Sunday, November 8, 2020

Sẽ có nhà ở xã hội giá 15 triệu đồng/m2

Sẽ có nhà ở xã hội giá 15 triệu đồng/m2


Bộ Xây dựng đề xuất Chính phủ hỗ trợ nhà ở xã hội có giá bán khoảng 15 triệu đồng/m2, với diện tích nhỏ hơn 70m2 nhằm giải quyết nhu cầu cấp bách về nhà ở của đại đa số người dân.

Vừa qua, tại phiên chất vấn của Quốc hội, đại biểu Lâm Đồng, ông Nguyễn Tạo nêu thực trạng nhà ở xã hội đang dần vắng bóng ở các thành phố lớn hiện nay. Người thu nhập thấp đô thị khó tiếp cận nhà ở giá rẻ. Vậy để tăng quỹ nhà ở xã hội, Chính phủ cần có giải pháp gì trong giai đoạn 2021-2026.

Trả lời câu hỏi trên, ông Phạm Hồng Hà, Bộ trưởng Bộ Xây dựng cho biết, nhu cầu về nhà ở xã hội luôn rất lớn. Cả nước đến năm 2020 cần khoảng 12,5 triệu m2 nhà ở xã hội. Đảng, Nhà nước và Chính phủ đã có nhiều chương trình, chính sách hỗ trợ để giải quyết vấn đề này như hỗ trợ lãi suất cho vay mua nhà, hỗ trợ doanh nghiệp xây dựng nhà ở xã hội như hỗ trợ đầu tư hạ tầng, miễn giảm tiền thuê đất, một số loại thuế,...

Bộ Xây dựng đề xuất nhiều giải pháp để giải quyết vấn đề thiếu hụt nguồn cung nhà ở xã hội, nhà thương mại giá rẻ. Ảnh minh họa

Bộ trưởng Hà thông tin, tính đến nay, Việt Nam đã xây dựng được 5,2 triệu m2 nhà ở cho người dân. Trong đó, diện tích nhà ở cho người thu nhập thấp đô thị là 2,8 triệu m2, công nhân khu công nghiệp 2,3 triệu m2. Tuy nhiên, kết quả này còn thấp so với yêu cầu, chỉ mới đáp ứng 41,5% nhu cầu.

Ông Hà lý giải, sỡ dĩ thiếu nguồn cung nhà ở xã hội là do vướng mắc về cơ chế chính sách. Thủ tục đầu tư, phê duyệt, giá bán và đối tượng mua nhà còn nhiều bất cập. Điều đáng nói là, nguồn vốn hỗ trợ cho người mua nhà còn thiếu hụt. Theo yêu cầu phải dành khoảng 9.000 tỷ đồng ngân sách để hỗ trợ nhưng hiện mới bố trí được khoảng 4.000 tỷ đồng.

Mặt khác, quỹ đất xây dựng nhà ở xã hội tại các địa phương cũng chưa được bố trí đủ; hạ tầng kỹ thuật cũng chưa được quan tâm, đầu tư xây dựng. Chưa kể, thủ tục hành chính còn nhiều vướng mắc, chưa tạo điều kiện cho doanh nghiệp và người dân tham gia vào nhà ở xã hội.

Ngoài ra, các địa phương cũng chưa bố trí đủ quỹ đất cho nhà ở xã hội, chưa quan tâm xây dựng, đầu tư hạ tầng kỹ thuật, chưa quyết liệt trong cải cách thủ tục hành chính cũng như tạo điều kiện cho doanh nghiệp, người dân tham gia vào nhà ở xã hội.

Về giải pháp phát triển nhà ở xã hội, ông Phạm Hồng Hà cho biết sẽ rà soát, bổ sung các loại quy hoạch tại các đô thị để cấp phép xây dựng loại hình nhà ở này. Đồng thời, đề nghị các địa phương bố trí đủ quỹ đất cho dự án, tăng cường đầu tư hạ tầng, kết nối khu nhà ở xã hội với các khu vực khác của đô thị.

Đặc biệt, Bộ trưởng Bộ Xây dựng cho biết đang đề xuất sửa đổi Nghị định 100 để tạo điều kiện thuận lợi cho người dân tiếp cận nhà ở xã hội. "Bộ đang báo cáo Chính phủ để ra chính sách hỗ trợ nhà ở giá thấp có diện tích nhỏ hơn 70m2, có giá bán khoảng 15 triệu đồng/m2", ông Hà nhấn mạnh.

Đọc thêm bài về thiết kế nhà đẹp 3 tầng https://nhaxinhcenter.com.vn/tin-tuc/mau-thiet-ke-nha-dep-3-tang.html

Theo thanhnienviet

Monday, November 2, 2020

Giá nhà Sài Gòn đang cao hơn bao nhiêu so với Hà Nội?

Giá nhà Sài Gòn đang cao hơn bao nhiêu so với Hà Nội?


Làn sóng Nam tiến lan rộng khiến nhu cầu nhà ở tại TP.HCM tăng mạnh trong 5 năm trở lại đây. Từ đô thị có giá nhà đứng sau Hà Nội, hiện tại giá nhà tại TP.HCM đã vượt xa thủ đô, đặc biệt là ở phân khúc chung cư.

Vào giai đoạn 2015-2016, Hà Nội luôn là đô thị dẫn đầu về giá bán BĐS trong khi giá nhà đất Sài Gòn có phần dễ chịu hơn. Ở thời điểm đó, một căn hộ trung cấp ở trung tâm TP.HCM có giá khoảng 22-25 triệu/m2, trong khi cùng vị trí trung tâm, cùng thuộc phân khúc này giá bán tại Hà Nội sẽ vào khoảng 30-33 triệu/m2. Còn hiện tại, giá căn hộ tại TP.HCM đã vượt xa Hà Nội với tốc độ tăng giá hàng năm khoảng 10%, trong khi đó tại Hà Nội chỉ quanh mức 3-4%.

Dữ liệu lớn (big data) của Batdongsan.com.vn cho thấy, tính riêng trong quý 3/2020, nếu Hà Nội có mức độ quan tâm nhà đất tăng khá mạnh thì TP.HCM lại có dấu hiệu đi xuống. Tốc độ tăng giá tại hai thành phố chủ lực vẫn tỷ lệ nghịch với nhu cầu. Cụ thể, giá căn hộ tại TP.HCM tăng thêm 2% so với quý trước, trong khi căn hộ tại Hà Nội giá vẫn đi ngang, thậm chí giảm thêm 2% ở phân khúc cao cấp. Trước đó, thời điểm năm 2019 giá BĐS rao bán của Hà Nội chỉ tăng trung bình 6% trong khi TP.HCM tăng 12%.

Xét trên mức giá trung bình thị trường căn hộ tại TP.HCM hiện vào khoảng 43,7 triệu/m2, trong khi đó, giá căn hộ trung bình tại Hà Nội khoảng 30,8 triệu/m2. Như vậy, trung bình một người mua căn hộ tại TP.HCM phải trả thêm từ 12-13 triệu/m2 so với mức giá tiền bỏ ra để mua nhà tại Hà Nội.

Một dự án căn hộ tại khu Đông TP.HCM, nơi có giá nhà tăng nhanh trong những năm gần đây. Ảnh minh họa

Khảo sát thực tế của Batdongsan.com.vn cũng cho thấy sự chênh lệch khá lớn về giá bán của loạt dự án chung cư tại Hà Nội và TP.HCM. Cụ thể, tại Hà Nội, một số dự án chung cư được định vị cao cấp như King Palace, Royal City, Mipec Rubik, cách trung thành phố hơn 5 km có mức giá 35-45 triệu/m2, trong khi ở TP.HCM với khoảng cách trên gần như không thể tìm thấy dự án nào có giá dưới 60 triệu/m2. Thậm chí nhiều dự án thuộc phân khúc trung cấp tại quận Thủ Đức, cách trung tâm 10km như The CBD, Hausbelo, Safira... đang được giao dịch ở mức từ 40-50 triệu /m2.

Một điểm nữa là TP.HCM gần như đã tuyệt chủng căn hộ có giá dưới 30 triệu/m2 trong khi Hà Nội vẫn còn khá nhiều dự án có tầm giá này. Đơn cử loạt dự án Roman Plaza, The Terra An Hưng, Iris Garden, Florences, Anland Premium; Anland Lakeview... có mặt bằng giá dao động từ 25-31 triệu/m2. Còn ở TP.HCM, dòng sản phẩm được xem là giá bình dân như Toky Tower, West Gate, Intela, Lavita Garden, Goldora Plaza giao dịch vào khoảng 32-40 triệu đồng/m2. Với tốc độ tăng giá như hiện nay, mặt bằng giá ở Hà Nội sẽ thấp hơn khoảng 30% so với TP.HCM trong 1-2 năm tới.

Một trong những lý do dẫn đến xu hướng này, theo ông Lê Hoàng Châu, chủ tịch HoREA là do TP.HCM đã bị tắc nghẽn nguồn cung dự án từ năm 2018 nên sụt giảm nghiêm trọng, đẩy giá bán sản phẩm lên cao, thậm chí rất cao. Không những vậy, dù giá cao nhưng tỷ lệ căn hộ tiêu thụ được tại thị trường TP.HCM vẫn cao hơn thị trường Hà Nội. Cụ thể, Hà Nội chỉ có 21.000 căn bán được trong năm 2019, trong khi tại TP.HCM con số này gần 24.000 căn. Điều này có nghĩa, sức mua tại thị trường TP.HCM vẫn rất lớn. Trong năm 2020, dù nguồn cung gần như đếm trên đầu ngón tay, dịch bệnh tác động nhưng tỷ lệ tiêu thụ căn hộ tại TP.HCM vẫn đạt từ 75-90% nguồn hàng rao bán. Chính vì vậy, bàn về sức hấp dẫn, BĐS TP.HCM vẫn nhỉnh hơn so với Hà Nội.

Ông Ngô Đức Sơn, TGĐ Công ty DRH Holdings cho rằng, TP.HCM là trung tâm kinh tế lớn nhất cả nước, giá nhà tăng là hợp quy luật phát triển. Đồng thời, trước đây, mặt bằng giá ở TP.HCM và các tỉnh phụ cận thấp hơn nhiều so với Hà Nội do hạ tầng giao thông chưa được đầu tư bài bản. Tuy nhiên, khoảng 3 năm trở lại đây, các dự án giao thông trọng điểm ở khu vực TP.HCM, nhất là phía Đông được chú trọng đầu tư. Đây là một trong những xung lực quan trọng giúp tăng sức hấp dẫn của BĐS, làm tăng tính thanh khoản của thị trường, thậm chí một số nơi chỉ mới manh nha các thông tin quy hoạch hạ tầng nhưng ngay lập tức BĐS khu vực đó đã tăng giá mạnh.

Ông Ngô Quang Phúc, TGĐ Phú Đông Group phân tích, dân số tại TP.HCM rất lớn, lên tới hơn chục triệu người, còn ở Hà Nội chỉ khoảng 8 triệu người và tốc độ di dân cơ học tại TP.HCM cao hơn hẳn. Khi dân số đông, tăng nhanh bổ sung vào sức cầu lớn, tất nhiên giá sẽ phải tăng theo quy luật thị trường, chưa kể lượng người nước ngoài đến TP.HCM làm việc và sinh sống cũng cao hơn. Đặc biệt, hà Nội chưa xảy ra khan hiếm nguồn cung, trong khi TP.HCM đang bị cô đặc ở trong vùng lõi các quận nội thành, rất ít dự án ở các quận ngoại thành được triển khai, còn ở các tỉnh kế cận thì lại không có dự án nên sự phân hóa về giá hiện nay rất cao.

Đọc thêm bài về công ty thiết kế nhà đẹp https://nhaxinhcenter.com.vn/thiet-ke-nha-dep.html

Theo thanhnienviet

Thursday, October 29, 2020

Tất tần tật những điều cần biết về chỉ giới đường đỏ

Tất tần tật những điều cần biết về chỉ giới đường đỏ


Quy định về chỉ giới đường đỏ là một trong những điều mà người dân đặc biệt quan tâm khi mua bán hoặc xây sửa các công trình nhà đất, nhằm đảm bảo quá trình thi công không xảy ra sai phạm đáng tiếc. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu rõ xin chỉ giới đường đỏ để làm gì, xem chỉ giới đường đỏ ở đâu và có được phép xây nhà trên phần đất vướng chỉ giới này hay không? Xem bài về công ty thiết kế nhà đẹp https://nhaxinhcenter.com.vn/thiet-ke-nha-dep.html

1. Chỉ giới đường đỏ là gì?

Chỉ giới đường đỏ hay còn có tên gọi khác là lộ giới. Thuật ngữ này thường được các cơ quan quản lý nhà nước sử dụng để chỉ ranh giới quy hoạch mở đường hay mở hẻm. Mốc chỉ giới đường đỏ có ý nghĩa đánh dấu rằng phần đất đó sau này có thể mở rộng hẻm, đường và người dân không được xây dựng công trình kiên cố trên phần đất đó.

Chỉ giới đường đỏ được đo bằng mét dài, tính từ trung tâm của đường (tim đường) sang 2 bên. Cọc xác định chỉ giới đường đỏ sẽ được cắm 2 bên đường để cảnh báo người dân không được phép xây dựng các công trình kiên cố trong phạm vi này. Chiều cao tối thiểu và tối đa của công trình cũng sẽ phụ thuộc vào chỉ giới đường đỏ, được quy định đồng bộ theo từng khu dân cư.

Phân biệt chỉ giới đường đỏ với chỉ giới xây dựng

Chỉ giới đường đỏ là đường phân cách giữa đất giao thông với lô đất được cấp quyền sử dụng (đất giao thông gồm lòng đường vỉa hè). Hay nói cách khác, chỉ giới đường đỏ hay lộ giới là đường phân cách giữa đất giao thông (gồm cả lòng đường vỉa hè) với đất được cấp quyền sử dụng.

Trong khi đó, chỉ giới xây dựng là đường giới hạn cho phép xây dựng nhà ở, công trình khác trên đất đó. Chỉ giới xây dựng có thể trùng với chỉ giới đường đỏ trong trường hợp công trình được phép xây dựng sát ranh giới lô đất (mốc lộ giới). 

Tuy là một thuật ngữ phổ biến nhưng nhiều người vẫn không hiểu rõ, hiểu đúng chỉ giới đường đỏ là gì. Ảnh minh họa: Internet

2. Cách xác định chỉ giới đường đỏ cho một lô đất ở

Chỉ giới đường đỏ là vạch ranh giới đã được quy định rõ ràng mà mọi tổ chức/cá nhân không được phép vi phạm khi xây dựng các công trình, nhà ở. Để xác định được chỉ giới đường đỏ hay nói cách khác là mốc lộ giới, người dân có thể tiến hành qua 2 bước như sau:

- Quan sát tổng thể khu đất chuẩn bị xây dựng công trình để xem có các biển báo hoặc cột mốc liên quan đến lộ giới được cắm ở hai bên đường hay không. Ví dụ, mảnh đất bạn chuẩn bị xây nhà nằm trong một con hẻm có dựng biển "Hẻm 263 lộ giới 6.0m" thì điều đó có nghĩa lộ giới hẻm có chiều rộng 6m (tính từ tim đường sang 2 bên).

- Từ chỉ giới đường đỏ vừa xác định được ở bước trên, tính toán khoảng lùi công trình cho phù hợp với tuyến đường. Khoảng lùi công trình cũng giúp bạn xác định được chỉ giới xây dựng, sau đó tiến hành xây dựng trong phần diện tích hợp pháp này đảm bảo phù hợp với quy hoạch của khu vực.

3. Xây nhà cách chỉ giới đường đỏ bao nhiêu thì đạt tiêu chuẩn?

Đất vi phạm chỉ giới đường đỏ sẽ không được Nhà nước cấp giấy phép xây dựng, nếu cá nhân/tổ chức cố tình vi phạm sẽ bị xử phạt, bắt buộc dỡ bỏ, nặng hơn là cưỡng chế dỡ bỏ đối với công trình trong phần lộ giới. Để tránh trường hợp này xảy ra, các cá nhân/tổ chức cần nắm rõ các quy định về chỉ giới đường đỏ, xác định phạm vi xây dựng đúng chuẩn để đảm bảo không phạm vào lộ giới. Vậy xây nhà cách chỉ giới đường đỏ bao nhiêu thì đạt chuẩn, người dân có thể tham khảo bảng quy chuẩn lộ giới cơ bản sau đây (trong thực tế, các số liệu trong bảng có thể thay đổi tùy theo quy định, quy hoạch đặc thù của từng địa phương cũng như các cơ quan chức năng):


Đất vướng chỉ giới đường đỏ có được cấp sổ đỏ không?

Điểm c Khoản 4 Điều 56 Nghị định 43/2014/NĐ-CP quy định đất nằm trong hành lang an toàn công trình được cấp sổ đỏ nếu có đủ điều kiện được cấp theo quy định của Luật Đất đai, chỉ trừ trường hợp đã có thông báo hoặc quyết định thu hồi đất.

Mặt khác, Khoản 2 Điều 11 Thông tư 23/2014/TT-BTNMT cũng nêu rõ: Trường hợp thửa đất thuộc hành lang bảo vệ an toàn công trình đã được công bố, cắm mốc lộ giới thì trong sổ đỏ sẽ ghi chú là "Thửa đất thuộc hành lang bảo vệ an toàn công trình... (trong phần ba chấm điền rõ tên công trình có hành lang bảo vệ)". Trường hợp chỉ một phần của thửa đất vướng lộ giới thì trong sổ đỏ sẽ ghi chú là "Thửa đất có... m2 đất thuộc hành lang bảo vệ an toàn công trình... (tên công trình có hành lang bảo vệ)".

Căn cứ vào những quy định trên, nếu thửa đất hoặc một phần thửa đất nằm trong mốc lộ giới (vướng chỉ giới đường đỏ) thì vẫn có thể được xem xét cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nếu đảm bảo được các quy định của pháp luật về đất đai cũng như xây dựng công trình, nhà ở. 

4. Đất nằm trong chỉ giới đường đỏ có được phép bán không?

Phần đất nằm trong mốc lộ giới có thể được xem xét để cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất vì chủ nhà đã sử dụng ổn định trước thời điểm cắm mốc lộ giới. Mặc dù pháp luật chưa có quy định cụ thể nào về việc giao dịch chuyển nhượng đất vướng lộ giới, nhưng vì đây là phần đất không được phép xây dựng công trình, nên kể cả khi rao bán cũng không có người mua (trừ trường hợp người bán là kẻ xấu, cố tình che giấu thông tin và cố tình lừa bản cho người khác).

Về việc bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất thuộc lộ giới, Điều 75 Luật Đất đai 2013 quy định thửa đất đó sẽ được đền bù nếu thỏa mãn 2 điều kiện sau:

- Thửa đất đó không phải là đất thuê trả tiền thuê đất hàng năm.

- Thửa đất có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở, Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất hoặc có đủ điều kiện để được cấp theo quy định của Luật này mà chưa được cấp.

Qua bài viết trên đây, chúng ta đã tìm hiểu về khái niệm chỉ giới đường đỏ, khoảng lùi xây dựng và cách xác định mốc lộ giới trước khi tiến hành xây dựng công trình. Cùng với các bài viết khác trên Batdongsan.com.vn như: Quy trình xây nhà A-Z cho người ít kinh nghiệm, Quy trình thi công móng băng… hy vọng bạn đọc sẽ có thêm những thông tin hữu ích trước khi xây dựng nhà ở, đảm bảo an toàn pháp lý trong quá trình thi công. 

Xem thêm bài về tây tứ mệnh http://inhaxinh.com/dong-tu-menh-va-tay-tu-menh-la-gi/

Theo batdongsan.com.vn

Sunday, September 27, 2020

Loạt dự án bất động sản mới chào sân thị trường quý 4/2020

Loạt dự án bất động sản mới chào sân thị trường quý 4/2020


Sau gần 3 quý án binh vì Covid-19, nhiều doanh nghiệp BĐS đang thận trọng quay trở lại với thị trường. Nguồn cung mới đổ bộ được xem là tín hiệu tích cực kéo sức tiêu thụ các tháng cuối năm hồi phục.

Theo báo cáo thị trường tháng 8/2020 của Batdongsan.com.vn chỉ ra, lượng sản phẩm đăng tin chào bán tại TP.HCM tiếp tục giảm đến 8% so với tháng trước đó. Trong đó loại hình căn hộ và đất nền suy giảm khá nhiều với mức giảm lần lượt là 3% và 19%. Số liệu từ Hiệp hội BĐS TP.HCM cũng cho thấy, 8 tháng đầu năm 2020, chỉ có 9 dự án mới được triển khai, lượng dự án nhà ở đủ điều kiện huy động vốn giảm đến 69,6%. Sự suy giảm này đến từ việc Covid-19 bất ngờ tái bùng phát khiến tâm lý người mua nhà e ngại, doanh nghiệp cũng buộc phải hủy hết các kế hoạch ra hàng quý 3/2020.

Tuy nhiên, tín hiệu tích cực đang trở lại với thị trường, thông qua việc các doanh nghiệp BĐS đã sẵn sàng giới thiệu ra thị trường hàng loạt dự án mới sau nhiều quý trì hoãn. Điều này hứa hẹn sẽ giúp giao dịch nhà đất các tháng cuối năm phần nào sôi động hơn. 

Đơn cử, mới đây Công ty CP Đầu tư LDG vừa công bố kế hoạch triển khai 5 dự án chiến lược trong năm 2020. Trong đó nổi bật nhất là 2 khu căn hộ với tổng số lượng gần 4.000 sản phẩm sẽ chính thức chào sân trong các tháng cuối năm. Ngoài ra doanh nghiệp này còn có kế hoạch triển khai 3 khu phức hợp dịch vụ giải trí đa chức năng trải dài ở 3 miền đất nước với tổng quỹ đất lên đến gần 1.000ha.

Cụ thể, trong tháng 10/2020 tới đây, LDG Group sẽ tung ra thị trường dự án đầu tiên là khu căn hộ LDG Sky tại cửa ngõ Đông Sài Gòn với 1.724 sản phẩm bao gồm căn hộ, shophouse và loại hình thương mại khác. Cụm căn hộ cao cấp này có tổng vốn đầu tư dự kiến khoảng 3.400 tỷ đồng được triển khai thuộc loại hình cao cấp. Tiếp đến trong trung tuần quý 4/2020, khu căn hộ cao cấp LDG River tọa lạc tại quốc lộ 13, quận Thủ Đức, với quy mô khoảng 1.453 sản căn hộ cũng được triển khai.

Nhiều doanh nghiệp BĐS đang tích cực triển khai dự án mới trong các tháng cuối năm 2020 sau thời gian dài trì hoãn vì Covid 19. Ảnh minh họa

Ông Nguyễn Minh Khang, Tổng Giám đốc LDG Group cho biết, trong kế hoạch phát triển xa hơn, LDG Group chuyển hướng sang phát triển loại hình khu phức hợp dịch vụ giải trí đa chức năng có quy mô lớn ở khắp các vùng miền của cả nước mà khởi đầu sẽ là chuỗi 3 dự án LDG Grand sẽ được triển khai tại Quảng Ninh, Đà Nẵng và Bà Rịa-Vũng Tàu với tổng giá trị đầu tư hơn 53.000 tỷ đồng.

LDG Group không phải doanh nghiệp duy nhất mạnh dạn triển khai dự án mới trong quý 4. Công ty CP Đầu tư Bất động sản Rio Land, đơn vị phát triển dự án Precia cho biết trong các tháng tới đây sẽ mở bán tiếp giai đoạn 2 dự án căn hộ cao cấp Precia (quận 2) sau thành công từ đợt bán đầu tiên với 100% nguồn hàng được tiêu thụ. Đây là dòng sản phẩm cao cấp với giá chào bán trung bình vào khoảng 49 triệu/m2.

Ở khu vực giáp ranh TP.HCM, sau thành công từ dự án Bcons Suối Tiên, Bcons Miền Đông, Bcons Garden và gần đây là Bcons Green View, Công Ty BĐS Phú Mỹ Hiệp cũng vừa chính thức chào bán ra thị trường dự án Bcons Bee tại khu vực Đông TP.HCM trong quý 4 tới đây. Dự án Bcons Bee tọa lạc Trần Đại Nghĩa, giáp khu vực Làng Đại học và quộc lộ 1K, có quy mô 1 block, cao 24 tầng với gần 300 căn hộ có giá chào bán vào khoảng 28 triệu/m2. Được biết hiện tại dự án này đã được giữ chỗ gần 70% rổ hàng chào bán.

Sản phẩm mới chào bán ra thị trường được kỳ vọng sẽ giúp giao dịch BĐS trong các tháng cuối năm sớm khởi sắc trở lại. Ảnh minh họa

Cùng thuộc khu vực Làng Đại học, Tập đoàn Hưng Thịnh vừa chính thức chào bán ra thị trường gần 2.000 căn hộ thuộc dự án New Galaxy tai mặt tiền đường Thống Nhất, TP. Dĩ An. Dự án có tổng quy mô 6 block, gồm 19 tầng với giá bán dự kiến trung bình vào khoảng 1,7 tỷ đồng/căn. Tập đoàn Đất Xanh cũng vừa thành công khi giới thiệu dự án Opal Skyline trên đường Nguyễn Văn Tiết, trung tâm thành phố Thuận An. Dự án gồm hai tòa tháp, mỗi tháp cao 36 tầng với 1.530 sản phẩm. Tập đoàn Nam Group cũng chính thức khởi công dự án Tổ hợp Đô thị nghỉ dưỡng và Thể thao biển Thanh Long Bay tại Mũi Kê Gà (Hàm Thuận Nam, Bình Thuận) và chuẩn bị ra mắt phân khu nhà phố thương mại biển The Sound by Thanh Long Bay ltrong tháng 10/2020. 

Trong 3 quý vừa qua, thị trường bất động sản rơi vào tình cảnh giảm tốc thấy rõ so với năm 2019. Bên cạnh ảnh hưởng từ yếu tố kinh tế chung, sức mua nhà đất suy giảm một phần không nhỏ đến từ yếu tố nguồn cung hạn chế. Tác động từ dịch bệnh khiến nhiều doanh nghiệp buộc phải hủy kế hoạch triển khai dự án mới, lượng sản phẩm chào bán tại thị trường sơ cấp thiếu hụt nghiêm trọng. Người mua gần như không có nhiều sự lựa chọn, nguồn hàng giao dịch phần lớn là tại thị trường thứ cấp nên sức mua thấp. Thiếu sản phẩm khiến không ít nhà đầu tư và người mua ở thực dù có nhu cầu với BĐS nhưng không thể tìm được dự án để xuống tiền.

Năm 2020 chỉ còn lại chưa đầy 3 tháng với nhiều kế hoạch dang dở, khó khăn bủa vây. Tuy nhiên bên cạnh những khó khăn, thị trường vẫn có những tín hiệu tích cực. Hiện lãi suất vay mua nhà tương đối hấp dẫn, nhiều ngân hàng tung ra các gói cho vay bất động sản kỳ hạn 9 năm trở xuống với lãi suất 7-9%/năm. Lãi suất cho vay giảm được xem là động lực cho người mua nhà tiếp cận với BĐS thuận lợi hơn. Với sự trở lại các chủ đầu tư cùng loạt dự án mới, các chính sách bán hàng ưu đãi và hỗ trợ thanh toán được đẩy mạnh triển khai, giao dịch nhà đất các tháng cuối năm dự báo sẽ phục hồi và tạo đà sôi động hơn trong năm 2021.

Đọc thêm bài về công ty thiết kế kiến trúc nha xinh

Theo Thanhnienviet

Friday, September 25, 2020

Phân khúc bất động sản nào vẫn thu hút đầu tư xuyên đại dịch Covid-19?

Phân khúc bất động sản nào vẫn thu hút đầu tư xuyên đại dịch Covid-19?


Theo các chuyên gia, bất động sản công nghiệp là kênh đầu tư có sức "đề kháng" cao với đại dịch Covid-19. Trong khi các phân khúc khác suy giảm và bị ảnh hưởng nặng nề thì các khu công nghiệp vẫn mang lại cho giới đầu tư nhiều cơ hội mới.

Nhiều báo cáo gần đây của Savills Việt Nam đều cho rằng, bất động sản công nghiệp là phân khúc thu hút đầu tư xuyên đại dịch Covid-19. Tiềm năng, cơ hội đầu tư tại các khu công nghiệp giúp nhà đầu tư gia tăng dòng tiền trong cả ngắn hạn và dài hạn.

Nguyên nhân chính khiến nhu cầu bất động sản công nghiệp tăng mạnh trong mùa dịch là do sự thay đổi chuỗi cung ứng toàn cầu, các biến động địa chính trị trên thế giới. Cùng với đó là nỗ lực của Chính phủ Việt Nam trong việc ký kết các hiệp định thương mại quốc tế. Đọc bài về cong ty thiet ke nha dep

Bất động sản công nghiệp Việt Nam đã và đang mở ra nhiều cơ hội đầu tư mới, hấp dẫn giới đầu tư. (Ảnh: Internet)

Trưởng bộ phận Bất động sản Công nghiệp, Savills Việt Nam, ông John Campbell nhận định, ngành công nghiệp Việt Nam có nhiều điều kiện thuận lợi để đạt đỉnh chu kỳ tăng trưởng khi đang hưởng lợi từ sự dịch chuyển chuỗi cung ứng ra khỏi Trung Quốc. Ngay khi các rào cản được dỡ bỏ, chủ các khu công nghiệp đang chuẩn bị nguồn lực để đón những cơ hội đầu tư sắp tới.

Theo ông John Campbell, các chính sách hạn chế đi lại giữa các nước đã ảnh hưởng đến nhu cầu gia nhập thị trường, khiến các đợt khảo sát mặt bằng của các nhà đầu tư quốc tế lớn bị trì hoãn. Tuy nhiên, điều này không làm giảm nhu cầu ngày càng tăng cao đối với bất động sản kho bãi, nhà xưởng, hậu cần, logistic...

Minh chứng là, từ năm 2018 tới nay, công suất thuê tại các khu công nghiệp trọng điểm phía Nam như Bình Dương, Long An, Đồng Nai và phía Bắc như Hưng Yên, Bắc Ninh, Hải Phòng gia tăng đáng kể. Thời gian gần đây, các tập đoàn, doanh nghiệp trong nước cũng đã chủ động đầu tư xây dựng nhiều khu công nghiệp quy mô lớn nhằm đón đầu làn sóng đầu tư từ nước ngoài.

Tham gia hội thảo "Sức bật từ các đại đô thị" ngày 24/9 vừa qua, Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp đầu tư nước ngoài (VAFIE), GS.TSKH Nguyễn Mại khẳng định, hiện có rất nhiều cơ hội mới mở ra cho bất động sản khu công nghiệp.

Theo chuyên gia này, bất động sản công nghiệp là kênh đầu tư thuộc nhóm hấp dẫn nhất xuyên suốt mùa dịch. Giới đầu tư ngoại có xu hướng với xu thế mua bán, sáp nhập, liên doanh với nhà đầu tư trong nước để mở rộng, nâng cấp nhà xưởng.

Ông Mại cho rằng, môi trường đầu tư bất động sản khu công nghiệp trong tương lai sẽ được cải thiện. Thị trường vì thế sẽ phát triển lành mạnh và bền vững hơn. Đọc thêm bài về mau thiet ke biet thu dep 2020

Theo Thanhnienviet

Tuesday, September 22, 2020

Kinh nghiệm xương máu khi mua nhà cũ để không bị dính ‘một cú lừa’

 Kinh nghiệm xương máu khi mua nhà cũ để không bị dính ‘một cú lừa’


Mua nhà cũ là giải pháp hiệu quả với gia đình có nhu cầu ở ngay mà kinh tế eo hẹp. Tuy nhiên, bạn sẽ hối hận nếu dễ dàng bị "đánh lừa" bởi vẻ ngoài sơn phết đẹp đẽ của căn nhà hay những thông tin không chính xác...

Giá quá rẻ

Khi thấy một ngôi nhà cũ được đăng bán với giá rất rẻ so với giá thị trường, đa phần người mua sẽ rất mừng. Tuy nhiên, hãy bình tĩnh và suy nghĩ xem tại sao căn nhà lại có mức giá quá hời ấy, chủ nhà thực sự muốn bán vội vì cần tiền hay nó đang có vướng mắc gì?

Một trong những nguyên nhân khiến nhà cũ được rao bán giá rẻ đó chính là liên quan đến giấy tờ không rõ ràng, sổ đỏ chung, hoặc liên quan đến một số ràng buộc của pháp luật.

Hãy tìm hiểu lý do thực sự khiến ngôi nhà có giá quá rẻ (Ảnh minh hoạ)

Cũng có thể lý do họ "bán tống bán tháo" là do các yếu tố liên quan đến hàng xóm, môi trường sống xung quanh. Rất nhiều người muốn bán nhà vì hàng xóm dân trí thấp, khu vực có nhiều tệ nạn xã hội... Những người mua lại sau một thời gian lại bán đi, tạo nên một vòng tròn luẩn quẩn. Vì vậy, nếu như bạn cảm thấy môi trường sống xung quanh ngôi nhà cũ bạn muốn mua không được tốt, thì bạn nên suy nghĩ kỹ.

Đừng vì muốn mua được nhà cũ với mức giá rẻ mà nhanh chóng ký hợp đồng trong khi chưa quan sát, nghiên cứu tình hình xung quanh. Đến khi chuyển tới sống mới biết phải “đối mặt” với nhiều rắc rối như hàng xóm “Chí Phèo”, ô nhiễm tiếng ồn, ô nhiễm môi trường,... Tất cả các yếu tố đó không chỉ ảnh hưởng xấu với chính bản thân, mà còn đem đến tác động tiêu cực cho các thành viên trong gia đình, nhất là trẻ em.

Sổ đỏ

Khi được người bán cho xem sổ đỏ, nhiều người mua đã vội yên tâm là đủ tính pháp lý. Tuy nhiên, mọi chuyện không hoàn toàn như vậy. Hãy lưu ý tới những thông tin đề cập trong sổ đỏ của ngôi nhà.

Cần lưu ý tới những thông tin đề cập trong sổ đỏ của ngôi nhà

Nếu diện tích thực của ngôi nhà là 50m2 nhưng trong sổ đỏ chỉ 40m2 thì chứng tỏ họ lấn chiếm 10m2, có nguy cơ rắc rối pháp luật với phần lấn chiếm, cơi nới hoặc lấn đường này. Vì vậy, hãy "điều tra" thật kỹ và thương lượng để được giảm giá hợp lý.

Một điều cần lưu ý nữa chính là xem quy hoạch để xác định ngôi nhà có nằm trong vùng bị quy hoạch, giải tỏa hay không. Tốt nhất trước khi mua lên phường kiểm tra ngôi nhà có bị vướng quy hoạch hoặc bất cứ tranh chấp gì hay không.

Vẻ ngoài đẹp đẽ

Khi tới xem xét ngôi nhà cũ muốn mua, hãy quan sát thật kỹ từng chi tiết của căn nhà để không đánh giá nhầm hiện trạng của nó. Điều này rất quan trọng bởi hiện nay để hút người mua và bán nhà được giá, bên bán sẽ không ngần ngại bỏ ra một khoản tiền để tân trang lại ngôi nhà của họ. Thậm chí nhiều ngôi nhà đã cũ, xuống cấp nhưng chỉ bằng vài thủ thuật đập đi xây lại nhanh chóng bằng vật liệu rẻ tiền là nhà đã trông như mới. Đặc biệt, có nhiều người chuyên đầu tư mua nhà cũ rồi sửa lại để bán nhằm đánh lừa người mua thiếu kinh nghiệm. Do đó khi mua nhà cũ nên lưu ý các vấn đề bất thường về vết sơn tường mới lộng lẫy và đẹp.

Cần kiểm tra xem căn nhà còn mới thật hay đó chỉ là "thủ thuật" sửa sang của chủ nhà (Ảnh minh hoạ)

Khi xem xét ngôi nhà thấy nó được sửa chữa như mới, khá bắt mắt thì hãy thận trọng với những căn nhà này. Bởi người bán đã cố gắng che đi những điểm yếu của căn nhà khiến bạn không thể đánh giá được hiện trạng thực của nó. “Áo mới" đẹp của căn nhà thường dễ khiến bạn bỏ qua việc kiểm tra kỹ chất lượng căn nhà.

Cũng cần lưu ý không phải tất cả nhà mới sửa sang đều có mục đích để che giấu khuyết điểm. Thực tế có nhà được sửa lại để gia chủ đón Tết, nhà có tiệc cưới hỏi… Nếu bạn không rành về kỹ thuật thì có thể nhờ người thân, bạn bè hay chính người môi giới có nhiều kinh nghiệm giúp bạn.

Việc xem xét kỹ hiện trạng sẽ khiến bạn không bị đánh lừa bởi vẻ ngoài của ngôi nhà, khi về ở sẽ tốn thêm rất nhiều chi phí, thời gian tu sửa. Đọc thêm bài về thiet ke biet thu

Theo vietnamnet

Friday, September 11, 2020

Cẩn trọng với "sốt đất" ở Thủ Đức

Cẩn trọng với "sốt đất" ở Thủ Đức


TP. Thủ Đức được thành lập theo định hướng hình thành khu đô thị sáng tạo, tương tác cao, phù hợp với chủ trương phát triển kinh tế số, với kỳ vọng về hạ tầng bứt phá mạnh mẽ trong tương lai. Đây cũng chính là lý do khiến mặt bằng giá nhà đất 3 quận phía Đông TP.HCM tăng cao thời gian gần đây.

Bất động sản TP. Thủ Đức trong tương lai, gần đây trở thành đề tài nóng từ các hội nhóm trên mạng xã hội tới các quán cà phê. Thông tin thành lập TP. Thủ Đức trên cơ sở sáp nhập 3 quận Thủ Đức, quận 2 và quận 9 được các nhà đầu tư, môi giới địa ốc lấy làm điểm nhấn trong các chiến dịch quảng bá, giới thiệu sản phẩm.

Theo giới chuyên gia, việc thành lập TP. Thủ Đức được kỳ vọng tạo ra "đầu tàu" bứt phá về kinh cho khu vực phía Đông nói riêng và toàn TP.HCM nói chung. Tuy nhiên, nếu không xây dựng kỹ, thận trọng về mặt chiến lược thì có thể sẽ khiến giá nhà đất leo thang. Điều này dẫn đến tình trạng khó đền bù, bồi thường giải phóng mặt bằng để thực hiện các dự án trọng điểm.

Khảo sát thực tế của Batdongsan.com.vn cho biết, với những thông tin tích cực về hạ tầng, giá bán nhà riêng, đất nền và căn hộ quanh khu vực quận Thủ Đức, quận 9 có xu hướng tăng nhẹ trong tháng 8/2020. Cụ thể, giá chào bán đất nền trung bình tại Thủ Đức khoảng 53,7 triệu đồng/m2, tăng khoảng 1,2% so thời điểm đầu năm. Nhà riêng, nhà hẻm được chào bán với giá từ 63-95 triệu đồng/m2, tăng 0,5-07%. Căn hộ có giá bán khoảng 33 triệu đồng/m2, tăng thêm 1,1% so với cùng thời điểm năm ngoái.

Giá nhà đất trung bình tại quận 9 tăng cao hơn so với Thủ Đức. Đất nền, đất thổ cư quanh khu vực này được rao bán tầm giá từ 44-50 triệu đồng/m2, so với cùng kỳ năm trước tăng gần 1,5%. Giá chào bán nhà phố, nhà riêng vào khoảng 60-80 triệu đồng/m2, tăng 4,5%. Mức giá trung bình của căn hộ từ 35-37 triệu đồng/m2, so với cùng kỳ năm ngoái tăng gần 3,3%. Đọc bài về thiet ke biet thu đẹp

Đối với nhà đất Thủ Đức, giới đầu tư nên có tầm nhìn dài hạn để tiên liệu tiềm năng, dư địa phát triển của thị trường trong tương lai, thay vì vội vàng xuống tiền. (Ảnh: Internet)

Đặc biệt, tại phường Trường Thọ và Linh Trung - trung tâm của TP. Thủ Đức mới, các lô đất trên khu vực đường số 4, 8, 11, đường Nguyễn Văn Bá, Hồ Văn Tư, ngã tư ga Metro Bình Thái, khu vực gần chợ Thủ Đức đều tăng giá mạnh so với cùng thời điểm 2019. Nhu cầu tìm mua cao, giao dịch nhiều nên loại hình nhà riêng lẻ tăng giá trung bình từ 2,5-3%.

Theo ghi nhận của Công ty DKRA Việt Nam, tại thị trường khu Đông hiện nay, mặt bằng giá căn hộ dao động từ 40-80 triệu đồng/m2, đất nền khoảng 200 triệu đồng/m2. Loại hình nhà xây sẵn không dưới 9-10 tỷ đồng/căn, thậm chí có những căn nhà phố trong dự án đã tăng lên 22 tỷ đồng/căn. Giá đất ở quận Thủ Đức được giới đầu nậu nâng lên từ 30%-50% chỉ trong vài ngày sau khi có chủ trương phát triển khu vực này lên TP trong tương lai.

Giám đốc bộ phận R&D DKRA Viet Nam, ông Nguyễn Hoàng nhận định, đề án TP.Thủ Đức được thông qua chủ trương khiến bất động sản khu vực này nóng lên. Không ít chủ đầu tư tận dụng thông tin, gia tăng quảng cáo nhằm thu hút người mua. Đồng thời, nhiều dự án tại đây cũng đẩy mặt bằng giá bán lên cao hơn.

Ông Hoàng cho rằng, không nên vin vào việc thành lập TP. Thủ Đức để đẩy giá nhà đất lên quá cao. Việc phát triển thành phố mới là bước đi lâu dài, do đó nhà đầu tư nên có tầm nhìn dài hạn để tiên liệu về tiềm năng, dư địa phát triển của thị trường trong tương lai, không nên quá vội vàng.

Trong khi đó, theo Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản TP.HCM, ông Lê Hoàng Châu, Thủ Đức đã xuất hiện tình trạng đầu cơ, "thổi giá" nhà đất. Hiện tượng này đáng báo động vì trước đây đã có sự buông lỏng trong quản lý, dẫn đến tình trạng phân lô bán nền tràn lan, ảnh hưởng đến quy hoạch đô thị. 

Tại một hội thảo về việc xây dựng TP. Thủ Đức, PGS-TS Nguyễn Minh Hòa, Phó Chủ tịch Hội Quy hoạch Kiến trúc Phát triển Đô thị TP.HCM bày tỏ: "Lãnh đạo địa phương cần phối hợp với các chủ đất, nhất là những chủ đầu tư nhiều khu đất lớn, khai thác quỹ đất hợp lý, hiệu quả. Không thể để tình trạng đầu cơ giá đất làm hỏng quy hoạch".

Đọc thêm bài về công ty thiết kế xây dựng

Theo Thanhnienviet