Tuesday, February 4, 2020

Đầu tư bất động sản - chia trứng nhiều rổ

Đầu tư bất động sản - chia trứng nhiều rổ


TP HCM - Nhằm hạn chế rủi ro khi địa ốc giảm tốc, giới đầu tư được khuyến nghị không nên dồn hết dòng tiền vào một dự án.

Ông Nguyễn Lộc Hạnh, Tổng giám đốc Công ty cổ phần Đầu tư Bất động sản Ngọc Châu Á dự báo năm 2020 đầy biến động cho thị trường địa ốc bởi lẽ thách thức ngày càng lớn liên quan đến rủi ro pháp lý, khẩu vị đầu tư thay đổi cũng như dịch bệnh.

Chuyên gia này phân tích, thủ tục pháp lý kéo dài đã và đang ảnh hưởng đến nguồn cung sản phẩm ra thị trường và đẩy giá nhà lên cao. Khẩu vị đầu tư thay đổi khiến dòng tiền có xu hướng dịch chuyển ra khỏi thị trường bất động sản. Trong khi đó, dịch bệnh (virus corona) có thể tạo nên những cú sốc cho thị trường bất động sản nghỉ dưỡng. Trước diễn biến này, giới đầu tư chuyển hẳn từ tâm lý chuộng siêu lợi nhuận sang an toàn. Chính vì vậy, với các dòng tiền từ đôi ba tỷ đến chục tỷ, nhà đầu tư nên chia trứng thành nhiều rổ để tránh rủi ro.

Ông Hạnh phân tích, năm 2020 nếu nhà đầu tư nắm trong tay dòng vốn dồi dào, không vay ngân hàng là một lợi thế cực lớn vì đây là giai đoạn tiền mặt làm vua. Với dòng tiền ổn định, nhà đầu tư không cần phải quá vội vàng trong việc quyết định chọn kênh bất động sản trong những tháng đầu năm. Năm Canh Tý là thời điểm thị trường đang có nhịp điều chỉnh, sức mua giảm, người chủ động tiền mặt sẽ có cơ hội mua được bất động sản với giá hợp lý.


Nếu chỉ có số tiền hạn chế trong ngưỡng trên dưới một tỷ đồng, nhà đầu tư có thể cân nhắc mua căn hộ diện tích nhỏ tại TP HCM đóng tiền theo tiến độ vừa phải. Tuy nhiên, khi nắm trong tay dòng vốn đôi ba tỷ đồng trở lên, nên chia trứng thành nhiều rọ.

Cụ thể, với dòng vốn 2-4 tỷ đồng có thể chia theo tỷ lệ 50-50% để đầu tư thành 2 nhóm tài sản. Rổ trứng thứ nhất đầu tư vào bất động sản tọa lạc tại ngoại thành TP HCM, có thể chọn phân khúc bình dân để giảm áp lực vay. Rổ trứng thứ hai nên đầu tư về các địa bàn giáp ranh Sài Gòn.

Còn nếu có dòng tiền 5-10 tỷ đồng trở lên, nên chia ra vốn thành 2 phần: một lớn (65%), một nhỏ (35%). Với giỏ tiền lớn, đặc biệt ưu tiên đầu tư ở TP HCM. Giỏ tiền nhỏ còn lại đầu tư về thị trường tỉnh.

Với diễn biến thị trường hiện nay, nên chọn các địa bàn có tính thanh khoản tốt, để phòng khi có chuyển biến xấu hoặc cần thiết về tài chính thì có thể ra hàng thu hồi tiền một cách nhanh nhất có thể. Vì vậy TP HCM với đặc điểm sôi động nhất cả nước, là thị trường ưu tiên cho tỷ trọng vốn lớn hơn.

Lấy ví dụ đồng vốn 10 tỷ đồng, giỏ tiền lớn chiếm 65% tương đương 6,5 tỷ, nhà đầu tư có rất nhiều lựa chọn tại nội đô và ngoại ô Sài Gòn. Nhóm tài sản có thể ưu tiên vào nhóm khai thác tiêu dùng, cho thuê, tích lũy, chống trượt giá, vừa có thu nhập vừa gia tăng giá trị tài sản.

Lợi thế của bất động sản tiêu dùng (khai thác cho thuê) là nếu biết chọn lựa và phân tích sản phẩm, mua giá cạnh tranh có thể bán nhanh để thu hồi dòng tiền về với biên lợi nhuận tốt hoặc có thể thế chấp ngân hàng nhờ tài sản có giá trị cao. Đây là sản phẩm nhu cầu thực cho đại đa số người dân ở TP HCM. Nên chọn những tài sản đã hình thành và được vận hành tốt.

Giỏ tiền nhỏ còn lại chiếm 35% có thể chọn lựa đầu tư về địa bàn tỉnh có tiềm năng phát triển kết nối giao thông thuận tiện về Sài Gòn. Thị trường bất động sản tỉnh sau giai đoạn sốt đất 2016-2018 đã thiết lập mặt bằng giá mới song vẫn thấp hơn trung tâm TP HCM và có động lực phát triển riêng.

Đây là dòng tiền không kỳ vọng sinh lời ngay lập tức nhưng hứa hẹn tạo ra được bước nhảy lớn về giá trị đầu tư trong những năm sắp tới. Nên chọn phân khúc đất nền ở các thành phố có hạ tầng đồng bộ và động lực phát triển về kinh tế gần gũi với TP HCM như Đồng Nai, Bà Rịa – Vũng Tàu, Bình Dương, Long An... Hiện nay điểm sáng có thể kể đến là: Long Thành, Biên Hoà và Bà Rịa đây là 3 địa bàn có động lực phát triển về hạ tầng, kinh tế, dân cư trong tương lai.

Trong trường hợp nhà đầu tư dồn giỏ tiền nhỏ vào bất động sản ở các thành phố biển nhằm đón xu hướng phát triển du lịch biển nên chấp nhận năm 2020 là giai đoạn thách thức tạm thời của ngành này do vướng tâm lý tiêu cực từ virus corona. Theo ông Hạnh, suất đầu tư nhóm tài sản nghỉ dưỡng cần có tầm nhìn dài hạn 2-3 năm trở lên mới đạt mức lợi nhuận hai con số. Nên lưu ý loại bất động sản biển tiềm năng thường có kết nối giao thông thuận lợi, khoảng cách không quá 3km đến bãi biển. Đọc thêm http://phongthuy.forumvi.com/

Đọc thêm https://nhaxinhcenter.com.vn/tin-tuc/nhung-mau-biet-thu-3-tang-dep-khong-tuong.html

Theo vnexpress

Friday, January 31, 2020

Bịa dự án phân lô thu nghìn tỷ, phạt 1 tỷ khó dẹp loạn đất nền

Bịa dự án phân lô thu nghìn tỷ, phạt 1 tỷ khó dẹp loạn đất nền


- Theo Hiệp hội Bất động sản TP.HCM (HoREA), mức phạt tiền tối đa chỉ đến 1 tỷ đồng là chưa đủ sức răn đe, ngăn chặn hành vi chuyển nhượng đất nền trái phép hoặc chậm làm thủ tục cấp “sổ đỏ” cho khách hàng.

Đây là nhận định được HoREA đưa ra tại văn bản gửi Thủ tướng Chính phủ và nhiều bộ ban ngành về việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai.

Theo đó, Chính phủ đã ban hành Nghị định 91/2019/NĐ-CP “Về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai”, có hiệu lực từ ngày 05/01/2020 (thay thế Nghị định 102/2014/NĐ-CP ngày 10/11/2014). Đánh giá về Nghị định 91, Hiệp hội cho rằng, bên cạnh các hình thức xử phạt chính và hình thức xử phạt bổ sung, còn quy định 17 biện pháp khắc phục hậu quả, như: Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu trước khi vi phạm; buộc thực hiện các thủ tục hành chính về đất đai; hoàn thành việc đầu tư xây dựng; buộc thực hiện đầy đủ các điều kiện theo quy định của pháp luật về kinh doanh bất động sản...

Theo HoREA, mức phạt tiền tối đa chỉ đến 1 tỷ đồng, chưa đủ sức răn đe, ngăn chặn các hành vi chuyển nhượng đất nền trái phép hoặc chậm làm thủ tục để cấp “sổ đỏ” cho khách hàng.

Theo HoREA, các quy định của Nghị định 91 vừa xử lý khá nghiêm khắc các vi phạm để góp phần lập lại trật tự, kỷ cương trong lĩnh vực đất đai, vừa có lý có tình, vừa thống nhất với Nghị định 139/2017/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động đầu tư xây dựng, phát triển nhà ở, kinh doanh bất động sản…

Tuy nhiên, đơn vị này cũng thẳng thắn cho rằng, mức phạt tiền tối đa chỉ đến 1 tỷ đồng, chưa đủ sức răn đe, ngăn chặn các hành vi chuyển nhượng đất nền trái phép hoặc chậm làm thủ tục để cấp “sổ đỏ” cho khách hàng và cần các biện pháp mạnh mẽ hơn.

Trên thực tế, thời gian qua thị trường bất động sản đã chứng kiến những cơn sốt đất nền tại nhiều tỉnh thành. Lợi dụng cơn sốt, nhiều doanh nghiệp thi nhau gom đất lập dự án phân lô bán nền thậm chí vẽ ra hàng loạt dự án “ma” chiếm đoạt hàng nghìn tỷ của khách hàng.

Một trong những trường hợp điển hình phải kể đến vụ án tại Công ty cổ phần Địa ốc Alibaba. Chỉ trong vòng 3 năm, Alibaba đã triển khai tới khoảng 40 dự án tại nhiều tỉnh như Bà Rịa - Vũng Tàu, Đồng Nai, Bình Thuận. Những dự án này đều là đất nông nghiệp do các cá nhân đứng tên hoặc đã được quy hoạch là đất công viên, giao thông và thậm chí là đất nghĩa trang...

Sau đó, Alibaba tự ý vẽ lên các dự án hoành tráng, phân lô để bán cho khách hàng. Mô hình hoạt động của Alibaba là không sở hữu đất mà chỉ hợp tác phát triển dự án với các cá nhân có quyền sử dụng đất. Công ty này định giá các sản phẩm với giá rẻ hơn 20-30% so với giá thị trường, đồng thời cam kết mua lại với lãi suất hấp dẫn.

Khi Nguyễn Thái Luyện, Chủ tịch HĐQT Công ty Alibaba, bị Cơ quan CSDT khởi tố, bắt tạm giam để điều tra về hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản hàng trăm khách hàng hoang mang vì nguy cơ mất trắng tiền bạc đã đầu tư, rơi vào đường cùng đã tìm đến cơ quan công an tố cáo, khi biết bị lừa ký hợp đồng giao dịch đất nền tại các dự án “ma”. Con số điều tra ban đầu cho thấy, Công ty Alibaba đã thu hơn 2.500 tỷ đồng từ việc ký kết hợp đồng bán đất nền cho hơn 6.700 khách hàng.

Chiêu thức vẽ dự án “ma” kiểu Alibaba cũng được nhiều đơn vị thực hiện và bị khởi tố trong thời gian qua như vụ việc tại Công ty cổ phần tư vấn và đầu tư Angel Lina, Công ty TNHH tư vấn đầu tư BĐS Hoàng Kim Land (Hoàng Kim Land)…

Luật sư Trần Minh Cường (Đoàn Luật sư TP.HCM), một trong những luật sư đang bảo vệ quyền lợi cho khách hàng tại các dự án của Alibaba cho biết khách hàng của Alibaba chia làm 2 dạng: Một dạng là khách vãng lai, vì tin vào cam kết lợi nhuận khủng từ Alibaba nên bỏ qua độ tin cậy về pháp lý. Một dạng khác là người quen, bạn bè, cô, dì, chú bác, thậm chí là cả anh chị em ruột… của các môi giới làm việc cho Alibaba. Họ một phần vì tín nhiệm người quen, một phần vì ham lợi nhuận cao nên sẵn sàng bỏ tiền mua đất nhưng đứng tên đồng sở hữu cùng sale để có mức lợi nhuận lớn hơn.

Cũng theo ông Cường, để xảy ra sự việc đáng tiếc như trên cho thấy luật pháp vẫn còn nhiều kẽ hở, trong đó trách nhiệm của các cơ quan Quản lý tại những khu vực Alibaba dựng trụ sở và đặt bánh vẽ dự án cũng cần phải xem xét rõ ràng.

“Vụ việc trên cho thấy pháp luật về kinh doanh bất động sản còn nhiều khe hở để các cá nhân/tổ chức lợi dụng để trục lợi cho cá nhân. Do đó tôi nghĩ chính quyền, Nhà nước cần xem xét điều chỉnh quy định về việc huy động vốn đối với các bất động sản hình thành trong tương lai, đồng thời cũng cần xem xét trách nhiệm quản lý Nhà nước của 1 số cơ quan, tỉnh thành trong việc để Alibaba ‘tung hoành’ trong một thời gian rất dài mà không có biện pháp ngăn chặn hiệu quả, dẫn đến hậu quả to lớn cho xã hội hiện nay", Luật sư Cường nhấn mạnh.

Đọc thêm https://nhaxinhcenter.com.vn/tin-tuc/su-khac-biet-giua-cac-loai-xi-mang-pc30-pc40-pc50-va-pcb40-pcb50.html

Theo vietnamnet

Tuesday, January 14, 2020

Căn hộ dưới 2 tỷ tuyệt chủng khỏi khu vực vùng ven TP.HCM

Căn hộ dưới 2 tỷ tuyệt chủng khỏi khu vực vùng ven TP.HCM


 - Trong bán kính từ 20-25km, các dự án căn hộ hạng C sẽ không thể triển khai vì mức giá đất đã lên quá cao.

Theo phân tích của các chuyên gia, nguồn cung căn hộ hạng C (căn hộ dưới 2 tỷ đồng) đang bắt đầu tuyệt chủng khỏi các quận ven khu vực trung tâm TP.HCM. Nguyên nhân là giá đất ở các khu vực này hiện đã quá cao nên không còn khả thi cho những dự án tầm trung. Do đó, việc giải quyết bài toán nhà ở cho người lao động là vô cùng khó khăn trong thời điểm này.

Về phân khúc hạng C, hiện tại chỉ có thể phát triển ở các khu vực ngoài bán kính 20-25km so với khu vực trung tâm. Tuy nhiên, những khu vực này lại không thể giải bài toán về hạ tầng. Đường sá đi lại khó khăn nên các chủ đầu tư né phát triển phân khúc này vì không khả thi. Trong khi đó, người mua cũng không ưu ái lựa chọn những dự án quá xa trung tâm.

Thực tế cho thấy, thị trường đang tồn dư quá nhiều sản phẩm ở phân khúc hạng sang nhưng thiếu trầm trọng sản phẩm phân khúc bình dân. Đây là phân khúc có tỉ lệ hấp thụ cao nhất, được các chuyên gia dự báo là nếu có sản phẩm tung ra thì tỉ lệ hấp thụ có thể lên đến 100%. Điều kiện là sản phẩm hoàn chỉnh, được đầu tư bài bản, chủ đầu tư có trách nhiệm, sản phẩm chất lượng, pháp lý đều ổn.

Nhu cầu hạng C đang vô cùng lớn khi mà dân số ở TP.HCM ghi nhận cứ mỗi 5 năm sẽ tăng lên 1 triệu dân. Trong xu hướng này, những năm tới các chủ đầu tư có thể sẽ tìm về các khu vực lân cận TP.HCM để phát triển nhằm giải quyết tối đa bài toán nhà ở. Tuy nhiên, việc phát triển các dự án này có khả thi hay không còn phụ thuộc nhiều vào hạ tầng. Một năm qua, thị trường mắc kẹt trong hàng loạt các chính sách khó khăn. Nhiều tuyến đường lớn thi công dang dở, những điểm nghẽn của thị trường đã đẩy mặt bằng giá lên cao ngất ngưởng. Trong những năm qua giá đất, giá căn hộ đều đã tăng khoảng 15-20% do nguồn cung hạn chế.

Căn hộ dưới 2 tỷ biến mất khỏi khu vực ven trung tâm TP.HCM

Theo báo cáo thị trường Quý 4/2019 từ DKRA Việt Nam, toàn thị trường có 47 dự án được mở bán trong năm 2019, cung cấp khoảng 24,514 căn hộ nhưng chỉ bằng 64% nguồn cung năm ngoái. Tỷ lệ tiêu thụ nguồn cung mới năm 2019 đạt 94% (khoảng 22,997 căn), bằng 67% so với năm 2018. Năm 2019 cũng là năm ghi nhận nguồn cung mới và lượng tiêu thụ thấp nhất kể từ năm 2016 đến nay.

Về loại hình, căn hộ hạng B chiếm tỷ trọng lớn trong khi căn hộ hạng C vẫn khan hiếm. Mức giá sơ cấp từ chủ đầu tư liên tục tăng mạnh trong năm, trung bình 15% - 20% so với mặt bằng giá trong khu vực.

Cũng theo phân tích từ đơn vị nghiên cứu thị trường, khi mà nguồn cung hạn hẹp thì các chủ đầu tư sẽ đẩy giá lên tối đa. Do đó, không chỉ phân khúc căn hộ mà đất nền vùng ven TP.HCM, các tỉnh lân cận cũng đã tăng lên nhanh chóng. Điển hình như đất nền giáp ranh TP.HCM như Long An…cách đây khoảng năm rưỡi 11, 12 triệu/m2 thì giờ đã tăng lên 18-19 triệu/m2.

Về sức mua cũng chịu ảnh hưởng khá nhiều bởi nguồn cung khan hiếm. Chính sách khó khăn nên chủ đầu tư cũng dè chừng hơn, chưa sẵn sàng ra sản phẩm mới. Sức mua vẫn tồn tại ở các khu vực lân cận TP.HCM nhưng giao dịch ít đi nhiều do người mua đang bị mất niềm tin bởi những dự án không minh bạch trong thời gian qua.

Bàn về xu hướng trong năm tới, các chuyên gia cho rằng nhà đầu tư nên dành thời gian khảo sát lại thị trường để quyết định xuống tiền. Bất động sản phải gắn liền với hạ tầng, nếu hạ tầng không phát triển thì kéo theo sự sụt giảm về nguồn cung. Hiện tại, ở TP.HCM vẫn còn một số tuyến đường lớn chưa hoàn thành, thi công chậm nên cần được đẩy mạnh để sớm hoàn thành trong năm 2020. Nguồn vốn đầu tư vào bất động sản chưa đa dạng, các chính sách cho vay còn nhiều hạn chế như giới hạn tỉ lệ cho vay, điều kiện cho vay… nên cần có sự điều chỉnh tốt hơn thì thị trường mới có thể ổn định trở lại. Đọc thêm về https://baohiemlienviet.com/thong-tin-hoi-dap

Đọc thêm https://nhaxinhcenter.com.vn/tin-tuc/nhung-mau-biet-thu-3-tang-dep-khong-tuong.html

Theo vietnamnet

Sunday, January 12, 2020

Gần 110 triệu đồng mỗi m2 nhà phố dự án TP HCM

Gần 110 triệu đồng mỗi m2 nhà phố dự án TP HCM


TP HCM Nhà liền thổ trong các dự án trên thị trường sơ cấp có giá bán 4.629 USD mỗi m2 đất, tăng 24,7% theo năm.

Jones Lang LaSalle (JLL) Việt Nam vừa công bố diễn biến thị trường bất động sản gắn liền với đất trong năm 2019 với đà tăng tiếp tục được xác lập. Trong 3 tháng cuối năm 2019, nhà liền thổ trong các dự án trên thị trường sơ cấp TP HCM ghi nhận giá bán 4.629 USD mỗi m2 đất, tức sắp cán mốc 110 triệu đồng, tăng gần 25% theo năm. Biến động giá khiêm tốn nhất tại các dự án hiện hữu khi chỉ tăng 5-10% so với cùng kỳ năm trước.

Xu hướng thị trường bất động sản liền thổ trong 12 tháng qua cho thấy đà tăng giá chưa có dấu hiệu dừng lại, bất chấp loại hình tài sản này đã liên tục thiết lập mặt bằng giá mới trong giai đoạn 2016-2018 - giai đoạn có nhiều đợt sốt đất. Việc nguồn cung từ các dự án mới khá hạn chế ở cả hai loại hình căn hộ và nhà liền thổ, đi kèm với việc các dự án hiện hữu có chất lượng phát triển tốt hơn đã kích giá bán sơ cấp ở thị trường nhà liền thổ liên tục leo thang.

TP HCM nhìn từ trên cao. Ảnh: Lucsa Nguyễn

Nhà liền kề thuộc phân khúc bình dân được ưa chuộng tại TP HCM nhưng lượng hàng bán ra rất khiêm tốn, chỉ đạt 186 căn trong quý IV/2019, nguồn cung thấp kỷ lục kể từ khi thị trường phục hồi từ năm 2014. Nhu cầu đối với các sản phẩm nhà liền kề bình dân có khoảng giá 170.000-250.000 USD một căn (tương đương 4-6 tỷ đồng một căn) đang rất cao, chiếm hơn 70% số căn được bán trong quý cuối năm. Người mua để ở là khách hàng chính trong những dự án này.

Trong quý cuối cùng của năm 2019, nguồn cung chủ yếu đến từ những dự án mở bán mới có quy mô nhỏ, chỉ khoảng 50-100 căn cho một dự án. Nguồn cung hạn chế do việc trì hoãn trong quy trình xin giấy phép xây dựng và việc chuẩn bị các thủ tục cần thiết để đủ điều kiện mở bán của các chủ đầu tư. Đây cũng là tình trạng chung của thị trường trong suốt năm 2019 nhưng dự kiến cải thiện trong năm 2020.

JLL dự báo, năm 2020 nguồn cung tương lai đến từ các dự án quy mô lớn tại quận 9, Thủ Đức và huyện Nhà Bè. Ước tính số sản phẩm bất động sản liền thổ từ 3 dự án này có thể đạt hơn 2.000 căn. Trong 12 tháng tới nhiều khả năng giá bán nhà phố, biệt thự trong các dự án vẫn tiếp tục tăng. đọc thêm bài về https://baohiemlienviet.com/tin-tuc-su-kien/bao-hiem-cong-trinh-xay-dung-la-gi-va-co-bat-buoc-tham-gia-khong

Đọc thêm https://nhaxinhcenter.com.vn/tin-tuc/nhung-mau-biet-thu-3-tang-dep-khong-tuong.html

Theo vnexpress

Wednesday, January 1, 2020

Sài Gòn, Hà Nội cần gần 9 triệu m2 nhà ở mỗi năm

Sài Gòn, Hà Nội cần gần 9 triệu m2 nhà ở mỗi năm


Với tốc độ tăng dân số mỗi đô thị trên 2%, Hà Nội và TP HCM cần tới hơn 8,7 triệu m2 sàn nhà ở.

Kênh thông tin Batdongsan.com.vn vừa công bố báo cáo thị trường nhà ở tại TP HCM và Hà Nội và chỉ ra nhu cầu chỗ ở tại hai đô thị này đang cao hơn rất nhiều so với nguồn cung thực tế mới không đáp ứng kịp.

Thống kê của đơn vị này, Hà Nội có 8,05 triệu người, tốc độ tăng dân số đạt 2,2%, chỉ tiêu diện tích nhà ở trung bình mỗi đầu người là 26,1 m2 sàn nên tổng diện tích nhà ở cần thêm mỗi năm là 4,71 triệu m2. Nếu quy đổi tương đương với số đơn vị nhà có diện tích trung bình thì thủ đô cần 67.333 căn nhà mỗi năm.

Trong khi đó, TP HCM xấp xỉ 9 triệu người, tốc độ tăng dân số 2,3%, diện tích nhà ở trung bình thấp hơn Hà Nội, chỉ cần 19,4 m2 trên đầu người, đô thị này cũng cần thêm 4,01 triệu m2 sàn nhà ở mỗi năm, tương đương 57.363 căn nhà.

Tuy nhiên, thực tế hiện nay nguồn cung nhà ở thực tế tại cả 2 đô thị này đều không đáp ứng kịp tốc độ tăng dân số, thậm chí nguồn cung nhà ở mới còn bị sụt giảm mạnh mẽ.


Theo số liệu từ Sở Xây dựng Hà Nội, năm 2018 số lượng dự án nhà ở hình thành trong tương lai là 61 dự án, với 35.370 căn nhà, trong đó có 32.167 căn hộ chung cư. Song trong 9 tháng đầu năm 2019, nguồn cung nhà ở hình thành trong tương lại sụt giảm mạnh, chỉ còn 17 dự án với 12.453 căn nhà, trong đó có 10.085 căn hộ chung cư, chỉ bằng khoảng 36% về số lượng chung cư, khoảng 47% về số căn nhà so với năm 2018.

Còn theo thống kê của Sở Xây dựng TP HCM, trong 9 tháng đầu năm 2019, toàn thành phố chỉ có một dự án được chấp thuận chủ trương đầu tư với tổng diện tích đất khoảng 5.122 m2, giảm 87,5% so với năm 2018. Đáng chú ý, không có dự án nhà ở nào được công nhận chủ đầu tư suốt 9 tháng, mức giảm mạnh nhất so với năm 2017-2018.

Số dự án được chấp thuận đầu tư kể từ đầu năm đến 30/9 chỉ dừng ở con số 12, giảm 80% so với năm 2018 và giảm 86% so với năm 2017. Trong số 12 dự án này tổng diện tích đất khoảng 495.032 m2, số lượng nhà ở 12.360 căn, gồm 11.830 căn hộ chung cư và 530 nhà ở thấp tầng. Sở Xây dựng cũng chỉ cấp phép xây dựng 24 dự án nhà chung cư, dự án nhà ở thấp tầng, giảm 50% so với năm 2018. đọc thêm về mbn

Đọc thêm công ty thiết kế xây dựng nhà xinh https://nhaxinhcenter.com.vn/gioi-thieu.html

Theo vnexpress

Monday, December 30, 2019

Dự án 'ma' gây nhiễu loạn thị trường bất động sản 2019

Dự án 'ma' gây nhiễu loạn thị trường bất động sản 2019


Năm qua thị trường địa ốc phía Nam chứng kiến hàng loạt vụ lừa bán dự án "ma" khiến hàng nghìn người sập bẫy.

Thị trường nhà đất năm 2019 khép lại trong "hỗn loạn và hoài nghi" khi liên tục chứng kiến nhiều doanh nghiệp địa ốc vướng vòng lao lý. Công an TP HCM liên tiếp bắt lãnh đạo các công ty bất động sản lập dự án ma lừa bán cho người dân, chiếm đoạt hàng trăm tỷ đồng như Địa ốc Alibaba, Angel Lina, Hoàng Kim Land.

"Vòi bạch tuộc" Alibaba bị chặt đứt trong bối cảnh các dự án ma xuất hiện khắp nơi. Ngay khi hệ thống địa ốc Alibaba sụp đổ, thanh khoản đất nền vùng ven Sài Gòn lập tức lao dốc. Ngày 25/9, Công an TP HCM xác định, Nguyễn Thái Luyện (Chủ tịch HĐQT kiêm CEO Công ty cổ phần địa ốc Alibaba) giữ vai trò chủ mưu, chỉ đạo Nguyễn Thái Lĩnh thành lập các công ty thành viên (có quy mô hơn 2.600 nhân viên) để thu gom hơn 600 ha đất nông nghiệp.

Anh em Luyện tự vẽ 40 dự án không có thật, bao gồm 29 dự án tại Đồng Nai; 9 cái tại Bà Rịa – Vũng Tàu, 2 cái tại Bình Thuận. Tất cả đất đều chưa làm thủ tục pháp lý, chưa được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt, cấp phép cho làm dự án... Tính đến ngày 30/6 Công ty Alibaba đã ký hợp đồng với hơn 6.700 người, thu được 2.500 tỷ đồng. Hơn 900 người tố cáo Công ty Alibaba lừa đảo, chiếm đoạt hơn 500 tỷ đồng bằng mồi nhử là dự án ma, huy động vốn theo phương thức đa cấp.

Sự sụp đổ của mô hình kinh doanh đa cấp dự án ma kiểu Alibaba đã khiến thanh khoản toàn thị trường đất nền vùng ven Sài Gòn lập tức lao dốc. Nhà đầu tư cá nhân, khách hàng có dòng tiền nhàn rỗi đều lập tức cảnh giác với tất cả dự án đang chào bán trên thị trường.

Một dự án ma do Địa ốc Alibaba chào bán bị lật tẩy. Ảnh: Nguyễn Khoa

Sau Alibaba, một loạt công ty kinh doanh bất động sản với chiêu trò lừa đảo khác tiếp tục bị phanh phui. Ngày 2/11, Công an TP HCM mở rộng điều tra vụ án lừa đảo chiếm đoạt tài sản xảy ra tại Công ty cổ phần tư vấn và đầu tư Angel Lina (Công ty Angel Lina) do bà Phạm Thị Tuyết Nhung, 38 tuổi, làm giám đốc. Bà Nhung dùng pháp nhân hai công ty vẽ 9 dự án "ảo" tại quận 9, 12, Bình Tân... bán cho hàng trăm người thu về gần 300 tỷ đồng.

Ngoài Công ty Angel Lina, bà Nhung còn đứng tên Công ty TNHH TM-DV Đất vàng Hoàng gia tại quận 7, cùng một số người tìm những người có nhu cầu bán đất (có diện tích lớn) là đất ở, trồng lúa, trồng cây lâu năm, nuôi trồng thủy sản... thỏa thuận mua bán.

Bà Nhung thuê người vẽ thiết kế quy hoạch chi tiết 1/500 phân thành từng lô (nền), thể hiện có cơ sở hạ tầng đầy đủ như điện, đường, cấp thoát nước, tự đặt tên dự án rồi quảng cáo rầm rộ, rao bán, hứa hẹn giao sổ từng nền. Tuy nhiên, đến thời hạn giao đất lại tìm mọi cách trì hoãn, tránh né và bỏ trốn.

Chỉ vài tuần sau đó, tức cuối tháng 11/2019, thêm một vụ lừa bán dự án ma bị cơ quan điều tra lật tẩy. Bà Trần Thị Hồng Hạnh, 49 tuổi, bị Phòng Cảnh sát Kinh tế Công an TP HCM bắt giam về hành vi Lừa đảo chiếm đoạt tài sản, ngày 20/11. Theo điều tra, Công ty TNHH Tư vấn đầu tư bất động sản Hoàng Kim Land nhận là chủ đầu tư 7 dự án tại các quận huyện vùng ven TP HCM.

Bà Hạnh dùng pháp nhân của công ty rao bán rầm rộ, ký hợp đồng chuyển nhượng nền đất cho nhiều người, thu hàng chục tỷ đồng nhưng không giao đất và bị khách hàng khiếu kiện. Nhà chức trách xác định những dự án Hoàng Kim Land chào bán không có thật.

Các chiêu trò bán  dự án ma không chỉ xuất hiện ở TP HCM và các tỉnh lân cận phía Nam mà còn bị phát hiện tại khu vực miền Trung. Mới đây, cơ quan điều tra Công an tỉnh Bình Thuận đã ra quyết định khởi tố và thực hiện lệnh bắt giữ Nguyễn Hữu Kha, Giám đốc Công ty cổ phần đầu tư và phát triển Địa ốc Hưng Thịnh Phát về tội lừa đảo, chiếm đoạt tài sản.

Công ty này đã mở bán nhiều dự án trên địa bàn tỉnh Bình Thuận nhưng tất cả đều là dự án ảo, chưa được cấp phép. Ông Kha bị nhiều khách hàng tố cáo đã nhận tiền cọc của khách hàng, lợi dụng lòng tin của người khác nhờ đứng tên trên hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất để chiếm đoạt tài sản.

6 tháng gần đây, thị trường đất nền rơi vào trạng thái ảm đạm sau cú sốc hàng loạt công ty bán dự án ma sụp đổ. Mùa cao điểm bán hàng cuối năm 2019 được nhiều công ty bất động sản ví von trầm lắng nhất nửa thập niên qua (kể từ năm 2015).

Phó trưởng khoa Kinh doanh quốc tế - Marketing Đại học Kinh tế TP HCM, Huỳnh Phước Nghĩa đánh giá thị trường bất động sản năm 2019 chịu nhiều tổn thương sau hàng loạt vụ lừa bán dự án ma bị phanh phui. Tổn thất đầu tiên là niềm tin thị trường xuống cực thấp. Tổn thất thứ hai là thanh khoản lao dốc không phanh. Tổn thất thứ ba là dòng tiền đầu tư có xu hướng đứng ngoài thị trường trong ngắn và trung hạn.

Sau giai đoạn sốt đất liên tục 2016-2018, người Việt ngày càng đầu tư dễ dãi vào thị trường bất động sản với công thức vàng ôm đất làm của để dành sớm muộn cũng thành tỷ phú, ông Nghĩa lý giải vì sao người mua dự án ma sập bẫy. Trong một thị trường bất động sản đã từng xảy ra nhiều biến động sốt đất, sản phẩm rẻ lập tức gây sốt, tất cả các chiêu buôn gian bán lận đất nền thường dễ tạo niềm tin cho khách hàng ở giai đoạn đầu.

Theo ông Nghĩa, sau những cú lừa bán dự án ma bị cơ quan điều tra công bố rộng rãi, thị trường đất nền bước sang giai đoạn quá độ từ đầu tư dễ dãi tiến đến giai đoạn đầu tư thận trọng và trì hoãn lâu hơn. Các giao dịch chậm lại thậm chí "tắc nghẽn cục bộ", khó có giao dịch thành công do yêu cầu pháp lý chặt chẽ hơn, khách mua muốn có sổ đỏ và quan tâm đến nhiều khía cạnh pháp lý mới chấp nhận xuống tiền.

Mặc dù những cú sốc mang tên Alibaba, Angel Lina, Hoàng Kim Land, Hưng Thịnh Phát... kéo thị trường đi xuống trong năm 2019, ông Nghĩa tin rằng, các hệ thống siêu lừa này sụp đổ là lời cảnh tỉnh cần thiết. Những vụ điều tra mở rộng và bắt giam các lãnh đạo công ty địa ốc cũng cho thấy cơ quan quản lý nhà nước bắt đầu dùng đến bàn tay sắt để chấn chỉnh thị trường. "Xét trong dài hạn, có thể kỳ vọng về kịch bản tích cực khi việc mua bán các dự án bất động sản ngày càng minh bạch hơn", ông Nghĩa nhận xét. tìm hiểu thêm về bao hiem cong trinh xay dung

Đọc thêm https://nhaxinhcenter.com.vn/tin-tuc/top-10-mau-thiet-ke-nha-4-tang-dep.html

Theo vnexpress

Monday, December 23, 2019

‘Sờ gáy’ các dự án biến đất sông thành đất ‘ông’

‘Sờ gáy’ các dự án biến đất sông thành đất ‘ông’


Hơn 100 dự án bất động sản dọc sông Sài Gòn sẽ bị kiểm tra về việc chấp hành quy định bảo vệ hành lang sông Sài Gòn vốn đang bị xẻ thịt, bị chia năm xẻ bảy.

Nhiều khu vực ở hành lang sông Sài Gòn giờ đã thành đất của các “ông”

Thời gian kiểm tra từ nay đến ngày 3.1.2020, Sở Xây dựng TP.HCM sẽ đi kiểm tra việc chấp hành các quy định về quản lý, sử dụng hành lang bờ sông Sài Gòn tại các dự án đầu tư xây dựng trên địa bàn 9 quận/huyện: Củ Chi, Hóc Môn, Bình Thạnh, Thủ Đức, 1, 2, 4, 7 và Q.12. Việc kiểm tra sẽ tập trung vào hơn 100 dự án đầu tư xây dựng nhà ở đã được phê duyệt tiếp giáp với bờ sông Sài Gòn.

Điểm mặt hàng loạt doanh nghiệp

Sẽ có 3 đoàn kiểm tra do các phó chánh thanh tra Sở Xây dựng làm trưởng đoàn. Đại diện Sở Nội vụ, Sở Quy hoạch - Kiến trúc và UBND các quận, huyện làm thành viên các đoàn kiểm tra cùng các sở - ngành liên quan khác

Một lãnh đạo Sở Xây dựng TP.HCM

Trong đó có dự án Riverside (khu A) của Công ty liên doanh ven sông Sài Gòn, với 13 công trình nhà ở chỉ cách mép nước 7,5 m. Hay Công ty TNHH Văn Minh có các công trình nhà ở cách sông 10 m. Công ty này đã bị ngành chức năng ra quyết định xử phạt, yêu cầu tự tháo dỡ.

Tương tự, hàng loạt doanh nghiệp lấn sông đã được điểm mặt như Công ty TNHH Hải Vương có 8 lô đất với 3 công trình cách sông từ 12 - 20 m; Công ty TNHH XD Thế Minh triển khai với các căn biệt thự cao cấp chỉ cách bờ sông 15 m; Công đoàn Công ty thép Miền Nam (khu 3) có 5 công trình tạm vi phạm; Công ty TNHH TM-DV Chiến Thắng có 17 công trình nhà ở chỉ cách sông 20 m; Công ty TNHH XD Bảo Tiến có 11 công trình nhà ở cách sông 26 m; Công ty xây dựng và kinh doanh nhà Phú Nhuận có 11 lô đất chỉ cách mặt nước 20 m; Công ty TNHH MTV xây dựng và kinh doanh nhà Phú Nhuận có đến 9 lô đất xâm chiếm hành lang sông Sài Gòn. Cuối cùng là Công ty CP đầu tư xây dựng Tân Bình có 4 lô đất (trong đó có 4 công trình nhà ở) cách sông 20 m...

Theo một lãnh đạo Sở Xây dựng TP.HCM, trong đợt kiểm tra này, Thanh tra Sở Xây dựng sẽ đồng loạt ra quân, dồn lực lượng vào kiểm tra các dự án dọc bờ sông Sài Gòn, sau đó sẽ có báo cáo kết quả gửi UBND TP.

“Sẽ có 3 đoàn kiểm tra do các phó chánh thanh tra Sở Xây dựng làm trưởng đoàn. Đại diện Sở Nội vụ, Sở Quy hoạch - Kiến trúc và UBND các quận, huyện làm thành viên các đoàn kiểm tra cùng các sở - ngành liên quan khác”, vị này cho biết.

Về tình trạng trên, ông Nguyễn Thanh Nhã, Giám đốc Sở Quy hoạch - Kiến trúc, lý giải tại các khu vực có mật độ dân cư cao, tốc độ đô thị hóa nhanh đã xảy ra tình trạng lấn chiếm hành lang bờ sông để sử dụng vào mục đích cá nhân như xây dựng các bến neo đậu tàu thuyền, kinh doanh nhà hàng, quán cà phê... Mặc dù vậy, đến nay TP chưa có giải pháp xử lý dứt điểm. Thực tế cho thấy các dự án lấn sông Sài Gòn chủ yếu là của các doanh nghiệp. Trong danh sách kể trên có gần một nửa đã nhận quyết định cưỡng chế, yêu cầu tháo dỡ. Thế nhưng, đến nay đa số các quyết định chưa được thực thi.

Quy rõ trách nhiệm

TP không có một nhạc trưởng để quản lý, khai thác quỹ đất ven sông. Để không xảy ra tình trạng này, nên quy trách nhiệm về một đầu mối là lãnh đạo UBND các quận, huyện để tránh việc “đổ thừa” qua lại. Nếu ai, nơi nào không làm được thì nghỉ việc, có như vậy thì không ai có thể làm ngơ, thậm chí “bảo kê” cho doanh nghiệp, người dân vô tư lấn chiếm đất sông.

Ông Võ Kim Cương, (nguyên Phó kiến trúc sư trưởng TP.HCM)

Sở Tài nguyên - Môi trường thì cho rằng việc đất công dọc các con sông, kênh, rạch và đặc biệt là sông Sài Gòn thời gian qua bị tư hữu hóa là do lịch sử để lại, cộng với sự phát triển nóng và chưa đồng bộ của TP; rồi việc các địa phương xem nhẹ, buông lỏng quản lý dẫn đến các tuyến sông, kênh rạch trên địa bàn TP bị lấn chiếm.

Theo thống kê từ Sở Quy hoạch - Kiến trúc, trên toàn tuyến sông Sài Gòn có khoảng 83 dự án đầu tư xây dựng nhà ở, khu phức hợp nhà ở kết hợp với thương mại, dịch vụ, khu công viên kết hợp khu vui chơi giải trí với diện tích hơn 454 ha. Trong khi đó, do TP thiếu nguồn lực, đất thuộc phạm vi hành lang an toàn bờ sông không ai quản lý... dẫn tới thực hiện manh mún, bị lấn chiếm trái phép.

Tuy nhiên theo KTS Trần Tuấn, trong Quyết định 150 vào năm 2004 của UBND TP.HCM, hành lang bảo vệ sông, kênh, rạch từ 30 - 50 m. Riêng khu vực các quận 1, 2, Bình Thạnh thì hành lang bảo vệ sông Sài Gòn phải 50 m. Đến Quyết định 22 năm 2017 cũng quy định rất cụ thể, sông Sài Gòn có hành lang bảo vệ 50 m. Đây được xem là quỹ đất công do nhà nước quản lý, trên phạm vi hành lang bảo vệ sông rạch sẽ được phép xây dựng các công trình công cộng (như cảng thủy nội địa, nhà vệ sinh, khu vui chơi - thể thao, nhà giữ xe...) và các cơ sở dịch vụ có thời hạn.

Trong quyết định này UBND TP cũng xác định trách nhiệm của các đơn vị liên quan bao gồm Sở Giao thông vận tải, Sở Nông nghiệp - Phát triển nông thôn, Sở Tài nguyên - Môi trường, Sở Quy hoạch - Kiến trúc, Sở Xây dựng và UBND quận, huyện. “Thực tế trên cho thấy nhiều đơn vị chưa hoàn thành trách nhiệm. Công tác phối hợp còn chồng chéo, chế tài xử phạt chưa thực nghiêm minh, chưa đủ sức răn đe”, KTS Trần Tuấn nhấn mạnh.

KTS Ngô Anh Vũ, Viện Quy hoạch xây dựng, nói thẳng: Để xảy ra tình trạng đất sông rạch bị vô tư lấn chiếm nguyên nhân để phát triển dự án cho thấy công tác quản lý đô thị có vấn đề. Điều này cũng cho thấy TP đang thiếu một đồ án quy hoạch, khai thác chỉn chu. Theo ông, không nên giao quỹ đất này cho doanh nghiệp, mà TP cần có chính sách kêu gọi đầu tư hợp lý. Đọc thêm bài về bảo hiểm xây dựng https://baohiemlienviet.com/tin-tuc-su-kien/bao-hiem-cong-trinh-xay-dung-la-gi-va-co-bat-buoc-tham-gia-khong

Tham khảo thêm bài viết Tổng hợp mẫu nhà phố mái thái đẹp 2020

Theo Thanhnien