Monday, September 24, 2018

Bùng phát dịch vụ gọi mời chào mua nhà

Sau một thời gian trầm lắng, gần đây, các chủ thuê bao lại bị "khủng bố" điện thoại mời mua bất động sản.  

Khoảng một tháng nay, mỗi ngày chị Hòa (Đống Đa, Hà Nội) đều nhận được vài cuộc điện thoại của nhân viên các công ty phân phối bất động sản mời mua căn hộ tại một số dự án sắp ra hàng tại Gia Lâm, Nam Từ Liêm, Thanh Xuân và dự án nghỉ dưỡng. 
"Với tần suất gọi điện làm phiền ngày vài lần, kể cả lúc đang bận họp khiến tôi không thể không nổi cáu. Cùng một dự án, đơn vị mà trong một ngày có đến mấy nhân viên gọi điện. Khi trao đổi tôi đã nói rõ là không có nhu cầu và đề nghị đưa tôi ra khỏi danh sách khách hàng tiềm năng của họ nhưng tình trạng vẫn tiếp diễn", chị Hòa nói. 
Anh Chính (Thanh Xuân) cũng gặp tình trạng tương tự, trong đó, đa số là các cuộc gọi mời mua nhà, bảo hiểm nhân thọ hoặc mời chào vay vốn. Tuy nhiên, khác với trước đây, anh có thể bị "mời mua nhà" bất kỳ thời gian nào trong ngày thì hiện đa số những cuộc gọi chỉ xuất hiện vào giờ hành chính, ngày trong tuần. Tuy nhiên, anh Chính cũng cho biết còn bị nhóm nhân viên này "săn lùng" đến mức nếu chặn số này thì hôm sau sẽ có số khác gọi đến. xem thêm tin tức bất động sản

Bên cạnh hình thức cho nhân viên gọi điện trực tiếp để mời chào, nhiều đơn vị còn sử dụng tổng đài tự động để gọi điện quảng cáo. Theo đó, chỉ cần chủ thuê bao nhấc máy, lập tức ở đầu dây bên kia, các thông tin về dự án bất động sản sẽ tự động được bật, không cần biết người nhấc máy có bận hoặc quan tâm đến dự án hay không. 
"Thực sự vừa nhấc máy lên đã nghe những thông tin như vậy sẽ thấy hết sức khó chịu. Họ không cần biết tôi có đang bận hay muốn nghe không nhưng cũng mặc định bật những thông tin đó. Thường tôi sẽ tắt máy chỉ sau vài giây nhận cuộc gọi", anh Chính nói.
Không chỉ các cuộc gọi, tin nhắn SMS cũng là hình thức tiếp tục được các đơn vị bán bất động sản huy động để quảng cáo, mời chào chủ thuê bao. Tuy nhiên, gần đây khi nhà mạng mạnh tay trong việc chặn tin nhắn rác thì một số đơn vị đẩy mạnh nhắn tin spam trên nền tảng internet (OTT) hoặc email. 
Đại diện một sàn bất động sản lớn tại Thanh Xuân cho biết, cuối năm là thời điểm các sàn, đơn vị kinh doanh bất động sản chạy đua để đạt được kết quả kinh doanh năm. Do đó, trước khi bước vào quý cuối năm, những thông tin về sản phẩm, dự án thường được đặt mục tiêu giới thiệu ra thị trường càng mạnh càng tốt. Bên cạnh việc đẩy mạnh giới thiệu trực tiếp qua điện thoại, các đơn vị cũng xúc tiến việc quảng cáo dưới mọi hình thức. 
"Ở mỗi dự án bất động sản thì có rất nhiều đơn vị phân phối. Có thể họ sở hữu cùng dữ liệu khách hàng nên không tránh khỏi tình trạng một khách hàng nhưng hết sàn này đến sàn khác gọi", vị này lý giải.
Cùng với đó, theo ông, với chỉ tiêu kinh doanh cuối năm cao, các sàn đẩy mạnh việc tuyển dụng và không ít trong số nhân viên đó là người mới bước vào nghề. Ông cho rằng, với những nhân viên này, phương án tiếp cận qua điện thoại, email vẫn là cách phổ biến bởi dữ liệu khách hàng chưa đủ dày dặn. Ông cũng thừa nhận tính hiệu quả của phương thức tiếp cận này không cao, song các sàn vẫn triển khai để tăng độ nhận diện thương hiệu. 
Bên cạnh thông tin chào mời mua bất động sản, như thường lệ, chủ các thuê bao cũng thường xuyên nhận được các cuộc gọi mời mua bảo hiểm nhân thọ, mời vay tiêu dùng, mua thẻ tập gym, dịch vụ spa, mỹ phẩm cho đến dịch vụ gia sư... 
Lãnh đạo một đơn vị kinh doanh bảo hiểm cho biết tuy gây khó chịu cho khách hàng, song hình thức giới thiệu, tư vấn dịch vụ qua điện thoại là một trong những phương án tiếp cận được các đơn vị trong lĩnh vực này ưa chuộng. Theo ông, dù không hiệu quả trong việc tăng doanh thu, song hình thức này có thể giúp doanh nghiệp làm thương hiệu. Tuy nhên, ông cũng thừa nhận, thời gian tới các doanh nghiệp bảo hiểm nên nghiên cứu những phương án tiếp cận tế nhị và không gây phản cảm với khách hàng.

Xem thêm: thiết kế nội thất văn phòng đẹp

Xem thêm http://www.google.co.in/url?q=https://nhaxinhcenter.com.vn/
Theo vnexpress

No comments:

Post a Comment