Monday, December 23, 2019

‘Sờ gáy’ các dự án biến đất sông thành đất ‘ông’

‘Sờ gáy’ các dự án biến đất sông thành đất ‘ông’


Hơn 100 dự án bất động sản dọc sông Sài Gòn sẽ bị kiểm tra về việc chấp hành quy định bảo vệ hành lang sông Sài Gòn vốn đang bị xẻ thịt, bị chia năm xẻ bảy.

Nhiều khu vực ở hành lang sông Sài Gòn giờ đã thành đất của các “ông”

Thời gian kiểm tra từ nay đến ngày 3.1.2020, Sở Xây dựng TP.HCM sẽ đi kiểm tra việc chấp hành các quy định về quản lý, sử dụng hành lang bờ sông Sài Gòn tại các dự án đầu tư xây dựng trên địa bàn 9 quận/huyện: Củ Chi, Hóc Môn, Bình Thạnh, Thủ Đức, 1, 2, 4, 7 và Q.12. Việc kiểm tra sẽ tập trung vào hơn 100 dự án đầu tư xây dựng nhà ở đã được phê duyệt tiếp giáp với bờ sông Sài Gòn.

Điểm mặt hàng loạt doanh nghiệp

Sẽ có 3 đoàn kiểm tra do các phó chánh thanh tra Sở Xây dựng làm trưởng đoàn. Đại diện Sở Nội vụ, Sở Quy hoạch - Kiến trúc và UBND các quận, huyện làm thành viên các đoàn kiểm tra cùng các sở - ngành liên quan khác

Một lãnh đạo Sở Xây dựng TP.HCM

Trong đó có dự án Riverside (khu A) của Công ty liên doanh ven sông Sài Gòn, với 13 công trình nhà ở chỉ cách mép nước 7,5 m. Hay Công ty TNHH Văn Minh có các công trình nhà ở cách sông 10 m. Công ty này đã bị ngành chức năng ra quyết định xử phạt, yêu cầu tự tháo dỡ.

Tương tự, hàng loạt doanh nghiệp lấn sông đã được điểm mặt như Công ty TNHH Hải Vương có 8 lô đất với 3 công trình cách sông từ 12 - 20 m; Công ty TNHH XD Thế Minh triển khai với các căn biệt thự cao cấp chỉ cách bờ sông 15 m; Công đoàn Công ty thép Miền Nam (khu 3) có 5 công trình tạm vi phạm; Công ty TNHH TM-DV Chiến Thắng có 17 công trình nhà ở chỉ cách sông 20 m; Công ty TNHH XD Bảo Tiến có 11 công trình nhà ở cách sông 26 m; Công ty xây dựng và kinh doanh nhà Phú Nhuận có 11 lô đất chỉ cách mặt nước 20 m; Công ty TNHH MTV xây dựng và kinh doanh nhà Phú Nhuận có đến 9 lô đất xâm chiếm hành lang sông Sài Gòn. Cuối cùng là Công ty CP đầu tư xây dựng Tân Bình có 4 lô đất (trong đó có 4 công trình nhà ở) cách sông 20 m...

Theo một lãnh đạo Sở Xây dựng TP.HCM, trong đợt kiểm tra này, Thanh tra Sở Xây dựng sẽ đồng loạt ra quân, dồn lực lượng vào kiểm tra các dự án dọc bờ sông Sài Gòn, sau đó sẽ có báo cáo kết quả gửi UBND TP.

“Sẽ có 3 đoàn kiểm tra do các phó chánh thanh tra Sở Xây dựng làm trưởng đoàn. Đại diện Sở Nội vụ, Sở Quy hoạch - Kiến trúc và UBND các quận, huyện làm thành viên các đoàn kiểm tra cùng các sở - ngành liên quan khác”, vị này cho biết.

Về tình trạng trên, ông Nguyễn Thanh Nhã, Giám đốc Sở Quy hoạch - Kiến trúc, lý giải tại các khu vực có mật độ dân cư cao, tốc độ đô thị hóa nhanh đã xảy ra tình trạng lấn chiếm hành lang bờ sông để sử dụng vào mục đích cá nhân như xây dựng các bến neo đậu tàu thuyền, kinh doanh nhà hàng, quán cà phê... Mặc dù vậy, đến nay TP chưa có giải pháp xử lý dứt điểm. Thực tế cho thấy các dự án lấn sông Sài Gòn chủ yếu là của các doanh nghiệp. Trong danh sách kể trên có gần một nửa đã nhận quyết định cưỡng chế, yêu cầu tháo dỡ. Thế nhưng, đến nay đa số các quyết định chưa được thực thi.

Quy rõ trách nhiệm

TP không có một nhạc trưởng để quản lý, khai thác quỹ đất ven sông. Để không xảy ra tình trạng này, nên quy trách nhiệm về một đầu mối là lãnh đạo UBND các quận, huyện để tránh việc “đổ thừa” qua lại. Nếu ai, nơi nào không làm được thì nghỉ việc, có như vậy thì không ai có thể làm ngơ, thậm chí “bảo kê” cho doanh nghiệp, người dân vô tư lấn chiếm đất sông.

Ông Võ Kim Cương, (nguyên Phó kiến trúc sư trưởng TP.HCM)

Sở Tài nguyên - Môi trường thì cho rằng việc đất công dọc các con sông, kênh, rạch và đặc biệt là sông Sài Gòn thời gian qua bị tư hữu hóa là do lịch sử để lại, cộng với sự phát triển nóng và chưa đồng bộ của TP; rồi việc các địa phương xem nhẹ, buông lỏng quản lý dẫn đến các tuyến sông, kênh rạch trên địa bàn TP bị lấn chiếm.

Theo thống kê từ Sở Quy hoạch - Kiến trúc, trên toàn tuyến sông Sài Gòn có khoảng 83 dự án đầu tư xây dựng nhà ở, khu phức hợp nhà ở kết hợp với thương mại, dịch vụ, khu công viên kết hợp khu vui chơi giải trí với diện tích hơn 454 ha. Trong khi đó, do TP thiếu nguồn lực, đất thuộc phạm vi hành lang an toàn bờ sông không ai quản lý... dẫn tới thực hiện manh mún, bị lấn chiếm trái phép.

Tuy nhiên theo KTS Trần Tuấn, trong Quyết định 150 vào năm 2004 của UBND TP.HCM, hành lang bảo vệ sông, kênh, rạch từ 30 - 50 m. Riêng khu vực các quận 1, 2, Bình Thạnh thì hành lang bảo vệ sông Sài Gòn phải 50 m. Đến Quyết định 22 năm 2017 cũng quy định rất cụ thể, sông Sài Gòn có hành lang bảo vệ 50 m. Đây được xem là quỹ đất công do nhà nước quản lý, trên phạm vi hành lang bảo vệ sông rạch sẽ được phép xây dựng các công trình công cộng (như cảng thủy nội địa, nhà vệ sinh, khu vui chơi - thể thao, nhà giữ xe...) và các cơ sở dịch vụ có thời hạn.

Trong quyết định này UBND TP cũng xác định trách nhiệm của các đơn vị liên quan bao gồm Sở Giao thông vận tải, Sở Nông nghiệp - Phát triển nông thôn, Sở Tài nguyên - Môi trường, Sở Quy hoạch - Kiến trúc, Sở Xây dựng và UBND quận, huyện. “Thực tế trên cho thấy nhiều đơn vị chưa hoàn thành trách nhiệm. Công tác phối hợp còn chồng chéo, chế tài xử phạt chưa thực nghiêm minh, chưa đủ sức răn đe”, KTS Trần Tuấn nhấn mạnh.

KTS Ngô Anh Vũ, Viện Quy hoạch xây dựng, nói thẳng: Để xảy ra tình trạng đất sông rạch bị vô tư lấn chiếm nguyên nhân để phát triển dự án cho thấy công tác quản lý đô thị có vấn đề. Điều này cũng cho thấy TP đang thiếu một đồ án quy hoạch, khai thác chỉn chu. Theo ông, không nên giao quỹ đất này cho doanh nghiệp, mà TP cần có chính sách kêu gọi đầu tư hợp lý. Đọc thêm bài về bảo hiểm xây dựng https://baohiemlienviet.com/tin-tuc-su-kien/bao-hiem-cong-trinh-xay-dung-la-gi-va-co-bat-buoc-tham-gia-khong

Tham khảo thêm bài viết Tổng hợp mẫu nhà phố mái thái đẹp 2020

Theo Thanhnien

Tuesday, December 17, 2019

Lo giá đất tăng cao trong năm tới, dân khó cửa mua nhà

- Nhiều chuyên gia cho rằng, khung giá đất mới từ 2020-2024 tăng sẽ tác động nhiều đến giá cả thị trường, dự báo khả năng thanh toán của một bộ phận khách hàng không còn đủ khả năng tài chính để mua nhà.

Theo quy định của Luật Đất đai 2013, định kỳ 5 năm một lần, UBND các tỉnh xây dựng và công khai bảng giá đất các loại vào ngày 1/1 của năm đầu kỳ. Bảng giá này được xác định làm căn cứ tính tiền sử dụng đất; tính thuế sử dụng đất; tính phí và lệ phí trong quản lý, sử dụng đất; tính tiền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai; tính tiền bồi thường cho Nhà nước khi gây thiệt hại trong quản lý và sử dụng đất đai; tính tiền bồi thường, hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất...

Hiện nhiều địa phương trên cả nước đang xây dựng bảng giá đất mới cho giai đoạn 2020 – 2024. Tại  Bình Dương, UBND tỉnh này đã đưa ra dự kiến bảng giá đất mới có mức tăng từ 45 - 95% so với hiện nay. Theo đó, khu vực TP. Thủ Dầu Một sẽ tăng bình quân 50% so với bảng giá hiện hành; thị xã Thuận An và Dĩ An tăng bình quân 95% so với hiện hành; thị xã Bến Cát và Tân Uyên tăng bình quân 60%; huyện Bàu Bàng và Bắc Tân Uyên tăng bình quân 80%; huyện Phú Giáo và Dầu Tiếng tăng bình quân 45% so với bảng giá hiện hành.

Chuyên gia cho rằng, khung giá đất, bảng giá đất tăng sẽ tác động trực tiếp làm cho giá nhà đất tăng, dẫn đến khả năng người có thu nhập trung bình và người có thu nhập thấp đô thị khó tạo lập nhà ở hơn (Ảnh: Lê Anh Dũng).

Tại TP.HCM, bảng giá đất giai đoạn 2020 - 2024 đang xây dựng dự thảo chưa được công bố. Còn tại Hà Nội, mới đây Chủ tịch UBND TP Nguyễn Đức Chung đã ký tờ trình gửi HĐND TP xem xét ban hành nghị quyết về giá các loại đất trên địa bàn, áp dụng từ ngày 1/1/2020 đến 31/12/2024. Theo đó, UBND TP Hà Nội thống nhất chỉ đề xuất giá đất giai đoạn 2020-2024 tăng bình quân 15% so với giai đoạn 2014-2019 thay vì mức 30% như tính toán ban đầu.

Theo ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản TP.HCM (HoREA), giá thành nhà, đất bao gồm nhiều thành tố, trong đó, có chi phí thực hiện nghĩa vụ tài chính về đất đai đối với Nhà nước. Tiền sử dụng đất chiếm khoảng trên dưới 10% giá thành căn hộ nhà chung cư, trên dưới 30% giá thành nhà phố, trên dưới 50% giá thành biệt thự. Giá thành là căn cứ để chủ đầu tư quyết định giá bán sản phẩm nhà ở ra thị trường. Do vậy, khung giá đất, bảng giá đất tăng, tất yếu sẽ tác động trực tiếp làm cho giá nhà đất tăng, dẫn đến khả năng người có thu nhập trung bình và người có thu nhập thấp đô thị khó tạo lập nhà ở hơn.

“Hiện nay, căn hộ nhà ở thương mại 2 phòng ngủ có giá vừa túi tiền khoảng trên dưới 2 tỷ đồng. Với cặp vợ chồng (có 1 con) có tiền lương khoảng 20 triệu đồng/tháng, tằn tiện lắm chỉ có thể tiết kiệm được khoảng 5-6 triệu đồng/tháng (60-70 triệu đồng/năm), thì giấc mơ tạo lập nhà ở càng xa vời, nếu không được hỗ trợ ưu đãi tín dụng nhà ở xã hộ - ông Châu nêu dẫn chứng.

Cũng theo ông Châu, khi khung giá đất, bảng giá đất có mức giá quá cao, sẽ tác động đẩy giá thị trường bất động sản lên rất cao, đặc biệt là đẩy giá đất của các dự án (trên thị trường sơ cấp), tác động tiêu cực đến các doanh nghiệp, các ngành kinh tế khác và môi trường đầu tư, kể cả trong việc thu hút dòng vốn FDI.

Bên cạnh đó, chuyên gia bất động sản còn cho rằng, khi giá đất tăng nên giá bán nhà đất chắc chắc phải tăng. Không những thế, chi phí về đất tăng còn kéo theo tất cả các sản phẩm liên quan đến ngành xây dựng như xi măng, sắt thép, gạch… cũng sẽ tăng giá theo, từ đó đẩy giá thành nhà đất lên cao.

Kiến nghị Chính phủ sớm ban hành khung giá đất

Đánh giá về khung giá đất hiện nay, bà Trần Thị Khánh Linh, Trưởng bộ phận Định giá, Savills TP.HCM  cho rằng, bảng giá đất áp dụng cho giai đoạn 5 năm là khá dài bởi bất động sản thường xuyên thay đổi rất nhanh chóng. Theo vị chuyên gia này đưa ra có thể có những giai đoạn điều chỉnh nhỏ như 6 tháng hoặc một năm để phù hợp với thị trường.

Cũng theo bà Linh, hiện nay, theo Nghị định 44/2014 đối với địa phương khi ban hành giá đất không được vượt quá 30% giá tối đa của khung dẫn tới hạn chế tính cập nhật thị trường, làm bảng giá đất luôn có khác biệt lớn so với thực tế giao dịch trên thị trường, ảnh hưởng đến nguồn thu ngân sách.

“UBND các tỉnh, thành phố cần được phân quyền chủ động hơn khi ban hành bảng giá đất để bảo đảm được nguyên tắc giá đất phù hợp với giá đất phổ biến trên thị trường và phù hợp với thực tế tình hình của từng địa phương” – bà Linh nêu ý kiến.

Liên quan đến vấn đề này, Hiệp hội Bất động sản TPHCM (HoREA) vừa có văn bản gửi đến Thủ tướng Chính phủ, Bộ Tài nguyên và Môi trường, UBND TPHCM… kiến nghị Chính phủ sớm ban hành giá đất cho giai đoạn 2020 – 2024.

Theo HoREA, Chính phủ cần ban hành khung giá đất cho giai đoạn 2020 – 2024 để các tỉnh và thành phố trực thuộc trung ương có căn cứ pháp luật và đủ thời gian xây dựng, ban hành bảng giá đất.

Theo Hiệp hội, bảng giá đất của các địa phương hiện nay sẽ hết hiệu lực vào ngày 31/12/2019. Nếu không có khung giá đất mới của Chính phủ thì các địa phương không có căn cứ để ban hành bảng giá đất mới và công tác thu ngân sách Nhà nước từ đất sẽ gặp trở ngại vì thiếu cơ sở pháp lý.

Do vậy, Hiệp hội đề nghị Chính phủ sớm ban hành “khung giá đất giai đoạn 2020-2024”, tốt nhất là giữa tháng 12/2019, để các tỉnh và thành phố trực thuộc trung ương có căn cứ pháp luật và đủ thời gian để xây dựng, ban hành bảng giá đất áp dụng kể từ ngày 1/1/2020 đến 31/12/2024.

Cũng tại văn bản này, HoREA đề nghị 2 phương án cho khung giá đất giai đoạn 2020 - 2024 gồm: Đề nghị Chính phủ xem xét, ban hành khung giá đất giai đoạn 2020-2024 trên cơ sở giữ nguyên mức giá của khung giá đất giai đoạn 2014-2019.

Trong trường hợp buộc phải tăng mức giá của khung giá đất giai đoạn 2020-2024, Hiệp hội đề nghị Chính phủ xem xét quyết định mức giá chỉ tăng khoảng 15% để không tác động nhiều đến môi trường thu hút đầu tư và nghĩa vụ của các cá nhân, hộ gia đình. https://www.google.de/url?q=https://nhaxinhcenter.com.vn/

Tham khảo thêm công ty thiết kế nhà xinh https://nhaxinhcenter.com.vn

Theo vietnamnet

Wednesday, November 20, 2019

Xây dựng sai phép, không phép tràn lan ở vùng ven Sài Gòn

Thời gian gần đây, các quận - huyện vùng ven TP.HCM đang trở thành “điểm nóng” về vi phạm trật tự xây dựng khi nhiều công trình xây dựng sai phép và không phép mọc lên, có trường hợp 1 cá nhân xây sai phép đến 7 công trình.

1 cá nhân xây sai phép 7 công trình

Trong các quận, huyện trên địa bàn TP.HCM, có thể nói quận 12 là địa phương đi đầu trong việc công khai vi phạm trật tự xây dựng. Mới đây, UBND quận 12 tiếp tục cập nhật các trường hợp vi phạm xây dựng trên địa bàn, đáng nói trong đó có 1 cá nhân xây dựng sai phép đến 7 công trình tại phường Thới An.

Cụ thể, 7 công trình xây sai phép với tổng diện tích 914.48m2 của cá nhân Hoàng Kim Khánh tại các nền đất thuộc khu nhà ở Thới An, phường Thới An, quận 12 đã bị cơ quan chức năng lập biên bản vi phạm từ tháng 7 – 10/2019. Trong đó có 3 công trình bị UBND TP.HCM ra quyết định xử phạt. Vi phạm chủ yếu tại 7 công trình nói trên là thay đổi kết cấu móng, cột; vi phạm chỉ giới xây dựng xác định theo giấy phép xây dựng.

Không chỉ cá nhân xây dựng nhà ở riêng lẻ sai phép, tình trạng vi phạm trật tự xây dựng tại quận 12 còn diễn ra với doanh nghiệp xây dựng công trình quy mô lớn. Đơn cử như Công ty TNHH Minh Nguyên Long tại công trình địa chỉ số 19/1 Tân Thới Nhất 17, phường Tân Thới Nhất. Theo tìm hiểu, đây là chung cư Moscow Tower.

Công ty TNHH Minh Nguyên Long đã ngăn 16 phòng tại khối A, thay đổi cầu thang tại khối B của công trình. Hành vi sai phạm này đã bị Thanh tra Sở Xây dựng ra quyết định xử phạt ngày 17/6/2019 và sau đó Sở Xây dựng đã ban hành quyết định cưỡng chế quyết định xử phạt ngày 23/10/2019.


Tại phường Thạnh Xuân, quận 12, dự án có quy mô hơn 2.500 căn hộ là Khu nhà ở Gò Sao (tên thương mại là Picity High Park) do Công ty TNHH MTV Đầu tư phát triển Gia Cư (Công ty Gia Cư) làm chủ đầu tư cũng xảy ra tình trạng xây dựng không phép.

Hành vi xây dựng không phép tại dự án này được UBND quận 12 ra quyết định xử phạt từ tháng 5/2019. Đến tháng 8/2019, UBND quận tiếp tục ra quyết định cưỡng chế, buộc thực hiện khắc phục hậu quả đối với Công ty Gia Cư vì thi công xây dựng công trình không có giấy phép xây dựng.

Phần công trình buộc phải tháo dỡ của công ty Gia Cư tạidự án Picity High Parkcótổng diện tích là 1.208m2 với kết cấu khung kèo sắt, tường gạch + kiếng và mái tôn. Mặcdù UBND phường Thạnh Xuân đã có kế hoạch nhưng đến nay việc cưỡng chế công trình không phép tại dự án này vẫn chưa được thực hiện.

Doanh nghiệp san lấp rạch, địa phương không biết

Tại huyện Nhà Bè, Thanh tra TP.HCM vừa có kết luận, chỉ ra những thiếu sót trong việc quản lý công trình xây dựng ở địa phương này. Có trường hợp xây dựng không phép nhưng không bị lập biên bản vi phạm hành chính, có trường hợp đã lập biên bản vi phạm nhưng không có quyết định xử phạt.

33 trường hợp đã có quyết định cưỡng chế buộc tháo dỡ nhưng cơ quan chức năng chậm tổ chức thực hiện. Trong đó tại xã Long Thới còn 14 trường hợp, xã Phước Kiển còn 19 trường hợp.

Đặc biệt, UBND xã Long Thới đã không phát hiện xử lý 4 công trình xây dựng không phép (có trường hợp san lấp rạch) có quy mô, diện tích trên 1.000m2. Đó là cơ sở tập gym Tuấn Nguyễn, Công ty TNHH Cơ khí và xây dựng Minh Trí, Công ty CP Khoa học công nghệ nông nghiệp Anh Đào và công trình hạ tầng tại thửa số 5, tờ bản đồ số 20 xã Long Thới.

Theo ông Lý Thanh Long, Chánh Thanh tra Sở Xây dựng TP.HCM, thời gian qua, tình trạng vi phạm trật tự xây dựng trên địa bàn thành phố diễn ra phổ biến và phức tạp, nhất là tại những quận huyện có tốc độ đô thị hoá nhanh.

Mỗi năm ở thành phố có hàng ngàn công trình xây dựng không phép, sai phép, sai quy hoạch được phát hiện và xử lý. Năm 2018 có 2.419 công trình vi phạm, 6 tháng đầu năm 2019 có 1.550 công trình, bình quân 8,5 vụ vi phạm/ngày.

Về nguyên nhân dẫn đến công trình vi phạm trật tự xây dựng ngày càng gia tăng, ông Lê Hoà Bình, Giám đốc Sở Xây dựng TP.HCM cho rằng, do sự yếu kém trong công tác phối hợp giữa các đơn vị, trong đó có Thanh tra Sở Xây dựng và quản lý trật tự đô thị địa phương.

Để chấn chỉnh tình trạng này, Giám đốc Sở Xây dựng cho biết, kế hoạch liên tịch về tăng cường công tác phối hợp quản lý trật tự xây dựng giữa Sở Xây dựng và các quận huyện sẽ được triển khai từ tháng 11/2019. Sở Xây dựng đã thực hiện thí điểm ở những địa phương có tình trạng vi phạm xây dựng “nóng”.

Xem thêm mẫu thiết kế biệt thự tân cổ điển châu âu đẹp

Theo vietnamnet

Friday, November 15, 2019

TP.HCM giao hơn 3.400 nhà, đất cho các quận, huyện phục vụ tái định cư

TP.HCM giao hơn 3.400 nhà, đất cho các quận, huyện phục vụ tái định cư


 - Để phục vụ nhu cầu tái định cư tại những dự án chỉnh trang trên địa bàn, UBND TP.HCM giao hơn 3.400 nhà, đất cho các quận, huyện quản lý, sử dụng.

UBND TP.HCM vừa có quyết định giao UBND các quận, huyện quản lý, sử dụng 3.410 nhà ở, nền đất phục vụ tái định cư cho các dự án chỉnh trang đô thị, công ích trên địa bàn trong năm nay. Trong số này có 2.360 căn hộ và 1.050 nền đất.

Theo quyết định của UBND TP.HCM, với 2.360 căn hộ chung cư thì có 1.087 căn phục vụ nhu cầu tạm cư, tái định cư của người dân bị ảnh hưởng dự án Khu đô thị mới Thủ Thiêm và 1.273 căn phục vụ tạm cư, tái định cư cho các dự án chỉnh trang đô thị, công ích có sử dụng nguồn vốn ngân sách.

Để phục vụ cho nhu cầu tái định cư theo phương thức nhận nền đất tại các dự án chỉnh trang đô thị, công ích vốn ngân sách, thành phố dành 1.036 nền đất bố trí cho người dân. Ngoài ra, 14 nền đất còn lại để phục vụ nhu cầu tái định cư tại dự án Khu công nghệ cao.

TP.HCM giao hơn 3.400 nhà, đất cho các quận, huyện sử dụng phục vụ tái định cư.

Với 1.468 căn hộ và 809 nền đất được các quận, huyện sử dụng trong năm 2020, UBND TP.HCM yêu cầu địa phương đôn đốc các Công ty TNHH MTV Dịch vụ Công ích lập thủ tục bàn giao số nhà, đất này cho Trung tâm Quản lý nhà và Giám định xây dựng, Sở Xây dựng trước tháng 12/2019. Đơn vị này có trách nhiệm tiếp nhận và quản lý số nhà, đất được bàn giao.

Chỉnh trang đô thị là 1 trong 7 chương trình đột phá của TP.HCM giai đoạn 2016 – 2020. Thành phố đặt chỉ tiêu đến năm 2020 sẽ cơ bản hoàn tất công tác giải toả, di dời 20.000 căn nhà trên và ven kênh rạch.

Trong năm 2019, Sở Xây dựng cho biết sẽ di dời 686 căn nhà thuộc 9 dự án với tổng vốn bồi thường hơn 1.892 tỷ đồng. Tiếp tục thực hiện bồi thường, hỗ trợ tái định cư cho 19 dự án đã có chủ trương đầu tư với quy mô 7.685 căn nhà. Cải tạo 108 chung cư cũ, xuống cấp, hoàn tất di dời 729 hộ dân tại 12 chung cư xuống cấp, có nguy cơ sụp đổ…

Xem thêm mẫu thiết kế nhà phố đẹp https://nhaxinhcenter.com.vn/nha-pho-dep.html

Theo vietnamnet

Thursday, November 7, 2019

Bất động sản Sài Gòn thiếu hàng

Bất động sản Sài Gòn thiếu hàng


9 tháng qua, TP HCM không có dự án căn hộ du lịch, biệt thự du lịch, officetel nào mới.

Tại Hội nghị Bất động sản 2019 "Tìm kiếm điểm cân bằng" do Forbes Việt Nam tổ chức, ông Neil Macgregor, Tổng giám đốc Savills Việt Nam, nhận định nhu cầu bất động sản ở Việt Nam vẫn rất cao. Các công ty không gặp vấn đề ở nguồn cầu. Tuy nhiên, điểm nghẽn lớn mà các nhà phát triển bất động sản phải đối mặt là nguồn cung. "Thách thức hàng đầu hai năm vừa qua là vay vốn, có quỹ đất và lấy giấy phép", ông Neil Macgregor nói.

Điển hình nhất là ở thị trường TP HCM. Số liệu từ Sở Xây dựng Thành phố cho biết, số dự án được chấp thuận đầu tư kể từ đầu năm đến 30/9 chỉ dừng ở con số 12, giảm 80% so với năm 2018 và giảm 86% so với năm 2017. 9 tháng qua, Thành phố không có dự án căn hộ du lịch, biệt thự du lịch, officetel nào mới.

"Chúng tôi thiếu nguồn cung về các quỹ đất sạch đã xong pháp lý. Lãi suất tăng cũng ảnh hưởng đến nhà phát triển dự án, người mua, nhà đầu tư", ông Will Học Nhân, Phó giám đốc cấp cao kinh doanh và tiếp thị Alpha King thừa nhận.

Các chuyên gia thảo luận tại buổi hội nghị diễn ra ngày 7/11. Ảnh: Forbes Việt Nam

Theo số liệu của CBRE, 9 tháng đầu năm, Hà Nội chào bán 26.800 căn, tăng 37% so với cùng kỳ. Tổng lượng bán được là 21.271 căn, tăng 21%, với giá bán thị trường sơ cấp tăng nhẹ 3%, trung bình 1.337 USD/m2.

Trong khi đó, tại TP HCM, lượng cung chào bán chỉ 21.619 căn, giảm 3% so với cùng kỳ nhưng tiêu thụ tăng 2%, với 23.922 căn. Mức giá bán bình quân trên thị trường sơ cấp là 1.851 USD/m2, tăng 15% so với cùng kỳ 2018.

Ông Võ Huỳnh Tuấn Kiệt, Phó giám đốc CBRE Việt Nam nhận định, tỷ lệ chào bán thành công ở các thị trường đều ở mức cao với giá bán đều tăng so với cùng kỳ. Riêng tại TP HCM, số lượng bán được cao hơn so với số chào bán mới cho thấy sức cầu tại thị trường này vẫn đang rất lớn.

Theo ông Kiệt, với việc thiếu hụt nguồn cung, các chủ đầu tư sẽ tìm kiếm các dự án mới tại khu vực ngoại ô và các khu vực lân cận TP HCM. Ông kỳ vọng năm 2020 nguồn cung sẽ phục hồi, nhiều dự án được khơi thông và đưa ra thị trường trong năm 2020-2021.

Cùng với đó, chuyên gia CBRE dự báo, giá bán căn hộ tại TP HCM thời gian tới sẽ tăng trung bình 5-10% mỗi năm, đặc biệt ở phân khúc hạng sang, trong khi Hà Nội giá bán kỳ vọng tiếp tục tăng nhẹ 3-4% mỗi năm.

"Nhu cầu vẫn rất mạnh nhưng cung ở TP HCM có nhiều nút thắt. Những công ty như chúng tôi phải tìm được quỹ đất để phát triển sản phẩm với mức giá tốt, tiếp thị tốt, để chào bán ra thị trường", ông Nguyễn Thái Phiên, Giám đốc cấp cao Tài chính doanh nghiệp của Novaland nói đang tiến ra các thị trường ngoại vi, thậm chí là Vũng Tàu, Bình Thuận để phát triển phân khúc căn hộ nghỉ dưỡng.

Ông Will Học Nhân cho biết Alpha King đang rất chủ động tiếp cận quỹ đất mới, không chỉ trung tâm mà khu vực ngoại vi TP HCM. "Quỹ đất lớn hơn một ha tại trung tâm Thành phố cực kỳ quý hiếm", ông nói.

Chính vì các nhà phát triển bất động sản phải chấp nhận "dạt" ra xa, thậm chí là hơn 25km khỏi trung tâm thành phố, nên ông Kiệt dự báo thị trường bất động sản năm 2020 sẽ có thêm nhiều khu đô thị ở Bình Chánh, Nhà Bè... Nhiều công trình hạ tầng liên tỉnh đang hoàn thiện giúp TP HCM và khu vực lân cận như Long An, Bình Dương, Đồng Nai... phát triển các khu đô thị mới.

Ông Nguyễn Bá Sáng, Chủ tịch kiêm CEO An Gia, cho rằng bởi nhu cầu thị trường vẫn rất cao, đặc biệt là nhu cầu thực ở phân khúc bình dân, nhu cầu đầu tư ở phân khúc trung cấp, nên chỉ cần có dự án được cấp phép thì quy mô vài nghìn căn thì không có vấn đề trong việc tìm kiếm người mua.

Xét trong bối cảnh vĩ mô, nửa đầu năm 2019, kinh tế Việt Nam tăng trưởng 6,78% mức cao nhất trong khu vực Đông Nam Á. Các chỉ số như lãi suất, tỉ giá, lạm phát ổn định trở thành bệ đỡ quan trọng cho thị trường địa ốc. Dù vậy, 9 tháng đầu năm 2019 thị trường bất động sản cả nước và đặc biệt TP HCM sụt giảm rõ nét cả về nguồn cung lẫn số lượng giao dịch.

Bên cạnh vài điểm sáng như bất động sản công nghiệp gia tăng cả về số lượng lẫn đơn giá, thì điểm nghẽn ngoài ít dự án mới do vấn đề pháp lý thì dòng vốn vào thị trường cũng không nhiều tích cực. Van tín dụng ngân hàng chảy vào thị trường bị siết chặt, vốn FDI chảy vào bất động bằng một phần tư so với cùng kỳ năm trước.

"Về cơ bản, như các nhà phát triển khác, chúng tôi phải đa dạng nguồn vốn nhất có thể. Đầu tiên là tiếp cận các ngân hàng thương mại trong nước. Tuy nhiên, một số công ty phải đi tìm kiếm thị trường vốn quốc tế bằng cách bán cổ phần, trái phiếu chuyển đổi được. Một nửa số nợ của chúng tôi là USD, nửa còn lại là VND", ông Nguyễn Thái Phiên nêu.

Ông Lê Anh Tuấn, Phó tổng giám đốc Đầu tư, Trưởng phòng Nghiên cứu, Dragon Capital dự báo, trong ngắn hạn, sức nóng phân khúc bất động sản cao cấp vẫn tiếp tục nhưng có thể giảm dần trong tương lai. Gần như các dự án hiện có trên thị trường đều được bán hết. Tuy nhiên, mức giá giữa 2 thị trường sơ cấp và thứ cấp đang có chênh lệch lớn, ở mức 20-30%.

Đối với thị trường bất động sản tầm trung, tăng trưởng ổn định sẽ là xu thế trong dài hạn. Mức thu nhập bình quân đầu người tăng và số lượng tầng lớp trung lưu tăng nhanh đột biến sẽ tạo ra nguồn cầu dồi dào. Vấn đề còn lại nằm ở các nhà đầu tư liệu có đủ nguồn cung cho khách hàng hay không. đọc thêm bài về https://baohiemlienviet.com/tin-tuc-su-kien/bao-hiem-cong-trinh-xay-dung-la-gi-va-co-bat-buoc-tham-gia-khong

Xem thêm luật đất đai mới nhất

Nguồn vnexpress

Wednesday, November 6, 2019

TP.HCM dự chi 360 tỷ cho người thu nhập thấp vay mua nhà

Trong năm 2019, Quỹ Phát triển Nhà ở TP.HCM đã giải ngân khoảng 305 tỷ đồng cho người thu nhập thấp vay mua nhà ở. Chỉ tiêu hạn mức cho vay năm tới tiếp tục được nâng lên để người nghèo có thêm cơ hội sở hữu nhà.

Quỹ Phát triển Nhà ở TP.HCM (HOF) vừa có báo cáo gửi UBND TP.HCM về tình hình sản xuất, kinh doanh năm 2019. Theo đó, trong năm nay, HOF đã giải ngân cho các đối tượng thu nhập thấp khoảng 305 tỷ đồng để tạo lập nhà ở. Con số này đã vượt 10 tỷ đồng so với chỉ tiêu Thành phố giao cho tổ chức tài chính Nhà nước này.


Nhằm tạo điều kiện cho đối tượng thu nhập thấp có cơ hội tiếp cận nguồn vốn vay mua nhà ở, HOF đưa ra chỉ tiêu giải ngân 360 tỷ đồng trong năm 2020.

Đối với hoạt động cho vay, HOF đề xuất UBND TP.HCM bổ sung thêm đối tượng thu nhập thấp cho nhu cầu bức xúc về nhà ở vay vốn tại Quỹ; có giải pháp mới đẩy mạnh chương trình cho vay đối với các hộ gia đình, cá nhân xây dựng mới hoặc sửa chữa nhà trọ cho công nhân thuê.

Là chủ đầu tư dự án nhà ở xã hội 35 Hồ Học Lãm, quận Bình Tân – dự án có nhiều khách hàng bức xúc vì chậm bàn giao nhà, HOF cho biết sẽ đẩy nhanh tiến độ để kịp bàn giao nhà trong năm 2019.

Còn với dự án nhà ở cho người có thu nhập thấp tại phường Hiệp Thành, quận 12, Quỹ này đang hoàn thiện các phương thức đầu tư các dự án thành phần nhà ở trình cấp thẩm quyền phê duyệt.

Theo kế hoạch phát triển nhà ở giai đoạn 2016 – 2020, UBND TP.HCM dự kiến dành 21.834 tỷ đồng đầu tư nhà ở xã hội. Trong đó, vốn đầu tư nhà ở công nhân là 3.467 tỷ đồng, nhà ở sinh viên 733 tỷ đồng, nhà ở tái định cư 8.817 tỷ đồng và nhà ở thu nhập thấp 8.817 tỷ đồng.

Xem thêm bài về https://nhaxinhcenter.com.vn/tin-tuc/top-10-mau-thiet-ke-nha-4-tang-dep.html

Theo vietnamnet

Monday, November 4, 2019

Bước chuyển mình của bất động sản Bình Tân

Bước chuyển mình của bất động sản Bình Tân


Từ vùng ven hoang sơ, ít người ở, Bình Tân thay diện mạo mới với đầy đủ tiện ích an sinh xã hội và hạ tầng giao thông sau 16 năm.

Vị trí tâm điểm kết nối

Bình Tân thành lập từ việc tách khỏi địa giới hành chính của huyện Bình Chánh. Quận sở hữu vị trí chiến lược tại phía Tây TP HCM và là cửa ngõ giao thương quan trọng kết nối các quận, huyện trung tâm thành phố với vùng kinh tế Đồng bằng Sông Cửu Long.

Tuy cách xa trung tâm thành phố nhưng Bình Tân lại tiếp giáp những quận lớn, sầm uất. Phía Đông giáp quận Tân Phú, quận 6, phía Tây giáp huyện Bình Chánh, phía Nam giáp quận 8, phía Bắc giáp quận 12 và huyện Hóc Môn. Tốc độ đô thị hóa nhanh cũng góp phần đem đến những thay đổi từng ngày tại Bình Tân.

Bình Tân nằm ở vị trí chiến lược phía Tây TP HCM.

Cú hích từ hạ tầng

Hạ tầng quận Bình Tân có sự thay đổi mạnh mẽ nhờ tầm nhìn và các chính sách quyết định xây dựng và đầu tư chỉn chu của TP HCM, với các tuyến đường lớn như đại lộ Võ Văn Kiệt, Kinh Dương Vương, Hồng Bàng, cao tốc Trung Lương... Các công trình giao thông lớn cũng sắp hoàn thiện như tuyến Metro số 3A Bến Thành - ga Tân Kiên và Metro số 6 Bà Quẹo - vòng xoay Phú Lâm.

Từ Bình Tân, người dân có thể di chuyển dễ dàng đến các tỉnh miền Tây bằng các tuyến đường như quốc lộ 22; quốc lộ 1A; tỉnh lộ 9, 12, 14, 15, 16. Mạng lưới giao thông được đầu tư đã góp phần tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển kinh tế - xã hội.

Hạ tầng giao thông hiện đại, bài bản đã góp phần khẳng định vị thế là cửa ngõ phía Tây của quận Bình Tân, đồng thời thu hẹp khoảng cách giữa Bình Tân với các khu vực còn lại và là đòn bẩy cho khu vực.

Ngoài ra, TP HCM cũng phê duyệt dự án di dời nghĩa trang Bình Hưng Hòa để xây dựng khu dân cư và công viên cây xanh với tổng kinh phí lên đến gần 2.500 tỷ đồng, kỳ vọng sẽ có tác động tích cực tới giá trị bất động sản khu vực.

Theo đó, trong tổng số 44 ha đất giải tỏa sẽ có 24 ha được làm công viên cây xanh để giảm thiểu vấn đề về ô nhiễm, 12 ha xây dựng trung tâm thương mại và 8 ha còn lại làm khu phức hợp.

Tiện ích vượt trội

Sự phát triển đô thị cộng hưởng với hạ tầng hoàn thiện giúp Bình Tân ngày càng thu hút nhiều dòng tiền đổ về. Nhu cầu sinh hoạt, an cư, nghỉ dưỡng của người dân từ đó được đáp ứng đầy đủ với sự xuất hiện của các siêu thị, trường học, bệnh viện, nhà hàng, trung tâm mua sắm, địa điểm vui chơi giải trí...

Các khu đô thị, dự án chung cư cao cấp dần mọc lên, các công trình tiện ích an sinh xã hội cao cấp như Aeon Mall, bệnh viện Triều An, bệnh viện quốc tế kỹ thuật cao City, mầm non quốc tế Kindy City, mầm non Đông Nam Á (SEAS), trường Cao đẳng giao thông vận tải III và trong tương lai là khu y tế kỹ thuật cao.

Bình Tân có các bệnh viện quốc tế quy mô và hiện đại.

Tiềm năng tăng giá

Trước thực trạng quỹ đất nội thành ngày càng khan hiếm, việc phát triển dự án mới đang ngày càng bị siết chặt, nhiều chuyên gia dự đoán, khách hàng có nhu cầu an cư và đầu tư sẽ dịch chuyển tới các quận huyện vùng ven hoặc các tỉnh giáp ranh TP HCM.

Nhờ vào vị trí đắc địa cùng sự đầu tư lớn của TP HCM về hạ tầng, tiện ích, những sản phẩm bất động sản đầy đủ pháp lý tại Bình Tân được dự đoán sẽ có tính thanh khoản tốt và tiềm năng tăng giá.

Ngoài ra, khu vực này cũng là điểm đến thu hút cư dân, giới nhà giàu đến an cư lập nghiệp hoặcnghỉ dưỡng tuổi già nhờ vào môi trường sống xanh, sạch, trong lành, đủ đầy tiện ích chăm sóc sức khỏe.

Xem thêm https://nhaxinhcenter.com.vn/tin-tuc/100-mau-thiet-ke-nha-co-dien-dep.html

Theo vnexpress