Wednesday, May 8, 2019

78% dự án bất động sản bị rà soát ở TP HCM hoạt động trở lại

124 trong số 150 dự án tại TP HCM thuộc diện rà soát sẽ được hoạt động bình thường trở lại.

Tại Hội nghị xúc tiến đầu tư vào TP HCM diễn ra ngày 8/5/2019, Hiệp hội Bất động sản TP HCM (HoREA) cho biết, trong 2 năm qua, thành phố có hơn 150 dự án nhà ở và khu phức hợp bị "đóng băng" tiến độ không thể triển khai.

Những dự án này đình trệ vì nằm trong diện bị rà soát, thanh tra, các thủ tục pháp lý liên quan chưa được xem xét, giải quyết kịp thời. Không ít doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn vì đọng vốn, tồn kho, thậm chí phải đối diện với nhiều rủi ro, thách thức.

Song hiện nay, theo tiết lộ của HoREA, các cơ quan có thẩm quyền trung ương và lãnh đạo TP HCM đã gỡ nút thắt này, cho phép 124 dự án, chiếm 78% trên tổng số hơn 150 dự án bị rà soát, được hoạt động trở lại bình thường.

HoREA cho biết thị trường địa ốc TP HCM sẽ đón tin vui khi 124 dự án thuộc diện rà soát được hoạt động bình thường trở lại. Ảnh: Hữu Khoa

Chủ tịch HoREA Lê Hoàng Châu cho biết, thông tin này sẽ tạo nhiều hiệu ứng tích cực cho thị trường địa ốc từ nay đến cuối năm 2019 và xa hơn là năm 2020.

Thứ nhất, tin vui này giải tỏa phần lớn khó khăn của nhà đầu tư, doanh nghiệp do dự án bị ách tắc, thúc đẩy các dự án này nhanh chóng triển khai và về đích.

Thứ hai những dự án chưa bán sẽ từng bước hoàn thiện pháp lý, hội tụ đủ điều kiện mở bán, gia tăng thêm nguồn cung mới cho thị trường nhà ở. Những dự án nào đã mở bán rồi nhưng bị đình trệ sẽ không bị hồi tố và tái khởi động, người mua (khách hàng) sẽ được yên tâm về pháp lý của tài sản.

Thứ ba, khi guồng quay các dự án bất động sản vận hành tốt, rút ngắn được thời gian làm thủ tục pháp lý, doanh nghiệp giảm được chi phí lãi vay, giảm thiểu được rủi ro trong quá trình đầu tư, hàng hóa nhanh chóng được đưa ra thị trường nên giá thành sản phẩm sẽ ít bị đẩy lên do sự khan hiếm và độc quyền.

Ông Châu cho biết thêm, hệ quả to lớn khi các dự án này được vận hành vào guồng trở lại là thị trường bất động sản TP HCM sẽ duy trì được vị thế và sức hấp dẫn trong năm 2019 như đã từng dẫn đầu trước đây. Trên cơ sở đó, nguồn thu ngân sách từ đất mang về cho thành phố cũng có cơ hội gia tăng trở lại. xem thêm tapchikientrucsunhaxinh’s diary

Trước đó, nguồn thu ngân sách của TP HCM từ bất động sản liên tục lao dốc. Thu ngân sách TP HCM đối với tiền sử dụng đất năm 2018 giảm 22,5%. Hai tháng đầu năm 2019, ngân sách giảm đến 76% so với cùng kỳ năm trước. Tổng nợ thuế trong 2 tháng đầu năm trên địa bàn TP HCM lên đến 10.110 tỷ đồng, tăng 13,5% so với cuối năm 2018, trong đó, các khoản nợ liên quan tới đất là 1.370 tỷ đồng, chiếm 14%, và đã có đến 76 doanh nghiệp xây dựng bất động sản nợ thuế tổng số tiền sử dụng đất gần 800 tỷ đồng. xem thêm gạch ốp tường đẹp


Theo vnexpress

Wednesday, May 1, 2019

Giới nhà giàu chuộng sống trong các khu biệt thự hạng sang

Các biệt thự xa trung tâm vừa đáp ứng nhu cầu sống tiện nghi, môi trường sống xanh trong lành vừa thuận tiện di chuyển.

Trên thế giới từ lâu đã hình thành các khu vực sống dành riêng cho giới nhà giàu. Tại Los Angeles, Beverly Hills được biết đến là nơi ở của những doanh nhân và ngôi sao Hollywoods. Hay Hongkong với The Peak dành riêng cho giới tài phiệt. Seoul cũng là thành phố nổi tiếng khi Pyeongchang-dong trở thành địa chỉ sống của nhiều người thượng lưu xử sở Kim Chi.

Theo những chuyên gia địa ốc hạng sang, giới nhà giàu thường có những tiêu chuẩn cao cho các tổ ấm. Họ sẵn sàng bỏ ra một số tiền lớn, đầu tư phương tiện di chuyển, để đổi lại không gian sống riêng tư. Nhiều người giàu chọn những vùng đất xa thành phố, nơi có phong cảnh tự nhiên yên tĩnh làm chốn nghỉ ngơi sau những giờ làm việc mệt mỏi.

Giới nhà giàu chọn xuống chân núi Bukhan sống trong khu Pyeongchang-dong để có được sự biệt lập yên tĩnh.

Trong nhiều năm trở lại đây, nhóm người có thu nhập cao tại Việt Nam cũng bắt đầu có xu hướng lựa chọn những dự án bất động sản hạng sang ven đô làm nơi đặt tổ ấm.

Ở Sài Gòn, các chuyên gia đánh giá cư dân quận 1, quận 3, đang chuyển về những khu đô thị mới như Phú Mỹ Hưng, quận 2. Còn ở Hà Nội, các dự án biệt thự Vinhomes Riverside ở Long Biên, Ciputra ở Nam Thăng Long, hay mới nhất là Vinhomes Ocean Park ở Gia Lâm đang dần ở thành ưu tiên của nhiều gia đình giàu có. 

"Lý do để khiến những khách hàng thượng lưu kéo về khu vực mới mẻ này ở vị trí riêng tư, cảnh quan, tiện ích hiện đại và môi trường sống trong lành", chủ đầu tư Vinhomes Ocean Park nhận định. 

Toạ lại tại phía Đông Thủ đô, Vinhomes Ocean Park cũng là một trong số các khu biệt thự hạng sang nhận được nhiều quan tâm. Dự án mang được thiết kế theo phong cách thành phố biển hồ rộng 420ha, cách Aeon khoảng 7 phút di chuyển, và thêm 20 phút để đi tới hồ Gươm. 

Vinhomes Ocean Park có hồ nước mặn rộng 6,1ha, bờ cát trắng mịn và rặng dừa xanh bao quanh như một bãi biển tự nhiên do đơn vị Crystal Lagoon của Mỹ triển khai. Kế bên biển hồ nước mặn là hồ nước ngọt lớn rộng tới 24,5ha. Đại đô thị cũng sở hữu đa tiện ích hấp dẫn như công viên Gym, công biên BBQ, 60 sân chơi trẻ em, 150 sân thể thao...

Tiếp nối sự thành công của Vinhomes Riverside, chủ đầu tư kỳ vọng Vinhomes Ocean Park sẽ trở thành nơi đặt tổ ấm của các khách hàng thượng lưu giàu có. Theo đại diện chủ đầu tư, dù chưa chính thức mở bán nhưng hơn 86% căn nhà phố, biệt thự tại Vinhomes Ocean Park đã có chủ.

"Khách hàng của dự án phần lớn là người nổi tiếng hoặc chủ doanh nghiệp, họ đánh giá cao những tiện ích và đầu tư đồng bộ tại Vinhomes Ocean Park", đại diện chủ đầu tư chia sẻ. xem thêm https://nhaxinh.hatenadiary.jp/


Theo vnexpress

Friday, April 26, 2019

Xuất hiện căn hộ rao bán giá tới 300 triệu đồng/m2 ở Hà Nội

Một dự án chung cư cao cấp tại quận Hoàn Kiếm, Hà Nội đang được rao bán 7.000-13.000 USD/m2. Khu nhà này được xây mới từ một chung cư cũ.
Một dự án cải tạo chung cư cũ tại trung tâm Hà Nội đang rao bán căn hộ từ 7.300-13.000 USD/m2 (160-290 triệu đồng/m2). Đây được coi là mức giá căn hộ đắt đỏ nhất từng được rao bán tại Hà Nội từ trước đến nay.

Dự án chung cư nằm tại số 30A Lý Thường Kiệt (quận Hoàn Kiếm, Hà Nội) có 2 mặt tiền nằm trên phố Lý Thường Kiệt và Hàng Bài. Nơi đây từng là khu tập thể cũ của Hà Nội được giao cho một chủ đầu tư cải tạo thành chung cư cao cấp. Tầng 1-7 sẽ giao cho các hộ dân từng sống tại chung cư cũ. Các tầng trên đó được bán thương mại để chủ đầu thu hồi vốn.

Tại lô đất rộng gần 1.200 m2 này, chủ đầu tư tiến hành xây dựng 1 tòa tháp căn hộ cao 11 tầng, bên dưới có 3 tầng hầm với tổng số 65 căn hộ. Các căn hộ có diện tích 85-147 m2.

Dự án chung cư tại số 30A Lý Thường Kiệt (quận Hoàn Kiếm, Hà Nội). Ảnh: Việt Linh.

Theo một người môi giới tên Thu, căn hộ của dự án khá đa dạng về mức giá. Rẻ nhất là các căn hộ hướng Bắc, không có mặt tiền nào nhưng nhìn ra hồ Hoàn Kiếm. Những căn hộ tại hướng này đang bán 7.000-8.000 USD/m2 (khoảng 160-180 triệu đồng/m2). Với căn hộ nhỏ nhất là 85 m2, giá bán vào khoảng 14 tỷ đồng.

Hướng căn hộ được bán đắt nhất nhìn ra đường Hàng Bài và Lý Thường Kiệt, trung bình khoảng 260-290 triệu đồng/m2. Theo đó, với căn hộ 108 m2, giá bán vào khoảng 27 tỷ đồng (khoảng 1,2 triệu USD). Với căn hộ to nhất là 147 m2, giá bán là khoảng 43 tỷ đồng (gần 2 triệu USD).

Theo quảng cáo, với mức giá bán đắt đỏ như trên, các căn hộ được bàn giao hoàn thiện nội thất liền tường với các thiết bị vệ sinh, bếp, sàn, trần, thiết bị điện, điều hòa… Còn nếu bàn giao thô để khách hàng tự thiết kế căn hộ thì được giảm trừ 9 triệu đồng/m2.

Theo một môi giới khác tên Minh, những căn hộ ở đây phần lớn đều đã bán hết, nhưng nếu khách muốn mua vẫn có nguồn hàng thứ cấp. Nghĩa là nhiều chủ sở hữu căn hộ chung cư cũ, được đổi nhà khi xây mới có nhu cầu bán lại để mua nhà khu vực khác. Do đó thị trường thứ cấp vẫn có giao dịch.

Các chủ nhà thường ủy thác cho các môi giới tìm khách hàng bán lại. Với những căn hộ thương mại, anh Minh cho biết nhiều khách hàng người nước ngoài đã đăng ký đặt mua. Một số khác là giới siêu giàu ở Hà Nội. Anh cho biết rất ít người mua để kinh doanh cho thuê bởi đây là khu vực đắc địa, khách mua dùng để ở. Tuy nhiên, số lượng thực tế căn hộ bán được bao nhiêu thì người này không tiết lộ.

Khu chung cư cũ trước khi được xây dựng lại. Ảnh: Vân Nhi/Kinh tế - Đô thị.

Khu vực quận Hoàn Kiếm được nhiều công ty môi giới bất động sản định giá đất đắt đỏ bậc nhất tại Hà Nội. Vị trí chung cư tại số 30A Lý Thường Kiệt nằm cách hồ Hoàn Kiếm chỉ khoảng 300 m. Xung quanh khu vực này cũng có những lô “đất vàng” thuộc ở hữu của Tân Hoàng Minh và Ngân hàng SHB.

Tại lô đất nằm ở ngã tư Hàng Bài - Hai Bà Trưng, đối diện Tràng Tiền Plaza, cách hồ Hoàn Kiếm khoảng 100 m. Lô đất này từng được cho là có chi phí giải phòng mặt bằng cao ngất ngưởng, với giá khoảng 1 tỷ đồng mỗi m2. Giá đền bù này áp dụng cho những hộ dân giải phóng mặt bằng cuối cùng của lô đất.

Nằm đối diện dự án 30A Lý Thường Kiệt là một lô đất của Ngân hàng SHB rộng 2.200 m2. Lô đất này cũng có 3 mặt tiền phố Lý Thường Kiệt, Hàng Bài, Vọng Đức, ước tính trị giá khoảng 2.000 tỷ đồng (910 triệu đồng/m2). xem thêm https://nhaxinh.hatenadiary.jp/

Giá bán chung cư 30A Lý Thường Kiệt cũng đang bỏ xa những chung cư đắt đỏ nhất tại quận 1 TP.HCM. Theo đó, tại quận 1 đang có một số dự án được rao bán từ 6.000-9.000 USD/m2. Trong khi giá bán cao nhất căn hộ tại quận Hoàn Kiếm Hà Nội được rao bán rẻ nhất 7.000 USD, cao nhất 13.000 USD.

Tại quận 1, dự án Vinhomes Golden River, giá bán vào khoảng 4.000-5.000 USD/m2; dự án Grand Manhattan (của Đất Việt và Novaland) đang rao bán khoảng 6.000 USD/m2; dự án Cenntenial (của Alpha King) rao bán 8.000-9.000 USD/m2)… xem thêm http://thiepcuoigiaretphcm.com/mau-thiep-moi-dep-in-thiep-moi-dep-sang-trong-bid50.html




Theo news zing

Tuesday, April 23, 2019

Khoảng tối đằng sau hoạt động của ngân hàng và chủ đầu tư

Thời gian vừa qua, thị trường bất động sản xuất hiện tình trạng chủ đầu tư đã bán căn hộ chung cư hình thành trong tương lai cho khách hàng, rồi lại đem thế chấp.

Tuy nhiên, ngân hàng nhận thế chấp lại không kiểm tra, không biết thông tin.

Đây là thông tin được Hiệp hội Bất động sản TP.HCM (HoREA) cho biết trong văn bản gửi Thủ tướng Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước kiến nghị về lộ trình hạn chế tín dụng vào thị trường bất động sản.

Theo HoREA, trong thời gian qua đã xuất hiện các trường hợp tranh chấp khi mua nhà hình thành trong tương lai, có thể dẫn đến rủi ro cho ngân hàng và cho cả người mua nhà.

Cụ thể, một chung cư, căn hộ chung cư được thế chấp hai lần. Chủ đầu tư đã bán căn hộ chung cư hình thành trong tương lai cho khách hàng, rồi lại đem thế chấp mà ngân hàng nhận thế chấp không kiểm tra, không biết thông tin. Hay chủ đầu tư đã thế chấp dự án chung cư cho ngân hàng, rồi lại bán nhà cho khách hàng mà ngân hàng nhận thế chấp không kiểm tra, không biết thông tin.


Bên cạnh đó, có một số doanh nghiệp nhỏ, hoặc mới thành lập (doanh nghiệp khởi nghiệp) không vay được tín dụng ngân hàng, do thiếu tài sản thế chấp, mặc dù có dự án đầu tư có tính khả thi.

Do vậy, HoREA cho rằng ngân hàng, chi nhánh ngân hàng phải có giải pháp quản lý, kiểm soát việc sử dụng các khoản vay để thực hiện dự án nhà ở hình thành trong tương lai hoặc để mua nhà ở hình thành trong tương lai. xem thêm https://nhadep.hatenablog.jp

Đồng thời, các tổ chức này phải có giải pháp quản lý, kiểm soát tài sản bảo đảm là bất động sản hình thành trong tương lai. Đây cũng là trách nhiệm của bên nhận thế chấp đã được quy định trong Bộ Luật Dân sự.

Cạnh đó, các nhà băng cần có giải pháp đánh giá tính khả thi của dự án, nhất là đối với doanh nghiệp nhỏ, doanh nghiệp khởi nghiệp, để có thể cho vay tín dụng theo hình thức tín chấp, theo mô hình "kết nối ngân hàng với doanh nghiệp".

Trong khi đó, đề cập về tỷ lệ tối đa của nguồn vốn ngắn hạn được sử dụng để cho vay trung hạn và dài hạn, HoREA đề xuất tiếp tục giữ trần 40% từ nay đến hết năm 2020.

Nguyên nhân là do thứ nhất, nhiều doanh nghiệp bất động sản chưa chuyển đổi thành công ty cổ phần đủ điều kiện niêm yết trên sàn chứng khoán. Cả nước có hơn 10.000 doanh nghiệp bất động sản, nhưng mới chỉ có khoảng 65 doanh nghiệp niêm yết trên sàn chứng khoán, nên thị trường chứng khoán chưa thực sự là kênh dẫn vốn cho thị trường bất động sản.

Thứ hai là số lượng các quỹ đầu tư bất động sản, quỹ đầu tư tín thác bất động sản (REIT) còn quá ít. Bên cạnh một vài quỹ đầu tư bất động sản nước ngoài, mới chỉ có một quỹ đầu tư tín thác bất động sản (REIT) trong nước là Qũy TechReit của Ngân hàng Techcombank nên cũng chưa thực sự là kênh cung cấp vốn cho thị trường bất động sản.

Hiệp hội kỳ vọng vào việc sửa đổi Luật Chứng khoán trong năm 2019 sẽ tạo điều kiện hình thành nhiều quỹ đầu tư bất động sản, quỹ đầu tư tín thác bất động sản (REIT) trong thời gian tới để cung cấp vốn cho thị trường bất động sản. xem thêm https://tonghopmauthietkenhadep.blogspot.com/

Thứ ba là nguồn vốn FDI vào thị trường bất động sản hiện chiếm khoảng 21% tổng nguồn vốn FDI, nhưng vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu vốn của các doanh nghiệp bất động sản.

Thứ tư, năm 2020 là năm có nhiều sự kiện chính trị lớn của đất nước. Do vậy, cần giữ được sự ổn định và tăng trưởng của nền kinh tế, của thị trường bất động sản.


Theo vietnamnet

Sunday, April 21, 2019

Đất nền quận 12, TP HCM đón sóng thị trường

Theo các chuyên gia, sự phát triển hạ tầng kéo theo giá đất quận 12 có nhiều biến động trong thời gian gần đây.

Tọa lạc ngay tại cửa ngõ Đông Bắc TP HCM, quận 12 đang thay đổi diện mạo. Từ vùng ven đô, khu vực này này ngày càng phát triển nhờ hàng loạt dự án hạ tầng khởi động, giao thông thuận tiện. Vùng đất này đang nằm trong tầm nhắm đến của nhiều nhà đầu tư bất động sản bởi giàu tiềm năng sinh lời.

Theo ông Trần Công Đoàn, Chủ tịch HĐQT Công ty Trường Thành Land, những tháng gần đây, hoạt động mua bán nhà đất ở quận 12 diễn ra sôi động. Trong đó, các dự án ven sông luôn thu hút nhà đầu tư bởi hệ thống kênh rạch chằng chịt, tiếp giáp sông Sài Gòn và nằm gần các quận trung tâm của TP HCM. Bên cạnh đó, phân khúc đất nền cũng có nhiều biến động về giá.

"Cuối năm 2018, thị trường đất nền ở khu vực quận 12 tăng mạnh so với cuối năm 2017, tập trung ở các phường Thạnh Xuân, An Phú Đông, Thạnh Lộc. Giá đất tại các dự án khu đô thị phân lô có vị trí đẹp cũng cao", vị này cho biết.

Tại các phòng công chứng trên địa bàn, lượng khách tới giao dịch ngày càng tăng nhanh.

Lý giải lý do giá đất nền ở quận 12 tăng mạnh, vị này cho biết, nơi đây đang phát triển dịch vụ, xây dựng các khu dân cư phục vụ cho việc giãn dân, chỉnh trang đô thị khu vực Gò Vấp, Tân Bình. Thực trạng đô thị hóa diễn ra nhanh chóng giúp hình thành các cụm dân cư mới, nhu cầu nhà ở, đất ở tăng cao. Quỹ đất sạch đã hoàn thiện các thủ tục pháp lý, nguồn cung mới đưa ra thị trường ít nên giá đất dễ bị đẩy lên mạnh.

Bên cạnh đó, quận 12 còn có lợi thế về cơ sở hạ tầng đồng bộ, kết nối giao thông dễ dàng, thuận tiện di chuyển về các quận trung tâm và huyện Củ Chi, Thuận An, Dĩ An ( Bình Dương). Nhiều dự án hạ tầng lớn đã được quy hoạch và đầu tư xây dựng. Giao thông đồng bộ, định hướng là khu vực trung tâm hành chính, kinh tế, xã hội của khu Tây TP HCM tạo cho quận 12 phát huy được các lợi thế và có nhiều tiềm năng phát triển.

Các dự án đất nền ven sông quận 12 được nhiều người lựa chọn.

Nhiều chuyên gia bất động sản nhận định, quận 12 có nhiều dư địa tăng trưởng do giá đất vẫn thấp hơn so với các quận khác. Các dự án quy mô, có pháp lý rõ ràng, được thiết kế hạ tầng đồng bộ, hiện đại, tiếp giáp các tuyến sông lớn đang thu hút nhiều khách hàng.

Chuyên gia đánh giá, nhu cầu mua bán đất đai các quận ven trung tâm tăng cao, nhất là phân khúc đất nền vì tâm lý của khách hàng luôn xác định bất động sản là tài sản tích lũy quan trọng, có tăng trưởng cao và có tính thanh khoản cao. Các quận vùng ven được đầu tư nhiều cơ sở hạ tầng đồng bộ sẽ tạo được lực hút đối với người mua. xem thêm https://tygia.vn/ngoai-te/twd

Tuy nhiên, khi chọn mua bất động sản đất nền, người mua cần kiểm tra tính pháp lý của dự án, thửa đất mua, tránh bị mua nhầm vào diện tích đất quy hoạch, trong hành lang an toàn kênh rạch. xem thêm https://tygia.vn/lai-suat


Theo vnexpress

Wednesday, April 17, 2019

Yêu cầu chấn chỉnh 'cò' thổi giá nhà ở xã hội thêm hàng trăm triệu

Nêu ra 2 dự án Ecohome 3 và 282 Nguyễn Huy Tưởng, Bộ Xây dựng đề nghị Hà Nội kiểm tra, chấn chỉnh việc môi giới thu thêm tiền chênh khi bán nhà ở xã hội.
Bộ Xây dựng vừa có văn bản gửi UBND TP. Hà Nội về việc kiểm tra, chấn chỉnh hoạt động môi giới, mua bán nhà ở xã hội trên địa bàn.

Theo Bộ Xây dựng, tại một số dự án nhà ở xã hội trên địa bàn Hà Nội đang có hiện tượng các cá nhân môi giới, sàn giao dịch bất động sản thực hiện mua bán căn hộ và thu tiền chênh lệch trái quy định.

Bộ Xây dựng kể ra các dự án như Ecohome 3 (Đông Ngạc, quận Bắc Từ Liêm), dự án nhà ở xã hội tại 282 Nguyễn Huy Tưởng (quận Thanh Xuân)…

Cụ thể các môi giới (hay còn gọi là cò đất) đã thu thêm chi phí hướng dẫn, hỗ trợ làm hồ sơ và cam kết sẽ được mua nhà ở xã hội. Số tiền thu thêm này lên tới hàng chục triệu đồng. Ngoài ra, môi giới còn yêu cầu thu thêm chi phí để khách hàng mua được căn góc, vị trí đẹp chênh so với giá bán gốc hàng trăm triệu đồng.

Nhiều dự án nhà ở xã hội bị cò thổi thêm giá hàng trăm triệu đồng. Ảnh: Đ. A.

“Đối với trường hợp mua lại nhà ở xã hội thì phải trả tiền chênh khoảng 4-6 triệu/m2, tương đương mỗi căn hộ chênh lệch so với giá gốc khoảng 400 triệu đồng”, văn bản nêu.

Theo Bộ Xây dựng, các hành vi nêu trên là trái với các quy định hiện hành về đối tượng, điều kiện, trình tự, thủ tục mua bán nhà ở xã hội, đã được quy định cụ thể trong Luật Nhà ở 2014, Nghị định 100/2015 của Chính phủ về phát triển và quản lý nhà ở xã hội.

Do vậy, Bộ Xây dựng đề nghị UBND TP. Hà Nội chỉ đạo Sở Xây dựng và các cơ quan chức năng địa phương tổ chức kiểm tra hoạt động giao dịch, mua bán nhà ở xã hội tại các dự án trên địa bàn để chấn chỉnh các hiện tượng, hoạt động nêu trên. xem thêm https://tygia.vn/ngoai-te

“Đề nghị xử lý các tổ chức, cá nhân vi phạm quy định pháp luật (nếu có) theo thẩm quyền. Sau đó, UBND TP. Hà Nội báo cáo kết quả kiểm tra, biện pháp chấn chỉnh và xử lý vi phạm về Bộ Xây dựng trước ngày 30/4”, văn bản nêu.

Trước đó, Zing.vn đã phản ánh một số sàn giao dịch bất động sản thu thêm nhiều khoản tiền chênh khi khách hàng có nhu cầu mua nhà ở xã hội.

Tại dự án Ecohome 3, giá bán căn hộ được chủ đầu tư thông báo là khoảng 16-17 triệu đồng/m2, nhưng môi giới yêu cầu thu thêm chi phí làm hồ sơ là 70 triệu đồng/hồ sơ.

Để có được căn hộ ở vị trí đẹp, khách hàng cũng phải trả thêm tiền chênh. Ví dụ, khách hàng có nhu cầu mua căn góc, khi đặt cọc làm hồ sơ phải nộp thêm 50 triệu đồng. Khi bốc thăm nếu không vào căn góc, sàn sẽ hoàn lại số tiền này. xem thêm https://tygia.vn/lai-suat

Tại dự án nhà ở xã hội khác tại địa chỉ 282 Nguyễn Huy Tưởng, số tiền chênh lệch khách hàng phải trả thậm chí còn lên tới trên 500 triệu đồng khi muốn mua căn hộ. Đây là dự án một chủ đầu tư xây dựng 612 căn hộ dành cho cán bộ chiến sỹ Bộ Công an, trong đó chỉ có khoảng 92 căn bán thương mại.

Khách hàng muốn mua lại căn hộ của “cán bộ chiến sỹ” thường được cò đất chào giá phải trả thêm tiền chênh từ 400-500 triệu đồng/căn. xem thêm https://tygia.vn/ty-gia/vietcombank


Theo News Zing

Monday, April 15, 2019

Đất nền Đông Anh 'nóng' nhất Hà Nội trong quý I

Đất thổ cư Đông Anh các loại diện tích nhỏ, giá dưới 20 triệu đồng được săn lùng nhiều nhất trong ba tháng đầu năm.



Báo cáo của Batdongsan cho thấy, trong quý I/2019, Đông Anh đang là điểm nóng của thị trường đất nền Hà Nội, khi có mức độ tìm kiếm, quan tâm lớn nhất thị trường. Mức giá đất rao bán trung bình tại đây là 16 triệu đồng một m2. Trong đó, khu vực nóng là đoạn sau cầu Thăng Long và đoạn đường 5 kéo dài qua sông Hồng với các tâm điểm là Kim Chung, Hải Bối và Đông Hội.

Những mảnh đất có giá dưới 20 triệu đồng một m2 với các diện tích 30-60 m2 và 60-90 m2 đang có lượng truy cập lớn nhất. Trong khi đó, các loại diện tích lớn có lượt tìm kiếm, truy cập ít hơn. xem thêm https://tygia.vn/ngoai-te/usd

Cũng theo đơn vị này, trong 5 năm, đất Đông Anh tăng 61%. Quá trình tăng giá này có 2 phân kỳ chính. Từ quý I/2014 đến quý I/2017, đất Đông Anh tăng từ mức trung bình 10 triệu lên 12 triệu đồng mỗi m2. Trong khi đó từ quý I/2017 đến quý I/2019, giá tăng từ mức trung bình 12 triệu lên 16 triệu đồng mỗi m2.

Trong ba tháng đầu năm, sau Đông Anh, các quận Hà Đông, Nam Từ Liêm cũng có lượt tìm kiếm lớn với giá đất trung bình lần lượt là 34 và 39 triệu đồng mỗi m2. Theo đơn vị nghiên cứu, so với quý IV/2018, giá đất được rao bán ở cả ba quận, huyện này đều tăng giá, mức tăng ghi nhận lần lượt là 4%, 7% và 6%. xem thêm https://tygia.vn/ngoai-te

Xem thêm https://nhaxinhcenter.com.vn/tin-tuc/nhung-mau-giay-dan-tuong-dep-2019.html

Theo vnexpress