Sunday, January 23, 2022

Giá bất động sản TP Thủ Đức tăng liên tục sau một năm

Giá bất động sản TP Thủ Đức tăng liên tục sau một năm


Việc TP Thủ Đức được thành lập đã thúc đẩy giá bán bất động sản ở hàng loạt phân khúc ở khu vực này tăng rất nhanh trong một năm qua.

TP Thủ Đức là một trong những khu vực có quỹ đất rộng hiếm hoi còn lại nằm liền kề khu vực trung tâm hiện hữu của TP.HCM. Một năm qua, các dự án căn hộ đang được mở bán và đất thổ cư tại đây tăng giá chóng mặt, khiến cơ hội sở hữu nhà của người dân TP ngày càng bị thu hẹp.

Báo cáo về thị trường bất động sản tại TP.HCM năm 2021 của DKRA cho thấy trong năm 2021, TP Thủ Đức dẫn đầu thị trường về nguồn cung căn hộ với 58% tổng nguồn cung. Tỷ trọng này giảm nhẹ so với năm trước nhưng đây vẫn là mức rất cao.

Ở phân khúc nhà phố và biệt thự, TP Thủ Đức cũng dẫn đầu về nguồn cung và lượng tiêu thụ với 45% tổng nguồn cung mới của TP.HCM. Đọc bài về thiết kế nhà xinh https://inhaxinh.com/

Dòng sản phẩm căn hộ hạng sang với mức giá hơn 100 triệu đồng/m2 phát triển mạnh tại TP Thủ Đức. Ảnh: Chí Hùng.

Liên tục tăng giá mạnh

Bên cạnh đó, sự hấp dẫn của bất động sản tại đây cũng tăng vọt bất chấp những diễn biến khó lường và ảnh hưởng của đại dịch Covid-19.

Theo số liệu của Chợ Tốt Nhà, mức độ quan tâm của người mua nhà đến khu vực TP Thủ Đức tăng gấp hơn 2 lần chỉ trong vòng 3 tháng cuối năm 2021, khi các biện pháp giãn cách xã hội tại TP.HCM được gỡ bỏ. Điều này đẽ kéo theo sự tăng giá mạnh trong khu vực này với mức 6,8-8,4% tùy từng vị trí.

Báo cáo này cũng cho thấy so với năm 2020, giá căn hộ chung cư tại khu vực quận 9 cũ đến nay đã tăng 9% chỉ sau 1 năm, trong khi con số này ở quận 2 cũ là 5% và quận Thủ Đức cũ là 4%.

Ở phân khúc căn hộ, giá bán tại nhiều khu vực ở TP Thủ Đức đã vượt mức 200 triệu đồng/m2 với dòng sản phẩm hạng sang. Phân khúc căn hộ giá bán từ 50 tới hơn 100 triệu đồng/m2 ngày càng trở nên phổ biến.

Một trong những điểm đáng chú ý nhất tại thị trường bất động sản TP Thủ Đức trong năm vừa qua là kết quả đấu giá 4 lô đất ở Khu đô thị mới Thủ Thiêm do UBND TP.HCM đứng ra tổ chức với mức giá 37.350 tỷ đồng, cao gấp 7 lần giá khởi điểm. Đọc bài về thiết kế không gian nhà đẹp https://khonggiandep.pro/


Cụ thể, 4 lô đất mang số hiệu 3-5, 3-8, 3-9, 3-12 được các nhà đầu tư mua vào với giá trị lần lượt là 3.820 tỷ đồng, 4.000 tỷ đồng, 5.026 tỷ đồng và 24.500 tỷ đồng.

Vẫn còn rất nhiều câu hỏi cần được giải đáp xung quanh kế hoạch phát triển quỹ đất này của các đơn vị trúng đấu giá, nhưng đây vẫn là kết quả cho thấy sức hấp dẫn và sự kỳ vọng của các nhà đầu tư vào bất động sản Thủ Thiêm nói riêng và TP Thủ Đức nói chung.

Nói về sự trưởng thành của thị trường này, không thể không kể đến sự góp mặt của nhiều gương mặt chủ đầu tư lớn trong và ngoài nước với các dự án nhà ở có quy mô từ vài chục cho đến hàng trăm ha tại đây. Có thể kể đến Vinhomes, Masterise, Novaland, Capitaland, Vạn Phúc Land, Khang Điền, Son Kim Land, Keppel Land, Đại Quang Minh, Hưng Thịnh Corp, Tiến Phước...

Hạ tầng chưa tương xứng với giá bất động sản
Bình luận về tiềm năng phát triển của khu vực, ông Nguyễn Văn Đính - Phó tổng thư ký Hiệp hội BĐS Việt Nam - cho biết TP Thủ Đức đóng góp 30% GRDP cho TP.HCM và chiếm khoảng 7% GDP toàn quốc, trở thành hạt nhân thúc đẩy kinh tế TP.HCM nói riêng và cả nước nói chung.

Theo ông Đính, các dự án hạ tầng và quy hoạch TP Thủ Đức đang được thực hiện tốt là yếu tố thúc đẩy sự phát triển, tạo điều kiện kết nối đa phương thức giữa thành phố và các khu vực khác trong TP.HCM như tuyến metro số 1 và dự án cầu Thủ Thiêm 2.

"Tại 2 trung tâm công nghệ cao và công nghệ sinh thái tập trung tại quận 9 cũ, chuyên gia nước ngoài và các cấp quản lý làm việc tại đây được xem là nguồn cầu tiềm năng cho sản phẩm bất động sản", vị chuyên gia phân tích.

Thêm vào đó, cuối năm, một yếu tố quan trọng hậu thuẫn cho đà phục hồi của thị trường bất động sản là mặt bằng lãi suất thấp. Nhiều ngân hàng tung ra các gói lãi suất ưu đãi hấp dẫn, thậm chí chưa tới 6%/năm cho các khoản vay mua nhà.

TP Thủ Đức cần sự đầu tư mạnh hơn về hạ tầng giao thông và hạ tầng xã hội trong tương lai. Ảnh: Chí Hùng.

Các chuyên gia đánh giá mặt bằng giá bán bất động sản của TP Thủ Đức trong 3 năm qua tăng quá nhanh so với mặt bằng giá toàn TP.HCM, chỉ còn thấp hơn khu vực trung tâm thành phố, khá cao so với thu nhập của tầng lớp trung lưu.

Bình luận thêm về thị trường này, chuyên gia Nguyễn Khánh Quang cho rằng kết nối hạ tầng ở thành phố phía Đông hiện nay vẫn chưa tương xứng để phát triển các dự án cao cấp 4.000-5.000 USD/m2.

Trong bán kính 3 km quanh khu vực còn thiếu các tiện ích cao cấp về mặt xã hội như bệnh viện, trường học, khu vui chơi, tài chính... Chỉ tiện ích nội khu dự án chưa nói lên được giá trị của những sản phẩm cao cấp. Đây là điều mà Phú Mỹ Hưng đã thực hiện được một cách khá đồng bộ.

Đọc bài về thiết kế nội thất nhà xinh furniture https://nhaxinhfurniture.com/

Theo Zingnews

Thursday, January 20, 2022

TP.HCM: Thị trường văn phòng cho thuê dần phục hồi

TP.HCM: Thị trường văn phòng cho thuê dần phục hồi


Dịch bệnh Covid-19 đã tác động và ảnh hưởng tới phân khúc bất động sản văn phòng cho thuê. Tuy nhiên, theo đánh giá của Savills Việt Nam, thị trường văn phòng cho thuê tại TP.HCM đã ghi nhận xu hướng phục hồi trở lại với tình hình hoạt động đạt mức cao, giá thuê trung bình ở mức ổn định. 


Theo Báo cáo tổng quan thị trường quý 4/2021 của Savills Việt Nam, nguồn cung văn phòng cho thuê tại TP.HCM tăng trưởng ổn định. Tính đến quý 4/2021, tổng lượng cung thị trường đạt hơn 2,4 triệu m2, ổn định theo quý và tăng 5% theo năm.

Xu hướng dịch chuyển ra ngoài trung tâm tiếp diễn khi lượng cung mới ngoài khu vực trung tâm chiếm 84% tổng nguồn cung mới trong năm 2021, tăng 9% theo năm và chiếm 48% tổng lượng cung thị trường. Nguồn cung hạng B tăng trưởng mạnh nhất ở mức 6% theo năm, hạng C tăng 5%.

Tình hình hoạt động cho thuê văn phòng đã cải thiện trong quý 4-2021. Công suất toàn thị trường tăng 1 điểm phần trăm theo quý và giá thuê trung bình ở mức ổn định. Những dự án quy mô lớn mới tại khu vực ngoài trung tâm gia nhập thị trường trong 2 năm gần đây từng gặp khó khăn tìm khách thuê, nhưng đã cải thiện sau khi giãn cách xã hội kết thúc.

Công suất trung bình cho thuê của phân khúc văn phòng hạng A đạt 94%, hạng B 88%, đều tăng 1 điểm phần trăm theo quý.

Dịch Covid-19 đã ảnh hưởng tới thị trường văn phòng, nhưng tình hình hoạt động vẫn đạt mức cao, giảm 3 điểm phần trăm so với năm ngoái và giá thuê trung bình giảm 3% theo năm xuống còn 715.000 đồng/m2/tháng.

Báo cáo của Savill cũng cho thấy, các giao dịch lớn trên thị trường văn phòng cho thuê nằm ở nhóm khách hàng phân phối, công nghệ thông tin và truyền thông, sản xuất - những nhóm có chỉ số tăng trưởng cao. Đọc bài về thiết kế nhà xinh https://inhaxinh.com/

Những người sử dụng văn phòng thuộc về lĩnh vực tài chính, phân phối, bất động sản, tư vấn, chăm sóc sức khỏe... Phần lớn các công ty trong số các nhóm này là đều đang có xu hướng áp dụng mô hình làm việc kết hợp.

Bà Từ Thị Hồng An, Giám đốc Bộ phận Cho thuê Thương mại tại TP.HCM, cho biết thị trường văn phòng phục hồi sau giãn cách với nhu cầu cao và nguồn cung hạn chế. Văn phòng kết hợp trở nên ngày càng phổ biến như một giải pháp khả thi và tối ưu chi phí. Trong đó, ngành công nghệ thông tin là nhóm khách thuê năng động nhất, đang tìm kiếm diện tích thuê tại cả ba hạng văn phòng.

“Mặc dù nguồn cung khan hiếm, giá thuê gần như không tăng do tỷ lệ hấp thụ tại các văn phòng cỡ nhỏ đang chậm lại”, bà Hồng An cho biết.

Đánh giá về triển vọng phát triển của phân khúc này, Savills nhận định tới năm 2025, thị trường văn phòng sẽ ghi nhận thêm 550.000m2 diện tích sàn từ 21 dự án mới, trong đó 11 dự án ngoài trung tâm chiếm 48% tổng diện tích. Bốn dự án hạng A với quy mô lớn sẽ vào thị trường từ năm 2023 trở đi, với diện tích sàn trung bình 67.000 m2/dự án, chiếm 49% tổng nguồn cung tương lai.

FocusEconomics dự báo tăng trưởng GDP Việt Nam sẽ là 6,9%/năm từ 2022 đến 2024. Trung tâm dự báo nguồn nhân lực và thông tin thị trường lao động TP.HCM ước tính nếu dịch Covid-19 được kiểm soát tốt, nhu cầu lao động ở TP.HCM trong năm 2022 sẽ là 310.000 chỗ làm việc, tập trung chủ yếu từ ngành thương nghiệp, bất động sản và sản xuất điện tử.

Những ngành này cùng với ngành công nghệ thông tin và truyền thông cũng chiếm đa số nguồn vốn FDI mới và vốn FDI bổ sung trong năm 2021, nên nhiều khả năng sẽ trở thành những ngành trọng điểm tạo ra nhu cầu thuê văn phòng.

Đọc bài về thiết kế nội thất nhà xinh furniture https://nhaxinhfurniture.com/

Theo thanhnienviet

Monday, January 10, 2022

Nguồn cung căn hộ TP.HCM tăng trưởng trở lại, giá tăng hơn 15%

Nguồn cung căn hộ TP.HCM tăng trưởng trở lại, giá tăng hơn 15%


Trong 3 tháng cuối năm 2021, nguồn cung căn hộ TP.HCM tăng trưởng trở lại với 2.600 căn đến từ 9 dự án.

Theo báo cáo thị trường bất động sản TP.HCM của Cushman & Wakefield, các hoạt động mở bán đã sôi động trở lại sau 5 tháng giãn cách xã hội. Lượng mở bán mới trong quý IV/2021 đạt 2.600 căn đến từ 9 dự án, giảm 69% so với cùng kỳ năm ngoái nhưng tăng 54% so với quý trước.

Căn hộ hạng B với giá bán từ 1.800-3.000 USD/m2 tiếp tục chiếm ưu thế với 90% tổng nguồn cung mới với nhiều dự án đáng chú ý như Vinhomes Grand Park - Beverly, Celesta Heights và Moonlight Centre Point.

Dự án hạng A có giá trên 3.000 USD/m2 chiếm 10%, còn lại là các dự án mở bán mới như Thảo Điền Green và Define. Trong khi đó, phân khúc hạng C với giá dưới 1.800 USD/m2 không ghi nhận nguồn cung mới trong quý này.

Về lượng hấp thụ của thị trường, báo cáo cho biết tổng số căn bán được ghi nhận gần 3.000 căn. Thị trường có nguồn cầu tốt đến từ cả nhu cầu mua để ở và đầu tư. Hạng B vẫn là phân khúc hấp dẫn, chiếm 82% tổng lượng giao dịch nhờ sản phẩm đa dạng và chiến lược bán tốt của chủ đầu tư.

Hạng A chỉ chiếm 11% tổng lượng giao dịch, nhưng một số dự án hạng A tại TP Thủ Đức đã ghi nhận mức hấp thụ nhanh chóng do sản phẩm mở bán hạn chế và được coi là kênh đầu tư tốt trong thời kỳ lãi suất thấp như hiện nay. Xem bài về thiết kế không gian nhà đẹp https://khonggiandep.pro/

Về hiệu suất giá, thị trường đã chứng kiến giá trung bình tăng 9% theo quý và 15,3% theo năm.

Hạng A ghi nhận mức giá trung bình đạt 143,6 triệu đồng/m2, tương đương với 6.266 USD/m2, tăng 36% theo quý và 23% theo năm, nhờ lượng chào bán mới với mức giá rất cao trong quý này.

Phân khúc hạng B có mức giá ổn định 56,7 triệu đồng/m2, tương đương với 2.474 USD/m2; trong khi hạng C ghi nhận mức tăng 7% so với quý trước với 40,9 triệu đồng/m2, tương đương với 1.785 USD/m2.

Tính theo năm, cả hạng B và C đều ghi nhận mức tăng cao, lần lượt là 15% và 26% vì nhiều dự án chất lượng cao ở ngoại thành được mở bán như Vinhomes Grand Park - Beverly, The 9 Stellars và Picity High Park.

Bình luận về mảng cho thuê, Cushman & Wakefield đánh giá thị trường căn hộ cho thuê đã chịu tác động nặng nề từ Covid-19. Tuy nhiên, với kế hoạch dự kiến mở lại các đường bay quốc tế vào năm 2022 và tâm lý đầu tư đang tăng cao, thị trường căn hộ cho thuê được kỳ vọng sẽ phục hồi vào năm 2023.

Với điều kiện "bình thường mới" hậu Covid-19 tại TP.HCM, tiến độ xây dựng và các hoạt động mở bán đã sôi động trở lại, triển vọng thị trường năm 2022 được dự báo sẽ sáng sủa với khoảng 25.000-30.000 căn được mở bán trên thị trường.

"Gần đây, 4 khu đất ở Thủ Thiêm đã được đấu giá thành công. Điều này sẽ mở đầu cho thủ tục đấu giá các lô đất còn lại ở Thủ Thiêm và tạo ra nhiều cơ hội để mời gọi thêm các nhà đầu tư vào khu vực này, từ đó nâng cao bộ mặt tổng thể cho thị trường TP.HCM", báo cáo của Cushman & Wakefiled phân tích thêm.

Đọc bài thêm thiết kế nội thất nhà xinh furniture https://nhaxinhfurniture.com/

Theo Zingnews

Thursday, January 6, 2022

Bất động sản TP.HCM và lân cận năm 2022 diễn biến ra sao?

Bất động sản TP.HCM và lân cận năm 2022 diễn biến ra sao?


Cung và cầu đất nền tăng ở các tỉnh giáp ranh; Căn hộ tập trung TP.Thủ Đức, mặt bằng giá khoảng 3 tỷ; Nhà phố biệt thự giá khoảng 15 tỷ đồng/căn hút hàng…


Đây là dự báo của Công ty DKRA Vietnam nêu trong “Báo cáo toàn cảnh thị trường bất động sản Nhà ở TP.HCM và vùng phụ cận năm 2021”.

Theo đó năm 2022, nguồn cung mới và sức cầu của phân khúc đất nền có thể phục hồi và tăng so với năm 2021, tập trung chủ yếu ở các tỉnh giáp ranh như Long An, Đồng Nai, Bình Dương và Bà Rịa - Vũng Tàu trong khi TP.HCM tiếp tục duy trì sự khan hiếm. Đất nền tiếp tục được lựa chọn là kênh đầu tư hàng đầu.

Ở phân khúc căn hộ, nguồn cung mới có thể lên đến khoảng 30.000 căn, đặc biệt tăng mạnh ở TP.HCM và Bình Dương, riêng Long An và Tây Ninh nguồn cung mới có thể tiếp tục khan hiếm. Sức cầu tăng so với năm 2021, tuy nhiên vẫn còn khá thấp so với giai đoạn trước khi dịch bùng phát ở năm 2019. Tại TP.HCM, nguồn cung mới tập trung chủ yếu ở TP.Thủ Đức. Căn hộ hạng A và hạng B dẫn dắt thị trưởng trong khi nguồn cung căn hộ hạng C tiếp tục khan hiếm. Căn hộ hạng sang tăng mạnh và có thể xác lập mặt bằng giá mới.

Nguồn cung mới phân khúc nhà phố/biệt thự năm 2022 duy trì mức ổn định, tương đương năm 2021. Đồng Nai có thể tiếp tục dẫn đầu nguồn cung mới. Riêng tại TP.HCM, khu Đông vẫn chiếm tỷ trọng lớn trong nguồn cung của loại hình bất động sản gắn liền với đất. Những dự án nằm trong khu đô thị lớn, có hạ tầng giao thông kết nối tốt, được quy hoạch bài bản bởi chủ đầu tư uy tín và có giá trị khoảng 15 tỷ đồng/căn sẽ được ưu tiên lựa chọn.

Với bất động sản nghỉ dưỡng, nguồn cung mới condotel và biệt thự nghỉ dưỡng có thể tăng so với năm 2021, tập trung chủ yếu ở những thị trường quen thuộc như Bình Thuận, Bình Định, Bà Rịa - Vũng Tàu, Thanh Hóa. Sức cầu chung toàn thị trường vẫn là những thách thức, chưa có nhiều dấu hiệu tích cực để thay đổi đột biến. Bên cạnh đó, mô hình khu nghỉ dưỡng phức hợp (Integrated Resort) tiếp tục nhận được nhiều quan tâm. Đặc biệt, khách hàng tin tưởng vào thương hiệu quản lý vận hành quốc tế hơn những chương trình cam kết lợi nhuận. Đọc thêm bài về thiết kế không gian nhà đẹp https://khonggiandep.pro/

Tại buổi Báo cáo, TS. Võ Trí Thành – Chuyên gia kinh tế, Nguyên Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu kinh tế Trung ương (CIEM) nhận định, bất động sản sẽ tiếp tục là kênh tích sản được yêu thích trong tương lai. Năm 2022 là năm tích cực với thị trường bất động sản bởi 2 nguyên nhân: Thứ nhất là pháp lý, do có sửa nhiều luật như Luật Đất đai; Thứ 2 là quy hoạch giao thông, hạ tầng.

Lý giải nguyên nhân quy hoạch, ông Thành cho biết do cứ theo kế hoạch 5 năm (2021-2025) thì năm thứ 2 sẽ thực hiện nhanh hơn về hạ tầng. Một yếu tố quy hoạch khác la do các tỉnh thành thực hiện các quy hoạch trung tâm – thực chất là những đô thị kiểu mới.

Bên cạnh các yếu tố thuận lợi, Chuyên gia Võ Trí Thành cũng lưu ý về một số rủi ro của thị trường bất động sản hiện nay. Đầu tiên là rủi ro về tài chính khi nhiều doanh nghiệp bất động sản lựa chọn huy động vốn thông qua kênh phát hành trái phiếu nhưng ở Việt Nam lại chưa có tiêu chuẩn đánh giá về độ tín nhiệm của trái phiếu. Ngoài ra, bất động sản hiện đang trong tầm ngắm của các cơ quan quản lý, những giao dịch mang tính rủi ro sẽ bị xử lý khi pháp luật bất động sản đang quá độ và hoàn thiện.

Vị chuyên gia này cũng đưa ra lời khuyên cho nhà đầu tư với câu hỏi được nhiều nhà đầu tư quan tâm “nên đầu tư vào đâu”. Theo ông Thành, nếu muốn đầu tư vào đâu thì cần nhìn 4 yêu tố: Kết nối và tiềm năng kết nối; Sự quan tâm, quyết liệt của chính quyền địa phương; Sự quan tâm của “đại bàng”, nhà đầu tư lớn; Tiềm năng phát triển của vùng đất.

Đọc thêm bài về thiết kế nhà xinh furniture https://nhaxinhfurniture.com/

Theo thanhnienviet

Wednesday, January 5, 2022

Loạt chính sách hỗ trợ người mua nhà, xây nhà có hiệu lực từ tháng 1/2022

Loạt chính sách hỗ trợ người mua nhà, xây nhà có hiệu lực từ tháng 1/2022


Như vậy, những điểm mới của chính sách vay về nhà ở chỉ áp dụng với một số đối tượng cụ thể. Do vậy, người dân cần tìm hiểu xem mình có thuộc nhóm đối tượng được hỗ trợ ưu đãi về chính sách nhà ở của Chính phú không trước khi làm hồ sơ vay vốn tại ngân hàng.

Mới đây, Ngân hàng nhà nước đã ban hành 2 văn bản về nhà ở có hiệu lực từ tháng 1/2022. Nội dung cụ thể như sau:

Chỉ được vay tối đa 500 triệu để xây nhà

Ngày 30/11/2021, Ngân hàng nhà nước ban hành Thông tư số 20/2021/TT-NHNN (Thông tư 20) sửa đổi, bổ sung một số Điều của Thông tư số 25/2015/TT-NHNN hướng dẫn cho vay vốn ưu đãi thực hiện chính sách nhà ở xã hội. Thông tư quy định, khách hàng vay vốn ưu đãi để xây dựng mới hoặc cải tạo, sửa chữa nhà ở thì mức vốn cho vay tối đa 500 triệu đồng và không vượt quá 70% giá trị tài sản đảm bảo. Trước đó, Thông tư 25 không quy định mức vay tối đa đối với trường hợp xây mới, sửa chữa nhà ở. Như vậy, Thông tư 20 bổ sung thêm quy định mức trần cho vay 500 triệu đồng.

Mức vốn cho vay xây nhà, sửa nhà không quá 500 triệu đồng.

Bên cạnh đó, Khoản 1 Điều 16 Nghị định 100/2015/NĐ-CP nêu rõ, các đối tượng được hưởng chính sách hỗ trợ về nhà ở xã hội bao gồm: Người có công với cách mạng; Người lao động làm việc tại các doanh nghiệp trong và ngoài khu công nghiệp; Người thu nhập thấp, hộ nghèo, cận nghèo ở thành thị; Sĩ quan, hạ sĩ quan công an, quân đội; Cán bộ, công chức, viên chức. Đọc bài về không gian nhà đẹp https://khonggiandep.pro/

Nâng thời hạn cho vay lên tối đa 25 năm

Thông tư 20 cũng quy định, khách hàng được vay vốn để xây mới, cải tạo và sửa chữa nhà ở theo thời hạn đã thỏa thuận với ngân hàng nhưng không quá 25 năm kể từ ngày giải ngân khoản vay đầu tiên. Trước đó, Thông tư 25 quy định thời hạn cho vay tối thiểu là 15 năm, không quy định thời hạn vay tối đa.

Về lãi suất cho vay, Thông tư 20 cũng quy định rõ: Không vượt quá 50% lãi suất cho vay bình quân của các ngân hàng thương mại trong cùng thời kỳ. Như vậy, Thông tư 20 đã thu hẹp phạm vi để tính toán mức lãi suất. Cụ thể, mức lãi suất cho vay sẽ căn cứ vào lãi suất bình quân của các ngân hàng thương mại thay vì phạm vi rộng là “các ngân hàng” như quy định cũ.

Thông tư số 20/2021/TT-NHNN có hiệu lực kể từ ngày 20/01/2022.

Được vay lãi suất 4,8%/năm để mua nhà

Ngân hàng nhà nước cũng vừa ra Quyết định 1956/QĐ-NHNN, trong đó ấn định mức lãi suất của các ngân hàng thương mại áp dụng trong năm 2022 đối với dư nợ các khoản vay hỗ trợ nhà theo Thông tư 11/2013 là 4,8%/năm. Như vậy, mức lãi suất này vẫn được giữ ổn định như năm 2021 nhưng giảm 0,2% so với năm 2019 và năm 2020. Thông tư 11/2013 quy định rõ, đối tượng được vay vốn từ các ngân hàng thương mại và hưởng mức lãi suất trên bao gồm:

Cán bộ, công chức, viên chức và người thu nhập thấp cần vay vốn để mua nhà ở xã hội; thuê, mua nhà ở thương mại diện tích dưới 70m2, giá bán dưới 15 triệu đồng/m2.

Cán bộ, công chức, viên chức, công nhân, người lao động có thu nhập thấp nhưng khó khăn về mua nhà ở; khi mua nhà ở thương mại tại các dự án phát triển nhà ở, dự án đầu tư xây dựng khu đô thị trên địa bàn đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt có tổng giá trị hợp đồng mua bán không quá 1,05 tỷ đồng…

Quyết định số 1956/QĐ-NHNN có hiệu lực kể từ ngày 01/01/2022.

Đọc bài về thiết kế nội thất nhà xinh furniture https://nhaxinhfurniture.com/

Theo thanhnienviet

Monday, January 3, 2022

Mất ngủ vì ôm nhiều đất, cuối năm cơn sốt dội về vội thoát hàng

Mất ngủ vì ôm nhiều đất, cuối năm cơn sốt dội về vội thoát hàng


Nghe thông tin sốt đất trở lại, chị Thuỳ lại rao bán mảnh đất đã đầu tư vài năm nhưng từ cơn sốt đầu năm đến giờ vẫn chưa gặp khách dù mảnh đất của chị ở khu vực người ta nói sốt nóng hầm hập, tăng giá từng ngày.

Sốt ảo đẩy giao dịch xuống đáy?

Chỉ một thời gian ngắn, sau giãn cách xã hội thị trường bất động sản bắt đầu sôi động. Càng về cuối năm thị trường càng nóng. Nhiều phân khúc bất động sản từ đất nền, liền kề, biệt thự, chung cư… đều có xu hướng tăng giá chóng mặt.

Anh T.Công có nhu cầu mua đất ở Hà Nội, sau cơn sốt đất đầu năm anh hy vọng khi hết giãn cách giá sẽ giảm ít nhiều nhưng không ngờ giá đất hiện nay lại tăng vọt.

“Trước giãn cách tôi có tìm hiểu tại một dự án được giới thiệu gần 100 triệu đồng/m2 đến tháng 11 vừa qua hỏi lại thì được báo giá đã tăng lên 140 triệu đồng/m2. Môi giới còn quả quyết rằng nếu tôi không chốt nhanh thì chỉ 1-2 tháng sau sẽ không mua được giá 140 triệu đồng/m2 nữa” – anh Công nói.

Thị trường bất động sản cuối năm nóng hầm hập, sốt đất lại "bùng" ở nhiều khu vực giá tăng vọt

Cũng như anh Công nhiều người dân phải lắc đầu ngao ngán trước cơn sốt tăng phi mã của bất động sản thời gian qua. Đọc bài về tạp chí nhà đẹp https://tapchinhaxinh.com.vn/

Giá nhà liền kề, biệt thự tại những dự án khu đô thị thuộc các huyện ngoại thành Hà Nội như Hoài Đức, Gia Lâm, Đông Anh, Ba Vì, Quốc Oai… cũng đang được chào bán giá rất cao từ chục tỷ đến vài chục tỷ có dự án giá ngang ngửa với đất khu vực nội thành. 

Trong khi giá rao bán tăng lên từng ngày thì lại có thực tế không ít nhà đầu tư muốn nhân cơ hội chốt lời nhưng không tìm được người mua.

Chị M.Thuỳ (Cầu Giấy, Hà Nội), mua một mảnh đất ở Bát Tràng vài năm trước. Từ đầu năm thấy tình hình sốt đất chị rao bán ngay nhưng không ai mua. Từ tháng 10 lại nghe thông tin đất sốt trở lại chị đẩy mạnh rao bán nhưng đến nay vẫn chưa gặp khách dù mảnh đất của chị nằm sát ngay dự án Ecopark được nhiều môi giới giới thiệu sốt nóng cả năm qua.

“Ai ai cũng nói đất sốt lắm sốt vừa nhưng tôi rao bán mảnh đất cả năm nay mà ì ạch có ai mua đâu. Giá tôi rao bán còn thấp hơn so với thị trường nhưng không bán được” – chị Thuỳ nói.

Ở Bắc Giang, trái ngược với việc nhà đầu tư liên tiếp tham gia các cuộc đấu giá đất trên để “ôm” được thật nhiều đất thời gian trước thì hiện nay một nhà đầu tư bắt đầu thoát hàng. Nhiều thông tin rao bán giảm 3 – 4 triệu đồng/m2 đối với những lô đất đã “ôm” trước đó để thu hồi vốn. Nhưng theo một môi giới địa phương giao dịch thực tế chậm, không nhiều.

Vào tháng 3/2021, Thanh Hoá đang trong cơn sốt đất, giá đất được báo tăng lên theo từng tuần, thậm chí từng giờ. Thời điểm đó, anh V.Minh quyết định xuống tiền mua lại vài nền đất giá mỗi nền từ 1 -1,3 tỷ tính “lướt sóng” trong một, vài tháng. Anh cho biết, nhà đầu tư trước mua giá chỉ khoảng 700-900 triệu/nền và sang tay cho anh chỉ sau hơn 1 tháng. Nhưng thị trường nhanh chóng “xì hơi”. Chỉ đến khoảng giữa tháng 4, đất Thanh Hoá hạ nhiệt. Lúc này anh Minh rao bán mỗi nền đất chỉ chênh 100 triệu nhưng không ai hỏi mua. Thậm chí anh sẵn sàng cắt lỗ mỗi nền 200-300 triệu cũng không thể thoát hàng. Hai tháng nay thấy thị trường nóng trở lại anh Minh tiếp tục rao bán nhưng vẫn phải “ôm” đất chờ khách.

Trong khi giá rao bán nhà đất tăng lên từng ngày thì lại có không ít nhà đầu tư muốn nhân cơ hội chốt lời nhưng không tìm được người mua

“Cứ nghe giá đất tăng, thiên hạ nháo nhác đi mua đất nhưng tôi thấy toàn là thổi giá ảo, đăng bán giá gốc gần năm nay thậm chí cắt lỗ còn chẳng thấy có người mua. Toàn là tin do môi giới với báo cáo đưa ra chứ thực tế nhiều người đang ôm cả đống đất chết dí”, anh Minh cho hay.

Thị trường tiềm ẩn rủi ro

Đánh giá về thị trường bất động sản thời gian qua, Bộ Xây dựng cho biết, sau khi có quy định về nới lỏng giãn cách xã hội, thị trường đã có những dấu hiệu phục hồi đáng kể, lượng giao dịch, giá bất động sản có xu hướng tăng cao. Tuy nhiên, theo Bộ Xây dựng, sự phát triển của thị trường chưa thực sự bền vững, còn tiềm ẩn yếu tố rủi ro.

Lý giải về hiện tượng giá đất nền, biệt thự, nhà liền kề ở vùng ven nóng lên gần đây, chuyên gia bất động sản cho rằng một phần nguyên nhân đến từ việc người dân đang có nhu cầu đầu tư, lướt sóng trong bối cảnh lãi suất tiết kiệm ngân hàng xuống thấp. Một bộ phận người dân đang có tiền nhàn rỗi, không biết đầu tư vào đâu nên chọn đầu tư vào bất động sản vì mức sinh lời hấp dẫn, lại tránh được lạm phát do ảnh hưởng của dịch Covid-19.

Còn theo KTS Phạm Thanh Tùng, Chánh văn phòng Hội Kiến trúc sư Việt Nam, việc lập lờ thông tin quy hoạch chính là một trong những nguồn cơn của các đợt “sốt đất ảo” diễn ra ở nhiều địa phương trên cả nước. Thông tin quy hoạch không được công bố hoặc công bố thiếu đầy đủ đã tạo cơ hội cho các cá nhân, tổ chức lợi dụng quy hoạch để "tạo sóng," gây “sốt đất ảo”, làm rối loạn thị trường. Ông Tùng cho rằng để ngăn chặn sốt đất, việc công khai quy hoạch cần được họp báo và thực hiện một cách nghiêm túc để định hướng thông tin cho người dân.

Với những diễn biến mới của thị trường, vừa qua Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Văn Sinh đã có văn bản gửi UBND các tỉnh, thành phố thuộc Trung ương về kiểm soát nguy cơ xảy ra bong bóng bất động sản và tăng cường công tác quản lý tình hình thị trường bất động sản. Trong đó, đề nghị các địa phương tập trung chỉ đạo các cơ quan chức năng tăng cường công tác quản lý, giám sát, kiểm tra và thanh tra; có giải pháp phù hợp nhằm ngăn chặn hiện tượng tung tin đồn thổi, đầu tư theo tâm lý đám đông,…gây bất ổn cho thị trường, ảnh hưởng xấu đến an ninh trật tự xã hội địa phương và đời sống của người dân.

Trước đó, trong một toạ đàm về sốt đất, ông Nguyễn Minh Khang - Tổng giám đốc Công ty LDG Group cho rằng, sau mỗi cơn sốt đất đều có bàn tay những nhóm cá mập tác động, tạo thị trường. Trong 100 người đua theo sốt đất thì 80 người “chết yểu”, chỉ tầm 20 người là thành công thoát ra.

Thực tế này dễ dàng nhìn thấy ở bài học từ thị trường Nhơn Trạch và cả TP.HCM nhiều năm trước đây. Đâu thiếu nhà đầu tư cầm cố tài sản, sổ tiết kiệm, vay nóng mua đất rồi ôm đất và tán gia bại sản vì không ra được hàng.

Giám đốc một công ty bất động sản đưa ra nhận định rằng cơn sốt đất cuối năm 2021 sẽ chỉ diễn ra trong thời gian ngắn và sẽ “sớm tàn”. Theo vị này, nhìn lại các cơn sốt đất trong thời gian qua đều diễn ra trong thời gian khoảng 2-3 tuần đến 1 tháng và đều liên quan đến các thông tin quy hoạch, xây dựng hạ tầng. Tại nhiều nơi tin đồn trở thành một trong những tác nhân thổi giá đất sốt nóng cùng với những thủ thuật kích cầu mua hàng, làm giá chênh của những nhóm cá mập. Chiêu bài nhà đầu tư hỏi mua ồ ạt, khách cọc liên tục được lặp lại qua nhiều cơn sốt đất nhưng với sự vào cuộc của các cơ quan quản lý, chính quyền địa phương vị này cho rằng cơn sốt đất sẽ sớm hạ nhiệt. Đọc bài về thiết kế không gian nhà đẹp https://khonggiandep.pro/

Thủ tướng chỉ đạo nghiên cứu đề xuất bổ sung thuế nhà đất chặn đầu cơ


Thủ tướng Chính phủ vừa ban hành Quyết định 2161/QĐ-TTg phê duyệt Chiến lược phát triển nhà ở quốc gia giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2045.

Theo đó, một trong những mục tiêu tổng quát của Chiến lược là phát triển nhà ở có giá phù hợp với khả năng chi trả của hộ gia đình có thu nhập trung bình, thu nhập thấp và của các đối tượng thụ hưởng chính sách.

Bên cạnh đó, phát triển thị trường BĐS nhà ở bền vững, minh bạch dưới sự điều tiết, giám sát của Nhà nước, phù hợp với quy hoạch sử dụng đất…; hạn chế tình trạng đầu cơ, lãng phí tài nguyên đất trong phát triển nhà ở.

Để thực hiện Chiến lược, Bộ Tài chính được giao chủ trì nghiên cứu chính sách khuyến khích phát triển đa dạng nguồn vốn dài hạn dành cho phát triển nhà ở như quỹ đầu tư bất động sản, quỹ đầu tư tín thác bất động sản, trái phiếu doanh nghiệp bất động sản và các công cụ tài chính dài hạn khác.

Đáng chú ý, Bộ này cũng được yêu cầu nghiên cứu đề xuất bổ sung một số loại thuế liên quan đến thị trường bất động sản như thuế tài sản nhà ở nhằm ổn định thị trường, hạn chế đầu cơ, khai thác có hiệu quả bất động sản nhà ở và đảm bảo quyền lợi của Nhà nước.

Đọc bài về thiết kế nội thất nhà xinh furniture https://nhaxinhfurniture.com/

Theo vietnamnet

Sunday, January 2, 2022

Giá nhà đất toàn cầu tăng nhanh nhất trong 17 năm

Giá nhà đất toàn cầu tăng nhanh nhất trong 17 năm


Năm 2021 sắp khép lại và giờ là thời điểm thích hợp để xem xu hướng giá nhà ở toàn cầu diễn biến ra sao trong một năm qua.


Mới đây, công ty tư vấn bất động sản toàn cầu Knight Frank đã công bố bảng xếp hạng giá nhà ở toàn cầu trong năm 2021. Tính đến hết quý III năm nay, giá nhà trên toàn cầu đã tăng trung bình 10,6% so với cùng kỳ năm trước. Theo đánh giá của Knight Frank, giá nhà ở trung bình trên 150 thành phố được công ty theo dõi đã có tốc độ tăng nhanh nhất trong 17 năm qua.

Trong số đó, thành phố Izmir của Thổ Nhĩ Kỳ dẫn đầu bảng xếp hạng khi chứng kiến giá nhà tăng đến gần 35% so với cùng kỳ năm trước. Đối với 150 thành phố được theo dõi, có khoảng 93% thành phố chứng kiến ​​giá tăng trong một năm qua, trong đó có tới 44% thành phố chứng kiến ​​giá tăng trên 10%.

Đứng sau thành phố Izmir của Thổ Nhĩ Kỳ lần lượt là Wellington (New Zealand, tăng 33,5%), Phoenix (Mỹ, tăng 33,1%), Halifax (Canada, tăng 31,7%) và Hobard (Úc, tăng 30,9%).

Chỉ tính riêng trong quý III, có tới 51 thành phố trên thế giới chứng kiến giá nhà đất tăng với tốc độ khá nhanh so với quý II. Mặc dù vậy, vẫn có một số ngoại lệ. Các thành phố Moscow (Nga), Tel Aviv (Israel) và Perth (Úc) là những thành phố hiếm hoi chứng kiến giá nhà đất giảm trong quý III.

Tại Trung Quốc, nơi mà “bom nợ” Evergrande đã chính thức vỡ nợ và các công ty bất động sản khác cũng chứng kiến tương lai bất ổn, chính phủ nước này đã thực hiện các kế hoạch khác nhau để hỗ trợ thị trường nhà ở. Trong số 15 thành phố của Trung Quốc Đại được Knight Frank theo dõi, có 9 thành phố chứng kiến ​​tốc độ tăng giá nhà đất hàng năm giảm trong khoảng thời gian từ tháng 6 đến tháng 9, trong đó thành phố Quảng Châu chứng kiến ​​mức giảm lớn nhất.

Darwin (Úc) và Dubai (Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất) đại diện cho các thị trường có mức cải thiện lớn nhất trong quý III. Trong đó thành phố của Úc đã chứng kiến ​​mức tăng giá hàng năm tăng vọt từ 19,1% trong tháng 6 lên 30,4% vào tháng 9. Đối với Dubai, một thành phố đã chứng kiến giá nhà đất giảm trong 7 năm, đã có sự thay đổi rõ rệt với mức tăng giá hàng năm, tăng từ mức -4,4% trong tháng 6 lên 6,1% vào tháng 9. Việc Các Tiểu vương quốc Ả Rập thống nhất đối phó với đại dịch tương đối hiệu quả, cung cấp cuộc sống rộng rãi ven biển và các sáng kiến ​​thị thực đang thu hút người mua nước ngoài cũng như thúc đẩy nhu cầu mua sắm trong nước. Đọc thêm về thiết kế nhà xinh sài gòn https://nhaxinhsaigon.com/

Triển vọng

Theo đánh giá của Knight Frank, giá nhà có thể tiếp tục tăng trong thời gian tới vì một số yếu tố như các gói kích thích của chính phủ, tiền tiết kiệm của người tiêu dùng trong thời gian đại dịch tăng lên và khách hàng sẽ đánh giá lại lối sống sau đại dịch. Ngoài ra, lãi suất và lạm phát cũng có thể ảnh hưởng đến giá nhà.

Điều gì sẽ xảy ra trong thời gian tiếp theo phụ thuộc vào thời gian mà lãi suất bắt đầu tăng, tác động của biến chủng Omicron và mức độ lạm phát ở các quốc gia. Cuối cùng, thu nhập của người dân sau đại dịch sẽ tác động trực tiếp tới tâm lý mua nhà, qua đó ảnh hưởng đến giá nhà đất.

Đọc bài về thiết kế nội thất nhà xinh furniture https://nhaxinhfurniture.com/

Theo thanhnienviet