Sunday, January 3, 2021

Ông bố đơn thân liều mua nhà Hà Nội khi trong tay có chưa đầy 200 triệu

Ông bố đơn thân liều mua nhà Hà Nội khi trong tay có chưa đầy 200 triệu


Một mình nuôi con nhỏ sau ly hôn, ông bố trẻ ở Hà Nội quá chán cảnh thuê trọ chật chội, bấp bênh nên quyết tâm xoay tiền mua căn hộ trả góp để có chỗ ở ổn định, an toàn cho con.

Dưới đây là câu chuyện của anh Lê Thanh Định (33 tuổi, Hà Nội) – ông bố đơn thân mới “tậu” được căn hộ để sống cùng cậu con trai nhỏ, thoát “kiếp” ở trọ suốt nhiều năm. 

Tôi quê ở Lai Châu, xuống Hà Nội học đại học rồi ở lại tìm việc, bám trụ đất thủ đô đã hơn chục năm. Ra trường được vài năm, tôi kết hôn với bạn gái cùng quê, vợ chồng có bé trai năm 2014. Gia cảnh hai bên đều bình thường, không dư dả. Tôi là dân IT, thu nhập từ công việc chính không quá cao, chỉ hơn chục triệu, phải nhận việc làm kiếm thêm ngoài giờ. Vợ kinh doanh tự do, khá năng động, chăm chỉ nên kinh tế gia đình khi đó cũng tạm ổn. Nhưng do kết hôn khi còn khá trẻ, thiếu kinh nghiệm sống, hay bất đồng lại không biết cách giải quyết nên chúng tôi thường xuyên cãi vã.

Khi con được hơn 2 tuổi, chúng tôi ly hôn. Ban đầu, cháu ở với mẹ trong nhà trọ cũ, tôi tìm chỗ khác chuyển đi, hàng tháng gửi tiền nuôi con. Được nửa năm thì gia đình bên vợ gặp biến cố lớn, cô ấy gửi con cho tôi để theo bạn sang Đài Loan làm, kiếm tiền gửi về giúp bố mẹ. Tôi đón con trai về, bắt đầu cuộc sống “gà trống nuôi con” với những lần đổi chỗ trọ liên tiếp mà mãi chẳng ưng ý.

Ban đầu, bố con tôi ở khu trọ sinh viên đông đúc, lúc nào cũng ồn ào. Ảnh minh họa.

Thời gian đầu, tôi phải nhờ mẹ từ quê xuống hỗ trợ tôi trông con trong khi tìm trường mới và ổn định tâm lý cho bé. Ba người chen chúc trong phòng trọ chỉ có 1 giường, tôi phải trải đệm ngủ dưới đất, nhường giường cho 2 bà cháu. Về sau, mẹ tôi về quê, chỉ còn lại 2 bố con với nhau. Khu tôi trọ là khu giá rẻ, đông sinh viên, người lao động tứ xứ nên lúc nào cũng ồn ào, vệ sinh kém, không phải môi trường tốt cho con. Tôi liền tìm thuê ngôi nhà có 4 phòng ngủ, giá 5,5 triệu trong ngõ ở Cầu Giấy. Tôi ở 1 phòng, còn 3 phòng cho thuê lại với giá 1,5-1,8 triệu tùy diện tích. Khoản tiền từ các phòng cho thuê lại đã gần đủ tiền thuê cả nhà nên bố con tôi gần như ở trọ không mất tiền. Tiếc là chỉ ở được hơn 1 năm, chủ muốn bán nhà nên lấy lại, không cho thuê nữa. 

Tôi tìm được căn chung cư mini cách chỗ cũ không xa nên chuyển luôn. Tuy nhiên, vì tìm gấp nên đến ở rồi tôi mới phát hiện ra nhiều bất cập. Căn chung cư mini rộng 35m2, giá thuê 3,6 triệu. Giá điện, nước sinh hoạt rất đắt, lại hay trục trặc, mất điện, mất nước. Chủ nhà là một bác gái thường xuyên soi mói người thuê, đề ra nhiều quy định “trời ơi đất hỡi” để tận thu. Quá chán nản với kiếp ở trọ bấp bênh nay đây mai đó, tôi nhen nhóm ý định mua nhà dù toàn bộ tiền tiết kiệm khi đó chỉ có 150 triệu.

Sau vài tháng nghe ngóng, tôi mới thấm tìm mua nhà cũng chẳng dễ dàng, nhất là khi tài chính hạn hẹp. Mãi đến đầu năm 2019, chị họ giới thiệu cho căn hộ 62m2, 2 phòng ngủ, 1 phòng tắm, giá 1 tỷ ở Hà Đông, do bạn chị mua định để ở nhưng lại ưng chỗ khác nên muốn bán. Dự án sắp bàn giao, nếu mua ngay thì tôi chỉ cần chờ vài tháng nữa là có nhà ở. Lúc này, tôi mới có gần 200 triệu, bắt đầu chiến dịch xoay tiền mua nhà đầy liều lĩnh.  Xem mẫu thiết kế nhà phố đẹp

Ngày nhận bàn giao căn hộ, tôi gần như cháy túi nên chẳng sắm sửa được gì nhiều. Ảnh minh họa.

May mắn cho tôi, gia đình, bạn bè, đồng nghiệp biết chuyện đều nhiệt tình giúp đỡ. Bố mẹ gửi cho tôi 100 triệu, anh trai và em gái mỗi người cho 50 triệu. Nhóm 4 người bạn thân góp lại cho vay 150 triệu. Bất ngờ nhất là anh đồng nghiệp không quá thân thiết ở cơ quan biết tôi cần gấp cũng cho vay 50 triệu không lãi. Thế là tôi đã có 600 triệu đi mua nhà. Còn lại, tôi thế chấp chính căn hộ, vay 400 triệu trong 10 năm. Hàng tháng, tôi phải trả hơn 6 triệu, vừa sức với thu nhập trung bình 23 triệu của tôi. Mua nhà xong, ngoài một khoản đề phòng lúc đau ốm, tôi gần như cháy túi. Ngày chuyển về nhà mới, bố con tôi chỉ mang theo quần áo và một số đồ dùng cũ, giường cũng không có mà trải nệm ngủ dưới sàn. Sau khi tích cóp lương, thưởng để trả bớt nợ người quen, tôi mới dám sắm sửa dần.

Đến nay, bố con tôi đã ở nhà mới được hơn 1 năm. Con trai giờ đã vào lớp 1, đi học ở trường công gần nhà, có nhiều bạn bè trong khu chung cư. Tôi không phải lo lắng chuyển trọ, chuyển trường cho con, chỉ tập trung làm việc để có tiền trả nợ, cải thiện cuộc sống của hai bố con. Nghĩ đến “núi” nợ trên đầu, tôi không còn cách nào khác là phải nỗ lực hơn nữa. Con trai là động lực lớn để tôi vượt qua mọi khó khăn, áp lực cho đến hiện tại. Ngẫm lại hành trình mua nhà liều lĩnh của mình, tôi cảm thấy quá may mắn vì xung quanh có nhiều người tốt, sẵn sàng giúp đỡ. Nếu không có họ, chắc chắn tôi sẽ phải đợi lâu hơn, chuẩn bị phương án tài chính tốt hơn mới dám mơ đến chuyện mua nhà. 

Đọc bài về công ty thiết kế biệt thự đẹp nhà xinh sài gòn

Theo thanhnienviet

Tuesday, December 29, 2020

Chi tiết thủ tục làm sổ đỏ cho nhà, đất thừa kế năm 2021

Chi tiết thủ tục làm sổ đỏ cho nhà, đất thừa kế năm 2021


Nhà đất là tài sản có giá trị lớn nên trong một số trường hợp nếu không hiểu rõ về các thủ tục thừa kế, sang tên thì người nhận thừa kế sẽ mất rất nhiều thời gian để giải quyết các giấy tờ liên quan. Vậy thủ tục làm sổ đỏ cho bất động sản thừa kế năm 2021 cụ thể gồm những bước gì?

Bước 1: Khai nhận nhà đất thừa kế tại văn phòng công chứng

Đây là thủ tục nhằm xác lập quyền tài sản đối với nhà đất thừa kế của người thụ hưởng tại thời điểm phát sinh quyền thừa kế sau khi người để lại di sản thừa kế chết. Người thụ hưởng ở đây là người được nhắc đến trong di chúc hoặc nếu không có di chúc thì là người được chia quyền thừa kế theo pháp luật.

Mặc dù quy định hiện hành không bắt buộc người nhận thừa kế phải khai nhận di sản tại văn phòng công chứng, nhưng đối với những tài sản pháp luật bắt buộc phải đăng ký quyền sở hữu như nhà đất thì người nhận thừa kế cần phải thực hiện thủ tục này để xác lập quyền tài sản, có cơ sở để thực hiện các giao dịch mua bán, chuyển nhượng bất động sản đó trong tương lai.

Bước 2: Chuẩn bị hồ sơ


Bước 3: Nộp hồ sơ

Người nhận thừa kế đem nộp hồ sơ trên tại Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất thuộc Phòng Tài nguyên và Môi trường, cơ quan tiếp nhận hồ sơ theo quy định của UBND cấp tỉnh nơi có đất hoặc nộp tại UBND cấp xã nếu có nhu cầu. Trường hợp hưởng di sản thừa kế là một phần thửa đất thì người nhận thừa kế phải làm đơn đề nghị Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất thực hiện đo đạc tách thửa đối với phần diện tích được hưởng thừa kế trước khi nộp hồ sơ.

Thủ tục sang tên sổ đỏ nhà, đất thừa kế được thực hiện qua 5 bước. Ảnh minh họa: Internet

Bước 4: Tiếp nhận hồ sơ

Cơ quan chức năng nói trên có trách nhiệm xem xét hồ sơ, trường hợp hồ sơ đầy đủ, hợp lệ sẽ tiếp nhận xử lý theo quy định, ghi thông tin vào sổ tiếp nhận hồ sơ đồng thời trao phiếu tiếp nhận cho người nộp. Ngược lại, nếu hồ sơ không hợp lệ thì trong thời gian tối đa 03 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ, cơ quan tiếp nhận phải thông báo và hướng dẫn người nộp hồ sơ bổ sung, hoàn chỉnh theo quy định.

Trường hợp người nhận thừa kế nộp hồ sơ tại UBND cấp xã, trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, UBND cấp xã phải chuyển hồ sơ đến Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất để giải quyết.

Bước 5: Xử lý yêu cầu sang tên sổ đỏ nhà đất thừa kế

Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất có trách nhiệm gửi thông tin địa chính đến cơ quan thuế để xác định và thông báo thu nghĩa vụ tài chính cho người nhận thừa kế (trường hợp phải thực hiện nghĩa vụ tài chính theo quy định), sau đó xác nhận nội dung biến động vào sổ đỏ đã cấp. Cơ quan này cũng có trách nhiệm chỉnh lý, cập nhật biến động vào hồ sơ địa chính, cơ sở dữ liệu đất đai đồng thời trao giấy chứng nhận cho người sử dụng đất (có thể gửi sổ đỏ cho UBND cấp xã để trao giúp trong trường hợp người nhận thừa kế nộp hồ sơ tại UBND cấp xã).

Về phía người nhận thừa kế, cần phải thực hiện nghĩa vụ tài chính khi thực hiện thủ tục sang tên sổ đỏ đất thừa kế, cụ thể là nộp một số loại thuế phí như lệ phí địa chính (15.000 đồng/trường hợp), lệ phí thẩm định (= 0,15% giá trị sang tên), lệ phí cấp sổ đỏ (tùy từng trường hợp cụ thể cũng như quy định tại địa phương).

Xem thêm bài về thiết kế nhà phố tân cổ điển


Đọc bài về công ty nhà xinh sài gòn


Theo thanhnienviet

Friday, December 25, 2020

Ngoài hạ tầng, bất động sản khu Tây TP.HCM còn gì để duy trì sức nóng?

Ngoài hạ tầng, bất động sản khu Tây TP.HCM còn gì để duy trì sức nóng?


Nếu TP.Thủ Đức đang tạo sóng cho thị trường nhà đất khu Đông thì bất động sản khu Tây TP.HCM duy trì độ nóng nhờ vào trợ lực từ hệ thống hạ tầng đã và đang trên đà hoàn thiện.

Hàng loạt dự án hạ tầng mở rộng kết nối cho khu Tây

So với thị trường khu Đông, bất động sản Khu Tây (bao gồm các quận phía Tây TP.HCM, Long An và vùng Tây Nam Bộ) có phần kém sôi động hơn. Tuy nhiên sức nóng của thị trường này được nhận định sẽ bùng nổ trong tương lai dưới lực đẩy từ hàng loạt dự án hạ tầng trọng điểm được Chính phủ tăng cường triển khai trong các năm tới.

Mới đây, UBND TP.HCM cùng với chính quyền Long An vừa thông qua phê duyệt triển khai nâng cấp 7 tuyến đường nối giữa Long An – TP.HCM với tổng kinh phí 24.400 tỷ đồng, dự kiến hoàn thành năm 2025. Các tuyến đường trong dự án bao gồm mở rộng đường Nguyễn Văn Bứa (Hóc Môn) - ĐT824 (Đức Hòa), tổng vốn 2.800 tỷ đồng; Đường Lê Văn Lương (Nhà Bè) - ĐT826C (Cần Giuộc), vốn đầu tư 1.000 tỷ đồng; Đường Long Hậu (Nhà Bè) - ĐT826E (Cần Giuộc) vốn 5.100 tỷ đồng kết nối giữa quận 7 với Cần Giuộc; Cao tốc Bến Lức - Long Thành dự kiến thông xe trong năm 2021; Đường Nguyễn Hữu Thọ, Nguyễn Văn Tạo thành tuyến 6 làn đường kết nối vào KCN Tân Tạo.

Khu Tây TP.HCM đang được đầu tư mạnh về hạ tầng kết nối với mục tiêu đẩy mạnh phát triển kinh tế khu vực này trong tương lai.

Cùng với đó, TP.HCM cũng đầu tư xây dựng tuyến đường song song quốc lộ 50 (huyện Bình Chánh) - đường trục động lực (Cần Giuộc), tổng chiều dài hơn 8,6 km, kinh phí 4.300 tỷ đồng. Đề án kéo dài đại lộ Võ Văn Kiệt kết nối trực tiếp về Long An sẽ giúp giao thông liên vùng miền Tây và vùng Đông Nam Bộ rút ngắn thời gian rất nhiều. Đặc biệt, tuyến ĐT827E trục động lực kết nối TP.HCM - Long An - Tiền Giang dự kiến được đầu tư với số vốn hơn 20.000 tỷ đồng. Trong đó, đoạn qua tỉnh Long An dài khoảng 35km sẽ kết nối tỉnh Tiền Giang với huyện Cần Đước và Cần Giuộc trước khi kéo dài đến TP.HCM. Công trình trọng điểm khi hoàn thành sẽ tạo bước đột phá về hạ tầng giao thông cho các huyện: Châu Thành, Tân Trụ, Cần Đước và Cần Giuộc, thu hút đầu tư, phát triển công nghiệp - thương mại - dịch vụ cho toàn khu Tây Nam.

Ông Trần Văn Cần, Chủ tịch UBND tỉnh Long An cho biết, thị trường bất động sản Long An phát triển mạnh đến từ việc tỉnh đang thực hiện kết nối vùng, với nhiệm vụ chính là đẩy mạnh giao thương giữa TP.HCM và các tỉnh Tây Nam Bộ. Lợi thế lớn nhất của Long An là nằm ở vị trí cửa ngõ vùng, thông qua tuyến Metro số 3A (Bến Thành - Tân An) và cao tốc Trung Lương giúp kết nối thông suốt từ khu Tây về nội thành. Việc mở rộng Quốc lộ 1A, khánh thành cảng quốc tế Long An, triển khai cao tốc Tân Sơn Nhất - Long An sẽ mở ra vùng liên kết vệ tinh lớn, thu hút giá trị đầu tư trong và ngoài nước. Đây cũng là công trình được kỳ vọng không chỉ cho Long An mà còn cho cả khu vực Tây Nam Bộ trong phát triển kinh tế dịch vụ, từ đó thúc đẩy thị trường bất động sản phát triển theo.

Thị trường tiềm năng cho nhà đầu tư vốn mỏng

Xét về lợi thế, bên cạnh yếu tố hạ tầng, thị trường khu Tây nói chung và Long An nói riêng đang sở hữu 3 yếu tố thu hút sự quan tâm của giới đầu tư vốn mỏng.

Đầu tiên là lợi thế quỹ đất dồi dào, giá mềm. So với khu Đông, mặt bằng giá bất động sản khu Tây khá thấp nên dư địa tăng giá còn cao. Theo khảo sát thực tế của Batdongsan.com.vn, nếu mức giá nhà đất tại khu vực trung tâm Dĩ An, Thuận An (Bình Dương) hiện tại vào khoảng 28-60 triệu/m2; Biên Hòa, Long Thành (Đồng Nai) vào khoảng 22-45 triệu/m2 thì giá đất Bến Lức, Cần Giuộc (Long An) trung bình chỉ tầm 15-35 triệu/m2. Long An cũng là thị trường duy trì nhu cầu giao dịch ổn định nhất trong năm 2020, nếu Đồng Nai và Bình Dương thường xuyên có sự tăng giảm mạnh về nhu cầu mua dưới tác động từ Covid-19, Long An có mức biến động thấp và ít chịu ảnh hưởng từ làn sóng sụt giảm đầu cơ bất động sản.

Bên cạnh hạ tầng, giá và nguồn cung đa dạng đang là lợi thế lớn giúp bất động sản khu Tây TP.HCM thu hút người mua nhà. Ảnh minh họa

Thứ hai là sự phát triển mạnh mẽ của khu công nghiệp (KCN). Hiện Long An có 32 KCN đã được Thủ tướng bổ sung vào quy hoạch, trong đó có nhiều KCN diện tích lớn như KCN và đô thị Việt Phát (huyện Thủ Thừa, 1.800 ha), KCN Đức Hòa III - SLICO (huyện Đức Hòa, 196 ha)… Dòng vốn đầu tư lớn đổ vào địa phương này sẽ kéo theo nhu cầu nhà ở đô thị cao cấp cũng sẽ gia tăng theo. Dư địa để phát triển bất động sản nhà ở tại Long An đang rất lớn.

Thứ ba là nguồn cung đa dạng và chất lượng. Trước thực tế quỹ đất cạn dần của TP.HCM, Đồng Nai, Bình Dương và Long An đang là những thị trường quyết định nguồn cung các năm tới đây. Đặc biệt là loại hình sản phẩm biệt thự, nhà phố, đất nền. Sự xuất hiện của hàng loạt ông lớn bất động sản với những đô thị cao cấp như Vietuc Varea (Bến Lức), West Lakes Golf & Villa (Đức Hòa), Waterpoint (Bến Lức), E.City Tân Đức (Đức Hòa) và gần đây nhất là The Sol City (Cần Giuộc) của Thắng Lợi Group đang giúp thị trường này định vị lại giá trị bất động sản, không chỉ đơn thuần phát triển dự án đất nền mà còn cho thấy tiềm năng trong phát triển sản phẩm biệt thự, nhà phố cao cấp.

Nhìn nhận về xu hướng phát triển của thị trường khu Tây, bà Trang Bùi, Giám đốc thị trường JLL Việt Nam cho rằng, đối với những nhà đầu tư có năng lực tài chính vừa phải, chọn đầu tư bất động sản dài hạn để chờ cơ hội phát triển tại thị trường khu Tây là rất khả thi. So với khu Đông đã phát triển vượt trội thời gian dài, các tỉnh thành phía Tây TP.HCM chỉ mới bùng nổ nguồn cung trong mấy năm gần đây. Chính vì không phát triển quá nóng nên bất động sản khu Tây có nhiều lợi thế để tăng trưởng trong tương lai nếu tiến độ hạ tầng đi vào hoàn thiện.

“Ở một thị trường chưa hình thành rõ ràng như khu Tây, nhà đầu tư sẽ kiếm được lợi nhuận hơn, mức độ tăng trưởng lợi nhuận chắc chắn sẽ cao hơn ở các thị trường đã phát triển trước đó. Thậm chí có thể tăng gấp 2-5 lần khi dự án hình thành. Còn ở khu vực đã phát triển quá nóng, giá trị bất động sản đang đẩy lên cao thì mức độ sinh lợi sẽ không bằng các thị trường mới trong tương lai", bà Trang Bùi cho hay. Tuy nhiên bà Trang cũng nhấn mạnh, mỗi khu vực đều có một tiềm năng lợi thế riêng và tuỳ vào mức am hiểu và tài chính của nhà đầu tư để quyết định lựa chọn sản phẩm. Tốt nhất nhà đầu tư vẫn nên chọn các dự án có quy hoạch bài bản, pháp lý minh bạch và chủ đầu tư uy tín để tránh rủi ro.

Xem thêm về công ty xây dựng nhà xinh https://nhaxinhsaigon.com.vn/gioi-thieu

Theo Batdongsan.com.vn

Tuesday, December 22, 2020

GIÁ ĐẤT NỀN TP THỦ ĐỨC TĂNG SỐC

GIÁ ĐẤT NỀN TP THỦ ĐỨC TĂNG SỐC


Thị trường đất nền khu vực phía Đông TP.HCM trong năm 2020 trải qua 3 lần tăng giá liên tiếp trước những thông tin xoay quanh việc thành lập TP Thủ Đức.

Năm 2020 là một năm đầy biến động của thị trường bất động sản dưới tác động của dịch bệnh Covid-19 với dòng vốn đầu tư vào bất động sản chậm lại, nguồn cung căn hộ và đất nền nhỏ giọt.

Tuy nhiên, những thông tin mới về các dự án hạ tầng và việc thành lập thành phố Thủ Đức như một "cơn mưa lớn" trút xuống thị trường phía Đông TP.HCM, tạo tiền đề cho giá bất động sản tăng vọt với con số "trên trời" trong những tháng cuối năm.

Đất TP Thủ Đức tăng mạnh

Là môi giới có 3 năm kinh nghiệm ở phân khúc đất nền quận Thủ Đức, TP.HCM, anh Phương (35 tuổi), chia sẻ 2020 là một năm khó khăn với tốc độ giao dịch khá chậm do dịch bệnh Covid-19, tuy nhiên, việc thành lập TP Thủ Đức đã khiến thị trường cuối năm có nhiều khởi sắc. Đặc biệt, giá đất tại Thủ Đức ghi nhận tăng mạnh.

"Trừ hai phường Linh Xuân và Bình Chiểu thì quận Thủ Đức hầu như không còn những lô đất khoảng 50 m2 dưới 3 tỷ đồng. Năm 2019, nếu khách hàng có 3 tỷ có thể dễ dàng tìm mua một miếng đất đẹp, tuy nhiên năm nay phải có trong tay từ 3,5 tỷ trở lên mới có thể kiếm ra", anh Phương dẫn chứng.

Theo khảo sát, giá đất ở một số khu vực phía Đông như phường Trường Thọ (quận Thủ Đức), nơi được quy hoạch để trở thành trung tâm của TP Thủ Đức tương lai hay các trục đường chính như Nguyễn Duy Trinh, Nguyễn Xiển (quận 9) tăng đột biến lên ngưỡng 70-100 triệu đồng/m2, những khu vực còn lại cũng tăng lên mức 30-60 triệu đồng/m2, tăng khoảng 15-20% so với đầu năm 2019.

Số liệu của Chợ Tốt Nhà cũng cho thấy từ quý IV/2019 đến quý IV năm nay, trong khi các khu vực như Bình Tân, quận 12... giá đất không biến động quá nhiều thì tại 3 quận phía Đông, giá đất liên tục tăng.

Cụ thể, giá đất trung bình tại quận 2 vào thời điểm cuối năm 2014 chỉ khoảng 48-50 triệu đồng/m2 thì đến nay đã lên đến 57-60 triệu đồng/m2. Giá đất trung bình tại quận Thủ Đức trong thời gian này cũng tăng từ 32 triệu đồng/m2 lên 52 triệu đồng/m2 và tại quận 9 tăng từ 35 triệu đồng/m2 lên 42 triệu đồng/m2.

Phường Trường Thọ được quy hoạch để trở thành trung tâm của TP Thủ Đức tương lai. Ảnh: Quỳnh Danh.

Tại các dự án dân cư hiện hữu, thị trường cũng chứng kiến sự tăng vọt về giá của các sản phẩm như nhà phố, biệt thự. Đơn cử, một căn nhà phố thương mại diện tích 140 m2 trong Khu đô thị Vạn Phúc (quận Thủ Đức) có giá bán 24 tỷ đồng/căn đã tăng lên gần 33 tỷ đồng/căn vào tháng 12.

Dự án căn hộ King Crown Infinity nằm trên mặt tiền đường Võ Văn Ngân, phường Bình Thọ quận Thủ Đức mới diễn ra buổi kick-off rầm rộ với khoảng 739 căn hộ được đưa ra thị trường. Mặc dù chủ đầu tư chưa công bố giá bán chính thức, giá rumor lên đến 80 triệu đồng/m2, mức giá kỷ lục của Thủ Đức, tiệm cận với nhiều dự án mới bàn giao tại phường An Phú, Thạnh Mỹ Lợi của quận 2.

Chủ đất nâng giá bán vì "ảo tưởng"

Diễn biến giá đất của TP Thủ Đức tăng liên tiếp trong 3 quý vừa qua với 3 đợt thông tin, lần lượt là đề xuất thành lập TP phía Đông vào quý II, việc Chính phủ đồng ý thành lập TP Thủ Đức trong quý III và chính thức thành lập TP Thủ Đức vào đầu tháng 12 vừa qua.

Mặc dù mức giá rao bán liên tục được đẩy lên cao, nhiều môi giới và nhà đầu tư có kinh nghiệm lâu năm đều khẳng định giá bất động sản tại khu vực này đang bị "thổi" lên quá cao so với giá trị thật.


Hơn 1 tháng trước khi có thông tin chính thức thành lập TP Thủ Đức tại khu vực Bình Lợi, phường Thạnh Mỹ Lợi (quận 2) giá đất giao dịch ở mức khoảng 65 triệu đồng/m2 nhưng trong tháng 12 đã có những lô đất được rao đến 90 triệu đồng/m2, tăng khoảng 38%.

Tương tự, một lô đất 80 m2 trong hẻm tại phường Phước Long A (quận 9), nằm cách mặt tiền Xa lộ Hà Nội khoảng 500 m được chủ rao bán tháng 9 vừa qua với giá 5,3 tỷ đồng. Tuy nhiên đến nay vị chủ nhà đã nâng giá lô đất lên 5,5 tỷ đồng, bất chấp 3 tháng trước chỉ có một số ít khách đến xem và không mua do mức giá quá cao.

Đại diện một công ty bất động sản chuyên về thị trường đất nền 3 quận khu Đông cho biết trong một năm qua, không ít chủ đất đã đã "ảo tưởng" về giá trị của bất động bản sản mình sở hữu mà đưa ra những mức giá trên trời, trong khi thực tế các lô đất có giá trị thấp hơn nhiều do các yếu tố như vị trí, dịch Covid-19...

"Sau một thời gian hét giá cao nhưng không ra được hàng, họ tự phải hạ giá bán 200 - 400 triệu đồng/lô đất nhưng đến lúc đó, khách hàng không có nhu cầu mua nữa", người này chia sẻ thêm.

Theo ghi nhận của Zing, lượng khách hàng tìm mua đất nền tại khu vực này chủ yếu là các nhà đầu tư cá nhân thay vì những người có nhu cầu ở thật.

Đây là nhóm nhà đầu tư mua bất động sản nhằm ăn theo các thông tin về việc thành lập TP Thủ Đức cũng như các dự án hạ tầng lớn của khu vực phía Đông như tuyến Metro số 1, Bến xe Miền Đông mới đi vào hoạt động hay các dự án nhà ở của các chủ đầu tư lớn.

'Không phải cứ đổi tên là thành đô thị'

Theo đánh giá của ông Nguyễn Hoàng, Giám đốc bộ phận R&D của DKRA Việt Nam, quyết định thành lập TP Thủ Đức có tác động đáng kể đến thị trường bất động sản 3 quận phía Đông. Đây sẽ là thông tin để các chủ đầu tư tận dụng làm lợi thế để gia tăng quảng bá, thu hút người mua cho các dự án nằm trong khu vực, từ đó đẩy mặt bằng giá lên một mức mới.

"Nếu không có quy hoạch cụ thể, nơi đây sẽ trở thành một khu đô thị của những người có điều kiện tài chính với giá bất động sản quá cao so với mặt bằng chung của thành phố. Hiện tại không thể tìm thấy một dự án căn hộ giá dưới 40 triệu đồng/m2 tại khu Đông. Người mua nhà ở vừa túi tiền và nhà ở lần đầu khó có thể chen chân vào khu vực này", ông Nguyễn Hoàng bình luận.

Khu đô thị Vạn Phúc tại quận Thủ Đức. Ảnh: Quỳnh Danh.

Chính vì vậy, ông Nguyễn Hoàng cho rằng việc quy hoạch chi tiết để đáp ứng cho những điểm còn nhiều quan ngại là rất quan trọng, trong đó phải chú ý đến chương trình nhà ở vừa túi tiền và nhà ở lần đầu trong cơ cấu mật độ dân cư, dân số và hạ tầng xã hội.

Bình luận về thị trường, ông Đặng Quang Long, Tổng giám đốc REIC cho rằng giá bán bất động sản của TP Thủ Đức tăng quá nhanh so với mặt bằng giá toàn TP.HCM, chỉ còn thấp hơn khu vực trung tâm thành phố, khá cao so với thu nhập của tầng lớp trung lưu. Điều này cũng thể hiện sự kỳ vọng của phân khúc khách hàng thu nhập cao và những nhà đầu tư vào tiềm năng phát triển cơ sở hạ tầng giao thông, hạ tầng đô thị và các tiện ích xã hội của khu vực.

Tuy mặt bằng giá hiện hữu khá cao, khả năng trong tương lai vẫn rất sáng khi động lực tăng giá sẽ đi kèm với việc triển khai thêm các dự án cơ sở hạ tầng của khu vực như mở rộng cao tốc TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây, khép kín Vành đai 2, hoàn thiện tuyến metro Bến Thành - Suối Tiên, xây dựng thêm các cầu kết nối Thủ Thiêm với quận 1, cầu nối TP.HCM với Đồng Nai, cầu nối Rạch Chiếc với Thanh Đa...

Và đặc biệt, ông Long cho rằng TP Thủ Đức sẽ thu hút nguồn đầu tư trong và ngoài nước rất lớn vào các khu chức năng, tạo thêm hàng triệu việc làm cho khu vực này - một nguồn cầu tiềm năng cho bất động sản của khu vực.

TS Sử Ngọc Khương, Giám đốc cấp cao Savills Việt Nam cũng nhận định việc thành lập TP Thủ Đức sẽ tạo cú hích lớn cho thị trường địa ốc phía Đông TP.HCM về cả nguồn cung lẫn chuỗi giá trị trong tương lai. Tuy nhiên, ông Khương cảnh báo không nên chỉ xem đây là cơ hội để buôn bán, kinh doanh bất động sản, cần định hướng mục tiêu xem TP Thủ Đức là một trung tâm kinh tế. Như vậy các doanh nghiệp, nhà đầu tư trong và ngoài nước mới có thể thấy được cơ hội để họ đầu tư vào sản xuất, dịch vụ, nhà ở...

Ông Khương phân tích, xây dựng TP Thủ Đức là câu chuyện của 20 năm, 30 năm sau và phải qua nhiều đời lãnh đạo khác nhau, đòi hỏi mang tính kế thừa và xuyên suốt. Nếu không làm được điều này chắc chắn sẽ xuất hiện những khó khăn cho người làm kinh doanh ở mỗi thời điểm khác nhau.

Ngoài ra, kinh tế đô thị cũng là một bài toán lớn. Phải làm sao để người dân tập trung về đây có thể sống và làm việc, chứ không phải cứ đổi tên thì nơi đó sẽ trở thành một đô thị. Đô thị đó phải giải quyết được bài toán công ăn việc làm, an cư xã hội cũng như đảm bảo được tính liên kết vùng giữa Thủ Đức và các tỉnh lân cận.

Xem thêm bài về công ty thiết kế kiến trúc nhà xinh

Theo Zing

Tuesday, December 15, 2020

Năm 2021, giá chung cư tại TP.HCM tiếp tục tăng

Năm 2021, giá chung cư tại TP.HCM tiếp tục tăng


Trong năm 2021, giá căn hộ chung cư tại thị trường TP.HCM được dự báo sẽ tăng 9%, còn giá nhà riêng có xu hướng ổn định.

Giá chung cư tại TP.HCM năm 2021 được dự báo tăng 9%. Ảnh minh họa

Thông tin trên được ông Đinh Minh Tuấn, Giám đốc chi nhánh TP.HCM và Bình Dương của Batdongsan.com.vn cho biết tại Hội nghị Bất động sản Việt Nam (VRES 2020) mới đây.

Số liệu từ kênh thông tin Batdongsan.com.vn cho thấy, chung cư vẫn luôn là phân khúc nhận được sự quan tâm cao nhất với lượng tin đăng ổn định cả ở nguồn cung sơ cấp lẫn thứ cấp. Trong vòng một thập kỷ (2009 - 2019), tỷ lệ hộ gia đình ở chung cư tại TP.HCM tăng 67%, Hà Nội là 53%.

Trong năm 2020, mức độ quan tâm chung cư cao cấp TP.HCM tăng trưởng 7%, trong khi loại hình bình dân và trung cấp lần lượt giảm 7% và 4%. Tỷ trọng quan tâm lớn nhất của thị trường vẫn tập trung vào chung cư trung cấp.

Đối với phân khúc nhà mặt phố, nhà riêng tại TP.HCM, giá cho thuê đồng loạt giảm ở tất cả các huyện, quận trong năm 2020. Đơn cử, giá thuê ở quận 1 giảm đến 38%, Bình Thạnh giảm 11%.

Cũng tại sự kiện này, đại diện CBRE Việt Nam nhận định, trong khoảng 5-10 năm tới, khu Đông vẫn là tâm điểm phát triển của thị trường bất động sản TP.HCM, hấp dẫn cả người mua nhà để ở lẫn giới đầu tư. Dự báo, đến năm 2025, nguồn cung lũy kế tại khu Đông đạt khoảng 198.000 căn, so với năm 2005 gấp 3,6 lần. Đọc bài về công ty nhà xinh https://dantri.com.vn/kinh-doanh/nhung-mau-thiet-ke-noi-that-dep-2021-20201207121003861.htm

Năm 2021, thị trường địa ốc TP.HCM sẽ phục hồi tốt hơn, đặc biệt là phân khúc chung cư. Dự tính, thị trường sẽ đón nhận khoảng 17.500 căn hộ chào bán mới. Tuy nhiên, tốc độ tăng giá bán không đồng đều ở các phân khúc. Đáng chú ý, phân khúc bình dân với giá dưới 1.000 USD/m2 không còn hiện diện trên thị trường.

Trong bối cảnh mặt bằng giá nhà tăng cao, khách hàng sẽ quan tâm đến phương thức thanh toán dài hạn hơn (20 năm trở lên). Yêu cầu của người mua đối với chung cư cũng khắt khe hơn, theo đó chủ đầu tư sẽ quan tâm hơn vào các giải pháp hỗ trợ tài chính cũng như cơ cấu sản phẩm.

Đọc thêm bài về công ty thiết kế nhà phố đẹp https://ngoisao.net/nhung-mau-thiet-ke-nha-pho-tham-my-tien-nghi-4194675.html

Theo thanhnienviet

Monday, December 7, 2020

Nhà đầu tư tăng vốn vào nhà ở cho thuê

Nhà đầu tư tăng vốn vào nhà ở cho thuê


Trong năm kinh tế 2020 nhiều bất ổn, thị trường bất động sản nhà ở cho thuê vẫn cho thấy khả năng phục hồi ấn tượng.

Theo báo cáo mới công bố của Savills về thị trường bất động sản nhà ở cho thuê toàn cầu 2020, đầu tư vào thị trường bất động sản nhà ở cho thuê (bao gồm các phân khúc như khu dân cư, không gian sống chia sẻ, ký túc xá cho sinh viên và viện dưỡng lão) đạt mức cao nhất mọi thời đại vào năm 2019, bất chấp những khó khăn về kinh tế đang gia tăng.

Trong lúc đại dịch Covid-19 đã và đang kéo cả nền kinh tế của toàn cầu đi xuống, phân khúc bất động sản nhà ở cho thuê này vẫn đạt mức phục hồi tốt với mức độ đầu tư tăng cao hơn so với các loại tài sản bất động sản khác.

Theo các nhà đầu tư, nhà ở là nhu cầu cơ bản và nhiều thị trường thường xuyên rơi vào tình trạng cầu vượt cung. Trong khi đó, những người trẻ tuổi chuyển đến các trung tâm đô thị để làm việc và học tập, đã thúc đẩy nhu cầu thuê nhà trọ. Đây là một xu hướng khó có thể bị thay đổi bởi đại dịch trong dài hạn. Cùng với việc dân số già đi nhanh chóng, nhu cầu về nhà ở được xây dựng với mục đích dành cho mọi lứa tuổi ngày càng cấp thiết và gia tăng.


Nhà ở cho thuê được các nhà đầu tư tích cực rót vốn với nhu cầu thuê nhà ngày càng lớn của người dân đô thị. Ảnh: Arch Daily.

Khi được xem là sự lựa chọn thay thế, nhà ở đang phát triển đã trở thành một loại tài sản đầu tư chính và những lợi ích kép của việc đầu tư vào phân khúc căn hộ ngày một phát triển mạnh mẽ hơn. Những nhà đầu tư đang có nhu cầu tìm kiếm sự đa dạng hoá danh mục đầu tư trước đại dịch, đã lựa chọn tăng cường đầu tư và hai hạng mục là căn hộ cho thuê và BĐS công nghiệp để tìm kiếm các dòng thu nhập an toàn.

“Lần đầu tiên trong lịch sử, thế giới chứng kiến mức độ cao nhất của việc nới lỏng định lượng (phương thức của các ngân hàng trung ương để kích thích kinh tế bằng cách mua trái phiếu cùng những tài sản khác từ các ngân hàng thương mại nhằm giảm lãi suất và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, lạm phát) và sản xuất in tiền đã khiến hầu hết loại hình bất động sản bị giảm lợi nhuận", ông Troy Griffiths, Phó tổng giám đốc Savills Việt Nam nhận định.

Đồng thời, lợi nhuận từ các khoản đầu tư thay thế cũng vì vậy mà giảm đi. Vì vậy, ông cho rằng không có gì ngạc nhiên khi bất động sản nhà ở trở thành kênh đầu tư tốt với khả năng sinh lời ổn định.

"Bất động sản cho thuê trong các thị trường ngách như chung cư, ký túc xá và viện dưỡng lão cũng đang phát triển khi bất động sản với mức sinh lời cao đang dần chiếm ưu thế. Việt Nam sẽ là cơ hội cho nhiều thị trường ngách này, vì các loại hình bất động sản trên có sự tương quan cao với cả dân số trẻ, đang phát triển cũng như là nhóm dân số già với tốc độ nhanh”, ông Troy Griffiths đánh giá thêm.

Báo cáo cho biết mức độ đầu tư vào lĩnh vực bất động sản cho thuê đã tăng 58% từ năm 2014 đến 2019, so với 21% đối với tất cả khoản đầu tư bất động sản khác. Đối với các nhà đầu tư, những tài sản này đã mang lại cơ hội đa dạng hơn các lĩnh vực bất động sản truyền thống và nhận được các dòng thu nhập an toàn.

Giả sử số tiền tối đa tuyệt đối mà các hộ gia đình có thể chi cho tiền thuê nhà là 30% trên thu nhập của hộ gia đình (tỷ lệ truyền thống để đo lường khả năng chi trả theo một báo cáo của Ủy ban nghiên cứu giá nhà ở của Anh), số tiền mà mọi người có thể chi cho việc thuê nhà thay đổi đáng kể theo địa lý.

Trên thế giới, các thành phố ở Luxembourg và Thụy Sĩ xếp hạng cao nhất với khả năng chi trả tối đa trung bình trên 2.200 euro/tháng. Luxembourg xếp hạng cao nhất trong số tất cả, với 3,380 euro/tháng. Các thành phố tại Anh xếp hạng tương đối cao. London là thành phố được xếp hạng cao nhất ở Anh và đứng thứ 7 về tổng thể với mức 2.040 euro/tháng. Dublin (Ireland) cũng xếp hạng cao, ở vị trí thứ mười, với khả năng chi trả hộ gia đình là 1.720 euro/tháng. Đọc bài về phòng sinh hoạt chung đẹp


Theo Zing

Friday, December 4, 2020

Những điểm mới đáng chú ý trên thị trường bất động sản thập niên tới

Những điểm mới đáng chú ý trên thị trường bất động sản thập niên tới


Những năm tới, thị trường bất động sản có thể xuất hiện 3 điểm nóng và 3 nhóm nhà đầu tư mới. Một số loại hình sản phẩm cũng sẽ xuất hiện những xu hướng đầu tư khác biệt so với trước đây.

Thị trường bất động sản đang trải qua tháng cuối cùng của năm 2020. Dù bức tranh chung của cả năm tương đối ảm đạm nhưng những dấu hiệu khả quan không phải là không có, nhất là từ sau lần bùng dịch Covid-19 thứ 2. Các chuyên gia bất động sản đã đưa ra nhiều dự báo về thị trường, xu hướng đầu tư trong năm tới, thậm chí một thập niên tới. 

Dự báo 3 điểm nóng mới trên thị trường

Nếu trong năm 2019, các cơn sốt đất nền liên tiếp xuất hiện khắp các tỉnh thành trên cả nước thì sang năm 2020, thị trường cả năm chỉ ghi nhận một vài cơn sốt cục bộ bùng lên trong một thời gian ngắn sau đó nhanh chóng được dập tắt. Nguyên nhân sốt chủ yếu là do giới đầu cơ cố tình dùng chiêu đẩy giá.

Trong thập niên tới, báo cáo về triển vọng thị trường giai đoạn 2020-2030, Hiệp hội Bất động sản TP.HCM (HoREA) cho rằng sẽ có ít nhất 3 điểm nóng mới tại thị trường TP.HCM. 

Điểm nóng thứ nhất là thành phố Thủ Đức được sáp nhập từ các quận 2, quận 9 và Thủ Đức. Tổng diện tích của thành phố mới này là 211km2, dân số hơn 1 triệu người. Theo đánh giá của HoREA, trong thời gian tới, thành phố Thủ Đức sẽ là địa bàn có nguồn cung dồi dào về nhà ở và bất động sản thương mại dịch vụ. Trong 5-10 năm tới, thành phố này sẽ có nhiều loại hình bất động sản đa dạng, thu hút nhiều nhà đầu tư nước ngoài. Hiện tại, khu vực này cũng có nhiều dự án khu đô thị hiện đại nhất Sài Gòn. 

Điểm nóng thứ hai là 4 huyện nằm trong đề án chuyển lên quận, gồm huyện Củ Chi, huyện Hóc Môn, huyện Bình Chánh và huyện Nhà Bè. Trong 4 huyện này, huyện Củ Chi có tỷ lệ đất nông nghiệp lớn nhất (chiếm 32% diện tích tự nhiên của huyện), sau đó đến huyện Bình Chánh (chiếm 31%), huyện Hóc Môn (chiếm 21%) và thấp nhất là huyện Nhà Bè (chiếm 3%). Tỷ lệ đất nông nghiệp cao nhưng số hộ làm nông nghiệp thấp có thể kéo theo nguy cơ lớn về việc chuyển đổi đất bất hợp pháp. Hiệp hội dự báo 4 huyện trên sẽ sớm được chuyển lên quận và trở thành tâm điểm của thị trường nhà ở. Khi đó, hạ tầng giao thông sẽ quyết định thị trường bất động sản tại các huyện này.

Thành phố Thủ Đức được sáp nhập từ các quận 2, quận 9 và Thủ Đức được dự báo sẽ là một trong những điểm nóng của thị trường bất động sản thời gian tới

Điểm nóng thứ ba là 26.000ha đất nông nghiệp mà Chính phủ đã phê duyệt cho TP.HCM được chuyển đổi thành đất công nghiệp, thương mại, dịch vụ, đô thị, nhà ở trong giai đoạn 2016-2020. Phần đất này nằm rải rác ở khắp các quận, huyện còn đất nông nghiệp, phần lớn do các hộ dân quản lý và sử dụng. Theo HoREA, trên thực tế, giá trị được tạo ra từ 1ha đất công nghiệp, thương mại, dịch vụ, đô thị lớn gấp hơn 100 lần so với giá trị từ 1ha đất nông nghiệp. Khi đó, người dân sẽ được lợi hơn, thị trường bất động sản cũng sẽ tối ưu được quỹ đất này.

3 nhóm nhà đầu tư mới tham gia thị trường

Ông Trần Khánh Quang, Tổng giám đốc Công ty Việt An Hòa dự báo, trong vài quý tới sẽ có ít nhất 3 nhóm nhà đầu tư mới tham gia thị trường. Đây là những nhà đầu tư chủ động về dòng vốn từ trung bình khá đến khá lớn, tuy nhiên tâm lý đầu tư còn khá thận trọng. Họ chờ giá nhà đất giảm do Covid-19 nhưng diễn biến thực tế lại ngược lại nên họ có thể thay đổi quyết định trong 6 tháng tới.

Nhóm nhà đầu tư mới thứ nhất là chủ các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh. Nhóm đối tượng này tích lũy tiền mặt lớn để dự phòng nên trong khi lãi suất ngân hàng giảm sâu, cơ hội kinh doanh không hấp dẫn mà bất động sản lại dễ mặc cả nên họ chuyển sang mua bằng tiền mặt những bất động sản có giá trị lớn như nhà mặt tiền trung tâm, đất có vị trí đẹp ở đường lớn.

Nhóm nhà đầu tư mới thứ hai là nhân viên văn phòng từ cấp quản lý trở lên. Nhóm đối tượng này có thu nhập ổn định, khoản tiền nhàn rỗi khá nên có thể quan tâm đến những dự án có chính sách thanh toán hấp dẫn như lãi suất thấp, cam kết mua lại, ân hạn 2 năm… Nhóm đầu tư này sẽ so sánh tài sản mua được với sự mất giá đồng tiền và tăng giá kỳ vọng của tài sản.

Nhóm nhà đầu tư mới thứ ba là người dân ở tỉnh mua bất động sản ở TP.HCM để cho con em lên thành phố học hoặc muốn chuyển đến đô thị lớn. Những sản phẩm vừa tầm giá, có vị trí tốt, phương thức thanh toán linh hoạt có thể thúc đẩy nhóm nhà đầu tư này tham gia thị trường.

Thị trường bất động sản trong vài quý tới sẽ có sự tham gia của ít nhất 3 nhóm nhà đầu tư mới

4 loại hình bất động sản có thể xuất hiện xu hướng đầu tư mới

Ngoài 3 điểm nóng mới, nhóm nhà đầu tư mới có thể xuất hiện trong thời gian tới, các chuyên gia cũng chỉ ra những xu hướng đầu tư mới. Ông Nguyễn Thọ Tuyển, Chủ tịch HĐQT Công ty CP Bất động sản BHS cho rằng có 4 loại hình bao gồm sản phẩm để ở, đất nền và chung cư tỉnh lẻ, sản phẩm nghỉ dưỡng và bất động sản công nghiệp sẽ có nhiều xu hướng đầu tư mới.

Cụ thể, với sản phẩm để ở, nếu trước đây, người mua chỉ cần một nơi để ở thì yêu cầu trong tương lai còn là cảnh quan, tiện ích, an ninh, dịch vụ...

Đất nền và chung cư ở những tỉnh có GDP tốt, giao thông thuận tiện, gần Hà Nội và TP.HCM như Hải Phòng, Quảng Ninh, Đồng Nai… sẽ có lợi thế hơn cả.

Với sản phẩm nghỉ dưỡng, nếu condotel, biệt thự biển trước đây rất được quan tâm thì sau những biến động tiêu cực trong vài năm gần đây, các nhà đầu tư có thể chuyển sang mô hình khác. Theo ông Tuyển, mô hình staycation trong hiện tại và tương lai sẽ là lựa chọn mới của nhiều nhà đầu tư. Những nơi có cảnh quan, thời tiết, địa hình, văn hóa đặc sắc, có thể di chuyển bằng phương tiện cá nhân, có tính sở hữu lâu dài sẽ được quan tâm nhiều hơn.

Với bất động sản khu công nghiệp, các sản phẩm mới quy mô lớn được quy hoạch đồng bộ gồm cả nơi ở, nơi sản xuất, giáo dục, y tế, dịch vụ… sẽ thu hút các nhà đầu tư. Trước đây, các chủ đầu tư khu công nghiệp ít quan tâm đến việc các công nhân và chuyên gia đến làm việc sẽ sống ở đâu, được hưởng các tiện ích thế nào.

Chủ tịch BHS Group cũng cho rằng các nhà đầu tư thay vì giữ tâm lý đám đông như trước đây sẽ có xu hướng đầu tư an toàn và giữ tài sản.

Đọc thêm bài về công ty nhà xinh https://nhaxinhsaigon.com.vn/

Theo thanhnienviet