Wednesday, May 27, 2020

Thị trường phục hồi, phân khúc bất động sản nào vẫn ảm đạm?

Thị trường phục hồi, phân khúc bất động sản nào vẫn ảm đạm?


Thị trường bất động sản đang từng bước chứng kiến sự phục hồi khi nhiều dự án mới được giới thiệu, các dự án cũ tung bảng hàng mới. Tuy nhiên, thị trường mặt bằng bán lẻ cho thuê tại Hà Nội vẫn hiu hắt khách thuê.

Đến thời điểm hiện tại, Việt Nam đã cơ bản kiểm soát được dịch bệnh Covid-19 sau nhiều ngày không ghi nhận ca nhiễm mới trong cộng đồng và chưa có ca tử vong. Theo Bộ Y tế, Việt Nam đang bước vào trạng thái “bình thường mới”, vừa tập trung phục hồi, phát triển kinh tế, vừa không chủ quan trong phòng, chống dịch hiệu quả. Thị trường bất động sản cũng theo đà đó phục hồi. Các dự án nhà ở được giới thiệu, mở bán tiếp trên thị trường. Thế nhưng bất động sản nghỉ dưỡng và mặt bằng bán lẻ cho thuê - những phân khúc chịu ảnh hưởng nặng nề của đại địch Covid-19 đang có sự chuyển biến trái ngược nhau. Hiện bất động sản nghỉ dưỡng đang có những tín hiệu khởi sắc khi mới đây, Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch (Tổng cục Du lịch) phối hợp với các địa phương phát động Chương trình “Người Việt Nam đi du lịch Việt Nam”, triển khai từ 1/6 - 31/12/2020. Các thị trường du lịch trọng điểm cũng tung ra hàng loạt chương trình kích cầu. 

Thế nhưng, bất động sản bán lẻ vẫn đang chật vật sau dịch. Theo tìm hiểu của Batdongsan.com.vn, dù nhịp sống đã nhộn nhịp trở lại, đại dịch đã được kiểm soát và có dấu hiệu hạ nhiệt nhưng trên nhiều con phố tấp nập kinh doanh, buôn bán của Hà Nội như Tràng Thi, Hàng Bông, Hàng Đường, Hàng Ngang, Lương Văn Can, Hàng Đào, Hàng Buồm, Hàng Gai, Chợ Đồng Xuân (Hoàn Kiếm), Kim Mã, Liễu Giai, Núi Trúc (Ba Đình), Chùa Bộc, Thái Hà, Thái Thịnh, Ô Chợ Dừa (Đống Đa), Cầu Giấy, Trần Đăng Ninh, Nguyễn Khánh Toàn (Cầu Giấy), Nguyễn Trãi, Lương Thế Vinh, Khương Hạ (Thanh Xuân) Bùi Xương Trạch, Định Công (Hoàng Mai)… vẫn còn nhiều mặt bằng bỏ trống, treo biển cho thuê.

Sau dịch, thị trường mặt bằng bán lẻ cho thuê tại Hà Nội vẫn hiu hắt khách thuê. 

Anh Phạm Luyến (chủ một quán ăn trên phố Thái Thịnh) cho biết dịch bệnh Covid-19 đã khiến thu không đủ bù chi, dẫn đến thua lỗ nên anh buộc phải trả mặt bằng vào đầu tháng 3. Ngay khi đợt cách ly kết thúc, chủ mặt bằng đã gọi điện mời anh thuê tiếp cùng với đó là những ưu đãi như giá thuê rẻ hơn, chỉ phải đóng 3 tháng tiền nhà thay vì nửa năm như trước đây. Tuy nhiên, anh Luyến cho rằng dù Việt Nam đã kiểm soát được dịch bệnh nhưng tình hình tại nhiều nước trên thế giới vẫn phức tạp, Covid-19 lại chưa có vaccine, nên anh Luyến lo sợ dịch bệnh bùng phát thêm lần nữa. Do đó, anh quyết định chưa mở lại cửa hàng. Hiện mặt bằng anh từng thuê trên phố Thái Thịnh vẫn đang để trống dù chủ nhà tích cực rao cho thuê. 

Tương tự, ông N.V.Hưởng, chủ một căn nhà mặt phố 3 tầng ở Đào Duy Từ (Hàng Buồm, Hoàn Kiếm) có giá thuê 5.000 USD/tháng, cũng rao thuê hơn 2 tháng nay nhưng chưa có khách hỏi thuê. Nhiều năm trước, mặt bằng này “hot” tới mức không cần thông qua môi giới, ông Hưởng chỉ cần treo biển là có khách hỏi thuê. Nhưng đến nay, sau 2 tháng kết hợp cả treo biển, nhờ môi giới, rao thuê trong các hội nhóm nhưng căn nhà có vị trí mặt phố đắc địa này vẫn đang để trống. Ông Hưởng cho biết: “Các hoạt động đã trở lại bình thường nhưng vẫn chưa có khách thuê khiến tôi rất sốt ruột. Một nguồn thu nhập thụ động không nhỏ của gia đình tôi đã biến mất trong mấy tháng qua”. Đây cũng là thực trạng đang diễn ra ở nhiều con phố kinh doanh sầm uất khác của Hà Nội sau đại dịch. 

Lý giải về thực trạng nhà mặt phố vẫn hiu hắt khách thuê, bà Hoàng Diệu Trang, Quản lý Cấp cao, Dịch vụ Cho thuê Thương mại, Savills Hà Nội cho biết, thực tế trên là hệ quả của hai nguyên nhân chính: sự gián đoạn chuỗi cung ứng và sự tái cấu trúc hoạt động kinh doanh của chủ thuê. Trước đây, những địa điểm có hoạt động kinh doanh nhộn nhịp như khu vực trung tâm Hà Nội luôn trong tình trạng khan hiếm mặt bằng cho thuê và giá thuê tương đối cao. Tuy vậy, dịch bệnh Covid-19 đã khiến gần 50% số lượng khách thuê trả lại mặt bằng. Hơn nữa, lệnh đóng cửa, kiểm soát biên giới của Trung Quốc đã gây ảnh hưởng nặng tới nguồn cung cấp hàng cho các hoạt động kinh doanh tại khu phố trung tâm, khiến cho việc tiếp tục buôn bán là gần như không thể. 

Trong trường hợp không có khách, việc giảm giá cho thuê cũng chưa đủ để duy trì hoạt động kinh doanh tại đây. Đơn cử, ngành thời trang với nguồn hàng nhập từ Trung Quốc, phục vụ giới trẻ thường tập trung nhiều ở trục phố Hàng Bông, Kim Mã, và hai mảng thị trường lớn ở Cầu Giấy và Đống Đa bị ảnh hưởng không nhỏ. Và sự ảnh hưởng này sẽ là ảnh hưởng mang tính dây chuyền.

Trên khía cạnh vĩ mô về sự phát triển của thị trường bán lẻ sau dịch bệnh, Việt Nam phụ thuộc nhiều vào tình trạng kiểm soát Covid-19 của các nước trong chuỗi cung ứng đặc biệt là Trung Quốc. Việc xử lý dịch bệnh của những nước này sẽ tác động đến sự phục hồi thị trường bán lẻ trong nước. Nếu nguồn hàng và việc kiểm soát dịch bệnh tại đây vẫn chưa đạt được mức độ an toàn tuyệt đối, bất động sản thương mại vẫn sẽ bị ảnh hưởng trong một thời gian không thể tính theo ngày, mà theo tháng, bà Trang nhấn mạnh.

Đọc thêm về Nhà Xinh | 500 mẫu thiết kế kiến trúc nội thất nhà xinh đẹp 2020

Theo thanhnienviet

Sunday, May 24, 2020

Nhà đầu tư vẫn âm thầm “săn” đất nền có sổ đỏ

Nhà đầu tư vẫn âm thầm “săn” đất nền có sổ đỏ


Có lẽ đây là phân khúc trở lại thị trường mạnh mẽ hơn cả sau thời điểm dịch bệnh được kiểm soát.

Ghi nhận ở các thị trường cho thấy, các NĐT đã bắt đầu tìm kiếm các dự án đất nền đã có sổ hoặc các nền đất riêng lẻ trong dân. Trong khi đất dự án chưa có sổ có phần chững hơn.

Tại Tp.HCM, hiện một số dự án đất nền có giá từ 4-6 tỉ đồng/nền đang được chào bán ra thị trường ngay sau thời điểm dịch bệnh được kiểm soát. Dù chưa thể hiện rõ giao dịch nhưng sự quan tâm của người mua bắt đầu bắt nhịp với hoạt động của CĐT dự án. Ghi nhận tại một dự án đất nền tại Q.Tân Bình, Q.Thủ Đức vào thời điểm cuối tuần lượng khách đi xem dự án đã khá đông. Trong đó có những giao dịch được chốt trong ngày.

Hầu hết các doanh nghiệp triển khai dự án ở thời điểm này là đã sở hữu quỹ đất trước đó khá lâu. Với việc khan hiếm dòng sản phẩm mới ra thị trường nên các nền đất đã ra được sổ ở khu vực TP giá đã ở ngưỡng khá cao. Tuy nhiên, bên cạnh người mua ở thực thì có lượng khách mua đầu tư chờ giá lên, bán lại cho người có nhu cầu ở thực.


Trong khi tại thị trường tỉnh lân cận Tp.HCM, hoạt động mua bán đất nền cũng ghi nhận rục rịch trở lại. Các khu vực như Nhơn Trạch, Long Thành, Phú Mỹ… có giao dịch lẻ tẻ ở thời điểm này. Trong đó, cả NĐT và người mua thực đều ưu tiên đất có sổ.

Một số loại hình khác như đất nông nghiệp giá từ 600-700 triệu đồng/công cũng phát sinh giao dịch ở giai đoạn này. Tuy nhiên, theo các môi giới, dường như NĐT chưa mạnh dạn “xuống tiền” như thời điểm chưa dịch. Đa số vẫn ở trạng thái nghe ngóng, chờ đợi tín hiệu tốt lên của thị trường. Vì thế, có thể phải mất khoảng thời gian nữa thì hoạt động mua bán mới trở lại như bình thường.

Chưa kể, bản thân các nền đất pháp lý rõ ràng, đã ra sổ thì NĐT cũng trong tâm lý là giữ hàng chứ không bán ra ở giai đoạn này. Vì thế, cũng khá khan hiếm sản phẩm dạng này trên thị trường thứ cấp. Trong khi hàng của CĐT bán ra cũng chỉ mới nhỏ giọt ở giai đoạn này.

Khách quan mà nói, so với các phân khúc khác trên thị trường thì đất nền vẫn được giới đầu tư địa ốc ưa chuộng. Đây cũng là phân khúc có nhịp độ “bắt sóng” lại thị trường nhanh hơn sau thời điểm thị trường bị biến động. Bởi sức mua để đầu tư, nhất là ở loại hình giá vừa phải trên dưới 2 tỉ đồng/nền vẫn luôn hiện hữu trên thị trường. Có chăng, NĐT có tiền vẫn còn trong tâm thế là chờ đợi giá hợp lý hơn hoặc chờ những sản phẩm độ chắc ăn về pháp lý cũng như vị trí tốt mới “xuống tiền”.

Theo ghi nhận, dòng tiền của NĐT hiện nay khi bỏ tiền vào đất cũng khá là đa dạng, linh hoạt. Thay vì mua đất ở một, hai khu vực thì họ phân bổ dòng tiền ở nhiều khu vực khác nhau để tính toán đến độ an toàn của dòng tiền. Trong đó, tâm lý của NĐT lâu năm là vẫn muốn sở hữu đất nền khu vực Tp.HCM, dù giá cao nhưng khả năng ra hàng cho đối tượng người mua ở thực dễ dàng hơn. Vì thế, có những nền đất ghi nhận ở thời điểm này lên đến 5-6 tỉ đồng/nền/ diện tích khoảng 80-100m2, NĐT dày vốn vẫn mua vào và chờ cơ hội trong tương lai.

Theo dự báo thị trường quý 2 năm 2020 của DKRA Vietnam, đất nền vẫn là phân khúc được NĐT ưa chuộng trong thời gian sắp tới. Phân khúc này dự báo vẫn sẽ tiếp tục khan hiếm và không có nhiều dự án mới mở bán. Trước tác động của dịch Covid-19 lên các hoạt động kinh tế và đời sống, sức cầu chung của thị trường nhìn chung suy giảm do áp lực tài chính và tâm lý thận trọng của các NĐT. Tuy nhiên, xét về dài hạn tâm lý sở hữu đất nền vẫn còn khá lớn trên thị trường. Và chính sự khan hiếm cũng đẩy mức giá bán của loại hình này trên thị trường sơ cấp tăng lên.

Giá thứ cấp của thị trường đất nền cũng không giảm đi vì nhu cầu còn lớn, trong khi NĐT cũng không vội vàng bán sản phẩm trong vài ba tháng dịch bệnh. Khảo sát cho thấy, các nền đất bán ra dưới giá kì vọng lợi nhuận diễn ra khá ít trên thị trường, không đại diện cho một xu hướng rõ nét. Hầu hết những nền đất đã có sổ NĐT vẫn ôm hàng, giữ hàng, chỉ một số ít cần tiền gấp mới bán ra.

Với tình trạng khan cung cùng với các thông tin hạ tầng giao thông xuất hiện sau thời điểm dịch bệnh, có một số dự báo có thể xảy ra tình trạng sốt đất nền cục bộ tại khu vực Tp.HCM. Tuy nhiên, trong chỉ đạo mới đây của UBND TP sẽ không để xảy ra tình trạng sốt BĐS sau thời điểm dịch bệnh.

Theo các chuyên gia, việc sốt BĐS cũng khó diễn ra bởi sau dịch dòng tiền của NĐT cũng theo xu hướng ổn định, an toàn chứ khó đột biến, ồ ạt. Việc bán được sản phẩm còn phụ thuộc vào chiến lược NĐT, vị trí của dự án.

Đọc thêm Nội thất đẹp | 1001 mẫu thiết kế nội thất nhà đẹp hot nhất 2020

Theo ICTVietnam

Thursday, May 21, 2020

Lý do nhà phố khởi động sớm hậu giãn cách xã hội

Lý do nhà phố khởi động sớm hậu giãn cách xã hội


TP HCM - Các chung cư mới lập mặt bằng giá cao hơn trước đã phần nào thúc đẩy các giao dịch nhà liền thổ vài tuần sau khi cách ly xã hội.

Vài tuần sau thời gian hạn chế tiếp xúc bán hàng do cách ly để phòng Covid-19,  một số sàn địa ốc bán nhà phố bắt đầu tăng nhẹ mãi lực trở lại sau nhiều tháng thất thu và ế ẩm. Ông Nguyễn Lộc Hạnh, Tổng giám đốc Công ty cổ phần Đầu tư Bất động sản Ngọc Châu Á lý giải các nguyên nhân khiến giới đầu tư và người mua sớm quay trở lại với kênh bất động sản liền thổ.

Giá căn hộ mới mở bán vẫn tiếp tục leo thang

Trong những tháng đầu năm, nhiều chung cư mở bán ở các địa bàn ven Sài Gòn đã bị đẩy lên mức giá kịch trần bất chấp tác động của đại dịch. Đây là cú sốc đối với nhóm nhà đầu tư theo trường phái chờ bắt đáy bất động sản vì trông đợi các tín hiệu giảm tốc nhưng giá nhà vẫn tăng.

Khi giá nhà ở bị các chủ đầu tư đẩy lên, giới đầu tư lập tức phân hóa thành 2 nhóm. Nhóm một là những người bảo thủ, tiếp tục chờ cơ hội mua nhà giảm giá. Nhóm hai, những người chủ động hơn về dòng vốn, quyết định chọn phương án đổ tiền vào nhà phố khi các dự án mở bán đang tung rất nhiều gói khuyến mãi, hỗ trợ lãi suất, giãn tiến độ thanh toán...

Thị trường nhà liền thổ TP HCM. Ảnh: Vũ Lê.

Nhà liền thổ ít bị tác động khi khủng hoảng

Phân khúc nhà phố tại Sài Gòn là một kênh đầu tư truyền thống được ưa chuộng khi có những biến động thị trường xảy ra nhờ đặc tính giữ giá tốt. Đây cũng là kênh trú ẩn an toàn theo tâm lý của đa số người Việt.

Trong chu kỳ 3-4 năm gần đây, giá nhà phố tại các khu vực vùng ven như Gò Vấp, Bình Tân, Thủ Đức hay các quận số xa trung tâm như quận 8, 9, 12 hoặc các huyện kém phát triển như Bình Chánh, Cần Giờ tăng trung bình từ 30-50% thậm chí một số nơi biên độ tăng lên đến 100%.

Với đặc tính ít bị mất giá lúc khủng hoảng xảy ra và trong trường hợp sốt đất, tài sản này tăng giá nhanh hơn các bất động sản khác, nhà liền thổ đóng vai trò như thỏi nam châm hút vốn khi giãn cách xã hội được dỡ bỏ. Người mua thậm chí cũng bỏ qua điểm yếu rất lớn của nhà phố là giá trị tài sản quá cao, tính bằng đơn vị chục tỷ đồng nhưng dòng tiền khai thác hoặc cho thuê lại cực thấp. 

Nhà liền thổ được trợ lực bởi bệ phóng hạ tầng

Sau khi nới lỏng cách ly và tiến tới hoàn toàn dỡ bỏ giãn cách xã hội, chính quyền TP HCM công bố hàng loạt dự án hạ tầng dự kiến triển khai trong thời gian tới. Các yếu tố hạ tầng nhằm mục đích giãn dân mà nhà nước đẩy mạnh được ví như cú hích tinh thần, cải thiện tâm lý cho thị trường bất động sản và diễn biến này ít nhiều tác động đến mãi lực của nhà phố.

Các công trình hạ tầng tùy theo tiến độ nhanh hay chậm, quy mô lớn hay nhỏ, đều có tác động làm thay đổi mặt bằng giá bất động sản, đặc biệt là nhà liền thổ sẽ phản ứng trước tiên. Hạ tầng cũng là cầu nối kéo người ở về các khu dân cư đang định hình. Điều này lý giải vì sao thanh khoản nhà liền thổ thường phục hồi nhanh khi thị trường thiết lập trạng thái bình thường mới.

Quỹ đất dành cho nhà phố ít dần

Xét trong tầm nhìn một thập niên tới, theo quy hoạch của TP HCM, chung cư được ưu tiên triển khai vì phù hợp với tình hình phát triển mới. Hiện các chủ đầu tư cũng có xu hướng chú trọng phát triển loại hình chung cư nhiều hơn nhà liền thổ.

Vì vậy, nhà liền thổ ven Sài Gòn ngày càng ít lại và trở thành phân khúc tiêu dùng của giới nhà giàu. Nhóm khách hàng này cũng miễn nhiễm với các tác động của đại dịch. Do đó, họ có nhiều điều kiện mua hàng sớm nhất khi giãn cách xã hội được dỡ bỏ.

Bên cạnh đó, ông Hạnh chia sẻ các điểm cần lưu ý nhằm tránh rủi ro khi đổ tiền vào nhà liền thổ.

gười mua nên thận trọng chọn những sản phẩm có pháp lý rõ ràng, đã có sổ đỏ, giấy phép xây dựng nếu đang xây.

Khách hàng nên đặt các câu hỏi về chính sách hỗ trợ tài chính một cách trực tiếp với chủ đầu tư. Chẳng hạn như thời gian bàn giao giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và quyền sở hữu nhà. Hoặc có ngân hàng cho vay hay không? Nếu ngân hàng cho vay trên 60% giá trị sản phẩm thì đây là bất động sản có giá trị ngang hoặc cao hơn giá trị thị trường. Vì nguyên tắc định giá cho vay của ngân hàng là 70% trên giá thị trường và cho vay 70% trên giá thẩm định...tương đương 50-60%.

Tiêu chuẩn hoàn thiện cũng cần được đặc biệt lưu tâm. Ví dụ như nhà cũ hay mới, nhà thô hay hoàn thiện? Giữa việc bàn giao thô hay hoàn thiện sẽ chênh lệch nhau từ 1,2-1,5 tỷ đồng và đây không phải là số tiền nhỏ. Tuy nhiên, khá nhiều khách hàng sơ suất không để ý đến điều này. Giao nhà hoàn thiện về hệ thống kỹ thuật ME (điện nước), nội thất ốp bên trong khá là chi tiết và nhiều khung giá khác nhau. Vì vậy, nếu chủ đầu tư bàn giao nhà hoàn thiện thì khách hàng nên ưu tiên cho việc này.

Đọc thêm mẫu thiết kế nhà đẹp https://nhaxinhcenter.com.vn/thiet-ke-nha-dep.html

Theo vnexpress

Monday, May 18, 2020

Căn hộ ở TP.HCM được ngân hàng BIDV rao 15 triệu/m2 vẫn ế

Căn hộ ở TP.HCM được ngân hàng BIDV rao 15 triệu/m2 vẫn ế


Hồi tháng 2, BIDV rao bán 65 căn hộ ở dự án Era Town nhưng chưa thể thanh lý toàn bộ tài sản. Trong lần đấu giá mới này, nhà băng giảm giá khởi điểm 5%.

Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) mới đây tiếp tục thông báo bán phát mại 55 căn hộ tại dự án chung cư Kỷ Nguyên (The Era Town) ở số 15B đường Nguyễn Lương Bằng, phường Phú Mỹ, quận 7, TP.HCM. Dự án có diện tích hơn 10 ha, gồm 9 tháp với hơn 3.000 căn hộ, được bàn giao năm 2013.

The Era Town là dự án do Công ty Đức Khải làm chủ đầu tư với tổng vốn đầu tư gần 4.800 tỷ đồng. Vị trí dự án nằm cuối đường Nguyễn Lương Bằng, cách khu đô thị Phú Mỹ Hưng 5 km và trung tâm quận 1 khoảng 12 km.

Hồi tháng 2, BIDV đã rao báo 65 căn hộ thuộc dự án Era Town nhưng chưa thể thanh lý toàn bộ tài sản. Do đó, trong lần đấu giá mới này, ngân hàng quyết định giảm giá bán 5%. Giá khởi điểm 55 căn hộ Era Town do phía ngân hàng đưa ra dao động từ 2,1 tỷ đồng đến 5,3 tỷ đồng.

Thời hạn nộp hồ sơ đấu giá là 22/8. Người đăng ký phải ký quỹ tối thiểu 10% giá khởi điểm đề nghị. Nhà băng lựa chọn người mua theo nguyên tắc giá chào mua cao nhất.

Các căn hộ này có diện tích lớn từ 136 m2 đến 368 m2. Đơn giá đấu giá khởi điểm bình quân là 14-15 triệu đồng/m2.

Hầu hết mỗi căn đều có từ 3 phòng ngủ trở lên, phòng khách và nhà bếp, nhà vệ sinh được thiết kế rộng rãi.

Tuy nhiên, phần hành lang bên ngoài lại khá hẹp chỉ rộng khoảng 1,2 m ngang.

Mỗi block được trang bị 4 thang máy cho cư dân di chuyển.

Dù chủ đầu tư đã hoàn thành và đưa vào sử dụng từ năm 2013, hiện tại phần tầng trệt của block A2, A3 chỉ hoàn thành phần thô chưa được đưa vào sử dụng.

"Cứ mưa lớn là công viên nội khu tại đây bị ngập nước rất lâu cho đến khi có nhân viên tới quét dọn thì tình hình mới được cải thiện", Bá Can (cư dân tại đây) chia sẻ.

Hiện giá sang nhượng các căn hộ Era Town có diện tích dưới 100 m2 trên một số website rao tin bất động sản từ 20 triệu đồng/m2.

Đọc thêm bài về định mức 1776 https://nhaxinhcenter.com.vn/tin-tuc/dinh-muc-1776-bxd-vp.html

Theo Zing

Thursday, May 14, 2020

Bất động sản Hong Kong và Singapore lao dốc, kéo tụt thị trường châu Á

Bất động sản Hong Kong và Singapore lao dốc, kéo tụt thị trường châu Á


Thị trường bất động sản thương mại tại những khu vực đắt đỏ nhất châu Á đang hứng chịu tác động từ dịch Covid-19.

Theo South China Morning Post, sự sụt giảm đầu tư vào lĩnh vực bất động sản thương mại tại Hong Kong và Singapore đóng vai trò lớn trong đợt suy thoái lớn nhất một thập kỷ qua tại thị trường châu Á. Cú trượt dốc cho thấy các nhà đầu tư đang thận trọng hơn và có xu hướng "giữ tiền" để vượt qua đại dịch Covid-19.

Theo Công ty phân tích đầu tư Real Capital Analytics, các khoản đầu tư trên 10 triệu USD đã giảm 50% xuống còn 21,3 tỷ USD trong quý I so với một năm trước đó. Đây là sự sụt giảm mạnh nhất trong ngành kể từ quý II năm 2010.

Suy giảm đã phản ánh tâm lý bi quan trong giới đầu tư tại các thị trường trọng điểm châu Á, khi các biện pháp khóa cửa đất nước để chống dịch vẫn được thắt chặt và làm tê liệt hệ thống kinh tế khu vực.

Khối lượng giao dịch bất động sản thương mại ở Hong Kong giảm 74% chỉ trong giai đoạn đại dịch. Ảnh: SCMP.

Xu hướng gần đây cho thấy các nhà đầu tư đang tìm kiếm thị trường mới ở Hàn Quốc hoặc Nhật Bản. Ông Stuart Crow, Giám đốc điều hành thị trường vốn khu vực châu Á - Thái Bình Dương tại JLL, cho biết: "Nhiều nhà đầu tư đã tạm dừng rót vốn do môi trường kinh doanh thiếu chắc chắn, và hoạt động giao dịch cũng bị ảnh hưởng theo".

Ông cũng dự đoán xu hướng giảm này này sẽ vẫn tiếp tục trong quý II, và khả năng phục hồi khối lượng giao dịch có thể tăng trong nửa cuối năm.

JLL cho biết đầu tư vào bất động sản thương mại ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương giảm hơn 1/3 xuống còn 29,5 tỷ USD trong quý đầu năm 2020. CBRE - công ty đầu tư bất động sản tại Mỹ - cũng cho thấy mức giảm 25,4% xuống 22 tỷ USD, mức thấp nhất trong 3 năm gần đây.

Trong số 6 thị trường bất động sản phát triển trong khu vực, Hong Kong là nơi hứng chịu tác động nặng nề nhất với khối lượng giao dịch giảm 74%, theo báo cáo của JLL. Hai vị trí tiếp theo là Singapore với mức giảm 68% và Trung Quốc lao dốc 61%.

Nhu cầu thuê văn phòng tại Hong Kong, đặc biệt tại khu vực trung tâm, chứng kiến mức giảm kỷ lục. Ảnh: Winson Wong/SCMP.

Chỉ có một vài giao dịch nổi bật trên thị trường, trong đó bao gồm một khu phát triển giá 4,4 tỷ USD được mua bởi Hong Kong Land và thỏa thuận mua lại LG Twin Towers trị giá 1,1 tỷ USD bởi GIC của Singapore.

Theo các chuyên gia tư vấn tài sản, nhu cầu bất động sản bán lẻ suy yếu nhiều nhất với khối lượng giao dịch giảm 39%, tài sản văn phòng giảm 35% và tài sản khách sạn giảm 22%.

Regina Lim, Giám đốc điều hành thị trường vốn tại JLL, trả lời SCMP: "Tác động của dịch Covid-19 lên thị trường đầu tư có thể sẽ rõ ràng hơn trong quý II, khi các nhà đầu tư tập trung vào danh mục đầu tư hiện tại và tìm kiếm những cơ hội phù hợp".

Đọc thêm xây nhà trọn gói

Theo Zing

Thursday, April 23, 2020

Đất nền tỉnh lẻ: Thanh khoản giảm, giá bán đi ngang

Đất nền tỉnh lẻ: Thanh khoản giảm, giá bán đi ngang


Đất nền tỉnh lẻ giáp ranh TP.HCM đã ghi nhận sự sụt giảm cả về giao dịch và giá, còn tại phía Bắc các thị trường vệ tinh giáp ranh Hà Nội giá vẫn đi ngang.

Những năm gần đây, sức nóng của bất động sản phía Bắc không chỉ tập trung ở thị trường Hà Nội mà còn lan rộng ra các thị trường vệ tinh giáp ranh thủ đô. Dữ liệu của Batdongsan.com.vn công bố vào năm 2019 cho thấy từ tháng 1/2015 đến tháng 12/2018, lượng tin đăng rao bán bất động sản tại các tỉnh thành phía Bắc tăng trưởng 20 lần. Tâm điểm của sự tăng trưởng lượng tin đăng này có thể kể đến là các tỉnh thành Bắc Ninh, Hưng Yên, Bắc Giang…

Tuy nhiên, diễn biến phức tạp của dịch bệnh Covid-19 khiến phân khúc đất nền, đất thổ cư tại những thị trường này đang giảm mạnh thanh khoản nhưng giá vẫn đi ngang, chưa có dấu hiệu quay đầu giảm.

Đơn cử, kết quả khảo sát thực tế của PV tại thị trường Bắc Ninh cho thấy, những vị trí đắc địa của khu vực thành phố vẫn giữ nguyên mức giá chào bán thời điểm cuối năm 2019. Nhà riêng mặt tiền đường Ngọc Hân Công Chúa được rao bán từ 80-95 triệu đồng/m2, đất tại Khả Lễ, Bồ Sơn có mặt tiền kinh doanh đường Bình Than giá rao bán là 40-50 triệu đồng/m2. Đất vị trí đẹp tại Ninh Xá vẫn giữ nguyên mức giá chào bán là 35-45 triệu đồng/m2.

Hay tại huyện Yên Phong (Bắc Ninh) – huyện có diện tích lớn nhất tỉnh, nơi tập trung nhiều khu công nghiệp quy mô lớn với sự hiện diện của các doanh nghiệp tên tuổi trong và ngoài nước như Samsung, Viglacera, Orion, Vinamilk, Dongsi, Dawon Vina, Mobase, Hansol, Ottogi, KCC… giá đất nền dự án đang đi ngang, chưa giảm so với cuối năm 2019. Tam Đa New Center giá rao bán trung bình vẫn dao động từ 12-15 triệu đồng/m2, Long Châu Riverside hiện vẫn được rao bán phổ biến từ 15-18 triệu đồng/m2, đất nền Yên Trung – Thụy Hòa vẫn được rao bán từ 12 triệu đồng/m2…

Trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19, tại phía Bắc các thị trường vệ tinh giáp ranh Hà Nội chỉ mới ghi nhận thanh khoản giảm, giá vẫn đi ngang. Ảnh: Duy Bách

Tại Hưng Yên, đất tại đường Lương Định Của, Tạ Quang Bửu, Tôn Thất Tùng thuộc phường An Tảo vẫn giữ nguyên mức giá của năm ngoái, từ 19-26 triệu đồng/m2. Đất mặt đường Huỳnh Thúc Kháng (phường Lam Sơn) được rao bán từ 23-25 triệu đồng/m2. Đất tại đường An Vũ, Nguyễn Biểu, Nguyễn Văn Linh (phường Hiến Nam), giá chào bán dao động từ 20-28 triệu đồng/m2…

Đất dự án Hưng Yên cũng không có biến động giá theo hướng tăng hoặc giảm từ khi dịch bệnh bùng phát. Phố Nối Sunshine có giá bán không thay đổi so với năm ngoái, những nền đẹp dao động phổ biến từ 15-18 triệu đồng/m2, từ 20-26 triệu đồng/m2 với lô góc, đắc địa; dự án khu đô thị Lạc Hồng Phúc có giá bán từ 8-12 triệu đồng/m2, giá trung bình của New City Phố Nối vẫn là 10-13 triệu đồng/m2…

Tại Bắc Giang, dòng căn hộ cao cấp hướng tới đối tượng chuyên gia làm việc tại các khu công nghiệp như Green City, Aqua Park, Saigontel, Dreamtown vẫn được chào giá dao động từ 12-18 triệu đồng/m2. Đất nền khu vực thành phố Bắc Giang với hàng loạt dự án như Đồng Cửa, Bách Việt Lake Garden, khu đô thị Cầu Gồ, Kosy Bắc Giang… giá vẫn giữ nguyên, dao động từ 10-22 triệu đồng/m2… Mức giá của thời điểm này không tăng và cũng không bị sụt giảm so với quý 4/2019. 

Dịch bệnh Covid-19 khiến thị trường bất động sản cả nước đang rơi vào giai đoạn trầm lắng nhất trong 5 năm trở lại đây, các thị trường tỉnh lẻ không là ngoại lệ. Một nhà đầu tư Hà Nội chuyên “chinh chiến” các thị trường tỉnh là ông N.V.Đáng cho biết trong hoàn cảnh dịch bệnh thì những thị trường lớn như Hà Nội, TP.HCM, Đà Nẵng, Nha Trang… sẽ chịu tác động trước tiên do tốc độ phát triển và dòng tiền đầu tư, đầu cơ tập trung chính ở đây, kế đến mới là các thị trường tỉnh.

Ở thời điểm hiện tại, các thị trường tỉnh lẻ mới chứng kiến thanh khoản sụt giảm mạnh do người mua ở thực và dân đầu tư có tâm lý e ngại việc tụ tập đông người để đi xem đất. Tuy nhiên, giá đất tại đây vẫn đang đi ngang. Theo nhà đầu tư này, nếu dịch bệnh tiếp tục kéo dài trong những tháng tới, gây ảnh hưởng lớn đến kinh tế, thu nhập người dân thì khả năng cao giá đất tại thị trường tỉnh sẽ bắt đầu giảm. 

Đọc thêm về công ty thiết kế nội thất https://nhaxinhcenter.com.vn/gioi-thieu.html

Theo ThanhnienViet

Wednesday, April 22, 2020

Bất động sản nghỉ dưỡng tụt dốc thê thảm, đại gia chết đắng bên bờ biển

Bất động sản nghỉ dưỡng tụt dốc thê thảm, đại gia chết đắng bên bờ biển


- Theo DKRA Việt Nam, quý I, lượng giao dịch condotel và biệt thự biển đồng loạt giảm mạnh trên 90% so với cuối năm 2019 do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19.

DKRA Việt Nam vừa công bố báo cáo diễn biến thị trường bất động sản nghỉ dưỡng 3 tháng đầu năm 2020. Thống kê từ DKRA Việt Nam cho thấy, lượng tiêu thụ cả condotel và biệt thự biển đều tụt dốc thê thảm.

Khảo sát của đơn vị này cho thấy thị trường biệt thự biển trong quý I chỉ có nguồn cung mới khoảng 16 căn, bằng 3% so với quý trước và bằng 8,5% so với cùng kỳ năm 2019. Tỷ lệ tiêu thụ nguồn cung mới đạt 4 căn, chỉ bằng 1,6% lượng tiêu thụ so với quý trước. Nguồn cung và lượng tiêu thụ chỉ đến từ một dự án tại Phú Quốc.

Trong cả 3 tháng đầu năm 2020, mức tiêu thụ condotel chỉ đạt 25 căn, giảm hơn 95% so với quý trước, thậm chí giảm đến 98% so với cùng kỳ năm ngoái.

Cũng theo đơn vị này, trước diễn biến phức tạp của dịch bệnh, các chủ đầu tư không tổ chức hoạt động truyền thông, bán hàng. Vì vậy nguồn cung sơ cấp khiêm tốn trên thị trường hiện nay chủ yếu đến từ những dự án đã được mở bán trước đó. Song hầu hết dự án này tiêu thụ rất chậm.

Ở phân khúc condotel, quý I chỉ ghi nhận một dự án mới được mở bán trước Tết Nguyên đán (tháng 1/2020), cung ứng ra thị trường 82 căn condotel, bằng 3,9% so với quý trước và bằng 4,7% so với cùng kỳ năm 2019. Mức tiêu thụ đạt 25 căn, giảm hơn 95% so với quý trước, thậm chí giảm đến 98% so với cùng kỳ năm ngoái.

Nguồn cung sơ cấp và lượng tiêu thụ tập trung ở các thị trường quen thuộc đã mở bán trước đó như Khánh Hòa, Bình Thuận... Tuy nhiên, sức cầu chung tiếp tục suy giảm từ năm 2019 kéo dài đến quý đầu năm 2020 và mãi lực chỉ ghi nhận ở mức rất thấp.

Theo dự báo của Công ty DKRA Việt Nam, trong quý II thị trường vẫn không có nhiều cửa sáng. Ở phân khúc bất động sản nghỉ dưỡng, nguồn cung mới biệt thự biển và condotel có thể sẽ lên đến khoảng 200 - 300 căn đối với biệt thự biển và khoảng 600 - 800 căn đối với condotel. Các dự án đa phần vẫn tập trung ở những thị trường quen thuộc như Bình Thuận, Khánh Hòa, Phú Quốc, Bà Rịa-Vũng Tàu và Đà Nẵng. Trong khi đó, sức cầu chung tiếp tục xu hướng giảm từ cuối quý I và duy trì ở mức rất thấp trong quý II.

Đọc thêm nhà cấp 4 mái thái https://nhaxinhcenter.com.vn/tin-tuc/mau-nha-cap-4-mai-thai.html

Theo vietnamnet