Friday, January 31, 2020

Bịa dự án phân lô thu nghìn tỷ, phạt 1 tỷ khó dẹp loạn đất nền

Bịa dự án phân lô thu nghìn tỷ, phạt 1 tỷ khó dẹp loạn đất nền


- Theo Hiệp hội Bất động sản TP.HCM (HoREA), mức phạt tiền tối đa chỉ đến 1 tỷ đồng là chưa đủ sức răn đe, ngăn chặn hành vi chuyển nhượng đất nền trái phép hoặc chậm làm thủ tục cấp “sổ đỏ” cho khách hàng.

Đây là nhận định được HoREA đưa ra tại văn bản gửi Thủ tướng Chính phủ và nhiều bộ ban ngành về việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai.

Theo đó, Chính phủ đã ban hành Nghị định 91/2019/NĐ-CP “Về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai”, có hiệu lực từ ngày 05/01/2020 (thay thế Nghị định 102/2014/NĐ-CP ngày 10/11/2014). Đánh giá về Nghị định 91, Hiệp hội cho rằng, bên cạnh các hình thức xử phạt chính và hình thức xử phạt bổ sung, còn quy định 17 biện pháp khắc phục hậu quả, như: Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu trước khi vi phạm; buộc thực hiện các thủ tục hành chính về đất đai; hoàn thành việc đầu tư xây dựng; buộc thực hiện đầy đủ các điều kiện theo quy định của pháp luật về kinh doanh bất động sản...

Theo HoREA, mức phạt tiền tối đa chỉ đến 1 tỷ đồng, chưa đủ sức răn đe, ngăn chặn các hành vi chuyển nhượng đất nền trái phép hoặc chậm làm thủ tục để cấp “sổ đỏ” cho khách hàng.

Theo HoREA, các quy định của Nghị định 91 vừa xử lý khá nghiêm khắc các vi phạm để góp phần lập lại trật tự, kỷ cương trong lĩnh vực đất đai, vừa có lý có tình, vừa thống nhất với Nghị định 139/2017/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động đầu tư xây dựng, phát triển nhà ở, kinh doanh bất động sản…

Tuy nhiên, đơn vị này cũng thẳng thắn cho rằng, mức phạt tiền tối đa chỉ đến 1 tỷ đồng, chưa đủ sức răn đe, ngăn chặn các hành vi chuyển nhượng đất nền trái phép hoặc chậm làm thủ tục để cấp “sổ đỏ” cho khách hàng và cần các biện pháp mạnh mẽ hơn.

Trên thực tế, thời gian qua thị trường bất động sản đã chứng kiến những cơn sốt đất nền tại nhiều tỉnh thành. Lợi dụng cơn sốt, nhiều doanh nghiệp thi nhau gom đất lập dự án phân lô bán nền thậm chí vẽ ra hàng loạt dự án “ma” chiếm đoạt hàng nghìn tỷ của khách hàng.

Một trong những trường hợp điển hình phải kể đến vụ án tại Công ty cổ phần Địa ốc Alibaba. Chỉ trong vòng 3 năm, Alibaba đã triển khai tới khoảng 40 dự án tại nhiều tỉnh như Bà Rịa - Vũng Tàu, Đồng Nai, Bình Thuận. Những dự án này đều là đất nông nghiệp do các cá nhân đứng tên hoặc đã được quy hoạch là đất công viên, giao thông và thậm chí là đất nghĩa trang...

Sau đó, Alibaba tự ý vẽ lên các dự án hoành tráng, phân lô để bán cho khách hàng. Mô hình hoạt động của Alibaba là không sở hữu đất mà chỉ hợp tác phát triển dự án với các cá nhân có quyền sử dụng đất. Công ty này định giá các sản phẩm với giá rẻ hơn 20-30% so với giá thị trường, đồng thời cam kết mua lại với lãi suất hấp dẫn.

Khi Nguyễn Thái Luyện, Chủ tịch HĐQT Công ty Alibaba, bị Cơ quan CSDT khởi tố, bắt tạm giam để điều tra về hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản hàng trăm khách hàng hoang mang vì nguy cơ mất trắng tiền bạc đã đầu tư, rơi vào đường cùng đã tìm đến cơ quan công an tố cáo, khi biết bị lừa ký hợp đồng giao dịch đất nền tại các dự án “ma”. Con số điều tra ban đầu cho thấy, Công ty Alibaba đã thu hơn 2.500 tỷ đồng từ việc ký kết hợp đồng bán đất nền cho hơn 6.700 khách hàng.

Chiêu thức vẽ dự án “ma” kiểu Alibaba cũng được nhiều đơn vị thực hiện và bị khởi tố trong thời gian qua như vụ việc tại Công ty cổ phần tư vấn và đầu tư Angel Lina, Công ty TNHH tư vấn đầu tư BĐS Hoàng Kim Land (Hoàng Kim Land)…

Luật sư Trần Minh Cường (Đoàn Luật sư TP.HCM), một trong những luật sư đang bảo vệ quyền lợi cho khách hàng tại các dự án của Alibaba cho biết khách hàng của Alibaba chia làm 2 dạng: Một dạng là khách vãng lai, vì tin vào cam kết lợi nhuận khủng từ Alibaba nên bỏ qua độ tin cậy về pháp lý. Một dạng khác là người quen, bạn bè, cô, dì, chú bác, thậm chí là cả anh chị em ruột… của các môi giới làm việc cho Alibaba. Họ một phần vì tín nhiệm người quen, một phần vì ham lợi nhuận cao nên sẵn sàng bỏ tiền mua đất nhưng đứng tên đồng sở hữu cùng sale để có mức lợi nhuận lớn hơn.

Cũng theo ông Cường, để xảy ra sự việc đáng tiếc như trên cho thấy luật pháp vẫn còn nhiều kẽ hở, trong đó trách nhiệm của các cơ quan Quản lý tại những khu vực Alibaba dựng trụ sở và đặt bánh vẽ dự án cũng cần phải xem xét rõ ràng.

“Vụ việc trên cho thấy pháp luật về kinh doanh bất động sản còn nhiều khe hở để các cá nhân/tổ chức lợi dụng để trục lợi cho cá nhân. Do đó tôi nghĩ chính quyền, Nhà nước cần xem xét điều chỉnh quy định về việc huy động vốn đối với các bất động sản hình thành trong tương lai, đồng thời cũng cần xem xét trách nhiệm quản lý Nhà nước của 1 số cơ quan, tỉnh thành trong việc để Alibaba ‘tung hoành’ trong một thời gian rất dài mà không có biện pháp ngăn chặn hiệu quả, dẫn đến hậu quả to lớn cho xã hội hiện nay", Luật sư Cường nhấn mạnh.

Đọc thêm https://nhaxinhcenter.com.vn/tin-tuc/su-khac-biet-giua-cac-loai-xi-mang-pc30-pc40-pc50-va-pcb40-pcb50.html

Theo vietnamnet

Tuesday, January 14, 2020

Căn hộ dưới 2 tỷ tuyệt chủng khỏi khu vực vùng ven TP.HCM

Căn hộ dưới 2 tỷ tuyệt chủng khỏi khu vực vùng ven TP.HCM


 - Trong bán kính từ 20-25km, các dự án căn hộ hạng C sẽ không thể triển khai vì mức giá đất đã lên quá cao.

Theo phân tích của các chuyên gia, nguồn cung căn hộ hạng C (căn hộ dưới 2 tỷ đồng) đang bắt đầu tuyệt chủng khỏi các quận ven khu vực trung tâm TP.HCM. Nguyên nhân là giá đất ở các khu vực này hiện đã quá cao nên không còn khả thi cho những dự án tầm trung. Do đó, việc giải quyết bài toán nhà ở cho người lao động là vô cùng khó khăn trong thời điểm này.

Về phân khúc hạng C, hiện tại chỉ có thể phát triển ở các khu vực ngoài bán kính 20-25km so với khu vực trung tâm. Tuy nhiên, những khu vực này lại không thể giải bài toán về hạ tầng. Đường sá đi lại khó khăn nên các chủ đầu tư né phát triển phân khúc này vì không khả thi. Trong khi đó, người mua cũng không ưu ái lựa chọn những dự án quá xa trung tâm.

Thực tế cho thấy, thị trường đang tồn dư quá nhiều sản phẩm ở phân khúc hạng sang nhưng thiếu trầm trọng sản phẩm phân khúc bình dân. Đây là phân khúc có tỉ lệ hấp thụ cao nhất, được các chuyên gia dự báo là nếu có sản phẩm tung ra thì tỉ lệ hấp thụ có thể lên đến 100%. Điều kiện là sản phẩm hoàn chỉnh, được đầu tư bài bản, chủ đầu tư có trách nhiệm, sản phẩm chất lượng, pháp lý đều ổn.

Nhu cầu hạng C đang vô cùng lớn khi mà dân số ở TP.HCM ghi nhận cứ mỗi 5 năm sẽ tăng lên 1 triệu dân. Trong xu hướng này, những năm tới các chủ đầu tư có thể sẽ tìm về các khu vực lân cận TP.HCM để phát triển nhằm giải quyết tối đa bài toán nhà ở. Tuy nhiên, việc phát triển các dự án này có khả thi hay không còn phụ thuộc nhiều vào hạ tầng. Một năm qua, thị trường mắc kẹt trong hàng loạt các chính sách khó khăn. Nhiều tuyến đường lớn thi công dang dở, những điểm nghẽn của thị trường đã đẩy mặt bằng giá lên cao ngất ngưởng. Trong những năm qua giá đất, giá căn hộ đều đã tăng khoảng 15-20% do nguồn cung hạn chế.

Căn hộ dưới 2 tỷ biến mất khỏi khu vực ven trung tâm TP.HCM

Theo báo cáo thị trường Quý 4/2019 từ DKRA Việt Nam, toàn thị trường có 47 dự án được mở bán trong năm 2019, cung cấp khoảng 24,514 căn hộ nhưng chỉ bằng 64% nguồn cung năm ngoái. Tỷ lệ tiêu thụ nguồn cung mới năm 2019 đạt 94% (khoảng 22,997 căn), bằng 67% so với năm 2018. Năm 2019 cũng là năm ghi nhận nguồn cung mới và lượng tiêu thụ thấp nhất kể từ năm 2016 đến nay.

Về loại hình, căn hộ hạng B chiếm tỷ trọng lớn trong khi căn hộ hạng C vẫn khan hiếm. Mức giá sơ cấp từ chủ đầu tư liên tục tăng mạnh trong năm, trung bình 15% - 20% so với mặt bằng giá trong khu vực.

Cũng theo phân tích từ đơn vị nghiên cứu thị trường, khi mà nguồn cung hạn hẹp thì các chủ đầu tư sẽ đẩy giá lên tối đa. Do đó, không chỉ phân khúc căn hộ mà đất nền vùng ven TP.HCM, các tỉnh lân cận cũng đã tăng lên nhanh chóng. Điển hình như đất nền giáp ranh TP.HCM như Long An…cách đây khoảng năm rưỡi 11, 12 triệu/m2 thì giờ đã tăng lên 18-19 triệu/m2.

Về sức mua cũng chịu ảnh hưởng khá nhiều bởi nguồn cung khan hiếm. Chính sách khó khăn nên chủ đầu tư cũng dè chừng hơn, chưa sẵn sàng ra sản phẩm mới. Sức mua vẫn tồn tại ở các khu vực lân cận TP.HCM nhưng giao dịch ít đi nhiều do người mua đang bị mất niềm tin bởi những dự án không minh bạch trong thời gian qua.

Bàn về xu hướng trong năm tới, các chuyên gia cho rằng nhà đầu tư nên dành thời gian khảo sát lại thị trường để quyết định xuống tiền. Bất động sản phải gắn liền với hạ tầng, nếu hạ tầng không phát triển thì kéo theo sự sụt giảm về nguồn cung. Hiện tại, ở TP.HCM vẫn còn một số tuyến đường lớn chưa hoàn thành, thi công chậm nên cần được đẩy mạnh để sớm hoàn thành trong năm 2020. Nguồn vốn đầu tư vào bất động sản chưa đa dạng, các chính sách cho vay còn nhiều hạn chế như giới hạn tỉ lệ cho vay, điều kiện cho vay… nên cần có sự điều chỉnh tốt hơn thì thị trường mới có thể ổn định trở lại. Đọc thêm về https://baohiemlienviet.com/thong-tin-hoi-dap

Đọc thêm https://nhaxinhcenter.com.vn/tin-tuc/nhung-mau-biet-thu-3-tang-dep-khong-tuong.html

Theo vietnamnet

Sunday, January 12, 2020

Gần 110 triệu đồng mỗi m2 nhà phố dự án TP HCM

Gần 110 triệu đồng mỗi m2 nhà phố dự án TP HCM


TP HCM Nhà liền thổ trong các dự án trên thị trường sơ cấp có giá bán 4.629 USD mỗi m2 đất, tăng 24,7% theo năm.

Jones Lang LaSalle (JLL) Việt Nam vừa công bố diễn biến thị trường bất động sản gắn liền với đất trong năm 2019 với đà tăng tiếp tục được xác lập. Trong 3 tháng cuối năm 2019, nhà liền thổ trong các dự án trên thị trường sơ cấp TP HCM ghi nhận giá bán 4.629 USD mỗi m2 đất, tức sắp cán mốc 110 triệu đồng, tăng gần 25% theo năm. Biến động giá khiêm tốn nhất tại các dự án hiện hữu khi chỉ tăng 5-10% so với cùng kỳ năm trước.

Xu hướng thị trường bất động sản liền thổ trong 12 tháng qua cho thấy đà tăng giá chưa có dấu hiệu dừng lại, bất chấp loại hình tài sản này đã liên tục thiết lập mặt bằng giá mới trong giai đoạn 2016-2018 - giai đoạn có nhiều đợt sốt đất. Việc nguồn cung từ các dự án mới khá hạn chế ở cả hai loại hình căn hộ và nhà liền thổ, đi kèm với việc các dự án hiện hữu có chất lượng phát triển tốt hơn đã kích giá bán sơ cấp ở thị trường nhà liền thổ liên tục leo thang.

TP HCM nhìn từ trên cao. Ảnh: Lucsa Nguyễn

Nhà liền kề thuộc phân khúc bình dân được ưa chuộng tại TP HCM nhưng lượng hàng bán ra rất khiêm tốn, chỉ đạt 186 căn trong quý IV/2019, nguồn cung thấp kỷ lục kể từ khi thị trường phục hồi từ năm 2014. Nhu cầu đối với các sản phẩm nhà liền kề bình dân có khoảng giá 170.000-250.000 USD một căn (tương đương 4-6 tỷ đồng một căn) đang rất cao, chiếm hơn 70% số căn được bán trong quý cuối năm. Người mua để ở là khách hàng chính trong những dự án này.

Trong quý cuối cùng của năm 2019, nguồn cung chủ yếu đến từ những dự án mở bán mới có quy mô nhỏ, chỉ khoảng 50-100 căn cho một dự án. Nguồn cung hạn chế do việc trì hoãn trong quy trình xin giấy phép xây dựng và việc chuẩn bị các thủ tục cần thiết để đủ điều kiện mở bán của các chủ đầu tư. Đây cũng là tình trạng chung của thị trường trong suốt năm 2019 nhưng dự kiến cải thiện trong năm 2020.

JLL dự báo, năm 2020 nguồn cung tương lai đến từ các dự án quy mô lớn tại quận 9, Thủ Đức và huyện Nhà Bè. Ước tính số sản phẩm bất động sản liền thổ từ 3 dự án này có thể đạt hơn 2.000 căn. Trong 12 tháng tới nhiều khả năng giá bán nhà phố, biệt thự trong các dự án vẫn tiếp tục tăng. đọc thêm bài về https://baohiemlienviet.com/tin-tuc-su-kien/bao-hiem-cong-trinh-xay-dung-la-gi-va-co-bat-buoc-tham-gia-khong

Đọc thêm https://nhaxinhcenter.com.vn/tin-tuc/nhung-mau-biet-thu-3-tang-dep-khong-tuong.html

Theo vnexpress

Wednesday, January 1, 2020

Sài Gòn, Hà Nội cần gần 9 triệu m2 nhà ở mỗi năm

Sài Gòn, Hà Nội cần gần 9 triệu m2 nhà ở mỗi năm


Với tốc độ tăng dân số mỗi đô thị trên 2%, Hà Nội và TP HCM cần tới hơn 8,7 triệu m2 sàn nhà ở.

Kênh thông tin Batdongsan.com.vn vừa công bố báo cáo thị trường nhà ở tại TP HCM và Hà Nội và chỉ ra nhu cầu chỗ ở tại hai đô thị này đang cao hơn rất nhiều so với nguồn cung thực tế mới không đáp ứng kịp.

Thống kê của đơn vị này, Hà Nội có 8,05 triệu người, tốc độ tăng dân số đạt 2,2%, chỉ tiêu diện tích nhà ở trung bình mỗi đầu người là 26,1 m2 sàn nên tổng diện tích nhà ở cần thêm mỗi năm là 4,71 triệu m2. Nếu quy đổi tương đương với số đơn vị nhà có diện tích trung bình thì thủ đô cần 67.333 căn nhà mỗi năm.

Trong khi đó, TP HCM xấp xỉ 9 triệu người, tốc độ tăng dân số 2,3%, diện tích nhà ở trung bình thấp hơn Hà Nội, chỉ cần 19,4 m2 trên đầu người, đô thị này cũng cần thêm 4,01 triệu m2 sàn nhà ở mỗi năm, tương đương 57.363 căn nhà.

Tuy nhiên, thực tế hiện nay nguồn cung nhà ở thực tế tại cả 2 đô thị này đều không đáp ứng kịp tốc độ tăng dân số, thậm chí nguồn cung nhà ở mới còn bị sụt giảm mạnh mẽ.


Theo số liệu từ Sở Xây dựng Hà Nội, năm 2018 số lượng dự án nhà ở hình thành trong tương lai là 61 dự án, với 35.370 căn nhà, trong đó có 32.167 căn hộ chung cư. Song trong 9 tháng đầu năm 2019, nguồn cung nhà ở hình thành trong tương lại sụt giảm mạnh, chỉ còn 17 dự án với 12.453 căn nhà, trong đó có 10.085 căn hộ chung cư, chỉ bằng khoảng 36% về số lượng chung cư, khoảng 47% về số căn nhà so với năm 2018.

Còn theo thống kê của Sở Xây dựng TP HCM, trong 9 tháng đầu năm 2019, toàn thành phố chỉ có một dự án được chấp thuận chủ trương đầu tư với tổng diện tích đất khoảng 5.122 m2, giảm 87,5% so với năm 2018. Đáng chú ý, không có dự án nhà ở nào được công nhận chủ đầu tư suốt 9 tháng, mức giảm mạnh nhất so với năm 2017-2018.

Số dự án được chấp thuận đầu tư kể từ đầu năm đến 30/9 chỉ dừng ở con số 12, giảm 80% so với năm 2018 và giảm 86% so với năm 2017. Trong số 12 dự án này tổng diện tích đất khoảng 495.032 m2, số lượng nhà ở 12.360 căn, gồm 11.830 căn hộ chung cư và 530 nhà ở thấp tầng. Sở Xây dựng cũng chỉ cấp phép xây dựng 24 dự án nhà chung cư, dự án nhà ở thấp tầng, giảm 50% so với năm 2018. đọc thêm về mbn

Đọc thêm công ty thiết kế xây dựng nhà xinh https://nhaxinhcenter.com.vn/gioi-thieu.html

Theo vnexpress