổ về bất động sản sẽ gia tăng và thị trường sẽ đón những bước phát triển tích cực”, ông Văn nói.

Ở một góc nhìn khác, ông Trần Khánh Quang, Tổng giám đốc Công ty Cổ phần Bất động sản Việt An Hòa, cho rằng với kịch bản Việt Nam kiểm soát được dịch bệnh vào tháng 10 thì thị trường sẽ ghi nhận một cơn sốt nhẹ kéo dài 3 tháng sau đó.

Trên phương diện từ phía chủ đầu tư, ông Ngô Quang Phúc, Tổng giám đốc Công ty Phú Đông Group, cho rằng những nhà đầu tư mua bất động sản hiện nay vẫn kỳ vọng sản phẩm sẽ tăng giá tốt.

Trong bối cảnh dịch bệnh, các giao dịch đang được tạm dừng nhưng chưa xuất hiện tình trạng giảm giá bán. Nhiều nhà đầu tư có tiềm lực tài chính tốt vẫn đang chuẩn bị sẵn sàng để có thể mua các bất động sản chất lượng mà trước đây họ không có cơ hội tiếp cận.

Đọc bài về thiết kế nhà phố hiện đại https://nhaxinhcenter.com.vn/nha-pho-dep/thiet-ke-nha-pho-hien-dai-4-tang-anh-hung-quan-8.html

Theo Zingnews

Thursday, August 12, 2021

Bất động sản nào giảm giá giữa dịch Covid-19?

Bất động sản nào giảm giá giữa dịch Covid-19?


Trong khi nhiều người có nhu cầu mua nhà để ở đang kỳ vọng giá nhà giảm do dịch Covid-19 thì thực tế cho thấy giá bán sơ cấp căn hộ và nhà liền thổ vẫn duy trì đà tăng.

Tại hội thảo "Giá nhà có giảm do Covid-19?" do Forbes Việt Nam tổ chức trực tuyến vào chiều 12/8, đại diện giới chuyên gia, công ty môi giới và các chủ đầu tư đã có buổi thảo luận về biến động giá bất động sản dưới tác động của đại dịch Covid-19.

Đặc biệt, vấn đề về người mua nhà kỳ vọng giá bất động sản giảm do dịch bệnh thu hút sự quan tâm của các diễn giả cũng như người tham dự sự kiện.

Giá bán sơ cấp liên tục tăng

Sau hơn 18 tháng thị trường bất động sản sống chung với đại dịch Covid-19, ông Võ Huỳnh Tuấn Kiệt, Giám đốc CBRE Việt Nam cho rằng một trong những xu hướng bất ngờ nhất diễn ra là giá bán sơ cấp trên thị trường liên tục duy trì xu hướng tăng.

Theo ông, trong năm 2020, khi cả chủ đầu tư và người mua đều đang giữ tâm thế quan sát thị trường thì sang đến năm 2021, thói quen của cả chủ đầu tư và người mua đã thay đổi nhiều nhằm thích ứng với thị trường.

"Hai thị trường Hà Nội và TP.HCM ghi nhận có sự thay đổi khác biệt. Trong khi nguồn cung TP.HCM giảm mạnh thì tại Hà Nội tăng 10% so với năm ngoái. Lượng giao dịch ở cả 2 thị trường đều tăng trên 20%, cụ thể TP.HCM là 28% và Hà Nội là 20%. Tỷ lệ hấp thụ với các dự án chào bán mới tại TP.HCM là 76%.

Giá bán bất động sản sơ cấp tại Hà Nội và TP.HCM duy trì đà tăng trong 18 tháng dịch bệnh. Ảnh: Chí Hùng.

Ở góc độ nhà đầu tư, ông Trần Khánh Quang, Tổng giám đốc Công ty CP Bất động sản Việt An Hòa cho rằng hiện nay, giao dịch của thị trường đang có xu hướng tạm lắng có kiểm soát. Các nhà đầu tư đều có sự chuẩn bị sẵn sàng với khối lượng giao dịch giảm 80%.

"Chính vì vậy không có tình trạng giảm giá bán ồ ạt. Nếu có giảm giá thì chỉ diễn ra đối với các sản phẩm trị giá trên 20 tỷ đồng. Chủ sở hữu có thể cân nhắc giảm 3-5% với điều kiện người mua đến thương lượng trực tiếp", ông Quang nói.

Phân tích về diễn biến thị trường trong thời gian tới, ông Trần Khánh Quang cho rằng với kịch bản Việt Nam kiểm soát được dịch bệnh vào tháng 10 thì trong 3 tháng tiếp theo đó, thị trường bất động sản sẽ đi ngang. Sau giai đoạn này, thị trường sẽ ghi nhận một cơn sốt nhẹ kéo dài 3 tháng với giá bất động sản tăng từ 15-20% và giá đi xuống từ từ trong 6 tháng tiếp theo.

Trên phương diện từ phía chủ đầu tư, ông Ngô Quang Phúc, Tổng giám đốc Công ty Phú Đông Group cho rằng những nhà đầu tư mua bất động sản hiện nay vẫn kỳ vọng sản phẩm sẽ tăng giá tốt.

Trong bối cảnh dịch bệnh, các giao dịch đang được tạm dừng nhưng chưa tình trạng giảm giá bán. Nhiều nhà đầu tư có tiềm lực tài chính tốt vẫn đang chuẩn bị sẵn sàng để có thể mua các bất động sản chất lượng mà trước đây họ không có cơ hội tiếp cận. Xem thêm về thiết kế nhà xinh sài gòn https://nhaxinhsaigon.com/

Nhà đầu tư thứ cấp giảm giá bán

Đối với thị trường nhà ở thứ cấp, một khảo sát nhanh của CBRE cho thấy ở khu vực phía Đông TP, thị trường đã hấp thụ một nguồn cung rất lớn khoảng 3 năm trước và thu hút nhiều nhà đầu tư bất động sản về khu vực này.

Kết quả khảo sát cho thấy xuất hiện một số dự án nhà ở có nhiều nhà đầu tư chấp nhận bán giá thấp hơn so với kỳ vọng.

Giá bán thứ cấp tại một số dự án căn hộ ở TP Thủ Đức ghi nhận giảm. Ảnh: Quỳnh Danh.

"Có trường hợp một căn hộ có giá vốn 5 tỷ đồng được nhà đầu tư rao bán vào thời điểm trước dịch Covid-19 là 6,5 tỷ đồng, tương đương mức chênh 30%. Tuy nhiên, hiện nay sản phẩm này đang được rao còn 6-6,2 tỷ đồng. Có thể nói đây là cơ hội cho những người mua đang có niềm tin rằng giá bất động sản sẽ giảm", ông Võ Huỳnh Tuấn Kiệt dẫn chứng.

Mặc dù vậy, ông Kiệt khẳng định tình trạng này không xuất hiện như một trào lưu, diễn ra ồ ạt mà chỉ có ở một số dự án đơn lẻ. Các dự án tại những khu vực có vị trí đẹp như Thủ Thiêm, Thảo Điền hoàn toàn không có trường hợp xuống giá. CBRE cũng không ghi nhận tình trạng giảm giá bán tại Hà Nội.

Theo ông Ngô Quang Phúc, khả năng giảm giá bán có thể xảy ra đối với những nhà đầu tư đang ôm quá nhiều bất động sản. Khi tình hình dịch bệnh phức tạp, đòn bẩy tài chính của các nhà đầu tư này bị ảnh hưởng buộc họ phải giảm lợi nhuận hoặc bán hòa vốn.

"Sẽ có một số sản phẩm không giảm giá và một số sản phẩm phải giảm giá nhiều một chút. Tuy nhiên, tôi cho rằng sẽ có rất ít trường hợp muốn bán cắt lỗ", ông Phúc nói thêm.

Đọc bài về thiết kế biệt thự hiện đại đẹp nhất thế giới https://nhaxinhcenter.com.vn/biet-thu-hien-dai/10-mau-thiet-ke-biet-thu-hien-dai-dep-nhat-the-gioi.html

Theo Zingnews

Tuesday, August 10, 2021

VNDirect: Thị trường nhà ở phía Nam ấm dần từ 2022

VNDirect: Thị trường nhà ở phía Nam ấm dần từ 2022


Đây là đánh giá của VNDirect dựa vào ưu đãi vay ngân hàng và nhu cầu nhà ở của người dân đô thị khu vực phía Nam.
Theo báo cáo mới công bố của VNDirect về ngành bất động sản, đơn vị này nhận định thị trường bất động sản đang gặp khó khăn tạm thời trong quý III do đợt dịch Covid-19.

Tuy nhiên, công ty chứng khoán này nhận định thị trường sẽ nhanh chóng tăng trưởng mạnh mẽ trở lại ngay khi dịch bệnh được kiểm soát.

Theo quan sát của VNDirect, có 3 yếu tố thúc đẩy nhu cầu bất động sản nhà ở trong nửa cuối năm 2021 và năm 2022. Cụ thể là nguồn cung bất động sản đang dần hồi phục nhờ nới lỏng pháp lý, trong khi nguồn cầu cũng được thúc đẩy mạnh mẽ bởi thị trường phục hồi trên diện rộng. Cùng với đó là lãi suất vay mua nhà duy trì ở mức thấp và cơ sở hạ tầng đang được tăng tốc phát triển.

Tại thị trường phía Nam, sau khi một số quy định mới được ban hành trong 2020 như Nghị định 148 và Luật Xây dựng sửa đổi 2020, công ty chứng khoán này kỳ vọng nguồn cung căn hộ mới tại TP.HCM có thể phục hồi từ 2022 với mức tăng 26,2% so với cùng kỳ trong 2022 và 55,7% so với cùng kỳ trong 2023.

Phân khúc trung cấp được dự đoán đóng góp 30-50% vào tổng nguồn cung. Thị trường nhà ở tại ngoại thành TP.HCM như Cần Giờ, Nhà Bè, Bình Chánh và TP Thủ Đức sẽ tiếp tục đáng chú ý trong nửa cuối 2021 và năm 2022 nhờ vào các dự án phát triển cơ sở hạ tầng. Xem thêm về công ty thiết kế biệt thự 3 tầng https://bietthu3tang.com/

TP Thủ Đức tiếp tục được kỳ vọng là khu vực với nguồn cung bất động sản chính cho thị trường TP.HCM trong năm 2022. Ảnh: Quỳnh Danh.

Bên cạnh đó, các nhà đầu tư đang tìm kiếm cơ hội mới tại các thị trường lân cận TP.HCM như Long An và Đồng Nai trong bối cảnh giá bán tăng cao cùng với nguồn cung khan hiếm tại TP.HCM. Theo DKRA, trong nửa đầu 2021 thị trường nhà xây sẵn tại Đồng Nai diễn ra sôi động với hơn 3.700 căn mở bán mới, chiếm 67% nguồn cung mới của phía Nam, theo đó là Long An với 630 căn mở bán mới, chiếm 11% nguồn cung phía Nam.

Với tình hình thị trường trong năm 2022 được đánh giá khả quan, đơn vị này cho rằng giá nhà ở sơ cấp khó có thể giảm trong tương lai do chi phí phát triển dự án gồm tiền đền bù và chi phí tài chính tăng cao trong bối cảnh dự án kéo dài trong các năm qua và chi phí nguyên vật liệu xây dựng đang tăng mạnh.

Các chủ đầu tư được khuyến nghị tiếp tục đưa ra các chính sách bàn giao tốt hơn, hỗ trợ kéo dài tiến độ thanh toán để kích cầu thay vì giảm giá bán sơ cấp. VNDirect dự báo giá bán căn hộ sơ cấp tại TP.HCM sẽ tăng chậm lại, khoảng 1-4% so với cùng kỳ ở tất cả các phân khúc, ngoại trừ phân khúc hạng sang.

Đối với thị trường phía Bắc, VNDirect kỳ vọng nguồn cung căn hộ mới tại Hà Nội tăng 40% so với cùng kỳ đạt khoảng 25.000 căn trong 2021 nhờ đóng góp ổn định từ các đại dự án của Vinhomes, Sunshine Empire (2.200 căn) và Gamuda City (2.000 căn).

Đối với thị trường nhà liền thổ, các tỉnh lân cận Hà Nội như Hưng Yên sẽ là điểm sáng của thị trường trong 2021-2022. Vinhomes cũng dự kiến mở bán một khu đô thị 460 ha tại Hưng Yên trong nửa cuối 2021.

Giá nhà ở tại Hà Nội được dự báo tăng chậm lại trong nửa cuối 2021 sau cơn sốt đất diện rộng vào đầu năm. Sau cơn sốt đất khắp Hà Nội, giá đất tăng trung bình 14,5% so với cùng kỳ trong 4 tháng đầu năm 2021, thậm chí giá đất tại một số nơi ghi nhận tăng đột biến như Đông Anh (tăng 75,5%) Thanh Trì (tăng 25,6%).

Tuy nhiên, giá nhà đất tại Hà Nội có dấu hiệu tăng trưởng chậm lại trong quý II, trung bình tăng nhẹ 2,5%. Chính vì vậy, VNDirect tin rằng trong nửa cuối 2021 giá bán nhà đất tại Hà Nội sẽ tiếp tục tăng trưởng chậm lại nhờ cơ quan quản lý siết chặt tại các vùng sốt đất. Trong khi đó, giá căn hộ sơ cấp tại Hà Nội sẽ duy trì đà tăng lành mạnh khoảng 4-6% so với cùng kỳ trong nửa cuối 2021 và năm 2022.

Đọc bài về công ty thiết kế nhà xinh sài gòn https://nhaxinhsaigon.com/

Theo Zingnews

Monday, August 9, 2021

HoREA đề nghị giảm 2%/năm lãi vay bất động sản

HoREA đề nghị giảm 2%/năm lãi vay bất động sản


Ngoài giảm lãi suất, HoREA cũng đề nghị các ngân hàng thương mại xem xét không chuyển nhóm nợ (nợ xấu) đối với khoản vay quá hạn.

Trong bối cảnh nhiều doanh nghiệp gặp khó khăn do tác động của đại dịch Covid-19, Hiệp hội bất động sản TP.HCM (HoREA) đề nghị Ngân hàng Nhà nước và các ngân hàng thương mại xem xét hỗ trợ các doanh nghiệp, bao gồm giảm lãi suất cho vay khoảng 2%/năm cho các doanh nghiệp bất động sản, nhà đầu tư, khách hàng vay mua nhà. Các ngân hàng thương mại được đề nghị xem xét không chuyển nhóm nợ (xấu hơn) đối với các khoản vay đến hạn.

Đồng thời, HoREA đề nghị các ngân hàng thương mại xem xét, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp, trong đó có doanh nghiệp bất động sản được tiếp cận các khoản vay mới để triển khai thực hiện dự án.

Các ngân hàng thương mại cũng được đề nghị xem xét không chuyển nhóm nợ (xấu hơn) đối với các khoản vay đến hạn. Ảnh: Quỳnh Danh.

Các ngân hàng thương mại xem xét cho nhà đầu tư, khách hàng mua nhà, mua sản phẩm bất động sản được tiếp tục vay theo hợp đồng vay tín dụng đã ký; hỗ trợ cho vay tín dụng đối với các khách hàng mua nhà ở thương mại có giá trung bình, giá thấp, hoặc nhà ở xã hội.

Số liệu của Ngân hàng Nhà nước thống kê trong 6 tháng đầu năm, dư nợ tín dụng đối với hoạt động kinh doanh bất động sản đạt 672.224 tỷ đồng. Trong đó, dư nợ tín dụng đối với các dự án khu đô thị, dự án phát triển nhà đạt 166.561 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng gần 25%.

Ngoài chính sách lãi suất, Hiệp hội cũng đề nghị Bộ Tài chính và Tổng cục Thuế xem xét hỗ trợ về thuế, tiền sử dụng đất. Cụ thể, Hiệp hội đề nghị Bộ Tài chính xem xét trình Chính phủ cho phép giãn tiến độ nộp tiền sử dụng đất dự án nhà ở thương mại cho đến hết năm 2021, nhằm giảm bớt khó khăn cho các doanh nghiệp do tác động của đại dịch, góp phần kéo giảm giá nhà.

Thứ hai, Hiệp hội đề nghị cho phép bù trừ lãi từ hoạt động chuyển nhượng bất động sản với lỗ từ hoạt động sản xuất kinh doanh khi xác định thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp; xem xét chưa thu thuế cho thuê nhà của cá nhân trong năm 2021.

Đọc bài về công ty thiết kế nhà xinh sài gòn https://nhaxinhsaigon.com/

Theo Zingnews

Wednesday, August 4, 2021

Biến động giá BĐS TP. Thủ Đức sau 6 tháng thành lập

Biến động giá BĐS TP. Thủ Đức sau 6 tháng thành lập


Giá nhà đất ở Thủ Đức vốn đã cao nay lại càng cao hơn kể từ khi khu vực này được nâng cấp lên thành phố. Nhiều người hi vọng, dịch bệnh Covid – 19 sẽ khiến giá nhà đất ở đây tụt giảm nhưng thực tế thì ngược lại.

Khu Đông luôn là tâm điểm nhà đất của thị trường TP.HCM trong 5 năm vừa qua. Đặc biệt từ thời điểm 2020, giá đất khu Đông đã bắt đầu có hiện tượng tăng mạnh trở lại sau thời gian ổn định khi có thông tin xác nhập 3 quận khu Đông thành TP. Thủ Đức. Giai đoạn này, giá đất các khu vực quận 9, Thủ Đức, quận 2 (cũ) tăng phi mã lên 30- 50% với đất nền, nhà phố.

Giai đoạn 6 tháng đầu năm 2021 khi TP. Thủ Đức chính thức được thành lập, giá nhà đất tại đây tiếp tục leo thang. Theo tìm hiểu của Batdongsan.com.vn, một số khu vực nóng về đất nền như Trường Thọ, Thạnh Mỹ Lợi, Bình Thọ, Linh Trung đang tiệm cận mức gần 100 triệu đồng/m2 . Cụ thể, giá đất vùng đỉnh tại phường Trường Thọ gần 100 triệu đồng/m2, khu Thạnh Mỹ Lợi hiện nay là từ 120 -300 triệu đồng/m2, tăng 40-60% so với cùng kỳ 2020. Tuyến đưỡng Võ Văn Ngân có giá 160-180 triệu đồng/m2, Khu  Linh Chiểu, Bình Thọ, Hiệp Bình Chánh có giá đất trung bình từ 70 -160 triệu đồng/m2. Khu vực đường Phạm Văn Đồng đoạn qua phường Hiệp Bình Chánh có giá từ lên đến 120 – 130 triệu đồng/m2, khu vực Quốc lộ 13, đoạn qua quận 9 và Thủ Đức có gia từ 80 -105 triệu đồng/m2, tuyến Hồ Văn Ngân (Linh Trung) có giá đất vào khoảng 103 triệu đồng/m2 còn các tuyến khác như Đặng Văn Bi, Nguyễn Văn Bá (Bình Thọ) đã chào bán giá đất nền ở mức 135 -150 triệu đồng/m2.

Giá căn hộ tại TP. Thủ Đức liên tục tăng mạnh trong thời gian trước cả khi có thông tin chính thức lên thành phố. Ảnh minh họa

Không chỉ với đất nền, giá bán căn hộ tại TP.Thủ Đức cũng tăng cao. Dòng sản phẩm căn hộ hạng A từ tầm giá 50 triệu đồng/m2 nay điều chỉnh tăng lên mức gần 90 -100 triệu đồng/m2; căn hộ hạng B từ 30 triệu đồng/m2 nay đã tiệm cận mức giá  từ 50 -60 triệu đồng/m2. Trong năm 2021, có hai dự án căn hộ mới gia nhập thị trường Tp.Thủ Đức đều có giá hơn 100 triệu đồng/m2, đáng chú ý một trong số đó có vị trí trên khu vực quận Thủ Đức (cũ) nơi giá căn hộ trung bình chỉ khoảng 35 -45 triệu đồng/m2. Giá bán căn hộ trong một dự án đô thị lớn ở khu vực Nguyễn Xiển, Trường Lưu đã chạm ngưỡng 60 - 70 triệu đồng/m2 dù cách đây khoảng 2 năm, cao nhất cũng chỉ tầm 35 triệu đồng/m2.

Trong báo cáo mới đây của Hội môi giới BĐS Việt Nam, ông Nguyễn Văn Đính, Tổng thư ký Hội môi giới  cho biết, TP. Thủ Đức là một trong những khu vực có mức độ tăng giá nhà đất mạnh nhất trên địa bàn TP.HCM. Thành phố này hiện cũng đang vắng bóng các dự án thuộc phân khúc bình dân, ngược lại phân khúc cao cấp dần chiếm sóng. Nếu so với 2019, giá bán căn hộ tại một số vùng thuộc TP.Thủ Đức đã bị đẩy lên cao gấp 2 lần. Cách đây 3 năm, giá căn hộ tại các quận 2, 9, Thủ Đức (nay thuộc TP Thủ Đức) cao nhất khoảng 35 triệu đồng /m2 thì nay giá tại đây ghi nhận mức thấp nhất 40 triệu đồng/m2 và giá nhà chung cư trung bình đã vọt lên 60 triệu đồng/m2.

Thậm chí, cùng với các dự án ở đô thị Thủ Thiêm, một số dự án căn hộ ra mắt trong thời gian gần đây đã cán mốc 100 – 160 triệu đồng/m2. Mức giá chưa bao giờ có đối với những sản phẩm căn hộ chung cư ở đây. Ở phân khúc nhà liền thổ, shophouse từ mức giá dưới 100 triệu đồng một m2 năm 2019, đến nay shophouse tại TP.Thủ Đức đã có giá trên dưới 200 triệu đồng/m2. Các sản phẩm nhà liền kề cũng có giá cán mốc 100 triệu đồng/m2. Xem bài về thiết kế nhà xinh sài gòn https://nhaxinhsaigon.com/

Tiềm năng phát triển hạ tầng và sự xuất hiện ngày càng nhiều dự án quy mô khiến BĐS khu vực TP. Thủ Đức dự báo sẽ còn tiếp tục sôi động. Ảnh minh họa

Tuy tăng giá nhanh là vậy nhưng theo tìm hiểu từ Batdongsan.com.vn, trong 6 tháng qua, khu vực này không có biến động lớn về hạ tầng, cũng không có gì thay da đổi thịt. Tại khu vực phường Trường Thạnh (quận 9 cũ) quanh nhiều tuyến đường vẫn trong tình trạng đất bỏ hoang, cỏ mọc, nhiều khu vực còn chưa có đường bê tông, thiếu hạ tầng và cả các dự án nhà ở hiện đại nhưng, chỉ lác đát vài căn nhà trọ bình dân. Dịch vụ dân sinh và hạ tầng kỹ thuật gần như không có chuyển biến nhưng đất mặt tiền tại đây nhiều nơi đang được rao bán với giá lên đến gần 100 triệu đồng/m2. Với những dự án đất nền nằm gần kề, kết nối với tuyến đường này cũng đang có giá trên dưới 50 triệu đồng/m2. Mức giá này đã gấp gần chục lần so với thời điểm cách đây 10 năm.

Nhìn nhận về giá BĐS tại TP. Thủ Đức, bà Nguyễn Hương, TGĐ Công ty BĐS Đại Phúc Land cho biết, trên thực tế trong thời gian qua đã có sự điều chỉnh mặt bằng giá tăng khá nhanh tại các địa bàn TP. Thủ Đức. Nhìn về trung và dài hạn, có thể thấy khu Đông còn rất nhiều dư địa tăng giá đi theo sự phát triển của thành phố mới. Hiện tại chúng ta mới ở trong 6 tháng đầu tiên khi thành phố thành lập, do ảnh hưởng từ dịch bệnh nên nhiều kế hoạch triển khai nguồn lực đầu tư hạ tầng của khu vực bị gián đoạn. Tuy nhiên trong thời gian tới hạ tầng sẽ tiếp tục được đẩy mạnh, các mục tiêu kinh tế xã hội cùng với hàng loạt dự án lớn đang được triển khai đang được thực thi trong thời gian tới đây sẽ khiến cho tiềm năng phát triển của thành phố là rất lớn và kéo theo dư địa tăng giá sẽ còn tiếp tục gia tăng trong tương lai.

Tuy nhiên bà Hương Nguyễn cho rằng, cần có thời gian để hạ tầng và dịch vụ của thành phố mới chuyển động. Vậy nên nhà đầu tư khi tham gia thị trường này nên cân nhắc hướng phát triển dài hạn, cần dựa trên nguồn lực tài chính bản thân để lựa chọn sản phẩm phù hợp cũng như hướng đi đường dài. Kỳ vọng lợi nhận của thị trường này rất lớn nhưng phù thuộc vào sự tăng trưởng kinh tế và hạ tầng khu vực. Vậy nên hướng tới đầu tư trung – dài hạn sẽ đảm bảo an toàn và bền vững cho nhà đầu tư.

Xem bài về mẫu biệt thự hiện đại có hồ bơi https://nhaxinhcenter.com.vn/biet-thu-hien-dai/biet-thu-hien-dai-co-ho-boi-anh-nghia-cu-chi.html

Theo thanhnienviet