Friday, June 14, 2019

Cảnh giác chiêu lừa bán đất nền

Những chiêu lừa bán đất nền tuy không mới nhưng ngày càng tinh vi nhằm đánh vào tâm lý chuộng đầu tư đất nền, đặc biệt là sản phẩm giá mềm.

Tại TP.HCM, không ít người vẫn dính bẫy các chiêu lừa đảo này, nhất là trong bối cảnh đất nền đang khan hiếm.

Người mua nên thận trọng trước các quảng cáo rao bán đất nền giá rẻ. Ảnh: NLĐ

Dù đắn đo nhưng sau khi liên tục nhận được những lời mời chào đi xem đất với ưu đãi độc quyền, chị Dung vẫn muốn tìm hiểu xem sao. Môi giới tên Thủy tư vấn, công ty đang chào bán dự án đất nền tại phường Long Bình, quận 9, đối diện bến xe Miền Đông. Đây là dự án tâm huyết lần đầu triển khai nên công ty sẽ dành một số suất đặc biệt, ưu tiên mua với giá gốc chỉ 800 triệu/nền 100m2 cho khách hàng đầu tiên đặt cọc.

Môi giới trên còn củng cố lòng tin cho khách bằng cách không vội chốt sale ngay mà liên tục trì hoãn thời gian đi xem dự án tới 3 lần. Lấy lý do dự án đang làm hạ tầng chưa xong, chưa kịp mở bán, rồi dự án đang xây dựng đường bê tông phục vụ di chuyển mùa mưa, sau đó là dự án có vị trí đẹp nên đang được một CĐT lớn trả giá mua lại toàn bộ… để chị Dung tin tưởng về một dự án thực sự tiềm năng và nghiêm túc đang được triển khai.

Sau một tháng được chăm sóc, chị Quyên mới được đi thực tế dự án.

Theo đó, khu đất trên nằm ở rìa quận 9, khá xa bến xe và mới được san lấp, chưa có hạ tầng gì ngoài một con đường rải đá để tránh sình lầy. Khi khách hàng hỏi giấy tờ thì môi giới nói đang chờ duyệt quy hoạch 1/500, tháng sau sẽ triển khai hạ tầng nên chưa mở bán, chỉ nhận đặt chỗ trước cho khách hàng thân thiết. Môi giới còn khẳng địnhh khi xong pháp lý thì giá mở bán thấp nhất là 1,2 tỷ đồng/nền. xem thêm blog nhà đất

Lo lắng pháp lý thiếu an toàn nên chị Quyên không mua, nhưng một số người khác đã xuống tiền. Rất may cho chị Quyên bởi khi quay về tìm hiểu, chị mới biết khu đất trên vẫn là đất nông nghiệp, không được cấp phép phân lô, bán nền, cũng chưa được duyệt triển khai dự án.

Trường hợp khác là một nhà đầu tư tại quận Tân Phú kể, anh còn bị "dương đông kích tây" để dụ dỗ mua đất quận 9 mà thực chất là ở Phú Mỹ, Vũng Tàu. Trước ngày đi, anh được môi giới nhắc phải mang theo tiền để đặt cọc ngay không sẽ hết hàng.

Ngay khi xe đang chạy, mỗi khách đã được một môi giới kèm và thuyết phục đặt cọc 100 triệu để tránh mất cơ hội, với lý do dự án chỉ có 60 nền đất ưu tiên nhưng đã có 150 người có nhu cầu mua.

"Họ cũng quảng cáo đất gần bến xe bán giá mềm, chỉ cần mình đồng ý đi xem là sẽ có cách khiến mình phải bỏ tiền cọc, có nhiều khách tỏ thái độ khi biết không phải bán đất quận 9 như giới thiệu thì sale đi cùng sẽ tung toàn lực, ngọt nhạt, hăm dọa, thuyết phục cho đến khi khách xiêu lòng. Nhìn qua có thể thấy họ rất có kinh nghiệm trong việc bán đất kiểu này", nhà đầu tư này cho biết.

Sau đó, thấy sale lần lữa không cho xem pháp lý, lại lập lờ địa điểm dự án nên nhà đầu tư dày dạn kinh nghiệm trên nhất định không chốt cọc. Những khách hàng đã chốt cọc trên xe sau đó lại bị thuyết phục ký HĐ góp vốn mua đất với cam kết lời không dưới 30%/năm. Một số không chấp nhận mua, đòi lại cọc thì môi giới hứa hẹn làm hồ sơ hoàn trả, nhưng thời gian đợi chưa biết bao lâu?

"Dự án này bên em bán chính thức 850 triệu/nền, anh chị mua suất ưu tiên chỉ còn 800 triệu, cộng thêm ưu đãi chiết khấu 10% nữa là chỉ còn có 720 triệu/nền, sau này dự án mở bán, anh chị bán lại giá gốc là đã lời 130 triệu, chưa kể đất Vũng Tàu đang nóng, để thêm 1 năm sẽ lời cao hơn gấp đôi. Còn anh chị nào chưa muốn mua, cứ để tiền cọc đó, khi nào có dự án tốt phù hợp bên em sẽ ưu tiên chào bán giá ưu đãi trước cho anh chị, nếu muốn ra hàng thì anh chị cũng được ưu tiên giải quyết đầu tiên", nhóm môi giới hứa hẹn.

Ngoài chiêu hứa hẹn lợi nhuận hấp dẫn, một số công ty còn đánh vào tâm lý đám đông, gài chim mồi, hô hào khẩu hiệu không nhanh thì hết, xuống tiền cọc ảo, cho nhiều người giả tranh giành suất đầu tư… làm không ít khách hàng đi xem đất dễ bị cảm giác đám đông tác động mà xuống tiền mua ngay. Một khi đã xuống tiền, việc lấy lại hay chấm dứt suất đầu tư là rất khó vì phía công ty cố tình kéo dài thủ tục hoàn trả. Nhiều HĐ còn mập mờ các khoản chi phí, bồi hoàn mà khách hàng chưa tìm hiểu kỹ đã bị thúc giục ký vội.

Tinh vi hơn, một số đối tượng còn trộm tên, bản vẽ quy hoạch của một dự án khác, lợi dụng công nghệ để làm giả toàn bộ giấy phép, hồ sơ phê duyệt rồi tổ chức cho người mua đi xem thực tế và bán với giá rẻ hơn thị trường. Hầu hết người mua đều không nghĩ đến việc đi kiểm chứng lại giấy tờ tại các cơ quan chức năng nên rất dễ mắc bẫy, đến khi thanh toán gần xong mới phát hiện bị lừa thì khả năng đòi lại tiền gần như vô vọng.

Việc bán không đúng với hiện trạng giấy tờ đất, mang đất nông nghiệp, đất ruộng ra phân lô bán nền như dự án cũng diễn ra khá nhiều. Một khi đã xuống tiền, người mua rất khó để thu hồi vốn hay kiện cáo bồi thường vì các giao dịch chủ yếu ở dạng đặt cọc, hứa mua hứa bán, hay góp vốn với những điều khoản bất lợi cho người mua.

Để không dính "bẫy", người mua cần hết sức cảnh giác với những lô đất rẻ hơn giá thị trường hoặc hứa hẹn có lợi nhuận cao. Đồng thời phải đối chiếu thông tin, kiểm tra kỹ lưỡng sổ sách, các yếu tố pháp lý dự án, thông tin chủ đầu tư tại các cơ quan chức năng như Sở địa chính phường, quận, Sở xây dựng.

Xem thêm https://nhaxinhcenter.com.vn/tin-tuc/cac-phong-cach-thiet-ke-noi-that-dep-2019.html

Theo Diễn đàn doanh nghiệp

Thursday, June 13, 2019

Không gian xanh kết nối gia đình nhiều thế hệ tại Pier IX

Với tổng diện tích xây dựng từ 300m2, biệt thự tại đây có không gian đáp ứng nhu cầu sinh hoạt của mọi thành viên trong gia đình.

Cách trung tâm TP HCM khoảng 20 phút chạy xe, không gian sống tại khu biệt thự phố Pier IX tách biệt với những ồn ã thành thị. Dự án được định hướng phát triển thành không gian xanh với đường chạy bộ ven sông, ba lớp công viên cây xanh, camera an ninh 24/7.

"Với mong muốn chinh phục mọi khách hàng và nhà đầu tư khó tính và cẩn trọng, chúng tôi gửi gắm tại dự án những tiêu chuẩn về chốn an cư đáng sống dành cho gia đình nhiều thế hệ", chủ đầu tư Sài Gòn 9 cho biết.

Mỗi biệt thự phố có tổng diện tích xây dựng từ 300m2, bao gồm một tầng trệt, hai tầng lầu, một sân thượng có không gian đủ lớn đáp ứng nhu cầu nghỉ ngơi, sinh hoạt của các thành viên trong gia đình.

Phát triển theo phân khúc bất động sản cao cấp, Pier IX quy tụ những tiện ích hiện đại với thiết kế độc quyền, nhấn mạnh đến con người, sở thích và tính riêng tư cho từng cư dân. Đơn cử, chủ đầu tư ưu tiên sân chơi ngoài trời rộng rãi cho trẻ nhỏ vận động, khám phá thế giới quan, phát triển thể chất.

Khu vườn dưỡng sinh xanh mát được quy hoạch dành cho người lớn tuổi với những hoạt động như đi bộ, thiền định, yoga... tận hưởng cuộc sống thanh bình và quây quần bên con cháu. Các khu shophouse, mua sắm, thể thao, làm đẹp... là nơi để người trẻ thụ hưởng những giá trị cuộc sống hiện đại ngay tại nội khu dự án.

Mỗi biệt thự cũng bài trí hai vườn hoa mini trước và sau ngôi nhà, vườn rau hữu cơ trên sân thượng, vườn nướng BBQ. Bên cạnh đó, đường chạy bộ ven sông, khu công viên trung tâm cũng giúp tăng cường sự kết nối cộng đồng dân cư tại dự án.

Pier IX có hai tuyến đường đấu nối trực tiếp đến quốc lộ 1A, 5 đường nội bộ bao quanh, camera an ninh 24/7. "Dự án khẳng định chất lượng sống cao cấp và góp phần xây dựng một cộng đồng có trình độ văn hóa cao, cùng lan tỏa những giá trị tinh thần nhân văn, tốt đẹp", đại diện Sài Gòn 9 mô tả.

Phối cảnh khu biệt thự phố Pier IX.

Chủ đầu tư cho biết chủ nhân tương lai của Pier IX sẽ là những người tinh tế và thận trọng trong chọn lựa môi trường sống, yêu thiên nhiên, yêu giá trị bản thân mình. Do đó Sài Gòn 9 đặt trải nghiệm của cư dân lên hàng đầu, cung ứng các tiện ích đảm bảo cho cư dân trải nghiệm sống tốt hơn, hạnh phúc hơn.

Pier IX phát triển theo quy hoạch "đô thị thông minh 4.0" của thành phố, đặt cư dân làm trọng tâm, thụ hưởng các tiện ích cao cấp như: sử dụng năng lượng chi phí thấp, giao thông công cộng tiện lợi, dịch vụ y tế tốt, thực phẩm an toàn, nước sạch, không khí trong lành... Trong đó, quá trình tương tác giữa cư dân với chủ đầu tư và chính quyền sẽ diễn ra nhanh chóng, minh bạch.

Tuyến Metro hứa hẹn giải tỏa áp lực hạ tầng giao thông, rút ngắn thời gian di chuyển tại quận 12.

Bên cạnh đó, dự án cũng kế thừa hệ thống quản lý của Sài Gòn 9 trong xây dựng cộng đồng dân cư kết nối và môi trường sống chất lượng cao. Chủ đầu tư dự án có bề dày kinh nghiệm với đội ngũ quản lý chuyên nghiệp, từng thành công ở hai dự án khu phức hợp Thảo Điền Pearl và cao ốc văn phòng Park IX. xem thêm https://blogchungkhoannhadat.blogspot.com

Chủ đầu tư cam kết tiếp tục đảm bảo các dịch vụ tiện ích được vận hành bài bản đúng thiết kế ban đầu, đặc biệt là các vấn đề liên quan đến an toàn - an ninh, cảnh quan - sinh thái - môi trường...

Phong cách kiến trúc tân cổ điển châu Âu tại Pier IX.

Dự án đang trong giai đoạn hoàn thiện hạ tầng. "Với lợi thế vị trí, thiết kế và số lượng sản phẩm giới hạn, Pier IX thỏa mãn các tiêu chí khắt khe của gia đình thượng lưu đa thế hệ, được xem là 'hàng hiếm' tại quận 12 hiện tại", đại diện Sài Gòn 9 kỳ vọng. 

Xem thêm https://nhaxinhcenter.com.vn/thuocloban

Theo vnexpress

Wednesday, June 12, 2019

Dự án khách sạn phủ vàng đầu tiên giữa Thủ đô có giá căn hộ 6.500 USD mỗi m2

Ông Nguyễn Hữu Đường, Chủ tịch Công ty CP Tập đoàn Hòa Bình, tiết lộ sẽ bán tối thiểu 100 căn dự án khách sạn Hà Nội Golden Lake bên bờ hồ Giảng Võ (Hà Nội) với giá khoảng 300.000 USD/căn tương đương khoảng 6.500 USD/m2.


Sau 6 tháng tạm dừng thi công để thực hiện các thủ tục chuyển đổi công năng từ văn phòng, nhà ở sang khách sạn, nhà ở thì công trình Tổ hợp khách sạn Hà Nội Golden Lake nằm bên bờ hồ Giảng Võ đã bắt đầu thi công rầm rộ trở lại sau khi Hà Nội chấp thuận vào ngày 29/5 vừa qua.

Trao đổi với báo chí vào buổi chiều ngày 11/6 tại công trường, ông Nguyễn Hữu Đường, cho biết, sẽ nỗ lực thi công để có thể hoàn thành khách sạn dát vàng đầu tiên trên thế giới này vào 15/12/2019. Đồng thời, ông Đường cũng đã "bật mí" với chúng tôi một số thông tin bất ngờ về tòa khách sạn phủ vàng này.

Theo giới thiệu, tòa khách sạn cao 25 tầng đang được xây dựng trên khu đất tại góc đường Nam Cao và Trần Huy Liệu hướng ra hồ Ngọc Khánh. Tòa nhà có 4 tầng hầm (tầng hầm 1 có chức năng để xe ô tô, siêu thị; tầng 2 dành để xe máy; tầng 3, 4 có chức năng đỗ xe ô tô)

Từ tầng 1 đến tầng 5 có diện tích khoảng 5.000m2 là không gian ẩm thực Âu, Á, tổ chức sự kiện, chăm sóc sức khỏe, spa, gym, bể sục...Từ tầng 5 đến tầng 25 là diện tích dành cho 441 phòng khách sạn cao cấp. xem thêm cong ty thiet ke xay dung

Đáng chú ý là theo tiết lộ của ông Đường là khoảng 5.000m2 bề mặt bên ngoài của tòa nhà được ốp bằng gạch phủ vàng (tương đương khoảng 50.000 viên gạch).

Lý do mà ông Đường phủ vàng khách sạn của mình là bởi ông muốn đem đến cho Hà Nội không chỉ là một khách sạn ấn tượng, và phải có tên trên bản đồ thế giới đầu tiên phủ vàng, và còn là một sản phẩm du lịch ấn tượng. Bởi theo ông, du lịch Việt Nam đang là ngành kinh tế mũi nhọn của đất nước và do chính người Việt tạo nên, thì cần phải có những sản phẩm du lịch độc đáo để du khách nước ngoài khi tới Hà Nội tham quan, thì đây cũng sẽ là nơi check – in của du khách.

Ông Đường cho biết có khoảng 5.000m2 tại tòa nhà được phủ gạch vàng, bao gồm cả bể bơi

Tôi lấy ví dụ như ở Hông Kông dù khách sạn chỉ có 1 phòng được dát vàng toàn bộ nhưng vé tham quan đã là 25 USD, và ngủ 1 đêm mất tới 25.000 USD, con số rất đắt đỏ. Nhưng ở khách sạn này thì giá phòng cũng chỉ bằng một khách sạn 5 sao thông thường, dao động từ 250 – 300 USD/đêm.

Ngoài ra, trên tầng 25 của khách sạn còn có một bể bơi vô cực được dát vàng ở độ cao 90m, đây cũng sẽ là điểm check – in thú vị mà Hà Nội chưa có. Ông Đường cũng cho biết thêm, khách sạn Golden Bay Đà Nẵng cũng đã thành công với bể bơi vô cực dát vàng. Rất nhiều người đã đến ở khách sạn với công suất hiện tại lên tới 80% cho 1.000 phòng mà không mất một đồng quảng cáo nào. Ông Đường còn có kế hoạch mời tất cả các đại sứ các nước ở Việt Nam và đại diện các hãng thông tấn nước ngoài ở 2 đêm miễn phí tại khách sạn, ông tin chắc sẽ không có một ai không chụp ảnh để đưa lên facebook, mạng xã hội của họ; và cũng là dịp quảng cáo cho Hà Nội đến nhiều người trên thế giới.

Khi được hỏi về dự toán chi phí xây dựng lên công trình phủ 5.000m2 gạch dát vàng này, ông Đường không tiết lộ và cho rằng đó là bí mật kinh doanh. Nhưng ông cho biết dù khách sạn rất sang trọng, dịch vụ cao cấp nhất nhưng giá phòng chỉ tương đương khách sạn 5 sao thông thường.

Tuy nhiên, ông tiết lộ để xây dựng một khách sạn 5 sao thông thường, không có thiết bị vàng có quy mô 440 phòng như khách sạn này mất chừng 250 triệu USD. Ví dụ như khách sạn Mariot quy mô 450 phòng có chi phí chừng 270 triệu USD. Vì thế một khách sạn được phủ vàng sẽ còn tốn tiền hơn. Để tạo ra được những viên gạch tráng vàng có tuổi thọ vĩnh cửu theo thời gian của một khách sạn hàng trăm năm là một vấn đề, và rất rủi ro cho nên ít người làm. Những viên gạch tráng vàng ở khách sạn này đã được nhúng vào axit đặc nên sẽ có độ bền cao.

Ông Đường còn cho biết thêm, khách sạn sẽ được tập đoàn Wyndham Hotel Group (USA) quản lý với thương hiệu Dolce – thương hiệu cao cấp nhất của tập đoàn này. Hiện tập đoàn này đang quản lý tới 9000 tòa nhà với khoảng 600.000 phòng trên khắp thế giới. xem thêm

Một số hình ảnh thực tế khách sạn đang thi công ngày 11/6:

Tòa khách sạn đang được xây dựng, có giá bán căn hộ 6.500 USD/m2

Bên ngoài tòa nhà bắt đầu được phủ gạch dát vàng

Công trình xây dựng tại góc đường Nam Cao và Trần Huy Liệu, nhìn ra hồ Giảng Võ quận Ba Đình


Theo Nhịp sống kinh tế

Tuesday, June 11, 2019

Bất động sản lo đói vốn

Từ đầu năm đến nay, nhiều công ty bất động sản gia tăng phát hành trái phiếu để huy động vốn.

Nguồn vốn từ ngân hàng vào bất động sản sẽ được điều chỉnh từ từ
ẢNH: SƠN SƠN

Vay mua nhà từ 3 tỉ đồng trở lên chịu hệ số rủi ro cao; giảm tỷ lệ sử dụng vốn ngắn hạn cho vay trung dài hạn trong dự thảo Thông tư về tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động của ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài vẫn đang ám ảnh cả người mua nhà lẫn các doanh nghiệp bất động sản.

Doanh nghiệp sốt vó tìm vốn

Từ đầu năm đến nay, nhiều công ty bất động sản (BĐS) gia tăng phát hành trái phiếu để huy động vốn. Có thể kể đến như Công ty cổ phần phát triển bất động sản Phát Đạt (PDR) đã công bố sẽ phát hành 3 đợt trái phiếu trị giá lên 850 tỉ đồng; Công ty cổ phần đầu tư Văn Phú - Invest vừa công bố đã phát hành thành công 800 tỉ đồng trái phiếu kỳ hạn hơn 3 năm với lãi suất 12%/năm hay Tập đoàn Đất Xanh mới công bố phát hành lượng trái phiếu trị giá 234 tỉ đồng với kỳ hạn 5 năm dự kiến để mở rộng quỹ đất sạch ở Đồng Nai…

Theo ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch Hiệp hội BĐS TP.HCM, đơn vị này đã nhiều lần khuyến nghị các công ty BĐS tìm kiếm nguồn vốn thông qua kênh phát hành trái phiếu để giảm bớt phụ thuộc vào vốn từ hệ thống ngân hàng. Đồng thời các doanh nghiệp (DN) cần tăng vốn chủ sở hữu, mở rộng liên doanh, liên kết trong nước và nước ngoài… Tuy nhiên, tỷ lệ các DN tham gia hoặc hội đủ điều kiện để thực hiện phát hành trái phiếu còn quá ít. Hiện cả nước có hơn 10.000 DN BĐS nhưng mới chỉ có khoảng 65 công ty niêm yết trên sàn chứng khoán. Do đó, thị trường chứng khoán chưa thực sự là kênh dẫn vốn cho thị trường BĐS. Bên cạnh đó, số lượng các quỹ đầu tư BĐS, quỹ đầu tư tín thác BĐS (REIT) còn quá ít. Ngoài một vài quỹ đầu tư BĐS nước ngoài, mới chỉ có một quỹ đầu tư tín thác BĐS (REIT) trong nước nên cũng chưa thực sự là kênh cung cấp vốn cho thị trường BĐS. Trong khi đó, nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào thị trường BĐS hiện chiếm khoảng 21% tổng nguồn vốn FDI, nhưng vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu vốn của các DN ngành này.

Thực tế, để triển khai dự án, từ lúc tìm kiếm mặt bằng đến khi bàn giao cho khách hàng có thể mất vài năm, thậm chí chục năm nên các DN luôn cần nguồn vốn lớn. Đặc biệt, để có thể phát triển trong lâu dài, nguồn vốn trung và dài hạn với DN BĐS sẽ là yếu tố sống còn. Vì vậy, ông Lê Hoàng Châu cho rằng việc thực hiện lộ trình hạn chế tín dụng với các lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro như chứng khoán, BĐS, tín dụng tiêu dùng của Ngân hàng Nhà nước trước mắt sẽ gây áp lực rất lớn đối với các DN. Do đó, Hiệp hội BĐS TP.HCM kiến nghị Ngân hàng Nhà nước tiếp tục giữ trần tỷ lệ 40% vốn ngắn hạn được sử dụng để cho vay trung dài hạn đến hết năm 2020 (kéo dài thêm 6 tháng so với dự thảo thông tư) và sau đó tỷ lệ này sẽ giảm xuống 37% đến hết ngày 30.6.2021…

Chi phí mua nhà trên 3 tỉ tăng cao

Việc giảm tỷ lệ tối đa nguồn vốn ngắn hạn được cho vay trung dài hạn không chỉ gây áp lực lên các DN BĐS mà ngay cả người mua nhà cũng sẽ gặp khó khăn vì đa phần gói vay mua nhà là trung, dài hạn. Đặc biệt, dự kiến tăng hệ số rủi ro đối với khoản cho vay cá nhân để khách hàng mua nhà trong đó, khoản vay từ 3 tỉ đồng trở lên sẽ được tính hệ số rủi ro 150% sẽ làm chi phí mua BĐS trên 3 tỉ cao hơn hiện nay. Trong khi đó, các khoản cho vay khách hàng mua nhà ở xã hội, nhà ở dưới 1,5 tỉ đồng vẫn được tính hệ số rủi ro là 50%. Điều này cho thấy Ngân hàng Nhà nước đang muốn siết lại nhu cầu mua nhà ở phân khúc cao cấp và các DN đang triển khai dự án BĐS cao cấp. Từ đó giảm thiểu rủi ro khi thị trường BĐS có biến động mạnh theo chiều hướng xấu.

Ông Huỳnh Phước Nghĩa, chuyên gia tư vấn cấp cao từ Công ty tư vấn GIBC, nhận định thị trường BĐS tại các thành phố lớn như TP.HCM trong 2 tháng qua hầu như không tăng trưởng. Nguồn cung BĐS ít hơn và giao dịch trên thị trường thứ cấp cũng chậm lại dù quy định nâng hệ số rủi ro lên cao với cá nhân vay tiền mua nhà đất chưa được ban hành. Nhưng có thể dự báo chính sách này sẽ ảnh hưởng đến tiến độ bán hàng của các chủ đầu tư và cả người mua nhà trong tương lai. xem thêm công ty tư vấn thiết kế

Điều chỉnh lộ trình giảm dần tỷ lệ tối đa nguồn vốn ngắn hạn được sử dụng cho vay trung, dài hạn.

Phương án 1:
- Từ ngày thông tư này có hiệu lực đến hết ngày 30.6.2020:
tối đa 40%
- Từ 1.7.2020 đến hết ngày 30.6.2021: tối đa 35%
- Từ 1.7.2021: tối đa 30%.

Phương án 2:
- Từ ngày thông tư này có hiệu lực đến hết ngày 30.6.2020: tối đa 40%
- Từ 1.7.2020 đến hết ngày 30.6.2021: tối đa 37%
- Từ 1.7.2021 đến hết ngày 30.6.2022: tối đa 34%
- Từ 1.7.2022: tối đa 30%.

Xem thêm https://nhaxinhcenter.com.vn/don-gia-thiet-ke-kien-truc.html

Theo thanh niên

Monday, June 10, 2019

Dự án ‘ma’ giăng bẫy nhà đầu tư đất nền

Thời gian gần đây, phân khúc đất nền vùng ven TP.HCM trở thành điểm nóng đầu tư. Tuy nhiên, các chuyên gia khuyến cáo, khách hàng cần xem xét, cân nhắc thận trọng trước nhiều rủi ro có thể xảy ra.

Tràn lan dự án “ma”

Đầu năm 2019 đến nay, phân khúc đất nền tại TP.HCM không có nhiều biến động nhưng thị trường vẫn liên tục xuất hiện nhiều dự án "ma". Những khu đất này được rao bán công khai dù chưa được phê duyệt. Trong đó, nhiều trường hợp nhà đầu tư bị các đối tượng xấu lừa gạt, tạo lòng tin thông qua hình thức “lập vi bằng” tại cơ quan Thừa phát lại.

Theo ông Phan Công Chánh, Tổng giám đốc Phú Vinh Group, “công chứng vi bằng” là sự sáng tạo khái niệm nhằm mục đích lừa đảo, bởi “công chứng” và “vi bằng” là hai khái niệm hoàn toàn khác nhau”.

Dự án ‘ma’ giăng bẫy nhà đầu tư đất nền (Ảnh minh họa)

“Việc lập vi bằng trên giấy tờ viết tay chỉ nhằm ghi nhận hành vi giao nhận tiền mà không khẳng định nội dung đó là dùng để làm gì, đúng hay sai. Trên thực tế, có nhiều trường hợp, văn phòng công chứng và văn phòng Thừa phát lại có chung một địa chỉ. Các đối tượng xấu lợi dụng kẽ hở này để tạo lòng tin và gây thiệt hại cho nhà đầu tư cá nhân khi mua bán đất phân lô, nhà không đủ điều kiện pháp lý”, ông Chánh cho biết.

Trước thực trạng trên, nhiều quận, huyện phải lên tiếng cảnh báo người dân thận trọng với những chiêu trò chào mời hấp dẫn. Tuy nhiên, đến nay, những hiện tượng rao bán mập mờ này vẫn chưa có dấu hiệu chấm dứt.

Cẩn trọng khi mua đất nền

Ông Lê Hoàng Châu – Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản TP.HCM (HoREA) cho rằng, nếu nhà đầu tư thứ cấp có nhu cầu thật mua đất nền trong các dự án, thì nên cân nhắc yếu tố pháp lý. Cụ thể, người mua cần xem xét các loại giấy tờ hợp lệ về đất (phải được chuyển đổi mục đích thành đất ở), giấy phép xây dựng, điều kiện huy động vốn. Nếu dự án nào đang được thế chấp thì phải giải chấp xong.

“Để dự án được huy động vốn cần phải có văn bản chấp thuận của Sở Xây dựng. Dự án sau khi được cấp phép xây dựng và chuyển đổi đúng mục đích sử dụng thì phải đảm bảo tính minh bạch về thông tin, nhu cầu sử dụng vốn nhằm đáp ứng điều kiện được xem xét bảo lãnh từ ngân hàng”, ông Châu nhấn mạnh.

Chủ tịch HoREA cũng khuyên người mua đất không nên cả tin vào các biên bản đặt cọc, giữ chỗ trong khi chưa có thông tin chính xác dự án đó đã được cấp phép xây dựng hay chưa. Việc nhà đầu tư chỉ nắm giữ biên bản đặt cọc, giữ chỗ có rủi ro rất lớn.

“Đặc biệt, nhà đầu tư cần lưu ý đến việc trong bán kính 2-3 km phải có sự sống, bao gồm các công trình trường học, bệnh viện… Ngoài ra, người mua cần hiểu rõ tiềm năng phát triển dự án trong vòng 1-3 năm tới. Bởi lẽ, nhiều dự án kéo dài 5-10 năm sẽ ảnh hưởng rất lớn đến kỳ vọng nhà đầu tư. Nếu dự đoán sai có thể xảy ra rủi ro dự án lâm vào cảnh tiến thoái lưỡng nan”, ông Trần Khánh Quang, Tổng giám đốc Công ty Việt An Hòa khuyến cáo.

Mặt khác, chuyên gia này cũng cho rằng, với nhà đầu tư mua đất nền dạng tách thửa ở vùng ven, cần đặc biệt chú ý đến thông tin quy hoạch tại UBND phường/xã, phải xem xét khu đất đó đã ra sổ đỏ hay chưa, tính hoàn chỉnh về hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng giao thông…

Dù đánh giá cao tiềm năng phân khúc đất nền, nhưng theo chuyên gia Trần Khánh Quang, nếu nhà đầu tư có ý định mua đất nền vùng ven thì tuyệt đối hạn chế vay ngân hàng để đầu tư. Bởi lẽ, việc đầu tư đất nền không chỉ 1-2 năm mà nó còn mang tính dài hạn. Việc nhà đầu tư sử dụng đòn bẩy tài chính thông qua vay vốn ngân hàng mà kỳ vọng thời gian ngắn trong trường hợp này là cực kỳ rủi ro. “Thay vì 1 tỷ đồng mua được 1 lô đất, nhưng nếu dùng đòn bẩy tài chính để mua 3 lô đất giá 1 tỷ đồng sẽ rất là nguy hiểm”, ông Quang nói.

Xem thêm https://nhaxinhcenter.com.vn/tin-tuc/thiet-ke-khach-san-dep.html

Theo viet nam net

Sunday, June 9, 2019

VICEM muốn bán công trình trên 'đất vàng' đắp chiếu 8 năm

Công trình xây dựng dở dang 8 năm nay tại Hà Nội đã được Tổng công ty Công nghiệp xi măng đầu tư hơn 1.400 tỷ đồng.

Tổng công ty Công nghiệp Xi măng (VICEM) vừa có văn bản gửi Bộ Xây dựng về việc triển khai chuyển nhượng dự án Trung tâm điều hành và giao dịch VICEM, nằm ở đoạn giao đường Phạm Hùng và Dương Đình Nghệ, thuộc quận Cầu Giấy, Hà Nội.

Đây là dự án có diện tích đất xấp xỉ 8.500 m2. Theo quyết định phê duyệt năm 2010, dự án có quy mô 31 tầng nổi, 4 tầng hầm với tổng diện tích sàn 81.000 m2 ban đầu được dự kiến là Trung tâm điều hành và giao dịch VICEM kết hợp cho thuê văn phòng. Tổng mức đầu tư dự kiến khi đó là 1.951 tỷ đồng, tuy nhiên trong quyết định năm 2011 thì con số này được điều chỉnh lên 2.743 tỷ.

Được khởi công vào 5/2011, tuy nhiên sau khi hoàn thành thi công xây lắp toàn bộ kết cấu phần ngầm và thân công trình thì dự án bị "đắp chiếu", suốt nhiều năm nay không triển khai thêm hạng mục nào. Chủ đầu tư cho biết hiện tổng chi phí đã rót vào dự án này vào khoảng 1.430 tỷ, bằng vốn tự có.

Trong báo cáo, VICEM cho biết từ năm 2016 đã có báo cáo gửi Bộ Xây dựng về chủ trương tìm nhà đầu tư chuyển nhượng dự án nhằm thực hiện chỉ đạo của Chính phủ về chủ trương thoái vốn lĩnh vực ngoài ngành. Chủ trương này cũng được cơ quan quản lý như Bộ Xây dựng, Bộ Kế hoạch & Đầu tư đồng ý trên tinh thần bảo đảm nguyên tắc thị trường và thu lại lợi ích tối đa cho Nhà nước.

Hiện Tổng công ty cho biết đã thuê Công ty cổ phần Định giá và Dịch vụ tài chính Việt Nam đánh giá, đề xuất phương án xử lý dự án. Trên cơ sở đó, VICEM đã đề xuất với Bộ Xây dựng phương án chuyển nhượng toàn bộ dự án, song trong văn bản này chưa đề cập đến giá bán kỳ vọng.

Là một trong những doanh nghiệp chủ chốt trực thuộc quản lý của Bộ Xây dựng, nhưng vài năm gần đây Tổng công ty Công nghiệp Xi măng gặp không ít khó khăn khi nhiều công ty con liên tục làm ăn thua lỗ, cùng với đó là những sai phạm trong quá trình điều hành, dẫn đến việc thay đổi về nhân sự cấp cao. xem thêm https://blogchungkhoannhadat.blogspot.com/

Báo cáo tài chính năm 2018 ghi nhận tổng doanh thu VICEM đạt 1.691 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế đạt 1.052 tỷ. Tuy nhiên, đơn vị này cũng phải đối mặt với các khoản nợ hàng nghìn tỷ đồng từ các công ty con. Cụ thể, VICEM Tam Điệp lỗ lũy kế đến cuối năm 2018 khoảng 1.103 tỷ đồng, thuộc diện mất an toàn về tài chính. Ximăng Hạ Long và Ximăng Sông Thao cũng có hệ số nợ phải trả lớn hơn 3 lần vốn chủ sở hữu, thuộc diện mất an toàn về tài chính. Trong đó, Ximăng Hạ Long lỗ lũy kế đến hết 2018 khoảng 3.580 tỷ đồng, Ximăng Sông Thao lỗ lũy kế 410 tỷ. xem thêm https://www.google.de/url?q=https://camamtieusaovn.blogspot.com/

Xem thêm thiết kế kiến trúc

Theo vnexpress

Friday, June 7, 2019

KHU ĐÔ THỊ MỚI Ở VIỆT NAM - XÂY THÀNH PHỐ VÌ NGƯỜI DÂN HAY VÌ LỢI NHUẬN?

Quá trình xâm lấn đô thị làm gia tăng khoảng cách xã hội giữa những cư dân ngoại ô giàu có và hàng nghìn người dân “bị bỏ lại phía sau”.


Danielle Labbé

Chuyên gia quy hoạch đô thị

Danielle Labbé là phó giáo sư quy hoạch đô thị của Đại học Montreal (Canada). Bà từng theo học tại Đại học Xây dựng Hà Nội năm 2001 và nghiên cứu rất nhiều về quy hoạch ở khu phố cổ Hà Nội. Hiện nay Labbe đang sống và làm việc tại Québec, chủ yếu nghiên cứu và giảng dạy các vấn đề liên quan đến quy hoạch đô thị.

Hơn 20 năm trước, mô hình khu đô thị mới lần đầu tiên được đề xuất ở Việt Nam. Các nhà quy hoạch, làm chính sách lẫn người dân đều kỳ vọng khu đô thị mới sẽ cung cấp đầy đủ nhà ở cho cư dân thành thị trong không gian sống tiện nghi.

Đồng thời, khu đô thị mới được xây dựng sẽ giải quyết vấn đề phát triển đô thị hỗn loạn, tự phát khắp Việt Nam. Thay vào đó nó được kỳ vọng tạo ra cảnh quan đô thị mới hiện đại, văn minh và đồng bộ.

Tuy nhiên sau hai thập kỷ, viễn cảnh về những khu đô thị mới hiện đại, người dân có nhà để ở, chủ đầu tư thu lợi từ dự án không hề tốt đẹp như đã hứa.

XÂM LẤN ĐÔ THỊ VÀ KHOẢNG CÁCH GIÀU NGHÈO

Khắp Việt Nam, việc xây dựng các khu đô thị mới có xu hướng đẩy dân cư ra vùng ngoại ô thay vì thành lập các khu kinh tế nội thành. Đa số các dự án khu đô thị mới hiện nay nằm trong bán kính 20 km so với trung tâm thành phố.

Điển hình là giai đoạn 2004 - 2008, Hà Nội nở rộ các dự án đô thị mới khi có đến 75% dự án được phê duyệt nằm trong địa giới tỉnh Hà Tây cũ, nay là ngoại thành Hà Nội.

Trong nghiên cứu về khu khu đô thị mới ở Việt Nam của tôi xuất bản năm 2016, cứ 3 dự án thì có 2 dự án thuộc về các huyện nông thôn.

Các dự án đua nhau mọc lên ở khu vực ngoại ô đang gây sức ép nghiêm trọng cho cư dân vốn sinh sống ở đó - những người có khả năng thích nghi và khả năng chuyển đổi rất hạn chế.

Phần lớn đất để làm dự án là đất nông nghiệp và những người dân bị thu hồi đất làm nghề nông. Đất bị thu hồi rồi thì trồng trọt, chăn nuôi ở đâu, lấy gì mà sinh nhai?

Quá trình xâm lấn đô thị làm gia tăng khoảng cách xã hội giữa những cư dân ngoại ô giàu có và hàng nghìn người dân “bị bỏ lại phía sau”. xem thêm https://blogchungkhoannhadat.blogspot.com/

Chính sách đền bù đất đai chủ đầu tư luôn chuẩn bị sẵn sàng nhưng có thỏa đáng không lại là chuyện khác. Chưa kể đến vấn đề tiền đền bù, việc thu hồi đất làm dự án sẽ phá vỡ nếp sinh hoạt, kế sinh hay các mối liên kết xã hội của người dân.

Không hiếm những trường hợp nhóm yếu thế như phụ nữ, người già và những người ít học vẫn phải đấu tranh để tìm giải pháp sinh kế khác khi bị tước đi mảnh đất cắm dùi.

Tác động tiêu cực của việc thu hồi đất đai càng trở nên tồi tệ hơn bởi tiện nghi của khu đô thị mới chỉ dành riêng cho cư dân của khu đô thị hoặc nếu có mở cho cả người ngoài thì cũng với mức phí rất cao khiến những người dân nông thôn sinh sống ở khu vực đó khó có thể tiếp cận.

Thêm vào đó, các rào cản vật lý như cổng bảo vệ an ninh nghiêm ngặt hay lối đi được thiết kế riêng phần nào hạn chế sự tương tác cả về mặt kinh tế - xã hội lẫn tương tác cảm xúc giữa cư dân của các tòa nhà và các hộ gia đình đã sinh sống nhiều năm.

Đó là còn chưa kể sau khi xây dựng xong, các đô thị mới sẽ được giao lại cho chính quyền địa phương quản lý nên phát sinh vô số vấn đề bởi các huyện ở nông thôn hầu như không được chuẩn bị, không có kinh nghiệm và nhân lực để xử lý các vấn đề như dân số, ngân sách, giải quyết các vấn đề rác thải, kết nối cơ sở hạ tầng kỹ thuật ở các đô thị mới.

Một vòng lẩn quẩn!

OM ĐẤT

Vấn đề đầu tiên là tích trữ đất đai (land-banking).

Theo quy định hiện hành, dự án có diện tích hơn 20 ha mới được gọi là khu đô thị mới, nhưng thực tế theo thống kê sơ bộ của chúng tôi năm 2016, có rất nhiều dự án chỉ rộng chừng 10 ha. Có rất ít dự án lớn hơn 200 ha bởi những dự án này phải được phê duyệt từ các cấp quản lý, quá trình cũng phức tạp, đòi hỏi vốn đầu tư lớn.

Thế nhưng dù thế nào, chủ đầu tư dự án vẫn được Nhà nước chuyển nhượng đất công, thường là đất nông nghiệp được quy hoạch lại thành đất đô thị với mức giá thấp hơn giá thị trường, chưa kể họ có quyền sử dụng đất và có thể tái phát triển hoặc thương mại hóa mảnh đất này nhằm thu về lợi nhuận.

Tuy vậy, rất nhiều chủ đầu tư “ôm” những mảnh đất lớn với ý định tái phát triển chúng thành khu đô thị mới, nhưng rồi lại để trống qua nhiều năm.

Năm 1994, khu đô thị đầu tiên của Hà Nội được phê duyệt là dự án khu đô thị Linh Đàm, nằm ở phía Nam của trung tâm Hà Nội. Từ đó đến khoảng cuối năm 2016 đã có khoảng 252 dự án khu đô thị mới được xác nhận chính thức, trong đó có một số khu đô thị đã hoàn thành, còn một số khác vẫn đang trong giai đoạn thiết kế.

Đồng thời, hơn 60% khu đô thị mới được phê duyệt trên địa bàn Hà Nội từ năm 2004 - 2008 sau 10 năm vẫn chưa động thổ. Cá biệt có những dự án chiếm đoạt các khu đất nông nghiệp trên 100 ha, nhưng vẫn “đắp chiếu” để không.

Nếu những dự án này được hoàn thành và đưa vào sử dụng thì sẽ có khoảng 8 triệu người sinh sống tại đây, nâng tổng số dân đô thị mới cho Hà Nội lên tới 33 triệu người.

Phần lớn diện tích của Hà Nội vốn là đất nông nghiệp nhưng lại bị bỏ hoang diện tích lớn như vậy. Hệ thống tưới tiêu của đất nông nghiệp sau khi bị thu hồi cho mục đích xây dựng sẽ bị phá hủy và không thể canh tác được.

Những dự án này không những không đóng góp cho sự phát triển đô thị Việt Nam mà còn lãng phí tài nguyên sản xuất quý giá cho sinh kế của các hộ gia đình địa phương và an ninh lương thực của thành phố. xem thêm https://duankhoinghiepstartup.blogspot.com/

LÀM GIÀU CHO MỘT NHÓM NGƯỜI

Trong cuộc chơi giữa người dân, chủ đầu tư và chính quyền, ai là người “thắng”, kẻ “thua”? Có lẽ cuộc chơi đã đến lúc cần được đặt thêm luật lệ để tạo sự cân bằng cho tất cả các bên.

Ngày càng nổi cộm vấn đề chủ đầu tư xây dựng khu đô thị mới cao cấp đi ngược lại với nhu cầu của phần đa người dân thành thị. Giữa những năm 2010, ước tính chỉ có 20% dân số đô thị có đủ khả năng chi trả 80% nhà ở được xây dựng chính thức trong các khu đô thị mới.

Các khu đô thị mới không thể mang tới nhà ở giá rẻ cho các thành phố lớn ở Việt Nam như Hà Nội và TP.HCM. Điều này được giải thích một phần bởi sư bất lực (hoặc thờ ơ) của Nhà nước trong việc kiểm soát xu hướng xây dựng khu đô thị mới chỉ đáp ứng lợi ích tài chính của đơn vị phát triển dự án hoặc các kẻ đầu cơ bất động sản chứ không tuân thủ chính sách quy hoạch hay phát triển địa bàn sinh sống cho cư dân đô thị.

Không thể phủ nhận thực trạng việc xây dựng không gian đô thị ở khu đô thị mới là tâm điểm trong chiến lược tích lũy tài sản của một số nhóm người. Nhưng khi các khu đô thị mới đóng góp vào việc làm giàu cho một bộ phận nhỏ dân số như vậy, chúng cũng vô tình gây nguy hiểm cho tương lai các thành phố.

Vấn đề này ngày càng nặng nề hơn bởi hoạt động đầu cơ đất đai vẫn còn bị bỏ ngỏ ở Việt Nam.

Có khoảng cách rõ ràng giữa sứ mệnh của mô hình khu đô thị mới và thực tế khi hiện thực hóa.

Mô hình khu đô thị mới từ con át chủ bài để thay đổi diện mạo đô thị nay trở thành cái cớ dẫn tới việc chiếm dụng một trong những tài sản công có giá trị nhất tại Việt Nam: đất đai, mà không đảm bảo xây dựng các khu đô thị tiện nghi và đáng sống.

Và còn một khía cạnh đặc biệt quan trọng cần được quan tâm là môi trường đô thị. Phát triển phải gắn với sự bền vững. Nhưng dường như chúng ta đang bỏ qua yếu tố cấp thiết này với việc bê tông hoá mặt đất, mật độ xây dựng dày dặc, tỉ lệ cây xanh ít ỏi và hàng loạt những tác động khác.

Trong nhiều trường hợp, khu đô thị mới không chỉ khác biệt hoàn toàn với khái niệm các đơn vị quy hoạch nhà nước đưa ra, mà còn thực sự ảnh hưởng nặng nề tới sự phát triển và hoạt động hàng ngày của các thành phố.

Với quá trình thu hồi đất đầy mâu thuẫn, hay việc tập trung quá đà vào xây dựng dự án cao cấp gây rối loạn hạ tầng ảnh hướng tới hàng nghìn, nếu không nói là hàng triệu người dân, liệu việc thực thi mô hình khu đô thị mới trên diện rộng có đi theo định hướng cách đây hơn 20 năm?

Xem thêm công ty tư vấn thiết kế kiến trúc

Theo news zing