Wednesday, September 9, 2020

Nguồn cung nhà ở lao dốc ba năm liên tiếp

Nguồn cung nhà ở lao dốc ba năm liên tiếp


TP HCM - Số dự án nhà ở ít dần từ năm 2017, giảm đến 85% năm 2019 và nay thêm trầm lắng vì Covid-19.

Hiệp hội Bất động sản TP HCM (HoREA) vừa công bố báo cáo đánh giá thị trường bất động sản giai đoạn 2016-2020 với cảnh báo đà giảm tốc nguồn cung nhà ở tại thị trường sôi động nhất cả nước đang ở mức báo động.

Số dự án nhà ở đưa ra thị trường năm 2018 giảm 6,2% so với năm trước nhưng đến năm 2019 mức giảm lên đến 85,1% so với năm 2017. Riêng 6 tháng đầu năm 2020, nguồn cung dự án nhà ở giảm 30,7% so với cùng kỳ 2017. Trong 20 dự án được giải quyết trong 6 tháng đầu năm 2020, chỉ có 9 dự án mới và 11 dự án cũ được điều chỉnh về quy mô hoặc chỉ tiêu quy hoạch.

Số dự án đủ điều kiện huy động vốn năm 2018 giảm 16,4%, năm 2019 giảm 54,4% so với năm 2017. Riêng nửa năm 2020, các dự án được phép huy động vốn giảm đến 69,6% so với cùng kỳ 2017.

TP HCM cũng không có dự án nào được chuyển nhượng trong nửa đầu năm. Nguồn thu tiền sử dụng đất liên tục giảm trong 3 năm gần đây. 8 tháng đầu năm 2020, thành phố chỉ thu được 4.453 tỷ đồng, giảm đến 52% so với cùng kỳ 2019. Đọc thêm bài về công ty thiet ke biet thu

Thị trường bất động sản khu trung tâm TP HCM. Ảnh: Lucas Nguyễn.

HoREA cho biết, điều đáng báo động là, sự lệch pha cung cầu giữa phân khúc nhà ở cao cấp và bình dân ngày càng lớn. Căn hộ bình dân (giá dưới 25 triệu đồng mỗi m2) chỉ có 28.295 căn, chiếm tỷ lệ 21,81% rất thấp trong tổng số nhà ở dự án. Căn hộ trung cấp (giá từ 25-40 triệu đồng mỗi m2) chỉ có 57.545 căn, chiếm tỷ lệ 44,37% trong tổng số nhà ở dự án. Căn hộ cao cấp (giá trên 40 triệu đồng mỗi m2) có 43.886 căn, chiếm tỷ lệ 33,82% cao nhất trong tổng số nhà ở dự án.

Giá nhà khoảng 35-40 triệu đồng mỗi m2 đã được xếp vào loại nhà cao cấp tại thị trường TP HCM. Giả định phân nửa số lượng căn hộ trung cấp (nêu trên) được tính vào thống kê căn hộ cao cấp, thì số lượng căn hộ cao cấp sẽ khoảng 72.658 căn, chiếm đến tỷ lệ 56%, áp đảo trên thị trường. Cơ cấu sản phẩm nhà ở như vậy là biểu hiện rõ rệt của tình trạng lệch pha cung cầu, phát triển thiếu cân đối, kém bền vững, do thiếu hụt loại nhà ở vừa túi tiền và có dấu hiệu thừa cung nhà ở cao cấp.

Theo đánh giá của Hiệp hội, giai đoạn 2016-2017, thị trường bất động sản phát triển với tốc độ cao cả về quy mô thị trường, số lượng dự án, sản phẩm nhà ở và giao dịch. Ngược lại, từ năm 2018 đến nay, thị trường giảm rất lớn cả về quy mô, số dự án, số sản phẩm nhà ở đưa ra thị trường và lượng giao dịch.

Trong 3 năm qua, người có thu nhập trung bình, người có thu nhập thấp đô thị và người nhập cư bị thua thiệt nhiều nhất, vì bị giảm cơ hội tạo lập nhà. Nhiều doanh nghiệp bất động sản vừa và nhỏ đã yếu thế lại càng lép vế hơn so với các tập đoàn và doanh nghiệp lớn.

Nguồn thu ngân sách nhà nước từ thị trường bất động sản bị sụt giảm liên tục trong 3 năm qua. Trong 8 tháng đầu năm 2020, có đến 923 doanh nghiệp bất động sản giải thể, tạm ngừng hoạt động do tác động của đại dịch Covid-19, tăng 136% so với cùng kỳ, cao nhất so với các lĩnh vực kinh tế khác. Ngân sách nhà nước bị giảm mạnh nguồn thu từ bất động sản kể từ năm 2018 đến nay.

Báo cáo này cũng đề cập đến giai đoạn 2006-2020, được đánh giá là 15 năm nhiều cung bậc thăng - trầm đan xem trên thị trường địa ốc, trong đó, chặng đường này nhiều lần tích tụ bong bóng bất động sản.

Giai đoạn 2006-2007 được gọi là chu kỳ tăng trưởng nóng dẫn đến đợt bong bóng đầu tiên. Đến cột mốc 2008 – quý II/2009 bước vào thời kỳ khủng hoảng đóng băng. Quý III/2009-2010, đà phục hồi quay trở lại kéo theo tăng trưởng nóng song lại dẫn đến bong bóng phình to vào năm 2010. Kể từ những năm 2011-2013, thị trường đóng băng khá dài. Đà phục hồi xuất hiện rõ rệt vào năm 2014 và nhịp tăng trưởng kéo dài đến năm 2017.

Kể từ cột mốc 2018-2020, bất động sản liên tục gặp khó khăn do quy mô thị trường bị sụt giảm, thiếu dự án và thiếu sản phẩm nhà ở. Từ tháng 3/2020 đến nay, mức độ khó khăn càng trầm trọng thêm do Covid-19.

Hiệp hội đánh giá, so với 20 năm trước đây, thị trường bất động sản đã có bước phát triển vượt bậc, xu hướng tích cực chiếm chủ đạo cả về quy mô, số lượng, chất lượng, tổng nguồn vốn đầu tư. Tuy nhiên, HoREA cũng thừa nhận thị trường vẫn còn một số hạn chế, bất cập, còn kém minh bạch, thiếu tính bền vững, chưa giải quyết được bài toán nhà ở cho đa số người có thu nhập trung bình, người có thu nhập thấp đô thị, công nhân lao động, giới trẻ và người nhập cư.

Đọc bài về công ty thiết kế kiến trúc xây dựng nhà xinh

Theo vnexpress

Thursday, August 6, 2020

Chủ nhà lại cắn răng giảm giá thuê

Chủ nhà lại cắn răng giảm giá thuê


Sau thời điểm sụt giảm do dịch bệnh hồi tháng 4 vừa qua, hiện giá căn hộ cho thuê tại khu vực quận 2 và quận 7, TP.HCM vẫn có xu hướng giảm thêm.

Cuối tháng 4 vừa qua, các chủ nhà ở TP.HCM đã giảm giá nhà cho thuê 20-30% với hy vọng tình hình cho thuê căn hộ sẽ dễ dàng hơn sau thời điểm giãn cách xã hội do dịch Covid-19. Tuy nhiên, giá nhà hiện nay cho thấy các chủ nhà chấp nhận "xuống nước" hơn nữa để giữ chân khách thuê nhà.

Sở hữu một căn hộ cho thuê tại quận 7, anh T.H.D (39 tuổi) cho biết trong thời điểm dịch bệnh bùng phát, để hỗ trợ cho khách, anh đã giảm giá thuê từ 19 triệu đồng/tháng xuống 17 triệu đồng/tháng.

Khó tìm khách thuê nếu không giảm giá

"Khách thuê của tôi là người Hàn Quốc và trong thời gian dịch bệnh tôi cũng muốn hỗ trợ họ phần nào để bớt khó khăn. Tuy nhiên dịch bệnh đang có xu hướng bùng phát trở lại, hợp đồng thuê lại sắp kết thúc nên tôi khá lo lắng khách sẽ yêu cầu chủ nhà giảm giá thêm", anh D chia sẻ.

Theo chủ nhà, khu vực này chủ yếu hướng đến khách thuê là người nước ngoài đang sinh sống và làm việc tại Việt Nam. Tuy nhiên, không ít trong số họ đã trở về nước khi xảy ra dịch bệnh nên hiện tại rất khó để tìm khách thuê nếu không chấp nhận giảm giá.

Một căn hộ được thiết kế để cho thuê tại phường Thạnh Mỹ Lợi, quận 2, TP.HCM. Ảnh: Quỳnh Danh.

Đầu 2020, giá thuê trung bình một căn hộ 2 phòng ngủ ở TP.HCM với diện tích 60-70 m2 khoảng 10 triệu đồng/tháng. Tuy nhiên, theo Chợ Tốt Nhà, đến đầu tháng 7, giá thuê trung bình đã giảm xuống chỉ còn 8 triệu đồng/tháng.

Cuối năm ngoái, anh N. Dũng (34 tuổi, sống tại Bình Thạnh) vay ngân hàng mua một căn hộ ở quận 2 với hy vọng sẽ cho thuê theo tháng với giá 10-11 triệu đồng. Khoản thu này anh định vừa để trả tiền vay ngân hàng, vừa có thu nhập sau khi tất toán nợ.

Tuy nhiên, từ sau dịch đến nay, dù anh đã giảm giá thuê xuống 8-9 triệu đồng/tháng, đồng thời chủ động lo thêm các khoản phí quản lý, gửi xe, điện nước và đầu tư thêm nội thất, vẫn không kiếm được khách. Điều này đang khiến gia đình anh phải suy nghĩ đến chuyện giảm giá thêm vì không muốn nhà để trống quá lâu.

Săn tìm giá thuê "mềm"

Trong khi phân khúc nhà ở cho thuê được đánh giá là không chịu tác động quá nghiêm trọng từ dịch bệnh như nhà phố bán lẻ do nhu cầu ở thực của người dân, thị trường này vẫn có những khó khăn nhất định.

Đơn cử, khu vực quận 2 và quận 7 là nơi tập trung số lượng lớn khách thuê người nước ngoài đang sinh sống và làm việc tại Việt Nam, không ít khách thuê đã quay trở về nước để tránh dịch từ khoảng tháng 1, 2 vừa qua.

"Nhiều khách Hàn trong dịp nghỉ Tết Nguyên Đán về nước và bị mắc kẹt không thể trở lại Việt Nam. Thời điểm đó cũng rất nhiều người có tâm lý lo ngại dịch bệnh nên thanh lý hợp đồng thuê trước hạn và trả nhà để về nước khiến số lượng căn hộ trống của khu vực tăng lên rõ rệt", một môi giới lành nghề tại khu vực quận 7 chia sẻ.

Nhiều khách thuê nhà người Hàn Quốc ở quận 7 thanh lý hợp đồng trước hạn để về nước tránh dịch. Ảnh: Quỳnh Danh.

Người này cũng cho biết nhiều chủ nhà trong khu vực đã chấp nhận giảm giá nhà và sẵn sàng giảm thêm cho khách thuê thiện chí, muốn ký hợp đồng lâu dài, nhưng vẫn không có người hỏi thuê.

Trong khi đó, các khu chung cư cao cấp tại quận 2 có giá thuê trung bình 18-24 triệu đồng/tháng với những căn hộ 2 phòng ngủ đầy đủ nội thất cũng đang được rao thuê hàng loạt với giá hạ xuống còn khoảng 16-20 triệu đồng/tháng.

Trước đó, trong tháng 5 nhu cầu tìm nhà của thị trường TP.HCM trở nên sôi động hơn đầu năm do phần lớn học sinh, sinh viên, công nhân, nhân viên văn phòng bắt đầu quay trở lại học tập và làm việc sau thời gian nghỉ dịch khá dài.

Thời điểm này một số ít người tranh thủ tìm kiếm các căn hộ trống chất lượng, vị trí tốt với giá rẻ hơn so với thời điểm trước dịch. Tuy nhiên, do tâm lý muốn thắt chặt và cắt giảm chi tiêu của đại đa số người dân vào thời điểm này, người thuê nhà thường có xu hướng kết thúc hợp đồng để tìm kiếm nhà có giá thấp hơn.

Đọc thêm 200 Mẫu Thiết Kế Nhà Phố Tân Cổ Điển Hot Nhất

Theo Zing

Tuesday, August 4, 2020

300 triệu có thể mua nhà hoặc đầu tư bất động sản hay không?

300 triệu có thể mua nhà hoặc đầu tư bất động sản hay không?


Với những người có 300 triệu đang muốn mua nhà để ở, chuyên gia bất động sản cho rằng, nếu bạn có ý định tích tiền trong tài khoản đến lúc đủ mới mua nhà thì chắc chắn không bao giờ đến được ngày đó.

Không phải ai muốn mua nhà cũng tích lũy được 50-70% giá trị tài sản để nếu vay thêm ngân hàng phần còn lại thì sẽ giảm thiểu tối đa rủi ro. Vậy với những người chỉ có khoảng 300 triệu đồng muốn mua nhà để ở thì có nên mua nhà ngay không hay đầu tư thêm để tăng vốn? Và nếu thu nhập hàng tháng chỉ dưới 20 triệu đồng/tháng thì nên mua bất động sản nào để ở?

Hỏi: Tôi có 300 triệu đồng tiền tiết kiệm, có nên đầu tư thêm nữa để tăng khoản này lên trước khi mua nhà để ở hay không?

Ông Lê Văn Thông, Tổng Giám đốc Saigon King Land khuyên khán giả này nên đầu tư vừa với sức của mình, không nên để đồng tiền chết.

Ông Thông chia sẻ: Bản thân tôi chưa bao giờ có 300-400 triệu đồng để ở trong tài khoản bởi theo tôi nếu tài khoản ngân hàng có 1-2 tỷ đồng để lấy lãi thì không nói, còn nếu không có lãi thì "đồng tiền phải chạy". Nếu bạn có ý định tích tiền trong tài khoản đến lúc đủ mới mua nhà thì chắc chắn không bao giờ đến được ngày đó, bởi khi bạn có được 1 tỷ đồng, lúc đó dù thu nhập của bạn có ổ định ở mức 30 triệu đồng/tháng, thì tài sản BĐS đã tăng giá lên mức 3 tỷ đồng rồi. Vì vậy, bạn phải nghĩ cách để số tiền 300 triệu đồng tiết kiệm đó sản sinh thêm nữa thì mới đuổi kịp theo giá trị BĐS.

Bạn có thể vay mượn để mua đất ở đâu đó, bởi mua đất chắc chắn có lãi. Mua được đất ở TP.HCM thì tuyệt vời, còn mua ở những tỉnh xa khác thì phải cân nhắc.

Với những người muốn mua nhà đang có khoảng 300 triệu đồng tiền vốn, chuyên gia khuyên
không nên để "đồng tiền chết" mà "đồng tiền phải chạy". Ảnh minh họa

Trước đây khi lần đầu tiên tôi có số tiền 400 triệu đồng, tôi đã đi mua đất, tất nhiên tôi phải chọn mua đất ở Long An. Khi đó tôi nghĩ: "Khu này rất nhiều công nhân, dù không bán được đất thì có thể xây nhà trọ cho thuê cũng được". Vì vậy, khi mua đất bạn phải cân nhắc đến những khu vực mà tương lai được quy hoạch sẽ có cầu lớn, hoặc có thêm siêu thị, công viên… những yếu tố này sẽ giúp giá trị BĐS tăng lên. Còn những khu mà 5-10 năm tới không có gì mới thì giá đất vẫn tăng nhưng sẽ tăng ít, tính thanh khoản và khả năng bán lại sẽ chậm hơn.

Hỏi: Tôi chưa có kinh nghiệm mua BĐS, đã có 300 triệu đồng tiền tiết kiệm và đang làm công việc văn phòng với lương dưới 20 triệu/tháng, muốn mua nhà để ở thì nên chọn BĐS nào?

Ông Lê Văn Thông trả lời: Ai lên Sài Gòn làm việc cũng mong muốn mua được nhà ở Sài Gòn, tôi cũng vậy và đã thực hiện được điều đó. Theo tôi, bạn nên chọn mua một ngôi nhà đừng quá sức so với khoản tiền mình đang có. Khi mua nhà phải có định hướng rõ ràng, phù hợp với thu nhập và khả năng tài chính của mình.

Ví dụ có 300 triệu đồng thì không nên mua nhà có giá 2-3 tỷ đồng nếu thu nhập trung bình vẫn dưới 20 triệu/tháng và không có đột phá.

Nếu mua căn nhà giá quá cao so với của thu nhập của mình thì chỉ trả lãi cũng không đủ, vì vậy phải cân đối mua một căn nhà vừa sức để trả lãi được cho ngân hàng. Các bạn cần nghĩ thử: Mua căn nhà này sẽ phải trả lãi trong mấy chục năm liệu có chấp nhận được không hay nên tính toán theo hướng vừa ở vừa đầu tư?

Nếu trả lãi ngân hàng 10-15 năm, mình thấy mệt và muốn bán nhà đó đi thì tài sản này phải tăng giá, khi đó mình sẽ có một khoản lãi. Chứ nếu mua một BĐS trả lãi trong 20 năm, mà khi bán lại lỗ thì ta sẽ thành con nợ.

Đơn cử như khi mua căn hộ, phải chú ý thời điểm mua. Nếu mua lúc căn hộ chưa hình thành thì khi căn hộ hình thành ta sẽ có lãi nhiều (mua nhà theo diện BĐS hình thành trong tương lai - PV); còn nếu mua khi căn hộ đã hình thành, có sổ hết rồi thì phần lãi khi bán nhà sẽ không nhiều hoặc bị trừ thêm yếu tố khấu hao.

Ông Đinh Minh Tuấn, Giám đốc Chi nhánh Batdongsan.com.vn tại TP.HCM góp ý thêm: Bản thân tôi trước đây cũng có mức thu nhập tương tự và đã từng thực hiện giao dịch này. Trường hợp mình có 300 triệu đồng tiền tiết kiệm, theo quy định, ngân hàng cho vay tối đa 70% giá trị căn nhà, như vậy khoảng giá mà mình có thể đầu tư hoặc mua nhà để ở là 1 tỷ đồng và mỗi tháng phải trả góp cho ngân hàng khoảng 10-11 triệu đồng/tháng.

Với mức tiền 1 tỷ đồng này, có 2 loại hình BĐS mình có thể mua: Một là nhà ở bình thường gắn liền với đất hoặc nhà liền kề - nhưng phải ở xa trung tâm; hai là căn hộ chung cư. Với 1 tỷ đồng bạn sẽ có nhiều lựa chọn nếu mua chung cư, nếu muốn nhà rộng thì chọn nhà ở xã hội, nếu muốn nhà gần trung tâm thì chọn căn hộ một phòng ngủ.

Tôi khuyên nên mua loại hình căn hộ 1 phòng ngủ để gần trung tâm. Khi thu nhập của mình cao hơn 20 triệu đồng/tháng, bạn có thể bán hoặc cho thuê căn nhà đó chắc chắn sẽ vẫn có lãi.

Đọc thêm bài về công ty thiết kế biệt thự cổ điển https://nhaxinhcenter.com.vn/biet-thu-co-dien.html

Theo thanhnienviet

Monday, August 3, 2020

Sóng ngầm đầu tư bất động sản công nghiệp trong đại dịch

Sóng ngầm đầu tư bất động sản công nghiệp trong đại dịch


Kho vận, hậu cần tại Việt Nam, Ấn Độ và Trung Quốc dẫn đầu nhóm bất động sản được quan tâm nhiều nhất giữa Covid-19.

Savills vừa công bố báo cáo tiềm năng phục hồi của thị trường tài sản tại châu Á Thái Bình Dương giữa làn sóng Covid-19 mới. Báo cáo cho biết bất động sản công nghiệp được xếp vào nhóm "cửa trên" so với phần còn lại của thị trường nhờ thu hút nhiều sự quan tâm của giới đầu tư.

Đơn vị này đánh giá, hầu hết phân khúc của thị trường bất động sản đang chứng kiến mức giảm sút lớn về lượng giao dịch, khiến không ít các nhà đầu tư phải thay đổi kế hoạch và hoạt động vận hành để vượt qua giai đoạn khó khăn này. Tuy nhiên, lĩnh vực công nghiệp liên tục cho thấy sự thay đổi tích cực khi vẫn thu hút sự quan tâm lớn, được đánh giá là lĩnh vực duy nhất hứa hẹn khả năng phục hồi cao và tăng tốc nhanh chóng.

Dữ liệu từ Real Capital Analytics cho thấy giao dịch bất động sản văn phòng ở châu Á Thái Bình Dương giảm 59% tính tới quý II so với cùng kỳ năm ngoái. Đối với bất động sản bán lẻ, con số còn đáng quan ngại hơn, mức giảm lên đến 68%. Tuy nhiên, các giao dịch bất động sản công nghiệp và ngành giao nhận, kho vận chỉ giảm 24%, cho thấy đây là nhóm ít bị ảnh hưởng hơn phần còn lại của thị trường và các giao dịch đứng trước cơ hội phục hồi nhanh ngay trong đại dịch.

Ông Simon Smith, Trưởng bộ phận Nghiên cứu và Tư vấn tại Savills châu Á Thái Bình Dương, cho biết, bất động sản công nghiệp đang được nhiều chủ đầu tư quan tâm, săn lùng. Ngành này có liên quan chặt chẽ tới các xu hướng mạnh mẽ như sự phát triển của thương mại điện tử và hầu như mọi thị trường trong khu vực đều thiếu hụt không gian kho vận hiện đại.

Theo đánh giá của Savills Pacific, bất động sản công nghiệp đã và đang là nhóm tài sản có khả năng phục hồi và tăng nhiệt ở hầu hết thị trường thuộc châu Á Thái Bình Dương, trong đó các địa bàn trọng điểm gồm: Việt Nam, Ấn Độ và Trung Quốc.

Khu công nghiệp Long Hậu. Ảnh: Long Hậu

Dựa theo số liệu của Focus Economics, chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) của Việt Nam chứng kiến sản lượng trong tháng 6 tăng 7,0% so với cùng kỳ năm trước, chủ yếu nhờ vào sự phục hồi trong sản xuất hàng hóa và sản xuất điện. Sản lượng sản xuất và công nghiệp ước tính tăng 2,71% trong năm 2020 (và dự kiến tăng 9,2% vào năm 2021) cho thấy sự tăng trưởng khiêm tốn nhưng đầy hứa hẹn của lĩnh vực này.

Bên cạnh đó, chỉ số quản lý sức mua (chỉ số PMI) cũng tăng vọt lên 51,1 điểm vào tháng 6, với 42,7 điểm vào tháng 5, đánh dấu mức tăng trưởng đầu tiên trên ngưỡng 50 điểm kể từ tháng 1 sau thành công của Chính phủ trong việc kiềm tỏa và ngăn chặn đại dịch. Sự phục hồi này được cho là nhờ có sự gia tăng mạnh mẽ của các đơn đặt hàng mới, cùng với hoạt động mua hàng tích cực và số lượng các mặt hàng tồn kho tiền sản xuất tăng cao nhất kể từ tháng 11/2018.

Tháng 6, cả nước có 336 khu công nghiệp với tổng diện tích khoảng 97.800 ha. Trong đó, 261 khu công nghiệp đang hoạt động và 75 còn lại đang trong quá trình giải phóng mặt bằng và bắt đầu xây dựng. Công suất thuê đạt 76% trên tổng các khu công nghiệp đang hoạt động trên toàn quốc.

Ông John Campbell, Trưởng bộ phận Bất động sản Công nghiệp, Savills Việt Nam nhận định, với nguồn cầu lớn tiếp tục vượt quá nguồn cung, có thể thấy rõ sự cần thiết của việc tăng số lượng nguồn cung tại các khu vực công nghiệp trọng điểm. Công suất thuê các vùng trọng điểm tại phía Nam như Bình Dương, Đồng Nai, Long An, và phía Bắc như Bắc Ninh, Hưng Yên, Hải Phòng đã gia tăng đáng kể từ năm 2018.

Hầu hết giao dịch cho thuê trong nửa đầu năm 2020 bắt nguồn từ các dự án và các cuộc thương thảo đã diễn ra từ năm ngoái. Trong khi đó, nhiều hợp đồng thuê được thực hiện bởi các công ty đã có mặt tại Việt Nam và đang tìm cách mở rộng sản xuất.

Các chính sách hạn chế đi lại giữa các nước đã ảnh hưởng đến nhu cầu gia nhập thị trường, làm hoãn lại các đợt khảo sát mặt bằng của các nhà đầu tư quốc tế lớn, khiến số lượng hợp đồng thuê được ký kết với các nhà phát triển trong nước bị hạn chế. Ngành công nghiệp Việt Nam đang hưởng lợi từ sự dịch chuyển chuỗi cung ứng ra khỏi Trung Quốc và nhiều chủ khu công nghiệp đang chuẩn bị nguồn lực để đón những cơ hội sắp tới ngay khi các rào cản được dỡ bỏ.

Với Ấn Độ, vì vẫn đang trong tình trạng phong tỏa do Covid-19, mọi ngành kinh doanh tại quốc gia này đều chịu thiệt hại, nhưng tương lai của ngành bất động sản công nghiệp ở đây có triển vọng hơn các ngành khác. Ngành công nghiệp được dự kiến có lợi khi các công ty đa quốc gia tìm kiếm địa điểm mới để sản xuất.

Ấn Độ cũng dần được xem là nơi sản xuất hàng hóa thay thế cho Trung Quốc. Có khoảng 1.000 công ty sản xuất nước ngoài đang dự tính chuyển cơ sở sản xuất chính từ Trung Quốc sang Ấn Độ, trong đó, 300 công ty có kế hoạch sản xuất đồ di động, điện tử, thiết bị y tế, và dệt may.

Chính phủ Ấn Độ đang tích cực thu hút các công ty nước ngoài và trong nỗ lực thúc đẩy tăng trưởng sản xuất nội địa, Chính phủ Ấn Độ vừa cắt giảm thuế doanh nghiệp. Điều này cộng hưởng với yếu tố thuế dịch vụ & hàng hóa hấp dẫn, cùng lợi thế về nhân công rẻ, Ấn Độ đang tích cực khuyến khích và thu hút các công ty nước ngoài di dời xưởng sản xuất sang nước mình.

Với thị trường Trung Quốc, tuy là nơi chịu ảnh hưởng đầu tiên bởi đại dịch Covid-19, thị trường tỷ dân này đang dần bình phục, ngành bất động sản công nghiệp tại mỗi khu vực kinh tế của quốc gia này lại chứng kiến các thử thách khác nhau.

Ở Vũ Hán, tâm điểm phát dịch bệnh, mọi hoạt động kinh doanh đều bị hạn chế, đặc biệt là hoạt động hậu cần, và xu hướng này vẫn tiếp tục. Sự quan tâm của nhà đầu tư giảm do nỗi lo sợ về rủi ro dịch bệnh, nhưng một số nhà đầu tư đang chuẩn bị cho trường hợp thị trường chạm đáy.

Tuy nhiên, tại khu vực Nam Trung Quốc, nhu cầu thị trường vẫn duy trì ở mức cao trong suốt đại dịch. Nhu cầu từ các nhà cung cấp thực phẩm tươi, bán hàng qua mạng, và ngành y tế tăng đáng kể, đã góp phần hỗ trợ thúc đẩy phát triển thị trường giao nhận kho vận gần đây.

Tại các tỉnh Giang Tô, Chiết Giang và Thượng Hải, ảnh hưởng của đại dịch đến các khu vực này không trầm trọng và các nhà phát triển bất động sản công nghiệp vẫn tiếp tục xây dựng không gian mới. Một khối lượng lớn các nhà kho dự kiến tiếp tục ra mắt trong vòng 12-24 tháng tới. Thị trường bất động sản công nghiệp tại các thành phố cấp I và II đều đang phát triển và các chủ nhà sẵn sàng cho thuê ngay khi dự án còn trong giai đoạn đang xây dựng.

Savills dự báo, Covid-19 càng thúc đẩy tăng nguồn cung bất động sản công nghiệp vì chính quyền địa phương phải tìm cách tăng thu nhập và sản xuất. Một trong các hệ quả của đại dịch là nhiều công ty sản xuất phát sinh các vấn đề và điều chỉnh kế hoạch kinh doanh, khiến cho chính quyền các địa phương phải tăng nguồn cung đất. Đây là cơ hội để các doanh nghiệp kho vận thâu tóm được quỹ đất công nghiệp chất lượng với vị trí đẹp.

Xem thêm bài về thiết kế biệt thự mái thái https://nhaxinhcenter.com.vn/tin-tuc/top-50-mau-biet-thu-mai-thai-dep-nhat.html

Theo vnexpress

Wednesday, July 29, 2020

HoREA kiến nghị cấp sổ đỏ condotel cho chủ đầu tư

HoREA kiến nghị cấp sổ đỏ condotel cho chủ đầu tư


HoREA vừa kiến nghị cơ quan chức năng xem xét cấp sổ đỏ cho chủ đầu tư dự án condotel. Sau khi làm hợp đồng mua bán condotel, chủ đầu tư tiếp tục thực hiện thủ tục chuyển tên trên sổ đỏ cho khách hàng - nhà đầu tư thứ cấp.

Hiệp hội bất động sản TP.HCM (HoREA) vừa gửi Thủ tướng và các Bộ liên quan kiến nghị về việc hoàn thiện khung pháp lý điều chỉnh loại hình căn hộ du lịch (condotel). HoREA đề nghị sử dụng thống nhất khái niệm căn hộ du lịch (condotel) và bổ sung loại cơ sở lưu trú du lịch là nhà phố du lịch.

Vấn đề pháp lý cho condotel đến nay vẫn gây nhiều tranh cãi

HoREA thống kê, trên địa bàn cả nước hiện có 28.100 biệt thự du lịch, 82.900 condotel và 15.660 nhà phố du lịch. Condotel chủ yếu tập trung tại các điểm mạnh về du lịch như Đà Nẵng, Hà Nội, Quảng Ninh, TP.HCM, Thanh Hóa, Bình Định, Kiên Giang, Khánh Hòa, Bình Thuận, Bà Rịa - Vũng Tàu… Vốn đầu tư đổ vào các dự án này tổng cộng khoảng 100.000 tỷ đồng. 

Trong giai đoạn 2008-2013, chủ đầu tư các dự án condotel chỉ huy động vốn đầu tư tài chính từ các nhà đầu tư để làm dự án, sau đó chia lợi nhuận, không huy động vốn hoặc bán condotel hình thành trong tương lai.

Nhưng từ năm 2014, chủ đầu tư có huy động vốn, bán condotel hình thành trong tương lai khi khung pháp lý loại hình này chưa được hoàn thiện. Hiện, pháp luật chưa quy định rõ phần sở hữu chung, sở hữu riêng của condotel để làm căn cứ cấp sổ đỏ. Dù các địa phương đã có văn bản hướng dẫn cấp sổ đỏ cho condotel của Bộ Tài nguyên Môi trường nhưng đến nay khách hàng vẫn chưa được cấp sổ đỏ.

HoREA kiến nghị thủ tục quy trình cấp sổ đỏ cho condotel tương tự như căn hộ thuộc dự án nhà ở thương mại. Trước hết, chủ đầu tư dự án condotel sẽ xin cấp sổ đỏ. Sau khi làm hợp đồng mua bán, chủ đầu tư sẽ làm thủ tục chuyển tên trên sổ đỏ cho nhà đầu tư. Khi hết thời hạn sử dụng đất, nếu có nhu cầu, chủ đầu tư có thể xin gia hạn theo quy định.

HoREA cũng kiến nghị giải quyết những khách hàng đã mua condotel và được cấp sổ đỏ đất ở ổn định lâu dài không hình thành đơn vị ở (trái pháp luật) từ trước đó nhưng đã bị thu hồi và được cấp lại sổ đỏ có thời hạn. HoREA đề nghị xem xét tính thời hạn sử dụng đất cho khách hàng mua condotel kể từ ngày dự án có quyết định giao đất.

Về việc mới đây Bộ Công an cho ý kiến không đồng ý hợp thức hóa condotel, biệt thự du lịch, văn phòng kết hợp lưu trú (officetel) thành nhà ở, HoREA cho biết tán thành với kiến nghị này. Nguyên nhân là bởi nếu hợp thức hóa sẽ làm quy hoạch bị phá vỡ, hạ tầng đô thị tăng thêm áp lực, đồng thời làm giảm giá trị khu vực được quy hoạch phát triển du lịch, thương mại, dịch vụ, làm giảm nguồn thu ngân sách nhà nước.

Xem thêm bài về công ty thiết kế kiến trúc nhà xinh https://nhaxinhcenter.com.vn/nha-pho-dep.html

Theo thanhnienviet

Wednesday, July 15, 2020

Bất động sản TP.HCM đứng thứ 3 về thu hút đầu tư trong khu vực

Bất động sản TP.HCM đứng thứ 3 về thu hút đầu tư trong khu vực


Theo xếp hạng của PwC và Urban Land Institute, thị trường bất động sản TP.HCM đang đứng thứ 3 về tiềm năng đầu tư và đứng đầu về phát triển tại châu Á - Thái Bình Dương.
Công ty kiểm toán quốc tế PwC và Urban Land Institute mới công bố bảng xếp hạng triển vọng đầu tư bất động sản châu Á - Thái Bình Dương năm 2020 nhằm phản ánh mức độ ưa chuộng của các nhà đầu tư với các thị trường trong khu vực.

Cụ thể, top 5 thị trường đáng chú ý trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương bao gồm Singapore, Tokyo, TP.HCM, Sydney và Melbourne. Trong đó, TP.HCM là thị trường đứng thứ 3 về xếp hạng đầu tư và đứng đầu về tiềm năng phát triển.

Theo đánh giá, trong những năm gần đây, Việt Nam là thị trường mới nổi tại châu Á và được các nhà đầu tư ưa chuộng nhờ làn sóng dịch chuyển sản xuất của các nhà máy ra khỏi Trung Quốc.

TP.HCM là một trong những thị trường bất động sản có mức tăng trưởng cao trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Ảnh: Phạm Ngôn.

Tuy nhiên, thị trường TP.HCM vẫn ghi nhận một số rủi ro tiềm tàng và khó xác định những cơ hội đầu tư tốt.

Đứng đầu trong bảng xếp hạng là Singapore với vị trí thứ nhất về đầu tư và thứ 2 về phát triển. Bên cạnh đó, báo cáo cũng chỉ ra một số xu hướng đáng chú ý của toàn thị trường.

Phân khúc văn phòng vẫn là loại hình bất động sản đầu tư phổ biến nhất, mặc dù đang có nhiều nghi vấn về tiềm năng phát triển thực chất loại hình văn phòng linh hoạt - dòng sản phẩm có tăng trưởng mạnh nhất của phân khúc này.

Bất động sản công nghiệp và hậu cần vẫn là lĩnh vực được kỳ vọng phát triển vượt trội. Khu vực châu Á - Thái Bình Dương vẫn chưa có hệ thống không gian hậu cần hiện đại và điều này trở thành cơ hội cho các nhà đầu tư. Nhiều nhà đầu tư đang hướng đến thị trường ngách của phân khúc như kho lạnh, kho hàng...

Theo Bảng xếp hạng chỉ số minh bạch bất động sản toàn cầu (GRETI) do Jones Lang LaSalle thực hiện, Việt Nam xếp thứ 56 toàn cầu về mức độ minh bạch trong ngành bất động sản, chuyển từ nhóm "thiếu minh bạch" sang nhóm "bán minh bạch".

Theo đó, Việt Nam đã tăng 4 bậc so với bảng xếp hạng 2018 để đạt mốc thứ hạng 56 trong bảng xếp hạng mới, trong đó hai đô thị trung tâm Hà Nội và TP.HCM đã giúp Việt Nam thăng lên cột mốc minh bạch mới.

Mẫu thiết kế ngôi nhà xinh

Theo Zing

Sunday, July 12, 2020

Thành phố mới Bình Dương vẫn thưa thớt sau 10 năm

Thành phố mới Bình Dương vẫn thưa thớt sau 10 năm


Sau 10 năm kể từ khi khởi công, Thành phố mới Bình Dương vẫn không thu hút được đông người dân đến ở như kỳ vọng.

Thành phố mới Bình Dương được xây dựng từ tháng 4/2010 với kỳ vọng trở thành trung tâm hành chính mới của tỉnh Bình Dương, thay thế cho thành phố Thủ Dầu Một. Đô thị mới này có quy mô 1.000 ha, nằm trên địa bàn phường Phú Mỹ, xã Định Hòa (TP Thủ Dầu Một), xã Phú Chánh, Tân Hiệp, Tân Vĩnh Hiệp (huyện Tân Uyên) và xã Hòa Lợi (huyện Bến Cát) với tổng vốn đầu tư khoảng hơn 150.000 tỷ đồng.

Theo dự kiến, toàn bộ dự án được hoàn tất vào năm 2020 và trung tâm hành chính tỉnh Bình Dương được dời về đây. Tuy nhiên đến nay, dự án không phát triển được như kỳ vọng.

Theo quy hoạch ban đầu, dự án gồm các hạng mục chính như Khu đô thị vườn Tokyu Bình Dương, Trung tâm hành chính tập trung, khu công nghệ kỹ thuật cao của Maple Tree, Đại học Quốc tế Miền Đông, trường quốc tế của Tập đoàn giáo dục Kinderworld, trung tâm thương mại tài chính, nhà ở phục vụ cho 125.000 người định cư và hơn 400.000 người đến làm việc.

Hiện nay, dù hạ tầng đã hoàn thiện với những trục đường nội khu lớn dẫn vào khu đô thị mới này, Thành phố mới Bình Dương vẫn còn rất hoang vắng.

Với quỹ đất lớn dành cho các khu nhà ở cao và thấp tầng, hàng loạt dự án bất động sản đã được đầu tư và phát triển bởi nhiều chủ đầu tư trong nước và nước ngoài. Một trong những dự án đầu tiên của khu vực là khu căn hộ cao cấp IJC Aroma do Becamex là chủ đầu tư với quy mô hơn 2,1 ha và tổng vốn 728 tỷ đồng. Dự án cung cấp gần 500 căn hộ và các kiosk dành riêng cho kinh doanh thương mại. Giá giao dịch căn hộ của dự án này ở mức khoảng 20 - 27 triệu đồng/m2.

So với các khu vực mới như Thuận An, Dĩ An, số lượng các dự án bất động sản tại Thành phố mới ở mức hạn chế. Giai đoạn 2009 - 2014 có 3 dự án căn hộ được mở bán và không có dự án mới trong gần 5 năm. Đến 2018-2019, thời điểm bùng nổ các dự án căn hộ ở Bình Dương, Thành phố mới đóng góp 2 dự án vào thị trường, gồm Midori Park The View và giai đoạn 2 của Sora Gardens.

Sora Gardens II là dự án liên doanh giữa Công ty TNHH Becamex Tokyu và Công ty TNHH Mitsubishi Jisho Residence, gồm 2 block 24 tầng, cung cấp 560 căn hộ. Giá căn hộ tại đây dao động ở mức 33 - 35 triệu đồng/m2, hiện đã bán được khoảng 40%.

Mặc dù được quy hoạch bài bản, hiện đại và nhiều dự án bất động sản cao cấp, lượng người sống ở đây vẫn còn ít ỏi, không được như kỳ vọng. Chuỗi dự án Uni-Tower được đầu tư xây dựng quy mô lớn nhưng do không có người sinh sống, nhiều dãy nhà bắt đầu xuống cấp nhanh chóng

Những trục đường chính vào khu đô thị như Hùng Vương, Lý Thái Tổ, Lê Duẩn... đều được thiết kế rộng rãi nhưng rất ít người qua lại, ngay cả thời điểm trong tuần.

Bên cạnh các công trình được xây dựng từ ban đầu như trung tâm hành chính tỉnh, Đại học Quốc tế Miền Đông và một số dự án nhà ở..., không có nhiều dự án mới được thực hiện, trong khi các công trình cũ đã có dấu hiệu xuống cấp. Quỹ đất trống tại khu vực này cũng còn rất lớn.

Quỹ đất lớn, song các nhà đầu tư lại không mấy mặn mà. Thời gian qua, khu vực này hầu như không triển khai thêm các dự án mới mà chỉ tiếp tục phát triển giai đoạn tiếp theo của các dự án hiện hữu.

Nguồn cung mới hạn chế, giới đầu tư không mặn mà khiến giao dịch nhà đất tại Thành phố mới Bình Dương dường như dậm chân tại chỗ. Nhiều sàn giao dịch bất động sản từng đổ về đây thời điểm năm 2014 đều trong trạng thái đóng cửa im lìm, thậm chí xuống cấp sau thời gian.

Dãy kios thương mại, shophouse đa số bị bỏ trống do không có ai thuê để kinh doanh do cộng đồng cư dân quá ít ỏi.

Một trong những nguyên nhân chính khiến dự án không thành công như mong đợi là do bất động sản ở đây được rao bán với mức giá ban đầu quá cao, chủ yếu ở phân khúc cao cấp, chỉ phù hợp với khách hàng đầu tư thay vì hướng đến nhu cầu ở thực của người dân địa phương là các cán bộ, công nhân viên trong các khu công nghiệp.

Bên cạnh đó, giới đầu tư nhận định Thành phố mới Bình Dương có vị trí xa trung tâm TP.HCM hơn các khu vực Thuận An, Dĩ An, trong khi lại thiếu hụt các tiện ích dân sinh như bệnh viện, chợ trường học, nhà giá rẻ... Chính vì vậy, để khu đô thị này hồi sinh cần có thời gian dài và sự đầu tư thêm cho đời sống của dân cư tại đây.

Khoảng cách từ Thành phố mới Bình Dương và thành phố Thủ Dầu Một đến khu trung tâm TP.HCM. Đồ họa: Nhân Lê.

Đọc thêm về công ty thiết kế nhà xinh https://nhaxinhcenter.com.vn/tin-tuc/don-gia-thiet-ke-thi-cong-biet-thu-co-dien-tan-co-dien.html

Theo Zing