Tuesday, June 2, 2020

Kịch bản nào cho bất động sản nghỉ dưỡng nửa cuối năm?

Kịch bản nào cho bất động sản nghỉ dưỡng nửa cuối năm?


Hoạt động kinh doanh bất động sản nghỉ dưỡng cao cấp những tháng tới vẫn chững lại khi lượng khách quốc tế đến Việt Nam chưa thể phục hồi, theo chuyên gia.

Thị trường bất động sản nghỉ dưỡng Việt Nam sau giãn cách xã hội đã có những tín hiệu phục hồi nhẹ khi 493 cơ sở lưu trú, chủ yếu ở TP HCM và Hà Nội - tương đương 78% số khách sạn và khu nghỉ dưỡng 4-5 sao, được Savills Hotels khảo sát - đã mở cửa đón khách với đầy đủ tiện ích đi kèm.

Tuy nhiên, các cơ sở lưu trú tại thị trường ven biển như Phú Quốc, Quảng Nam tỏ ra thận trọng hơn trong quyết định mở cửa với tỷ lệ mở lại lần lượt là 58% và 55%. Còn số ít cơ sở áp dụng chiến lược tạm ngưng hoạt động một phần để cắt giảm chi phí.

Theo ông Mauro Gasparotti - Giám đốc Savills Hotels châu Á Thái Bình Dương, tuy mở cửa trở lại, hoạt động kinh doanh khách sạn vẫn giảm tốc. Công suất trung bình trong những tuần đầu tháng 5 chỉ đạt khoảng 16%. Công suất này chủ yếu đến từ các điểm đến có thể tiếp cận bằng ôtô như Hồ Tràm, Long Hải, Đà Lạt và Bà Rịa Vũng Tàu. Một số điểm du lịch khác chưa hồi phục do phần lớn du khách e ngại di chuyển bằng đường hàng không sau Covid-19.

"Hoạt động kinh doanh dự kiến vẫn bị chững lại trong những tháng tới", ông Mauro Gasparotti nói. Lý giải nhận định này, ông Mauro cho hay, công suất của nhóm khách sạn cao cấp và hạng sang tại các thành phố lớn sụt giảm xuống chỉ còn một chữ số, thậm chí một số cơ sở chỉ đạt mức 5% do phụ thuộc chủ yếu vào nguồn khách quốc tế và khách công vụ. Chỉ một số cơ sở lưu trú duy trì công suất ở mức cao hơn nhờ có lượng khách dài hạn.

Người dân tắm biển Nha Trang chiều 4/5. Ảnh: Xuân Ngọc

Ngoài ra, thị trường khách nội địa dù chiếm 83% tổng lượng khách du lịch năm 2019, nhưng là nhóm khách hạn chế hơn về ngân sách du lịch so với phân khúc khách quốc tế và khách công vụ. "Nhóm khách này thường lựa chọn các khách sạn và khu nghỉ dưỡng với mức ngân sách tầm trung nên không tác động nhiều đến tình hình hoạt động của những khách sạn 4 và 5 sao trong thành phố", ông Mauro Gasparotti phân tích.

Bên cạnh đó, chuyên gia của Savills cho rằng, khoảng 95% cơ sở lưu trú đã mở cửa sẵn sàng đưa loại hình MICE - du lịch kết hợp hội nghị, hội thảo, triển lãm, sự kiện - vào hoạt động. Nhưng nguồn cầu tại phân khúc này vẫn ở mức thấp do các quy định về phòng, chống dịch bệnh đang được áp dụng nghiêm ngặt và các doanh nghiệp cũng cần cắt giảm quy mô của các sự kiện, hội thảo.

Theo ông Mauro Gasparotti, các khu nghỉ dưỡng cao cấp có thể giảm giá phòng, áp dụng các gói dịch vụ hấp dẫn và miễn phí dịch vụ ăn uống, vận chuyển nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh, thu hút được khách nội địa khi thị trường du lịch hồi phục trong kì nghỉ hè sắp tới.

Tại tọa đàm trực tuyến "Thu hút FDI vào bất động sản Việt Nam hậu khủng hoảng", PGS. TS Trần Kim Chung - Phó viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương, dự báo thị trường bất động sản nghỉ dưỡng sẽ phục hồi theo 2 giai đoạn. 

Giai đoạn 1 sẽ bắt đầu khi học sinh, sinh viên kết thúc năm học 2019-2020, dẫn tới bùng nổ du lịch nội địa trong ngắn hạn - giúp các khách sạn, khu nghỉ dưỡng trong nước hưởng lợi.

Giai đoạn 2 sẽ bắt đầu khi Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Nga khống chế dịch thành công và các đường bay quốc tế được nối lại.

Theo ông Chung, du khách quốc tế sẽ ưu tiên chọn các điểm du lịch phía Nam trong nửa cuối mùa thu và mùa đông do khí hậu ôn hoà quanh năm - nền nhiệt ẩm phong phú, ánh nắng dồi dào, giúp thị trường bất động sản du lịch từ Đà Nẵng tới Phú Quốc hưởng lợi.

"Các nhà đầu tư bất động sản nghỉ dưỡng đã chịu thiệt hại trong những tháng đầu năm, nhưng 3 tháng cuối năm không chỉ giúp họ hồi phục, mà còn cho cơ hội phát triển hơn nữa", ông Kim Chung dự báo.

Còn bà Dương Thuỳ Dung - Giám đốc cấp cao của CBRE Việt Nam cho rằng, hoạt động du lịch theo nhóm nhỏ, lưu trú ở khách sạn quy mô nhỏ, lựa chọn những địa điểm du lịch có thể di chuyển bằng xe cá nhân sẽ trở thành xu hướng của khách hàng trong ngắn hạn.

Vì vậy những khách sạn, khu nghỉ dưỡng ở địa điểm gần Hà Nội và TP HCM như Vũng Tàu, Phan Thiết, Long Hải, Ba Vì, Hoà Bình – vốn không phụ thuộc nhiều vào du khách quốc tế, sẽ phục hồi nhanh trong 3-6 tháng tới khi kỳ nghỉ của học sinh, sinh viên tới gần.

Còn thị trường khách sạn 4-5 sao ở Phú Quốc, Nha Trang - chủ yếu đón du khách nước ngoài, sẽ phục hồi trong 1-2 năm tới, do du khách có tâm lý tránh những điểm du lịch tập trung đông người, phải di chuyển bằng đường hàng không.

Trước đó, báo cáo của Tổng cục Du lịch dự kiến một kịch bản phục hồi chậm cho ngành du lịch khi lượt du khách quốc tế tới Việt Nam trong năm 2020 dự kiến giảm 70% so với năm 2019 nếu dịch được kiểm soát vào tháng 6. Ở kịch bản xấu hơn - dịch được kiểm soát vào tháng 9, lượt khách quốc tế sẽ giảm tới 75%.

"Trong bất kỳ trường hợp nào, năm 2020 sẽ chứng kiến sự sụt giảm chưa có tiền lệ về lượng khách du lịch, dẫn đến việc suy giảm trầm trọng công suất phòng ở thị trường khách sạn", Tổng cục Du lịch cho biết. 

Đọc thêm top 100 mẫu thiet ke biet thu dep

Theo vnexpress

Monday, June 1, 2020

Kinh nghiệm mua chung cư giá rẻ bạn nên biết càng sớm càng tốt

Kinh nghiệm mua chung cư giá rẻ bạn nên biết càng sớm càng tốt


Chung cư đã và đang trở thành một trong những lựa chọn hàng đầu hiện nay do những tiện ích mà nó mang lại. Hãy cùng bỏ túi một số kinh nghiệm mua chung cư sẽ giúp ích cho bạn.

Với thời buổi công nghệ thông tin phát triển như hiện nay, như một thói quen, mọi người thường “search google” để khảo sát giá cả, thủ tục,… Trong bài viết này, tất cả những kinh nghiệm mua chung cư hữu ích nhất sẽ được tổng kết cho bạn.

1. Xác định vị trí chung cư:

Theo những chia sẻ kinh nghiệm mua nhà chung cư thì căn hộ chung cư có vị trí tốt khi nó đảm bảo thuận tiện cho nhu cầu cơ bản của bạn và gia đình (đi lại, sinh hoạt, làm việc…). Không dễ để tìm một dự án khu chung cư có vị trí thuận lợi với giá "mềm", bởi phân khúc căn hộ dưới 1 tỉ đồng thường nằm ở khá xa trung tâm thành phố.


Vì vậy, kinh nghiệm mua nhà chung cư phù hợp đó là bạn cần cân đối tài chính và nhu cầu để chọn mua căn hộ. Nên xem xét vị trí gần các tiện ích như chợ, trường học, nơi làm việc… Lưu ý quan sát lượng giao thông quanh khu chung cư, nhất là vào các giờ cao điểm xem có xảy ra ách tắc không, tránh gặp phải phiền toái trong vấn đề di chuyển sau này.

2. Kiểm tra pháp lý:

Nếu mua căn hộ chung cư đang xây dựng, bạn cần tìm hiểu rõ lai lịch của khu đất, xem dự án đó có đang thế chấp hay không. Nếu dự án đang thế chấp mà bạn quyết định ký kết hợp đồng mua bán thì phải yêu cầu chủ đầu tư cung cấp giấy tờ đã giải chấp đối với căn hộ của mình.

Ngoài hồ sơ pháp lý của dự án, người mua cần xem kỹ hợp đồng mua bán. Các điều khoản trong hợp đồng phải rõ ràng, dễ hiểu, có thỏa thuận về các phụ phí dịch vụ, tiến độ thanh toán, thẩm quyền của các bên…

3. Kiểm tra cặn kẽ chủ đầu tư:

Một kinh nghiệm mua chung cư mà bạn nhất định phải lưu ý nữa đó là đừng quá tin vào những lời mật ngọt mà môi giới rót vào tai bạn. Trước khi mua căn hộ chung cư, bạn phải tìm hiểu tên, năng lực của chủ đầu tư, giấy phép đầu tư và xây dựng của dự án.


Nếu là người "ăn chắc mặc bền", bạn nên dành thời gian để đến quan sát tiến độ xây dựng (trường hợp mua căn hộ chung cư chưa hoàn thiện), thăm hỏi người dân đã và đang sống trong chung cư đó về mức độ hài lòng (trường hợp mua căn hộ chung cư có sẵn).

4. Đánh giá tiện ích nội, ngoại khu:

Ưu thế khi sống trong chung cư là bạn sẽ được sử dụng rất nhiều tiện ích ngoại khu như công viên, trung tâm thương mại… Tuy nhiên, với sự phát triển bùng nổ của các dự án, không thiếu những khu chung cư chỉ đáp ứng được nhu cầu về nhà ở mà bỏ qua yếu tố này, thậm chí xây sát mặt đường và cắt hoàn toàn khu vui chơi cho trẻ…

Về tiện ích nội khu, người mua cần lưu ý các thông tin về số thang máy, thang thoát hiểm, mức độ hoạt động ổn định của các thang… bởi đó là những tiện ích thiết thân mà bạn sẽ sử dụng trong tương lai.


Mật độ căn hộ cũng là một kinh nghiệm mua chung cư mà bạn cần xem xét. Mật độ phù hợp và phổ biến hiện nay là 8 căn hộ/sàn. Nếu lớn hơn con số này tức là số lượng dân cư ở mức dày, dễ dẫn tới tình trạng xếp hàng chờ đợi khi sử dụng các tiện ích chung, gây quá tải cho việc vận hành các dịch vụ kỹ thuật.

5. Tiêu chí về an ninh:

Bạn cần quan sát xem chung cư đó có được trang bị hệ thống phòng chống cháy nổ chuẩn chỉnh không, cách quản lý việc ra vào chung cư ra sao, có hệ thống camera giám sát hay hệ thống báo động khi có tình huống khẩn cấp không... Tự mình đi khảo sát, trò chuyện, hỏi đáp những cư dân đang sống tại khu chung cư là cách tốt nhất để bạn có thể thu thập thông tin này.

6. Khu vực gửi xe:

Theo quy định do Bộ Xây dựng ban hành từ năm 2013, cứ 100m² diện tích sử dụng của căn hộ, chủ đầu tư phải dành 20m² diện tích làm chỗ đậu xe, gồm cả lối đi. Song thực tế, nhiều chung cư lại thiết kế khu giữ xe quá nhỏ, không đáp ứng hết được nhu cầu của cư dân. Vì vậy, bạn cần tìm hiểu kỹ xem khu vực gửi xe của chung cư có thuận tiện không? Có đảm bảo an toàn không? Có giới hạn số lượng xe hay mức phí thế nào?…

7. Thương lượng giá cả:

Qua Internet hay các sàn giao dịch, không khó để bạn tìm hiểu mức giá chung của các dự án ở từng khu vực. Trong trường hợp người bán đưa ra mức giá cao hơn mức giá thật, những thông tin trên sẽ giúp bạn tự tin thương lượng.

Với những khách hàng chưa sẵn sàng về mặt ngân sách thì kinh nghiệm mua nhà chung cư trả góp đó là bạn có thể vay ngân hàng. Số tiền ngân hàng cho vay tối đa khi mua căn hộ chung cư có thể lên đến 70-80% giá trị hợp đồng mua bán. Tuy nhiên, để đảm bảo khả năng chi trả, bạn chỉ nên mua một căn hộ khi đã có trong tay ít nhất 50% giá trị căn nhà, 50% còn lại có thể vay ngân hàng. Nói cách khác, bạn nên chọn gói vay làm sao để chỉ phải trả lãi khoảng 30-40% tổng thu nhập trong tháng.

8. 8. Những căn hộ chung cư nên tránh:

Bạn nên tránh mua căn hộ chung cư có phòng bị bịt kín (không có cửa sổ hướng ra ngoài, thiếu thông thoáng), căn hộ gần chỗ đổ rác (có thể mất vệ sinh), gần thang máy (thường xuyên có người qua lại, đông đúc và ồn ào)…

Xét theo những điều kiêng kị trong phong thủy, người mua nên tránh những căn chung cư có hình dạng méo mó, vừa khó bài trí gọn gàng vừa không tốt cho tài lộc. Về hướng nhà, bạn nên chọn căn hộ có mặt quay về hướng Nam hoặc Đông Nam để đón được gió mát và ánh sáng ổn định hơn.

Đọc thêm về Nhà phố đẹp 2020

Theo thoidaiplus.giadinh.net.vn

Wednesday, May 27, 2020

Thị trường phục hồi, phân khúc bất động sản nào vẫn ảm đạm?

Thị trường phục hồi, phân khúc bất động sản nào vẫn ảm đạm?


Thị trường bất động sản đang từng bước chứng kiến sự phục hồi khi nhiều dự án mới được giới thiệu, các dự án cũ tung bảng hàng mới. Tuy nhiên, thị trường mặt bằng bán lẻ cho thuê tại Hà Nội vẫn hiu hắt khách thuê.

Đến thời điểm hiện tại, Việt Nam đã cơ bản kiểm soát được dịch bệnh Covid-19 sau nhiều ngày không ghi nhận ca nhiễm mới trong cộng đồng và chưa có ca tử vong. Theo Bộ Y tế, Việt Nam đang bước vào trạng thái “bình thường mới”, vừa tập trung phục hồi, phát triển kinh tế, vừa không chủ quan trong phòng, chống dịch hiệu quả. Thị trường bất động sản cũng theo đà đó phục hồi. Các dự án nhà ở được giới thiệu, mở bán tiếp trên thị trường. Thế nhưng bất động sản nghỉ dưỡng và mặt bằng bán lẻ cho thuê - những phân khúc chịu ảnh hưởng nặng nề của đại địch Covid-19 đang có sự chuyển biến trái ngược nhau. Hiện bất động sản nghỉ dưỡng đang có những tín hiệu khởi sắc khi mới đây, Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch (Tổng cục Du lịch) phối hợp với các địa phương phát động Chương trình “Người Việt Nam đi du lịch Việt Nam”, triển khai từ 1/6 - 31/12/2020. Các thị trường du lịch trọng điểm cũng tung ra hàng loạt chương trình kích cầu. 

Thế nhưng, bất động sản bán lẻ vẫn đang chật vật sau dịch. Theo tìm hiểu của Batdongsan.com.vn, dù nhịp sống đã nhộn nhịp trở lại, đại dịch đã được kiểm soát và có dấu hiệu hạ nhiệt nhưng trên nhiều con phố tấp nập kinh doanh, buôn bán của Hà Nội như Tràng Thi, Hàng Bông, Hàng Đường, Hàng Ngang, Lương Văn Can, Hàng Đào, Hàng Buồm, Hàng Gai, Chợ Đồng Xuân (Hoàn Kiếm), Kim Mã, Liễu Giai, Núi Trúc (Ba Đình), Chùa Bộc, Thái Hà, Thái Thịnh, Ô Chợ Dừa (Đống Đa), Cầu Giấy, Trần Đăng Ninh, Nguyễn Khánh Toàn (Cầu Giấy), Nguyễn Trãi, Lương Thế Vinh, Khương Hạ (Thanh Xuân) Bùi Xương Trạch, Định Công (Hoàng Mai)… vẫn còn nhiều mặt bằng bỏ trống, treo biển cho thuê.

Sau dịch, thị trường mặt bằng bán lẻ cho thuê tại Hà Nội vẫn hiu hắt khách thuê. 

Anh Phạm Luyến (chủ một quán ăn trên phố Thái Thịnh) cho biết dịch bệnh Covid-19 đã khiến thu không đủ bù chi, dẫn đến thua lỗ nên anh buộc phải trả mặt bằng vào đầu tháng 3. Ngay khi đợt cách ly kết thúc, chủ mặt bằng đã gọi điện mời anh thuê tiếp cùng với đó là những ưu đãi như giá thuê rẻ hơn, chỉ phải đóng 3 tháng tiền nhà thay vì nửa năm như trước đây. Tuy nhiên, anh Luyến cho rằng dù Việt Nam đã kiểm soát được dịch bệnh nhưng tình hình tại nhiều nước trên thế giới vẫn phức tạp, Covid-19 lại chưa có vaccine, nên anh Luyến lo sợ dịch bệnh bùng phát thêm lần nữa. Do đó, anh quyết định chưa mở lại cửa hàng. Hiện mặt bằng anh từng thuê trên phố Thái Thịnh vẫn đang để trống dù chủ nhà tích cực rao cho thuê. 

Tương tự, ông N.V.Hưởng, chủ một căn nhà mặt phố 3 tầng ở Đào Duy Từ (Hàng Buồm, Hoàn Kiếm) có giá thuê 5.000 USD/tháng, cũng rao thuê hơn 2 tháng nay nhưng chưa có khách hỏi thuê. Nhiều năm trước, mặt bằng này “hot” tới mức không cần thông qua môi giới, ông Hưởng chỉ cần treo biển là có khách hỏi thuê. Nhưng đến nay, sau 2 tháng kết hợp cả treo biển, nhờ môi giới, rao thuê trong các hội nhóm nhưng căn nhà có vị trí mặt phố đắc địa này vẫn đang để trống. Ông Hưởng cho biết: “Các hoạt động đã trở lại bình thường nhưng vẫn chưa có khách thuê khiến tôi rất sốt ruột. Một nguồn thu nhập thụ động không nhỏ của gia đình tôi đã biến mất trong mấy tháng qua”. Đây cũng là thực trạng đang diễn ra ở nhiều con phố kinh doanh sầm uất khác của Hà Nội sau đại dịch. 

Lý giải về thực trạng nhà mặt phố vẫn hiu hắt khách thuê, bà Hoàng Diệu Trang, Quản lý Cấp cao, Dịch vụ Cho thuê Thương mại, Savills Hà Nội cho biết, thực tế trên là hệ quả của hai nguyên nhân chính: sự gián đoạn chuỗi cung ứng và sự tái cấu trúc hoạt động kinh doanh của chủ thuê. Trước đây, những địa điểm có hoạt động kinh doanh nhộn nhịp như khu vực trung tâm Hà Nội luôn trong tình trạng khan hiếm mặt bằng cho thuê và giá thuê tương đối cao. Tuy vậy, dịch bệnh Covid-19 đã khiến gần 50% số lượng khách thuê trả lại mặt bằng. Hơn nữa, lệnh đóng cửa, kiểm soát biên giới của Trung Quốc đã gây ảnh hưởng nặng tới nguồn cung cấp hàng cho các hoạt động kinh doanh tại khu phố trung tâm, khiến cho việc tiếp tục buôn bán là gần như không thể. 

Trong trường hợp không có khách, việc giảm giá cho thuê cũng chưa đủ để duy trì hoạt động kinh doanh tại đây. Đơn cử, ngành thời trang với nguồn hàng nhập từ Trung Quốc, phục vụ giới trẻ thường tập trung nhiều ở trục phố Hàng Bông, Kim Mã, và hai mảng thị trường lớn ở Cầu Giấy và Đống Đa bị ảnh hưởng không nhỏ. Và sự ảnh hưởng này sẽ là ảnh hưởng mang tính dây chuyền.

Trên khía cạnh vĩ mô về sự phát triển của thị trường bán lẻ sau dịch bệnh, Việt Nam phụ thuộc nhiều vào tình trạng kiểm soát Covid-19 của các nước trong chuỗi cung ứng đặc biệt là Trung Quốc. Việc xử lý dịch bệnh của những nước này sẽ tác động đến sự phục hồi thị trường bán lẻ trong nước. Nếu nguồn hàng và việc kiểm soát dịch bệnh tại đây vẫn chưa đạt được mức độ an toàn tuyệt đối, bất động sản thương mại vẫn sẽ bị ảnh hưởng trong một thời gian không thể tính theo ngày, mà theo tháng, bà Trang nhấn mạnh.

Đọc thêm về Nhà Xinh | 500 mẫu thiết kế kiến trúc nội thất nhà xinh đẹp 2020

Theo thanhnienviet

Sunday, May 24, 2020

Nhà đầu tư vẫn âm thầm “săn” đất nền có sổ đỏ

Nhà đầu tư vẫn âm thầm “săn” đất nền có sổ đỏ


Có lẽ đây là phân khúc trở lại thị trường mạnh mẽ hơn cả sau thời điểm dịch bệnh được kiểm soát.

Ghi nhận ở các thị trường cho thấy, các NĐT đã bắt đầu tìm kiếm các dự án đất nền đã có sổ hoặc các nền đất riêng lẻ trong dân. Trong khi đất dự án chưa có sổ có phần chững hơn.

Tại Tp.HCM, hiện một số dự án đất nền có giá từ 4-6 tỉ đồng/nền đang được chào bán ra thị trường ngay sau thời điểm dịch bệnh được kiểm soát. Dù chưa thể hiện rõ giao dịch nhưng sự quan tâm của người mua bắt đầu bắt nhịp với hoạt động của CĐT dự án. Ghi nhận tại một dự án đất nền tại Q.Tân Bình, Q.Thủ Đức vào thời điểm cuối tuần lượng khách đi xem dự án đã khá đông. Trong đó có những giao dịch được chốt trong ngày.

Hầu hết các doanh nghiệp triển khai dự án ở thời điểm này là đã sở hữu quỹ đất trước đó khá lâu. Với việc khan hiếm dòng sản phẩm mới ra thị trường nên các nền đất đã ra được sổ ở khu vực TP giá đã ở ngưỡng khá cao. Tuy nhiên, bên cạnh người mua ở thực thì có lượng khách mua đầu tư chờ giá lên, bán lại cho người có nhu cầu ở thực.


Trong khi tại thị trường tỉnh lân cận Tp.HCM, hoạt động mua bán đất nền cũng ghi nhận rục rịch trở lại. Các khu vực như Nhơn Trạch, Long Thành, Phú Mỹ… có giao dịch lẻ tẻ ở thời điểm này. Trong đó, cả NĐT và người mua thực đều ưu tiên đất có sổ.

Một số loại hình khác như đất nông nghiệp giá từ 600-700 triệu đồng/công cũng phát sinh giao dịch ở giai đoạn này. Tuy nhiên, theo các môi giới, dường như NĐT chưa mạnh dạn “xuống tiền” như thời điểm chưa dịch. Đa số vẫn ở trạng thái nghe ngóng, chờ đợi tín hiệu tốt lên của thị trường. Vì thế, có thể phải mất khoảng thời gian nữa thì hoạt động mua bán mới trở lại như bình thường.

Chưa kể, bản thân các nền đất pháp lý rõ ràng, đã ra sổ thì NĐT cũng trong tâm lý là giữ hàng chứ không bán ra ở giai đoạn này. Vì thế, cũng khá khan hiếm sản phẩm dạng này trên thị trường thứ cấp. Trong khi hàng của CĐT bán ra cũng chỉ mới nhỏ giọt ở giai đoạn này.

Khách quan mà nói, so với các phân khúc khác trên thị trường thì đất nền vẫn được giới đầu tư địa ốc ưa chuộng. Đây cũng là phân khúc có nhịp độ “bắt sóng” lại thị trường nhanh hơn sau thời điểm thị trường bị biến động. Bởi sức mua để đầu tư, nhất là ở loại hình giá vừa phải trên dưới 2 tỉ đồng/nền vẫn luôn hiện hữu trên thị trường. Có chăng, NĐT có tiền vẫn còn trong tâm thế là chờ đợi giá hợp lý hơn hoặc chờ những sản phẩm độ chắc ăn về pháp lý cũng như vị trí tốt mới “xuống tiền”.

Theo ghi nhận, dòng tiền của NĐT hiện nay khi bỏ tiền vào đất cũng khá là đa dạng, linh hoạt. Thay vì mua đất ở một, hai khu vực thì họ phân bổ dòng tiền ở nhiều khu vực khác nhau để tính toán đến độ an toàn của dòng tiền. Trong đó, tâm lý của NĐT lâu năm là vẫn muốn sở hữu đất nền khu vực Tp.HCM, dù giá cao nhưng khả năng ra hàng cho đối tượng người mua ở thực dễ dàng hơn. Vì thế, có những nền đất ghi nhận ở thời điểm này lên đến 5-6 tỉ đồng/nền/ diện tích khoảng 80-100m2, NĐT dày vốn vẫn mua vào và chờ cơ hội trong tương lai.

Theo dự báo thị trường quý 2 năm 2020 của DKRA Vietnam, đất nền vẫn là phân khúc được NĐT ưa chuộng trong thời gian sắp tới. Phân khúc này dự báo vẫn sẽ tiếp tục khan hiếm và không có nhiều dự án mới mở bán. Trước tác động của dịch Covid-19 lên các hoạt động kinh tế và đời sống, sức cầu chung của thị trường nhìn chung suy giảm do áp lực tài chính và tâm lý thận trọng của các NĐT. Tuy nhiên, xét về dài hạn tâm lý sở hữu đất nền vẫn còn khá lớn trên thị trường. Và chính sự khan hiếm cũng đẩy mức giá bán của loại hình này trên thị trường sơ cấp tăng lên.

Giá thứ cấp của thị trường đất nền cũng không giảm đi vì nhu cầu còn lớn, trong khi NĐT cũng không vội vàng bán sản phẩm trong vài ba tháng dịch bệnh. Khảo sát cho thấy, các nền đất bán ra dưới giá kì vọng lợi nhuận diễn ra khá ít trên thị trường, không đại diện cho một xu hướng rõ nét. Hầu hết những nền đất đã có sổ NĐT vẫn ôm hàng, giữ hàng, chỉ một số ít cần tiền gấp mới bán ra.

Với tình trạng khan cung cùng với các thông tin hạ tầng giao thông xuất hiện sau thời điểm dịch bệnh, có một số dự báo có thể xảy ra tình trạng sốt đất nền cục bộ tại khu vực Tp.HCM. Tuy nhiên, trong chỉ đạo mới đây của UBND TP sẽ không để xảy ra tình trạng sốt BĐS sau thời điểm dịch bệnh.

Theo các chuyên gia, việc sốt BĐS cũng khó diễn ra bởi sau dịch dòng tiền của NĐT cũng theo xu hướng ổn định, an toàn chứ khó đột biến, ồ ạt. Việc bán được sản phẩm còn phụ thuộc vào chiến lược NĐT, vị trí của dự án.

Đọc thêm Nội thất đẹp | 1001 mẫu thiết kế nội thất nhà đẹp hot nhất 2020

Theo ICTVietnam

Thursday, May 21, 2020

Lý do nhà phố khởi động sớm hậu giãn cách xã hội

Lý do nhà phố khởi động sớm hậu giãn cách xã hội


TP HCM - Các chung cư mới lập mặt bằng giá cao hơn trước đã phần nào thúc đẩy các giao dịch nhà liền thổ vài tuần sau khi cách ly xã hội.

Vài tuần sau thời gian hạn chế tiếp xúc bán hàng do cách ly để phòng Covid-19,  một số sàn địa ốc bán nhà phố bắt đầu tăng nhẹ mãi lực trở lại sau nhiều tháng thất thu và ế ẩm. Ông Nguyễn Lộc Hạnh, Tổng giám đốc Công ty cổ phần Đầu tư Bất động sản Ngọc Châu Á lý giải các nguyên nhân khiến giới đầu tư và người mua sớm quay trở lại với kênh bất động sản liền thổ.

Giá căn hộ mới mở bán vẫn tiếp tục leo thang

Trong những tháng đầu năm, nhiều chung cư mở bán ở các địa bàn ven Sài Gòn đã bị đẩy lên mức giá kịch trần bất chấp tác động của đại dịch. Đây là cú sốc đối với nhóm nhà đầu tư theo trường phái chờ bắt đáy bất động sản vì trông đợi các tín hiệu giảm tốc nhưng giá nhà vẫn tăng.

Khi giá nhà ở bị các chủ đầu tư đẩy lên, giới đầu tư lập tức phân hóa thành 2 nhóm. Nhóm một là những người bảo thủ, tiếp tục chờ cơ hội mua nhà giảm giá. Nhóm hai, những người chủ động hơn về dòng vốn, quyết định chọn phương án đổ tiền vào nhà phố khi các dự án mở bán đang tung rất nhiều gói khuyến mãi, hỗ trợ lãi suất, giãn tiến độ thanh toán...

Thị trường nhà liền thổ TP HCM. Ảnh: Vũ Lê.

Nhà liền thổ ít bị tác động khi khủng hoảng

Phân khúc nhà phố tại Sài Gòn là một kênh đầu tư truyền thống được ưa chuộng khi có những biến động thị trường xảy ra nhờ đặc tính giữ giá tốt. Đây cũng là kênh trú ẩn an toàn theo tâm lý của đa số người Việt.

Trong chu kỳ 3-4 năm gần đây, giá nhà phố tại các khu vực vùng ven như Gò Vấp, Bình Tân, Thủ Đức hay các quận số xa trung tâm như quận 8, 9, 12 hoặc các huyện kém phát triển như Bình Chánh, Cần Giờ tăng trung bình từ 30-50% thậm chí một số nơi biên độ tăng lên đến 100%.

Với đặc tính ít bị mất giá lúc khủng hoảng xảy ra và trong trường hợp sốt đất, tài sản này tăng giá nhanh hơn các bất động sản khác, nhà liền thổ đóng vai trò như thỏi nam châm hút vốn khi giãn cách xã hội được dỡ bỏ. Người mua thậm chí cũng bỏ qua điểm yếu rất lớn của nhà phố là giá trị tài sản quá cao, tính bằng đơn vị chục tỷ đồng nhưng dòng tiền khai thác hoặc cho thuê lại cực thấp. 

Nhà liền thổ được trợ lực bởi bệ phóng hạ tầng

Sau khi nới lỏng cách ly và tiến tới hoàn toàn dỡ bỏ giãn cách xã hội, chính quyền TP HCM công bố hàng loạt dự án hạ tầng dự kiến triển khai trong thời gian tới. Các yếu tố hạ tầng nhằm mục đích giãn dân mà nhà nước đẩy mạnh được ví như cú hích tinh thần, cải thiện tâm lý cho thị trường bất động sản và diễn biến này ít nhiều tác động đến mãi lực của nhà phố.

Các công trình hạ tầng tùy theo tiến độ nhanh hay chậm, quy mô lớn hay nhỏ, đều có tác động làm thay đổi mặt bằng giá bất động sản, đặc biệt là nhà liền thổ sẽ phản ứng trước tiên. Hạ tầng cũng là cầu nối kéo người ở về các khu dân cư đang định hình. Điều này lý giải vì sao thanh khoản nhà liền thổ thường phục hồi nhanh khi thị trường thiết lập trạng thái bình thường mới.

Quỹ đất dành cho nhà phố ít dần

Xét trong tầm nhìn một thập niên tới, theo quy hoạch của TP HCM, chung cư được ưu tiên triển khai vì phù hợp với tình hình phát triển mới. Hiện các chủ đầu tư cũng có xu hướng chú trọng phát triển loại hình chung cư nhiều hơn nhà liền thổ.

Vì vậy, nhà liền thổ ven Sài Gòn ngày càng ít lại và trở thành phân khúc tiêu dùng của giới nhà giàu. Nhóm khách hàng này cũng miễn nhiễm với các tác động của đại dịch. Do đó, họ có nhiều điều kiện mua hàng sớm nhất khi giãn cách xã hội được dỡ bỏ.

Bên cạnh đó, ông Hạnh chia sẻ các điểm cần lưu ý nhằm tránh rủi ro khi đổ tiền vào nhà liền thổ.

gười mua nên thận trọng chọn những sản phẩm có pháp lý rõ ràng, đã có sổ đỏ, giấy phép xây dựng nếu đang xây.

Khách hàng nên đặt các câu hỏi về chính sách hỗ trợ tài chính một cách trực tiếp với chủ đầu tư. Chẳng hạn như thời gian bàn giao giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và quyền sở hữu nhà. Hoặc có ngân hàng cho vay hay không? Nếu ngân hàng cho vay trên 60% giá trị sản phẩm thì đây là bất động sản có giá trị ngang hoặc cao hơn giá trị thị trường. Vì nguyên tắc định giá cho vay của ngân hàng là 70% trên giá thị trường và cho vay 70% trên giá thẩm định...tương đương 50-60%.

Tiêu chuẩn hoàn thiện cũng cần được đặc biệt lưu tâm. Ví dụ như nhà cũ hay mới, nhà thô hay hoàn thiện? Giữa việc bàn giao thô hay hoàn thiện sẽ chênh lệch nhau từ 1,2-1,5 tỷ đồng và đây không phải là số tiền nhỏ. Tuy nhiên, khá nhiều khách hàng sơ suất không để ý đến điều này. Giao nhà hoàn thiện về hệ thống kỹ thuật ME (điện nước), nội thất ốp bên trong khá là chi tiết và nhiều khung giá khác nhau. Vì vậy, nếu chủ đầu tư bàn giao nhà hoàn thiện thì khách hàng nên ưu tiên cho việc này.

Đọc thêm mẫu thiết kế nhà đẹp https://nhaxinhcenter.com.vn/thiet-ke-nha-dep.html

Theo vnexpress

Monday, May 18, 2020

Căn hộ ở TP.HCM được ngân hàng BIDV rao 15 triệu/m2 vẫn ế

Căn hộ ở TP.HCM được ngân hàng BIDV rao 15 triệu/m2 vẫn ế


Hồi tháng 2, BIDV rao bán 65 căn hộ ở dự án Era Town nhưng chưa thể thanh lý toàn bộ tài sản. Trong lần đấu giá mới này, nhà băng giảm giá khởi điểm 5%.

Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) mới đây tiếp tục thông báo bán phát mại 55 căn hộ tại dự án chung cư Kỷ Nguyên (The Era Town) ở số 15B đường Nguyễn Lương Bằng, phường Phú Mỹ, quận 7, TP.HCM. Dự án có diện tích hơn 10 ha, gồm 9 tháp với hơn 3.000 căn hộ, được bàn giao năm 2013.

The Era Town là dự án do Công ty Đức Khải làm chủ đầu tư với tổng vốn đầu tư gần 4.800 tỷ đồng. Vị trí dự án nằm cuối đường Nguyễn Lương Bằng, cách khu đô thị Phú Mỹ Hưng 5 km và trung tâm quận 1 khoảng 12 km.

Hồi tháng 2, BIDV đã rao báo 65 căn hộ thuộc dự án Era Town nhưng chưa thể thanh lý toàn bộ tài sản. Do đó, trong lần đấu giá mới này, ngân hàng quyết định giảm giá bán 5%. Giá khởi điểm 55 căn hộ Era Town do phía ngân hàng đưa ra dao động từ 2,1 tỷ đồng đến 5,3 tỷ đồng.

Thời hạn nộp hồ sơ đấu giá là 22/8. Người đăng ký phải ký quỹ tối thiểu 10% giá khởi điểm đề nghị. Nhà băng lựa chọn người mua theo nguyên tắc giá chào mua cao nhất.

Các căn hộ này có diện tích lớn từ 136 m2 đến 368 m2. Đơn giá đấu giá khởi điểm bình quân là 14-15 triệu đồng/m2.

Hầu hết mỗi căn đều có từ 3 phòng ngủ trở lên, phòng khách và nhà bếp, nhà vệ sinh được thiết kế rộng rãi.

Tuy nhiên, phần hành lang bên ngoài lại khá hẹp chỉ rộng khoảng 1,2 m ngang.

Mỗi block được trang bị 4 thang máy cho cư dân di chuyển.

Dù chủ đầu tư đã hoàn thành và đưa vào sử dụng từ năm 2013, hiện tại phần tầng trệt của block A2, A3 chỉ hoàn thành phần thô chưa được đưa vào sử dụng.

"Cứ mưa lớn là công viên nội khu tại đây bị ngập nước rất lâu cho đến khi có nhân viên tới quét dọn thì tình hình mới được cải thiện", Bá Can (cư dân tại đây) chia sẻ.

Hiện giá sang nhượng các căn hộ Era Town có diện tích dưới 100 m2 trên một số website rao tin bất động sản từ 20 triệu đồng/m2.

Đọc thêm bài về định mức 1776 https://nhaxinhcenter.com.vn/tin-tuc/dinh-muc-1776-bxd-vp.html

Theo Zing

Thursday, May 14, 2020

Bất động sản Hong Kong và Singapore lao dốc, kéo tụt thị trường châu Á

Bất động sản Hong Kong và Singapore lao dốc, kéo tụt thị trường châu Á


Thị trường bất động sản thương mại tại những khu vực đắt đỏ nhất châu Á đang hứng chịu tác động từ dịch Covid-19.

Theo South China Morning Post, sự sụt giảm đầu tư vào lĩnh vực bất động sản thương mại tại Hong Kong và Singapore đóng vai trò lớn trong đợt suy thoái lớn nhất một thập kỷ qua tại thị trường châu Á. Cú trượt dốc cho thấy các nhà đầu tư đang thận trọng hơn và có xu hướng "giữ tiền" để vượt qua đại dịch Covid-19.

Theo Công ty phân tích đầu tư Real Capital Analytics, các khoản đầu tư trên 10 triệu USD đã giảm 50% xuống còn 21,3 tỷ USD trong quý I so với một năm trước đó. Đây là sự sụt giảm mạnh nhất trong ngành kể từ quý II năm 2010.

Suy giảm đã phản ánh tâm lý bi quan trong giới đầu tư tại các thị trường trọng điểm châu Á, khi các biện pháp khóa cửa đất nước để chống dịch vẫn được thắt chặt và làm tê liệt hệ thống kinh tế khu vực.

Khối lượng giao dịch bất động sản thương mại ở Hong Kong giảm 74% chỉ trong giai đoạn đại dịch. Ảnh: SCMP.

Xu hướng gần đây cho thấy các nhà đầu tư đang tìm kiếm thị trường mới ở Hàn Quốc hoặc Nhật Bản. Ông Stuart Crow, Giám đốc điều hành thị trường vốn khu vực châu Á - Thái Bình Dương tại JLL, cho biết: "Nhiều nhà đầu tư đã tạm dừng rót vốn do môi trường kinh doanh thiếu chắc chắn, và hoạt động giao dịch cũng bị ảnh hưởng theo".

Ông cũng dự đoán xu hướng giảm này này sẽ vẫn tiếp tục trong quý II, và khả năng phục hồi khối lượng giao dịch có thể tăng trong nửa cuối năm.

JLL cho biết đầu tư vào bất động sản thương mại ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương giảm hơn 1/3 xuống còn 29,5 tỷ USD trong quý đầu năm 2020. CBRE - công ty đầu tư bất động sản tại Mỹ - cũng cho thấy mức giảm 25,4% xuống 22 tỷ USD, mức thấp nhất trong 3 năm gần đây.

Trong số 6 thị trường bất động sản phát triển trong khu vực, Hong Kong là nơi hứng chịu tác động nặng nề nhất với khối lượng giao dịch giảm 74%, theo báo cáo của JLL. Hai vị trí tiếp theo là Singapore với mức giảm 68% và Trung Quốc lao dốc 61%.

Nhu cầu thuê văn phòng tại Hong Kong, đặc biệt tại khu vực trung tâm, chứng kiến mức giảm kỷ lục. Ảnh: Winson Wong/SCMP.

Chỉ có một vài giao dịch nổi bật trên thị trường, trong đó bao gồm một khu phát triển giá 4,4 tỷ USD được mua bởi Hong Kong Land và thỏa thuận mua lại LG Twin Towers trị giá 1,1 tỷ USD bởi GIC của Singapore.

Theo các chuyên gia tư vấn tài sản, nhu cầu bất động sản bán lẻ suy yếu nhiều nhất với khối lượng giao dịch giảm 39%, tài sản văn phòng giảm 35% và tài sản khách sạn giảm 22%.

Regina Lim, Giám đốc điều hành thị trường vốn tại JLL, trả lời SCMP: "Tác động của dịch Covid-19 lên thị trường đầu tư có thể sẽ rõ ràng hơn trong quý II, khi các nhà đầu tư tập trung vào danh mục đầu tư hiện tại và tìm kiếm những cơ hội phù hợp".

Đọc thêm xây nhà trọn gói

Theo Zing