Wednesday, August 21, 2019

Cú chuyển mình của 'thị xã container' Dĩ An

Cú chuyển mình của 'thị xã container' Dĩ An


Nghe bạn bè giới thiệu bộ phim "Lion King" đang chiếu rạp, Nguyễn Xuân Hưng (8 tuổi ở thị xã Dĩ An, Bình Dương) cũng ao ước được mẹ dẫn đi xem. Tuy nhiên, với những đứa trẻ ở thị xã toàn khu công nghiệp, luôn tấp nập container ra vào, không rạp chiếu phim, ít trung tâm thương mại đồ sộ, ước mơ đó không hề dễ dàng.

Biết kỳ vọng của con song chị Bùi Thị Phượng - mẹ Hưng chưa thể sắp xếp thời gian đưa cậu đi bởi rạp chiếu phim nằm ở trung tâm thương mại cách nhà hơn 20km. 20 năm sinh sống ở đây, chị vẫn quen gọi Dĩ An là "thị xã container" bởi từ ngày có khu công nghiệp, Dĩ An luôn tất bật xe cộ đi lại. Nơi đây cũng dần lột xác với cơ sở hạ tầng, dịch vụ đầy đủ hơn nhưng vẫn chưa đáp ứng được kỳ vọng của người dân.

Ngoài những khu công nghiệp, Dĩ An không hề tồn tại những đặc trưng của một thị xã sát ngay TP HCM: không chung cư cao cấp, không trung tâm thương mại hay rạp chiếu phim, ít nhà cao tầng hay trung tâm tài chính...

Gia đình chị và người dân nơi đây cũng mong ngóng về trung tâm thương mại Vincom đầu tiên có rạp chiếu phim để đi lại đỡ vất vả nhưng đó vẫn là những tòa nhà đang xây dựng, chưa vận hành. Thông tin thị xã sắp lên thành phố cũng nhen nhóm ước mơ về phố thị đầy đủ tiện ích, những ngôi nhà cao tầng khang trang.

Dĩ An tiếp giáp với 2 thành phố là Biên Hòa và TP HCM, đồng thời là cửa ngõ quan trọng để đi các tỉnh miền Trung, Tây Nguyên và các tỉnh phía Bắc. Đây là một trong những nơi tập trung nhiều khu chế xuất với 7 khu công nghiệp đã đi vào hoạt động như Sóng Thần 1, Sóng Thần 2, Bình Đường, Tân Đông Hiệp A, Tân Đông Hiệp B, KCN Tân Bình, Cụm công nghiệp may mặc Bình An.


Năm 2018, tình hình kinh tế - xã hội của Dĩ An phát triển ổn định. Theo thống kê của UBND tỉnh, giá trị sản xuất công nghiệp của thị xã ước đạt 89.198 tỷ đồng; tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ lên đến 67.703 tỷ đồng; giá trị sản xuất nông nghiệp ước thực hiện 23.045 tỷ đồng.

Đầu tháng 7, UBND tỉnh Bình Dương đã tổ chức cuộc họp thông qua tờ trình và dự thảo nghị quyết đề nghị thông qua đề án thành lập thành phố Dĩ An. Theo đó, Dĩ An đã đạt 5/5 tiêu chuẩn thành lập thành phố trực thuộc tỉnh về quy mô dân số, diện tích tự nhiên, đơn vị hành chính trực thuộc. Năm 2017, thị xã được Bộ Xây dựng công nhận đô thị loại III và hiện nay đã cơ bản đạt tiêu chí đô thị loại II.


Để đạt kết quả này, thời gian qua, thị xã tận dụng tiềm năng và thế mạnh của địa phương để tạo nguồn lực dồi dào phục vụ xây dựng và phát triển thương mại dịch và đô thị, với trọng tâm là phát triển phong phú, đa dạng các ngành, sản phẩm dịch vụ chất lượng cao...

Bên cạnh đó, lãnh đạo thị xã cũng chú trọng phát triển cơ sở hạ tầng. Trong 3 năm qua, Dĩ An đã đầu tư 47 công trình chỉnh trang đô thị, bảo đảm an toàn giao thông với tổng vốn 64,78 tỷ đồng. Theo kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2016-2020, UBND thị xã đã và đang tập trung đầu tư 10 tuyến đường thị xã quản lý.


Đầu tháng 9, bến xe Miền Đông Mới nằm trên địa bàn phường Bình Thắng, thị xã Dĩ An sẽ được đưa vào vận hành. Dự án này có quy mô 16 ha với tổng mức đầu tư 4.000 tỷ đồng. Hiện, bến xe này đã hoàn thiện khoảng 95% tổng khối lượng công việc, khi đưa vào vận hành sẽ biến Dĩ An trở thành đầu mối giao thông của toàn bộ khu vực Đông Nam Bộ.

Từ vùng đất hỗn hợp gồm khu dân cư và nhà máy tiểu công nghiệp chưa có quy hoạch bài bản và dài hạn, đến nay, thị xã Dĩ An đã thay da đổi thịt, từng bước hiện đại hơn.


TS. Trần Nguyễn Minh Hải - Chuyên gia địa ốc TP HCM nhận định, với tốc độ phát triển nhanh, nếu trở thành thành phố, Dĩ An sẽ không chỉ có khu công nghiệp, những con đường đầy container mà sẽ mọc lên nhiều công trình tiện ích phục vụ người dân với những tòa chung cư cao cấp, những trung tâm thương mại đồ sộ, tòa tháp cao tầng hay những con phố mua sắm đầy những thương hiệu nổi tiếng về đêm.

Tiện ích đầu tiên là Vincom Plaza đã hoàn thiện hết toàn bộ mặt ngoài và đang gấp rút hoàn thiện mặt trong để đưa vào khai trương trong 2-3 tháng tới. Khi khai trương, trung tâm thương mại này sẽ mang đến nhiều tiện ích chưa từng xuất hiện tại thị xã Dĩ An như khu siêu thị Vinmart, Vinpro, chuỗi nhà hàng ẩm thực đa quốc gia, rạp chiếu phim, khu phố đi bộ sầm uất.


Khi Vincom vận hành, lần đầu tiên, Dĩ An sẽ có một con phố đi bộ rực rỡ ánh đèn, hiện diện hàng chục các nhà hàng ẩm thực đa quốc gia, những cửa hiệu thời trang của những thương hiệu uy tín với những khu giải trí cho trẻ em và người lớn quy mô hàng đầu Bình Dương. Ngoài Vincom Plaza, sắp tới, Dĩ An còn có cả những tòa nhà cao tầng, khách sạn, khu phức hợp sang trọng.

Cuối năm nay, Tập đoàn DCT Group dự kiến sẽ khởi công xây dựng khu khách sạn 4 sao Charm Dĩ An Boutique Hotel đầu tiên của Dĩ An trong khu đô thị Charm City. Đây cũng là tổ hợp khách sạn 4 sao lớn và sang trọng với quy mô hàng trăm phòng khách sạn cho các chuyên gia nước ngoài thuê dài hạn. Khu khách sạn này còn có hồ bơi trên cao sang trọng, chuỗi nhà hàng, cafe và sảnh đón đẳng cấp 5 sao. Khách sạn cũng được vận hành bởi một thương hiệu quản lý khách sạn uy tín quốc tế.


Chủ đầu tư dự án Charm City còn mạnh tay chi gần trăm tỷ để phát triển chuỗi tiện ích cao cấp như tổ hợp hồ bơi liên hoàn 2.000 m2 với 3 hồ bơi: khu hồ bơi ốc đảo gần 1.000m2, khu hồ bơi tràn có quy mô gần 500m2 và khu hồ bơi tiêu chuẩn Olympic cũng rộng 500m2. Ở độ cao100m, chủ đầu tư DCT Group còn gây ấn tượng khi phát triển hệ thống Sky Garden kết hợp Chill Bar.

"Có Vincom Plaza, khu phức hợp hạng sang, khách sạn 4 sao quy mô, Dĩ An sẽ trở thành nơi thu hút chuyên gia nước ngoài của cả Bình Dương về đây lưu trú", chủ đầu tư cho biết.


Ngoài Charm City, Charm Dĩ An Boutique Hotel, Dĩ An trong năm tới sẽ còn có nhiều toà nhà cao tầng mọc lên, mang đến một nhịp sống mới hiện đại hơn như Bcons Garden, Bcons Suối Tiên, Opal Boulevard...

Với chị Phượng và gia đình, những dự án này sẽ hiện thực hóa ước mơ về một thành phố hiện đại, tiện nghi. xem thêm Blog chứng khoán phái sinh, bất động sản, nhà đất, kiến trúc nhà đẹp

Xem thêm https://nhaxinhcenter.com.vn/tin-tuc/nhung-mau-mat-bang-nha-pho-dep.html

Theo vnexpress

Monday, August 19, 2019

Bất động sản có thể thiếu hụt nguồn cung vài năm tới

Nhiều chuyên gia nhận định, sự chậm trễ pháp lý khiến thị trường địa ốc sụt giảm nguồn cung và có thể thiếu hụt sản phẩm 1-2 năm tới.

Tại hội thảo Xu thế sở hữu bất động sản: "Kinh nghiệm quốc tế và thực tiễn Việt Nam" mới đây, Giáo sư Đặng Hùng Võ, nguyên Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường dự báo một vài năm tới thị trường bất động sản sẽ khan hiếm nguồn cung.

Ông Võ nhận định, nguồn cung bất động sản cụ thể là lượng dự án đưa ra thị trường từ cuối năm 2018 đến nửa đầu năm 2019 gần như bằng không (các dự án ít ỏi đang bán năm 2019 đã phải chuẩn bị và hoàn thành pháp lý từ một vài năm trước). Nguyên nhân trực tiếp bắt nguồn từ vấn đề pháp lý của quỹ đất.

Hiện nay có rất nhiều mâu thuẫn giữa Luật Nhà ở và Luật Đất đai vì vậy TP HCM phải rà đi rà lại các văn bản này chưa thể ký cấp phép các dự án. "Đây là khoảng lặng của thị trường do khủng hoảng pháp lý, trong khi tỷ lệ giao dịch thành công các dự án đang mở bán rất cao chứng tỏ nhu cầu vẫn lớn", ông Võ nói.

Chuyên gia này cũng cho biết, hiện mỗi loại đất khi chuyển đổi sang đất ở được xử lý một cách khác nhau. Ví dụ như đất công xử lý kiểu đất công, đất nông nghiệp xử lý kiểu đất nông nghiệp. "Tôi lo một vài năm nữa thị trường bất động sản sẽ thiếu cung, vì vậy chúng ta phải tính từ bây giờ. Khi thiếu cung giá sẽ tăng, cần phải tính đến các hệ lụy của nó", ông dự báo.

Thị trường bất động sản khu Đông TP HCM. Ảnh: Hữu Khoa

Bà Dương Thùy Dung, Giám đốc cấp cao, CBRE Việt Nam cũng thừa nhận nguồn cung bất động sản đang sụt giảm mạnh kể từ cuối năm 2018 đến 2 quý đầu năm 2019 tại TP HCM. Sự sụt giảm này do thủ tục pháp lý các dự án đang kéo dài hơn so với trước đây.

Trước đó, hồi cuối tháng 6/2019, Hiệp hội Bất động sản TP HCM (HoREA) từng phát công văn nêu khó khăn, quan ngại về tình hình sụt giảm quy mô thị trường bất động sản trên địa bàn. Trong 6 tháng đầu năm, chỉ có 3 dự án nhà ở thương mại (mới) được Sở Xây dựng đề xuất UBND TP HCM công nhận chủ đầu tư, giảm 16 dự án (giảm 84,2%) so với cùng kỳ năm 2018.

Sở Xây dựng cũng đã đề xuất UBND TP HCM chấp thuận đầu tư 10 dự án nhà ở thương mại, giảm 46 dự án (giảm 82,2%) so với cùng kỳ năm trước. Nửa năm nay, thành phố chỉ có 24 dự án đủ điều kiện bán nhà hình thành trong tương lai, với tổng số 7.313 căn hộ (căn nhà), giảm 10 dự án (giảm 29,4%), giảm 2.336 căn (giảm 24,2%) so với 12 tháng qua.

Phân khúc căn hộ cao cấp giảm đến 43,8% (2.227 căn so với 3.965 căn cùng kỳ năm ngoái). Căn hộ bình dân giảm 34,7% (1.249 căn so với 1.914 căn cùng kỳ năm trước).

Trong một số văn bản kiến nghị giải pháp tháo gỡ khó khăn vướng mắc pháp lý cho các dự án trên địa bàn TP HCM, HoREA cũng đề cập đến nhiều hệ lụy của việc kéo dài thủ tục các dự án.

Chủ tịch HoREA Lê Hoàng Châu cho biết, các dự án đang triển khai bị vướng pháp lý phải nằm chờ sẽ khiến tình trạng thiếu hụt nguồn cung diễn ra trong một vài năm tới. Điều này khiến doanh nghiệp bị ứ đọng hàng hóa và chôn vốn sẽ phát sinh chi phí tài chính (lãi vay cao) dẫn đến giá thành sản phẩm đội lên.

Mặt khác sự thiếu hụt hàng hóa cục bộ cũng khiến cho các dự án chào bán trong thời gian 2019 diễn ra tình trạng đua nhau thiết lập mặt bằng giá mới. Những hệ lụy này đẩy gánh nặng lên cho người mua nhà và gây mất cân bằng về giá cho thị trường nhà ở. xem mẫu thiết kế nhà đẹp

Xem thêm  https://nhaxinhcenter.com.vn/tin-tuc/nhung-mau-mat-bang-nha-pho-dep.html

Theo vnexpress

Friday, August 16, 2019

Thị trường nhà ở Sài Gòn có thể dịch chuyển về các huyện ven

Củ Chi, Hóc Môn, Nhà Bè, Bình Chánh và Cần Giờ đứng trước cơ hội phát triển cụm dân cư sôi động ven TP HCM.

Hiệp hội Bất động sản TP HCM (HoREA) vừa đề xuất các mô hình phát triển nhà ở đáp ứng tình trạng gia tăng dân số một triệu người sau mỗi 5 năm của thành phố. HoREA đặc biệt nhấn mạnh 5 huyện vùng ven là miền đất hứa có quỹ đất đủ sức đáp ứng được nhu cầu nhà ở ngày càng cao tại Sài Gòn.

Theo đó, 5 huyện Củ Chi, Hóc Môn, Nhà Bè, Bình Chánh và Cần Giờ đứng trước bài toán phát triển mô hình dân cư nông thôn theo hướng đô thị hóa, trên cơ sở xây dựng hoàn chỉnh hệ thống hạ tầng giao thông kỹ thuật và hạ tầng xã hội.

HoREA phân tích, huyện Củ Chi có di tích địa đạo Củ Chi là lợi thế đặc biệt và có nhiều khu công nghiệp. Huyện Hóc Môn có lợi thế tương tự huyện Củ Chi với mảng xanh lớn, thuận lợi phát triển các cụm dân cư và công trình xanh. Trong khi đó, huyện Cần Giờ có tiềm năng xây dựng cụm dân cư mới nhờ có Khu dự trữ sinh quyển thế giới Rừng Sác, di tích lịch sử Đoàn 10 Rừng Sác, khu đô thị lấn biển và dự án cầu Cần Giờ.

Nằm tiếp giáp quận 7, huyện Nhà Bè có lợi thế nhờ kết nối nhanh với Khu đô thị Phú Mỹ Hưng và có Khu đô thị - cảng biển Hiệp Phước. Huyện Bình Chánh có lợi thế về đầu mối kết nối giao thông, chợ đầu mối, bệnh viện tuyến cuối, có dân số lên đến 705.508 người, cao hơn nhiều quận nội thành, đã có nhiều xã có tốc độ đô thị hóa rất cao như Bình Hưng, Phong Phú, Tân Túc, Bình Chánh.

Thị trường nhà ở Sài Gòn có thể dịch chuyển về các huyện ven

Văn bản đề xuất này cũng nhấn mạnh việc hình thành các cụm dân cư nông thôn đang đô thị hóa tại 5 huyện vùng ven là điều kiện để tái cơ cấu dân cư của TP HCM, tránh áp lực dồn nén dân cư với mật độ quá cao ở khu vực trung tâm vốn đang quá tải. Mặt khác, phát triển cụm dân cư mới tại 5 huyện vùng ven TP HCM còn góp phần hình thành nên thị trường căn nhà thứ hai (second home - mô hình bất động sản du lịch nghỉ dưỡng) cho cư dân thành phố và phát triển du lịch trong tương lai gần.

HoREA đề cập đến hàng loạt những mô hình bất động sản lưu trú đang phát triển mạnh mẽ về số lượng tại TP HCM nói riêng và cả nước nói chung có thể sẽ xuất hiện tại 5 huyện vùng ven trong tương lai.

Đó là mô hình văn phòng lưu trú (officetel), căn hộ dịch vụ (serviced apartment), căn hộ du lịch (condotel), cửa hàng thương mại lưu trú (shophouse) đáp ứng nhu cầu thật của thị trường, kết hợp vừa làm việc, kinh doanh vừa lưu trú.

Ngoại trừ căn hộ dịch vụ (serviced apartment) được hộ gia đình thuê ở hoặc được sở hữu căn hộ có thời hạn, đã được tính các chỉ tiêu quy hoạch tương tự dự án căn hộ thông thường.

Vấn đề đặt ra hiện nay là đang có sự biến tướng văn phòng lưu trú (officetel), căn hộ du lịch (condotel), cửa hàng lưu trú (shophouse) thành dạng căn hộ gia đình thông thường. Tuy nhiên, do chưa quy định các chỉ tiêu quy hoạch nên có thể dẫn đến quá tải hạ tầng đô thị và chưa cấp được sổ đỏ. Vì vậy, Hiệp hội đề xuất cần sửa đổi, bổ sung hệ thống pháp luật để xác định các chỉ tiêu dân số, chỉ tiêu quy hoạch xây dựng, thiết kế phù hợp và cấp sổ đỏ có thời hạn cho người mua để các sản phẩm mới này có lộ trình phát triển bền vững.

Để thực hiện tốt mô hình cụm dân cư nông thôn đô thị hóa, HoREA khuyến nghị các huyện cần quản lý chặt chẽ việc cấp phép xây dựng nhà ở riêng lẻ tránh bị biến tướng thành nhà có nhiều phòng cho thuê, thậm chí biến thành chung cư mini gây mất an toàn. Bên cạnh đó, ứng dụng chia sẻ phòng thuê (điển hình là mô hình Airbnb) cũng đặt ra thách thức mới cho chính quyền địa phương trong công tác quản lý nhà nước về nhà ở. xem thêm https://baohiemlienviet.com/bao-hiem-nhan-tho-daiichi-viet-nam-an-tam-hung-thinh-toan-dien

Xem thêm lo gioi la gi

Theo vnexpress

Thursday, August 15, 2019

Lợi thế phát triển bất động sản tại Móng Cái

Hạ tầng giao thông đồng bộ là một trong số lý do giúp Móng Cái trở thành điểm đến mới của nhà đầu tư bất động sản.

Theo báo cáo của tỉnh Quảng Ninh gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư hồi tháng 5, sau 4 năm thực hiện quy hoạch chung xây dựng, khu kinh tế cửa khẩu Móng Cái có bước chuyển biến mạnh mẽ về kinh tế - xã hội. Hạ tầng giao thông phát triển và ngày càng đồng bộ.

Trong đó, dự án xây dựng cao tốc Vân Đồn - Móng Cái được khởi công từ tháng 4, giúp kết nối trực tiếp với đường cao tốc Hà Nội - Hải Phòng - Hạ Long - Vân Đồn. Tuyến đường tạm để kết nối giao thông, thông thương với Đông Hưng (Trung Quốc) đã hoàn thành. Còn thành phố Móng Cái (thuộc khu kinh tế cửa khẩu Móng Cái) cũng được công nhận là đô thị loại II trực thuộc tỉnh Quảng Ninh từ năm 2018.

Khu kinh tế cửa khẩu Móng Cái cũng đóng góp nhiều vào tình hình phát triển chung của Quảng Ninh. Theo báo cáo của UBND tỉnh Quảng Ninh, tổng kim ngạch hàng hóa xuất nhập khẩu từ năm 2016-2018 đạt 16,5 tỷ USD. Riêng trong năm 2018, lượng người xuất cảnh qua cửa khẩu là hơn 2,7 triệu và nhập cảnh là hơn 2,9 triệu, dự kiến trong năm 2019, lần lượt sẽ là 2,9 triệu và 3,1 triệu người.

Đường vào khu kinh tế cửa khẩu Móng Cái.

Nơi đây cũng thu hút lượng lao động lớn. Trong năm 2018, số lao động mới đến với khu vực này là gần 76.000 người, trong khi tại Bắc Phong Sinh hay Hoàng Mô - Đồng Văn lần lượt là hơn 2.300 và hơn 4.500 người. Dự kiến, hết năm 2019, khu kinh tế cửa khẩu Móng Cái sẽ thu hút 78.800 lao động và đến năm 2025 đạt 102.000 lao động.

Bên cạnh đó, khu kinh tế cửa khẩu Móng Cái còn có lợi thế phát triển du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng. Thực tế, từ năm 2010-2015, doanh thu từ hoạt động du lịch của thành phố Móng Cái đạt 2.877 tỷ đồng. Trong năm 2018, lượng khách đến Móng Cái tăng mạnh và đạt 2,7 triệu lượt. 

Sự phát triển kinh tế và hạ tầng giao thông giúp Móng Cái thu hút nhiều nhà đầu tư. Theo thông tin do UBND thành phố Móng Cái cung cấp hồi tháng 6, địa phương này được tỉnh đồng ý chủ trương, cho phép 5 tập đoàn kinh tế, công ty lớn nhất Việt Nam được nghiên cứu, lập quy hoạch đầu tư vào thành phố. Trong đó, Tập đoàn Vingroup đề xuất nghiên cứu đầu tư 3 dự án, Tập đoàn FLC đầu tư 4 dự án và Sun Group với một dự án.

Động thái này cũng giúp thị trường bất động sản nơi đây rục rịch tăng trưởng sau nhiều năm lặng yên, trong đó, phân khúc đất nền, nhà phố thu hút nhiều nhà đầu tư. 

Ông Nguyễn Văn Văn, Tổng giám đốc Công ty CP Dịch vụ và Địa ốc Đất Xanh Duyên Hải nhận định, dòng sản phẩm của những ông lớn trong ngành bất động sản trong nước như Vingroup, Sun Group, hay FLC thường có mức giá tương đối cao và phân khúc khách hàng riêng.

"Ngoài phát triển các khu đô thị, các dự án này còn tập trung vào yếu tố dịch vụ, nghỉ dưỡng... nên sẽ tạo động lực mạnh, hút nguồn lao động, khiến cho nhu cầu bất động sản nhà ở, đất nền tăng mạnh. Đây là thời điểm tốt cho giới đầu tư cũng như người có nhu cầu mua bất động sản để phục vụ nhu cầu thực, đặc biệt là đất nền", ông Văn cho biết thêm.

Ông Nguyễn Văn Văn, Tổng giám đốc Công ty CP Dịch vụ và Địa ốc Đất Xanh Duyên Hải.

Hiện tại dự án khu đô thị Kalong Riverside City do Công ty Cổ phần Hợp tác Thương mại Asean làm chủ đầu tư thu hút sự quan tâm thị trường nơi đây. Dự án sở hữu vị trí đắc địa khi nằm dọc theo bờ sông Kalong. Phía Bắc trải dài theo sông KaLong và tiếp giáp với thành phố Đông Hưng - Trung Quốc. Phía Nam kết nối với quốc lộ 18 con đường huyết mạch nối liền Móng Cái - Hạ Long. Phía Đông Nam tiếp giáp với trung tâm thành phố Móng Cái. Phía Tây Bắc giáp cụm nhà kho Thành Đạt.

Đại diện Đất Xanh Duyên Hải cho biết, chủ đầu tư định hướng xây dựng khu đô thị Kalong Riverside City trở thành tổ hợp khu dân cư đa dạng tiện ích. Nơi đây có khu vui chơi, trung tâm thương mại, khu trường học chất lượng, siêu thị mua sắm, khu thể thao giải trí, rạp chiếu phim...

Điểm nhấn của dự án chính là khu Âu Thuyền - bến tập kết hàng hóa vận chuyển bằng đường sông và làm thủ tục thông quan. Đây sẽ là cơ hội cho cư dân của KaLong Riverside City phát triển hoạt động kinh doanh, buôn bán.

Hệ thống đường trong khu đô thị Kalong Riverside City.

Hiện, dự án Kalong Riverside City hoàn thiện hệ thống hạ tầng và được bán với giá 1,5 tỷ đồng một lô đất nền rộng 100m2. Theo ông Văn, đây là cư hội cho giới đầu tư cũng như người có nhu cầu mua bất động sản rót vốn để sinh lời tại thị trường có tiềm năng phát triển này. xem thêm https://baohiemlienviet.com/bao-hiem-nhan-tho-daiichi-viet-nam-an-tam-hung-thinh-toan-dien

Xem thêm https://nhaxinhcenter.com.vn/tin-tuc/top-100-mau-thiet-ke-biet-thu-thai-lan-hien-dai.html

Theo vnexpress

Tuesday, August 13, 2019

Bất động sản Bình Dương sôi động ở nhiều phân khúc

Số lượng căn hộ vượt ngưỡng 24.000 căn trong khi nguồn cung và cầu về đất nền tăng mạnh trong 6 tháng đầu năm.

Báo cáo của DKRA Việt Nam cho biết, năm 2019 trở thành cuộc đổ bộ bán hàng ngoại tỉnh lớn nhất của doanh nghiệp địa ốc TP HCM trong 10 năm qua. Sự chững lại và hạn chế nguồn cung của TP HCM khiến thị trường các tỉnh giáp ranh thêm sôi động, trong đó có Bình Dương. Bên cạnh phân khúc đất nền, thị trường Bình Dương còn xuất hiện nhiều dự án căn hộ, nhà phố, biệt thự... quy mô lớn.

Ở phân khúc đất nền, Bình Dương được đánh giá là điểm sáng của Đông Nam Bộ với nguồn cung và cầu về đất nền tăng mạnh, theo báo cáo quý II/2019 của Chợ Tốt Nhà. Theo đó, nguồn cung đất nền trong quý II tăng hơn 75% so với quý trước.

Chuyên trang Chợ Tốt Nhà nhận định, thị trường đất nền Bình Dương có nhiều khởi sắc nhờ hạ tầng giao thông đồng bộ hướng về TP HCM và các khu công nghiệp, thuận tiện kết nối với các tuyến đường huyết mạch của tỉnh. Ngoài ra, quỹ đất dồi dào và vị trí đắc địa cũng là "cú hích" cho thị trường bất động sản nơi đây.

Trong hai tháng cuối quý II/2019, lượng tin rao bán đất nền ở Bình Dương ghi nhận mức tăng lần lượt 12% và 8%. Nhu cầu tìm mua đất ở khu vực này cũng có dấu hiệu tích cực. Thị xã Thuận An và huyện Bàu Bàng là khu vực có sự sôi động trong phân khúc đất nền. Thông tin Thuận An sắp trở thành đô thị loại II vào năm 2020 cùng với loạt công trình trọng điểm được khởi công là đòn bẩy khiến thị trường bất động sản tại đây khởi sắc.

Bình Dương xuất hiện nhiều dự án chung cư cao tầng.

Với phân khúc căn hộ, nguồn cung ghi nhận hơn 24.000 căn và đang tăng mạnh cả về số lượng cũng như chất lượng nhà, theo báo cáo thị trường căn hộ Bình Dương do Jones Lang LaSalle (JLL) Việt Nam công bố hồi tháng 8. Số căn hộ tại Bình Dương hiện nay cao hơn gấp 5,3 lần so với nhà liền thổ dù quỹ đất cho nhà ở thấp tầng tại đây rất lớn.

Trong báo cáo này, 6.224 căn đã ra mắt và sẽ mở bán ở Bình Dương theo các giai đoạn trong 2019-2020. Tuy nhiên, các dự án mở bán mới có thể tiếp tục tăng trong nửa cuối năm 2019 và năm 2020 do các chủ đầu tư còn tiếp tục cập nhật thêm rổ hàng. 

Giá bình quân căn hộ trên thị trường sơ cấp của Bình Dương là 939 USD mỗi m2 nhưng vẫn có xu hướng tăng. Với nguồn cung hiện có, Bình Dương chỉ xếp sau TP HCM về lượng nhà ở cao tầng và vượt xa các tỉnh Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu, Long An.

Các dự án nhà cao tầng ở Bình Dương đa phần nằm tại Dĩ An và Thuận An nhờ kết nối thuận tiện về TP HCM và đang được quy hoạch hạ tầng để nâng cấp từ thị xã lên thành phố.

Theo lý giải của JLL, Bình Dương bùng nổ nguồn cung căn hộ do thủ tục pháp lý tại Bình Dương nhanh chóng hơn TP HCM. Với mặt bằng giá đất Bình Dương rẻ hơn so với TP HCM nhưng kết nối hạ tầng giữa 2 tỉnh lại thông suốt và nhanh chóng, nhiều doanh nghiệp địa ốc tại TP HCM dịch chuyển sang Bình Dương. 

Mặt khác, nhờ là thủ phủ khu công nghiệp với tỷ lệ nhà xưởng lấp đầy trên 90%, Bình Dương có thị trường căn hộ sôi động do nhu cầu của dân địa phương lẫn công nhân và cả lực lượng chuyên gia lớn.

Thị trường căn hộ Bình Dương cũng đang chứng kiến làn sóng đổ của các ông lớn như Vingroup với Vincom Shophouse trong khuôn viên dự án Charm City ở Dĩ An, Him Lam Land cũng thâu tóm khá nhiều quỹ đất đẹp tại thị xã Dĩ An và có kế hoạch phát triển căn hộ giá mềm. Đất Xanh Group giới thiệu ra thị trường dự án Opal Boulevard quy mô 1.446 căn hộ cũng tại thị xã Dĩ An.

Hàng loạt dự án chung cư ra mắt thời gian gần đây ghi nhận số lượng khách hàng đăng ký mua lớn. Tiêu biểu, sự kiện ra mắt khu phức hợp căn hộ caoc ấp Charm City tại Dĩ An vào ngày 21/7 vừa qua thu hút gần 1.500 nhà đầu tư, gấp 3 lần lượng hàng được chủ đầu tư DCT Group đưa ra thị trường. Theo thông tin từ chủ đầu tư, chỉ trong vòng 3 giờ, toàn bộ số căn hộ bung ra đợt một của dự án đều đã tìm thấy chủ nhân.

Gần 1.500 nhà đầu tư tham dự buổi ra mắt khu phức hợp Charm City.

Charm City có hàng loạt tiện ích như khu foodcourt với hàng chục nhà hàng, khu shopping, siêu thị Vinmart, Vinpro, rạp chiếu phim Lotte Cinema 1.500 m2... Hiện tại, Vincom Plaza trong khuôn viên Charm City đã xây xong phần thô và sẽ khai trương vào quý IV/2019.

Để đáp ứng nhu cầu của các chuyên gia nước ngoài, chủ đầu tư Charm City đã chi gần trăm tỷ đồng để phát triển chuỗi tiện ích nội khu cao cấp như tổ hợp hồ bơi liên hoàn 2.000 m2 với 3 hồ bơi: khu hồ bơi ốc đảo gần 1.000m2, khu hồ bơi tràn có quy mô gần 500m2 và khu hồ bơi tiêu chuẩn Olympic rộng 500m2. Trên độ cao hơn 100m của nóc tòa nhà, DCT Group phát triển tổ hợp Sky Garden kết hợp Chill Bar và các nhà hàng đa phong cách.

Khu phức hợp này còn phát triển khách sạn 4 sao Charm Dĩ An Boutique Hotel nằm trong block Charm Diamond có quy mô 35 tầng, khi hoàn thành sẽ cung ứng ra thị trường hàng trăm phòng khách sạn hạng sang. Dự kiến tổ hợp khách sạn này sẽ đi vào vận hành vào quý II/2021.

Tổng quan dự án Charm City.

Ngoài Charm City, nhiều dự án lớn khác tại Bình Dương cũng ghi nhận lượng khách hàng lớn quan tâm như khu căn hộ Tecco Tower (Dĩ An), căn hộ Happy One (TP Thủ Dầu Một) của chủ đầu tư Vạn Xuân Group, căn hộ Eco Xuân (Thuận An)...

Các dự án này được chào bán với giá 25-35 triệu đồng mỗi m2. Đơn cử, dự án căn hộ Habitat tại Thuận An có giá 29-35 triệu mỗi m2 (chưa VAT), căn hộ Compass One cũng có mức giá mở bán 30-35 triệu, tương đương tầm giá từ 1,8-3 tỷ đồng mỗi căn. xem thêm https://baohiemlienviet.com/bao-hiem-nhan-tho-daiichi-viet-nam-an-tam-hung-thinh-toan-dien

Xem thêm https://nhaxinhcenter.com.vn/tin-tuc/top-100-mau-thiet-ke-biet-thu-co-ho-boi-dep-nhat.html

Theo vnexpress

Bất động sản nghỉ dưỡng chuyển sang săn khách bình dân

Việt Nam đang xuất hiện nhiều bất động sản biển giá "mềm" hướng đến số đông thay vì gói gọn ở khách thượng lưu.

Báo cáo về thị trường bất động sản nghỉ dưỡng Savills vừa công bố cho thấy Việt Nam đang bắt kịp xu hướng chung của thế giới.

Theo ấn phẩm "Ngôi nhà thứ 2 – những xu hướng về mua và thuê trên toàn cầu" năm 2018 (Second home – Global trends in ownership & renting), đơn vị này đã khảo sát trên 4.300 chủ sở hữu ngôi nhà thứ hai trên HomeAway tại 7 thị trường lớn là Mỹ, Anh, Pháp, Tây Ban Nha, Italy, Hà Lan và Bồ Đào Nha. Xu hướng chung là các sản phẩm căn hộ giá thấp hơn ngày một phát triển trên thị trường ngôi nhà thứ hai.

Trong năm 2017, có đến 37% giao dịch là những bất động sản dưới 200.000 USD. Giá bán trung bình của một sản phẩm năm ngoái là 291.000 USD, thấp hơn 37% so với một thập kỷ trước. Điều này được lý giải bởi sự mở rộng của thị trường chung cư: căn hộ chung cư chiếm 34% số lượng giao dịch trong năm 2017 theo mẫu khảo sát, cao hơn so với con số 26% của năm 2007.

Thị trường condotel, điển hình của bất động sản nghỉ dưỡng giá "mềm" bùng nổ tại Việt Nam trong vài năm gần đây.

Xu hướng dịch chuyển sang nhóm bất động sản nghỉ dưỡng giá "mềm" hơn cũng được ghi nhận tại Việt Nam. Trước đây, ở thời kỳ đầu khi thị trường mới phát triển, chủ yếu là các dự án ở vị trí trung tâm đắc địa, với quỹ đất hạn hẹp và nguồn cung hạn chế, tạo nên các sản phẩm hạng sang với chi phí cao. Biệt thự nghỉ dưỡng, biệt thự ven biển là những sản phẩm lõi. Người mua chủ yếu là các nhà đầu tư có tiềm lực tài chính lớn với mục tiêu đầu tư dài hạn.

Tuy vậy, gần đây, với sự phát triển của du lịch Việt, nhu cầu về dịch vụ lưu trú của khách hàng tầm trung ngày càng lớn. Phần lớn du khách đến Việt Nam chỉ có ngân sách trung bình cho chuyến nghỉ dưỡng và tìm kiếm các sản phẩm lưu trú vừa túi tiền. Đáp ứng nhu cầu này, các nhà đầu tư cũng hướng đến việc đầu tư và phát triển các sản phẩm diện tích nhỏ hơn và các sản phẩm mới với mức giá hợp lý hơn.

Thị trường Việt Nam vài năm gần đây xuất hiện các sản phẩm như căn hộ dịch vụ, chung cư biển, căn hộ khách sạn (condotel) - được coi như một sản phẩm phái sinh từ mô hình lõi truyền thống. Với diện tích vừa phải, chi phí đầu tư của các bất động sản không gắn liền với đất này không quá lớn và phù hợp nhiều nhà đầu tư hơn trước.

Bên cạnh các thị trường nghỉ dưỡng đã khá phát triển như Đà Nẵng, Nha Trang, Phú Quốc, các nhà đầu tư cũng đang dần nhắm tới các địa phương mới như Ninh Thuận, Tuy Hòa, Quy Nhơn... Có một nguồn cầu du lịch đáng kể tại những điểm đến hoang sơ và chưa quá thương mại hóa, từ đó thị trường nghỉ dưỡng nhanh chóng tiếp bước. Chi phí đất tại các thị trường mới nổi này thấp hơn, mở ra cơ hội cho nhiều nhà đầu tư hơn.

Chủ đầu tư các dự án nghỉ dưỡng cũng đang đưa ra nhiều chương trình đầu tư linh hoạt để thu hút khách hàng, ví dụ chương trình cho thuê lại (cam kết hoặc chia sẻ lợi nhuận), cho thuê dài hạn hoặc bán và cam kết mua lại bất động sản. Tương quan với các sản phẩm đầu tư ngôi nhà thứ hai tại Hà Nội và TP HCM, đây là một phương án khá mới với chi phí đầu tư không quá lớn và lợi nhuận khả quan.

Xem thêm https://nhaxinhcenter.com.vn/tin-tuc/lo-gioi-la-gi-cach-xac-dinh-lo-gioi-cho-lo-dat.html

Theo vnexpress

Tuesday, August 6, 2019

Hạ tầng hiện đại tạo đà cho thị trường địa ốc khu Nam Sài Gòn

Nhiều tuyến đường được xây mới, mở rộng nối liền các khu vực trung tâm và kết nối xung quanh tạo nên sự sôi động thị trường địa ốc các quận nơi đây.

Khoảng những năm đầu thập niên 2000, khu Nam Sài Gòn từng lép vế vì sự quá tải hạ tầng, hệ thống giao thông không đủ đáp ứng lượng cư dân ngày một đông. Những tuyến đường dẫn vào trung tâm hoặc các huyện thành lân cận thường đối mặt với tình trạng kẹt xe kéo dài.

Hàng loạt công trình giao thông mới đã thay đổi diện mạo hạ tầng khu Nam Sài Gòn.

Tuy nhiên, khoảng 10 năm trở lại đây, hạ tầng khu vực này được đánh giá có sự thay đổi rõ rệt. Nhiều tuyến đường được xây mới, mở rộng cùng hàng loạt dự án giao thông lớn như hầm chui - cầu vượt tại ngã tư Nguyễn Văn Linh - Nguyễn Hữu Thọ, mở rộng đường Huỳnh Tấn Phát, đường trục Bắc - Nam đoạn từ Hoàng Diệu đến Nguyễn Văn Linh, Quốc lộ 50, xây cầu Thủ Thiêm 4 nối quận 7 và quận 2...

Tuyến Metro số 4 đi qua quận 1, 3, 4, 7, 12 , Gò Vấp, Phú Nhuận và huyện Nhà Bè... là một trong những điểm nhấn hạ tầng của khu Nam Sài Gòn.

Không chỉ bài toán nối liền các quận nội thành, khu vực trung tâm được giải quyết, sự kết nối của Khu Nam Sài Gòn với các tỉnh thành lân cận cũng được cải thiện khi kế hoạch mở rộng tuyến đường Nguyễn Hữu Thọ, Lê Văn Lương và khởi công xây dựng cầu Rạch Đỉa, cầu Long Kiểng, cầu Rạch Dơi và cầu Rạch Tôm... được phê duyệt. Dự án cao tốc Bến Lức - TP HCM - Long Thành dự kiến thông xe trước 20km trong năm 2019 tạo nên chuỗi kết nối nhanh giữa Nam Sài Gòn và các tỉnh phía Đông.

Loạt dự án mở rộng cầu cũng góp phần giảm tải áp lực tại những "điểm đen giao thông" tại khu vực phía Nam. Tiêu biểu là dự án mở rộng cầu Kênh Tẻ được triển khai từ 14m lên 16,5m vào giữa năm 2017. Cầu chữ Y, nối quận 5 với quận 8 vừa được nâng tải trọng và mở rộng lên 12m, giảm xung đột giữa ngã ba cầu. Công trình này giảm ùn tắc giao thông trên cầu và cho cả các tuyến đường quanh khu vực.

Trong năm nay, thành phố có kế hoạch khởi công cầu Nguyễn Khoái hơn 1.250 tỷ đồng, vượt Kênh Tẻ kết nối quận 7 qua quận 4 với chiều dài khoảng 1km, bắt đầu từ đường D1 khu dân cư Him Lam đến đường Bến Vân Đồn. Việc xây cầu này cũng sẽ tạo điều kiện kết nối khu Nam Sài Gòn với trung tâm thành phố và chia tải với cầu Kênh Tẻ, giảm ùn tắc.

Với định hướng trở thành một trong bốn khu đô thị vệ tinh của TP HCM, khu Nam Sài Gòn được kỳ vọng sẽ góp phần lớn trong việc phát triển kinh tế - xã hội và giảm áp lực dân cư cho trung tâm thành phố. Là dải đô thị nằm dọc cùng trục và gần hai quận trung tâm là quận 1, quận 5, với hệ thống giao thông sẵn, khu Nam Sài Gòn dễ dàng kết nối với nhau và các khu vực lân cận. Theo các chuyên gia, việc phát triển thành phố theo hướng Nam cũng phù hợp với xu thế tiến dần ra biển của nhiều đô thị lớn trên thế giới.

Ngoài ra, nhờ sở hữu hệ thống kênh rạch dày đặc, nằm gần rừng phòng hộ Cần Giờ - lá phổi xanh của TP HCM, khu Nam Sài Gòn được đánh giá có điều kiện tốt để phát triển đô thị sinh thái, tiêu biểu là dòng sản phẩm bất động sản nghỉ dưỡng được nhiều chủ đầu tư quan tâm.

Đơn cử như dự án Sunshine Diamond River tọa lạc tại tâm điểm quận 1, quận 2, quận 7. Không chỉ có vị trí đắc địa, dự án còn sở hữu lợi thế "cận thị, cận giang, cận lộ" khi ở gần đường lớn Đào Trí, cầu Phú Mỹ và cận kề khu vực sông Sài Gòn.

Phối cảnh dự án Sunshine Diamond River.

Chủ đầu tư cho biết, dự án hướng tới việc tạo dựng phong cách sống resort 4.0, kết hợp 3 giá trị: nghỉ dưỡng thông minh, tiện ích thông minh và cuộc sống thông minh. Sự kết hợp này mang lại cho cư dân cuộc sống nghỉ dưỡng giữa lòng phố thị, vừa gần gũi với những không gian năng động, nhộn nhịp nhưng vẫn đảm bảo có khoảng riêng để tái tạo năng lượng hiệu quả.

Cùng với khu đô thị Mũi Đèn Đỏ được phát triển bởi hai tập đoàn lớn từ Malaysia, các chuyên gia dự đoán, bất động sản tại khu vực này sẽ có tiềm năng tăng giá. Quần thể nghỉ dưỡng với nhiều tiện ích hiện đại, khu vui chơi rộng lớn... nhằm thỏa mãn các nhu cầu của cư dân thời hiện đại.

Hệ thống cảnh quan bên trong dự án Sunshine Diamond River.

"Nam Sài Gòn kỳ vọng trở thành điểm đến và nơi sống cho cộng đồng cư dân thành đạt và những người nước ngoài khi sinh sống và làm việc tại Việt Nam. Với nhà đầu tư, khu vực này cũng mở ra cơ hội sinh lời tiềm năng khi khai thác cho thuê nhờ vị trí kim cương, quy mô tầm cỡ và tiện ích độc đáo", chủ đầu tư dự án chia sẻ.

Xem thêm công ty thiết kế kiến trúc

Theo vnexpress