Monday, December 30, 2019

Dự án 'ma' gây nhiễu loạn thị trường bất động sản 2019

Dự án 'ma' gây nhiễu loạn thị trường bất động sản 2019


Năm qua thị trường địa ốc phía Nam chứng kiến hàng loạt vụ lừa bán dự án "ma" khiến hàng nghìn người sập bẫy.

Thị trường nhà đất năm 2019 khép lại trong "hỗn loạn và hoài nghi" khi liên tục chứng kiến nhiều doanh nghiệp địa ốc vướng vòng lao lý. Công an TP HCM liên tiếp bắt lãnh đạo các công ty bất động sản lập dự án ma lừa bán cho người dân, chiếm đoạt hàng trăm tỷ đồng như Địa ốc Alibaba, Angel Lina, Hoàng Kim Land.

"Vòi bạch tuộc" Alibaba bị chặt đứt trong bối cảnh các dự án ma xuất hiện khắp nơi. Ngay khi hệ thống địa ốc Alibaba sụp đổ, thanh khoản đất nền vùng ven Sài Gòn lập tức lao dốc. Ngày 25/9, Công an TP HCM xác định, Nguyễn Thái Luyện (Chủ tịch HĐQT kiêm CEO Công ty cổ phần địa ốc Alibaba) giữ vai trò chủ mưu, chỉ đạo Nguyễn Thái Lĩnh thành lập các công ty thành viên (có quy mô hơn 2.600 nhân viên) để thu gom hơn 600 ha đất nông nghiệp.

Anh em Luyện tự vẽ 40 dự án không có thật, bao gồm 29 dự án tại Đồng Nai; 9 cái tại Bà Rịa – Vũng Tàu, 2 cái tại Bình Thuận. Tất cả đất đều chưa làm thủ tục pháp lý, chưa được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt, cấp phép cho làm dự án... Tính đến ngày 30/6 Công ty Alibaba đã ký hợp đồng với hơn 6.700 người, thu được 2.500 tỷ đồng. Hơn 900 người tố cáo Công ty Alibaba lừa đảo, chiếm đoạt hơn 500 tỷ đồng bằng mồi nhử là dự án ma, huy động vốn theo phương thức đa cấp.

Sự sụp đổ của mô hình kinh doanh đa cấp dự án ma kiểu Alibaba đã khiến thanh khoản toàn thị trường đất nền vùng ven Sài Gòn lập tức lao dốc. Nhà đầu tư cá nhân, khách hàng có dòng tiền nhàn rỗi đều lập tức cảnh giác với tất cả dự án đang chào bán trên thị trường.

Một dự án ma do Địa ốc Alibaba chào bán bị lật tẩy. Ảnh: Nguyễn Khoa

Sau Alibaba, một loạt công ty kinh doanh bất động sản với chiêu trò lừa đảo khác tiếp tục bị phanh phui. Ngày 2/11, Công an TP HCM mở rộng điều tra vụ án lừa đảo chiếm đoạt tài sản xảy ra tại Công ty cổ phần tư vấn và đầu tư Angel Lina (Công ty Angel Lina) do bà Phạm Thị Tuyết Nhung, 38 tuổi, làm giám đốc. Bà Nhung dùng pháp nhân hai công ty vẽ 9 dự án "ảo" tại quận 9, 12, Bình Tân... bán cho hàng trăm người thu về gần 300 tỷ đồng.

Ngoài Công ty Angel Lina, bà Nhung còn đứng tên Công ty TNHH TM-DV Đất vàng Hoàng gia tại quận 7, cùng một số người tìm những người có nhu cầu bán đất (có diện tích lớn) là đất ở, trồng lúa, trồng cây lâu năm, nuôi trồng thủy sản... thỏa thuận mua bán.

Bà Nhung thuê người vẽ thiết kế quy hoạch chi tiết 1/500 phân thành từng lô (nền), thể hiện có cơ sở hạ tầng đầy đủ như điện, đường, cấp thoát nước, tự đặt tên dự án rồi quảng cáo rầm rộ, rao bán, hứa hẹn giao sổ từng nền. Tuy nhiên, đến thời hạn giao đất lại tìm mọi cách trì hoãn, tránh né và bỏ trốn.

Chỉ vài tuần sau đó, tức cuối tháng 11/2019, thêm một vụ lừa bán dự án ma bị cơ quan điều tra lật tẩy. Bà Trần Thị Hồng Hạnh, 49 tuổi, bị Phòng Cảnh sát Kinh tế Công an TP HCM bắt giam về hành vi Lừa đảo chiếm đoạt tài sản, ngày 20/11. Theo điều tra, Công ty TNHH Tư vấn đầu tư bất động sản Hoàng Kim Land nhận là chủ đầu tư 7 dự án tại các quận huyện vùng ven TP HCM.

Bà Hạnh dùng pháp nhân của công ty rao bán rầm rộ, ký hợp đồng chuyển nhượng nền đất cho nhiều người, thu hàng chục tỷ đồng nhưng không giao đất và bị khách hàng khiếu kiện. Nhà chức trách xác định những dự án Hoàng Kim Land chào bán không có thật.

Các chiêu trò bán  dự án ma không chỉ xuất hiện ở TP HCM và các tỉnh lân cận phía Nam mà còn bị phát hiện tại khu vực miền Trung. Mới đây, cơ quan điều tra Công an tỉnh Bình Thuận đã ra quyết định khởi tố và thực hiện lệnh bắt giữ Nguyễn Hữu Kha, Giám đốc Công ty cổ phần đầu tư và phát triển Địa ốc Hưng Thịnh Phát về tội lừa đảo, chiếm đoạt tài sản.

Công ty này đã mở bán nhiều dự án trên địa bàn tỉnh Bình Thuận nhưng tất cả đều là dự án ảo, chưa được cấp phép. Ông Kha bị nhiều khách hàng tố cáo đã nhận tiền cọc của khách hàng, lợi dụng lòng tin của người khác nhờ đứng tên trên hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất để chiếm đoạt tài sản.

6 tháng gần đây, thị trường đất nền rơi vào trạng thái ảm đạm sau cú sốc hàng loạt công ty bán dự án ma sụp đổ. Mùa cao điểm bán hàng cuối năm 2019 được nhiều công ty bất động sản ví von trầm lắng nhất nửa thập niên qua (kể từ năm 2015).

Phó trưởng khoa Kinh doanh quốc tế - Marketing Đại học Kinh tế TP HCM, Huỳnh Phước Nghĩa đánh giá thị trường bất động sản năm 2019 chịu nhiều tổn thương sau hàng loạt vụ lừa bán dự án ma bị phanh phui. Tổn thất đầu tiên là niềm tin thị trường xuống cực thấp. Tổn thất thứ hai là thanh khoản lao dốc không phanh. Tổn thất thứ ba là dòng tiền đầu tư có xu hướng đứng ngoài thị trường trong ngắn và trung hạn.

Sau giai đoạn sốt đất liên tục 2016-2018, người Việt ngày càng đầu tư dễ dãi vào thị trường bất động sản với công thức vàng ôm đất làm của để dành sớm muộn cũng thành tỷ phú, ông Nghĩa lý giải vì sao người mua dự án ma sập bẫy. Trong một thị trường bất động sản đã từng xảy ra nhiều biến động sốt đất, sản phẩm rẻ lập tức gây sốt, tất cả các chiêu buôn gian bán lận đất nền thường dễ tạo niềm tin cho khách hàng ở giai đoạn đầu.

Theo ông Nghĩa, sau những cú lừa bán dự án ma bị cơ quan điều tra công bố rộng rãi, thị trường đất nền bước sang giai đoạn quá độ từ đầu tư dễ dãi tiến đến giai đoạn đầu tư thận trọng và trì hoãn lâu hơn. Các giao dịch chậm lại thậm chí "tắc nghẽn cục bộ", khó có giao dịch thành công do yêu cầu pháp lý chặt chẽ hơn, khách mua muốn có sổ đỏ và quan tâm đến nhiều khía cạnh pháp lý mới chấp nhận xuống tiền.

Mặc dù những cú sốc mang tên Alibaba, Angel Lina, Hoàng Kim Land, Hưng Thịnh Phát... kéo thị trường đi xuống trong năm 2019, ông Nghĩa tin rằng, các hệ thống siêu lừa này sụp đổ là lời cảnh tỉnh cần thiết. Những vụ điều tra mở rộng và bắt giam các lãnh đạo công ty địa ốc cũng cho thấy cơ quan quản lý nhà nước bắt đầu dùng đến bàn tay sắt để chấn chỉnh thị trường. "Xét trong dài hạn, có thể kỳ vọng về kịch bản tích cực khi việc mua bán các dự án bất động sản ngày càng minh bạch hơn", ông Nghĩa nhận xét. tìm hiểu thêm về bao hiem cong trinh xay dung

Đọc thêm https://nhaxinhcenter.com.vn/tin-tuc/top-10-mau-thiet-ke-nha-4-tang-dep.html

Theo vnexpress

Monday, December 23, 2019

‘Sờ gáy’ các dự án biến đất sông thành đất ‘ông’

‘Sờ gáy’ các dự án biến đất sông thành đất ‘ông’


Hơn 100 dự án bất động sản dọc sông Sài Gòn sẽ bị kiểm tra về việc chấp hành quy định bảo vệ hành lang sông Sài Gòn vốn đang bị xẻ thịt, bị chia năm xẻ bảy.

Nhiều khu vực ở hành lang sông Sài Gòn giờ đã thành đất của các “ông”

Thời gian kiểm tra từ nay đến ngày 3.1.2020, Sở Xây dựng TP.HCM sẽ đi kiểm tra việc chấp hành các quy định về quản lý, sử dụng hành lang bờ sông Sài Gòn tại các dự án đầu tư xây dựng trên địa bàn 9 quận/huyện: Củ Chi, Hóc Môn, Bình Thạnh, Thủ Đức, 1, 2, 4, 7 và Q.12. Việc kiểm tra sẽ tập trung vào hơn 100 dự án đầu tư xây dựng nhà ở đã được phê duyệt tiếp giáp với bờ sông Sài Gòn.

Điểm mặt hàng loạt doanh nghiệp

Sẽ có 3 đoàn kiểm tra do các phó chánh thanh tra Sở Xây dựng làm trưởng đoàn. Đại diện Sở Nội vụ, Sở Quy hoạch - Kiến trúc và UBND các quận, huyện làm thành viên các đoàn kiểm tra cùng các sở - ngành liên quan khác

Một lãnh đạo Sở Xây dựng TP.HCM

Trong đó có dự án Riverside (khu A) của Công ty liên doanh ven sông Sài Gòn, với 13 công trình nhà ở chỉ cách mép nước 7,5 m. Hay Công ty TNHH Văn Minh có các công trình nhà ở cách sông 10 m. Công ty này đã bị ngành chức năng ra quyết định xử phạt, yêu cầu tự tháo dỡ.

Tương tự, hàng loạt doanh nghiệp lấn sông đã được điểm mặt như Công ty TNHH Hải Vương có 8 lô đất với 3 công trình cách sông từ 12 - 20 m; Công ty TNHH XD Thế Minh triển khai với các căn biệt thự cao cấp chỉ cách bờ sông 15 m; Công đoàn Công ty thép Miền Nam (khu 3) có 5 công trình tạm vi phạm; Công ty TNHH TM-DV Chiến Thắng có 17 công trình nhà ở chỉ cách sông 20 m; Công ty TNHH XD Bảo Tiến có 11 công trình nhà ở cách sông 26 m; Công ty xây dựng và kinh doanh nhà Phú Nhuận có 11 lô đất chỉ cách mặt nước 20 m; Công ty TNHH MTV xây dựng và kinh doanh nhà Phú Nhuận có đến 9 lô đất xâm chiếm hành lang sông Sài Gòn. Cuối cùng là Công ty CP đầu tư xây dựng Tân Bình có 4 lô đất (trong đó có 4 công trình nhà ở) cách sông 20 m...

Theo một lãnh đạo Sở Xây dựng TP.HCM, trong đợt kiểm tra này, Thanh tra Sở Xây dựng sẽ đồng loạt ra quân, dồn lực lượng vào kiểm tra các dự án dọc bờ sông Sài Gòn, sau đó sẽ có báo cáo kết quả gửi UBND TP.

“Sẽ có 3 đoàn kiểm tra do các phó chánh thanh tra Sở Xây dựng làm trưởng đoàn. Đại diện Sở Nội vụ, Sở Quy hoạch - Kiến trúc và UBND các quận, huyện làm thành viên các đoàn kiểm tra cùng các sở - ngành liên quan khác”, vị này cho biết.

Về tình trạng trên, ông Nguyễn Thanh Nhã, Giám đốc Sở Quy hoạch - Kiến trúc, lý giải tại các khu vực có mật độ dân cư cao, tốc độ đô thị hóa nhanh đã xảy ra tình trạng lấn chiếm hành lang bờ sông để sử dụng vào mục đích cá nhân như xây dựng các bến neo đậu tàu thuyền, kinh doanh nhà hàng, quán cà phê... Mặc dù vậy, đến nay TP chưa có giải pháp xử lý dứt điểm. Thực tế cho thấy các dự án lấn sông Sài Gòn chủ yếu là của các doanh nghiệp. Trong danh sách kể trên có gần một nửa đã nhận quyết định cưỡng chế, yêu cầu tháo dỡ. Thế nhưng, đến nay đa số các quyết định chưa được thực thi.

Quy rõ trách nhiệm

TP không có một nhạc trưởng để quản lý, khai thác quỹ đất ven sông. Để không xảy ra tình trạng này, nên quy trách nhiệm về một đầu mối là lãnh đạo UBND các quận, huyện để tránh việc “đổ thừa” qua lại. Nếu ai, nơi nào không làm được thì nghỉ việc, có như vậy thì không ai có thể làm ngơ, thậm chí “bảo kê” cho doanh nghiệp, người dân vô tư lấn chiếm đất sông.

Ông Võ Kim Cương, (nguyên Phó kiến trúc sư trưởng TP.HCM)

Sở Tài nguyên - Môi trường thì cho rằng việc đất công dọc các con sông, kênh, rạch và đặc biệt là sông Sài Gòn thời gian qua bị tư hữu hóa là do lịch sử để lại, cộng với sự phát triển nóng và chưa đồng bộ của TP; rồi việc các địa phương xem nhẹ, buông lỏng quản lý dẫn đến các tuyến sông, kênh rạch trên địa bàn TP bị lấn chiếm.

Theo thống kê từ Sở Quy hoạch - Kiến trúc, trên toàn tuyến sông Sài Gòn có khoảng 83 dự án đầu tư xây dựng nhà ở, khu phức hợp nhà ở kết hợp với thương mại, dịch vụ, khu công viên kết hợp khu vui chơi giải trí với diện tích hơn 454 ha. Trong khi đó, do TP thiếu nguồn lực, đất thuộc phạm vi hành lang an toàn bờ sông không ai quản lý... dẫn tới thực hiện manh mún, bị lấn chiếm trái phép.

Tuy nhiên theo KTS Trần Tuấn, trong Quyết định 150 vào năm 2004 của UBND TP.HCM, hành lang bảo vệ sông, kênh, rạch từ 30 - 50 m. Riêng khu vực các quận 1, 2, Bình Thạnh thì hành lang bảo vệ sông Sài Gòn phải 50 m. Đến Quyết định 22 năm 2017 cũng quy định rất cụ thể, sông Sài Gòn có hành lang bảo vệ 50 m. Đây được xem là quỹ đất công do nhà nước quản lý, trên phạm vi hành lang bảo vệ sông rạch sẽ được phép xây dựng các công trình công cộng (như cảng thủy nội địa, nhà vệ sinh, khu vui chơi - thể thao, nhà giữ xe...) và các cơ sở dịch vụ có thời hạn.

Trong quyết định này UBND TP cũng xác định trách nhiệm của các đơn vị liên quan bao gồm Sở Giao thông vận tải, Sở Nông nghiệp - Phát triển nông thôn, Sở Tài nguyên - Môi trường, Sở Quy hoạch - Kiến trúc, Sở Xây dựng và UBND quận, huyện. “Thực tế trên cho thấy nhiều đơn vị chưa hoàn thành trách nhiệm. Công tác phối hợp còn chồng chéo, chế tài xử phạt chưa thực nghiêm minh, chưa đủ sức răn đe”, KTS Trần Tuấn nhấn mạnh.

KTS Ngô Anh Vũ, Viện Quy hoạch xây dựng, nói thẳng: Để xảy ra tình trạng đất sông rạch bị vô tư lấn chiếm nguyên nhân để phát triển dự án cho thấy công tác quản lý đô thị có vấn đề. Điều này cũng cho thấy TP đang thiếu một đồ án quy hoạch, khai thác chỉn chu. Theo ông, không nên giao quỹ đất này cho doanh nghiệp, mà TP cần có chính sách kêu gọi đầu tư hợp lý. Đọc thêm bài về bảo hiểm xây dựng https://baohiemlienviet.com/tin-tuc-su-kien/bao-hiem-cong-trinh-xay-dung-la-gi-va-co-bat-buoc-tham-gia-khong

Tham khảo thêm bài viết Tổng hợp mẫu nhà phố mái thái đẹp 2020

Theo Thanhnien

Tuesday, December 17, 2019

Lo giá đất tăng cao trong năm tới, dân khó cửa mua nhà

- Nhiều chuyên gia cho rằng, khung giá đất mới từ 2020-2024 tăng sẽ tác động nhiều đến giá cả thị trường, dự báo khả năng thanh toán của một bộ phận khách hàng không còn đủ khả năng tài chính để mua nhà.

Theo quy định của Luật Đất đai 2013, định kỳ 5 năm một lần, UBND các tỉnh xây dựng và công khai bảng giá đất các loại vào ngày 1/1 của năm đầu kỳ. Bảng giá này được xác định làm căn cứ tính tiền sử dụng đất; tính thuế sử dụng đất; tính phí và lệ phí trong quản lý, sử dụng đất; tính tiền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai; tính tiền bồi thường cho Nhà nước khi gây thiệt hại trong quản lý và sử dụng đất đai; tính tiền bồi thường, hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất...

Hiện nhiều địa phương trên cả nước đang xây dựng bảng giá đất mới cho giai đoạn 2020 – 2024. Tại  Bình Dương, UBND tỉnh này đã đưa ra dự kiến bảng giá đất mới có mức tăng từ 45 - 95% so với hiện nay. Theo đó, khu vực TP. Thủ Dầu Một sẽ tăng bình quân 50% so với bảng giá hiện hành; thị xã Thuận An và Dĩ An tăng bình quân 95% so với hiện hành; thị xã Bến Cát và Tân Uyên tăng bình quân 60%; huyện Bàu Bàng và Bắc Tân Uyên tăng bình quân 80%; huyện Phú Giáo và Dầu Tiếng tăng bình quân 45% so với bảng giá hiện hành.

Chuyên gia cho rằng, khung giá đất, bảng giá đất tăng sẽ tác động trực tiếp làm cho giá nhà đất tăng, dẫn đến khả năng người có thu nhập trung bình và người có thu nhập thấp đô thị khó tạo lập nhà ở hơn (Ảnh: Lê Anh Dũng).

Tại TP.HCM, bảng giá đất giai đoạn 2020 - 2024 đang xây dựng dự thảo chưa được công bố. Còn tại Hà Nội, mới đây Chủ tịch UBND TP Nguyễn Đức Chung đã ký tờ trình gửi HĐND TP xem xét ban hành nghị quyết về giá các loại đất trên địa bàn, áp dụng từ ngày 1/1/2020 đến 31/12/2024. Theo đó, UBND TP Hà Nội thống nhất chỉ đề xuất giá đất giai đoạn 2020-2024 tăng bình quân 15% so với giai đoạn 2014-2019 thay vì mức 30% như tính toán ban đầu.

Theo ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản TP.HCM (HoREA), giá thành nhà, đất bao gồm nhiều thành tố, trong đó, có chi phí thực hiện nghĩa vụ tài chính về đất đai đối với Nhà nước. Tiền sử dụng đất chiếm khoảng trên dưới 10% giá thành căn hộ nhà chung cư, trên dưới 30% giá thành nhà phố, trên dưới 50% giá thành biệt thự. Giá thành là căn cứ để chủ đầu tư quyết định giá bán sản phẩm nhà ở ra thị trường. Do vậy, khung giá đất, bảng giá đất tăng, tất yếu sẽ tác động trực tiếp làm cho giá nhà đất tăng, dẫn đến khả năng người có thu nhập trung bình và người có thu nhập thấp đô thị khó tạo lập nhà ở hơn.

“Hiện nay, căn hộ nhà ở thương mại 2 phòng ngủ có giá vừa túi tiền khoảng trên dưới 2 tỷ đồng. Với cặp vợ chồng (có 1 con) có tiền lương khoảng 20 triệu đồng/tháng, tằn tiện lắm chỉ có thể tiết kiệm được khoảng 5-6 triệu đồng/tháng (60-70 triệu đồng/năm), thì giấc mơ tạo lập nhà ở càng xa vời, nếu không được hỗ trợ ưu đãi tín dụng nhà ở xã hộ - ông Châu nêu dẫn chứng.

Cũng theo ông Châu, khi khung giá đất, bảng giá đất có mức giá quá cao, sẽ tác động đẩy giá thị trường bất động sản lên rất cao, đặc biệt là đẩy giá đất của các dự án (trên thị trường sơ cấp), tác động tiêu cực đến các doanh nghiệp, các ngành kinh tế khác và môi trường đầu tư, kể cả trong việc thu hút dòng vốn FDI.

Bên cạnh đó, chuyên gia bất động sản còn cho rằng, khi giá đất tăng nên giá bán nhà đất chắc chắc phải tăng. Không những thế, chi phí về đất tăng còn kéo theo tất cả các sản phẩm liên quan đến ngành xây dựng như xi măng, sắt thép, gạch… cũng sẽ tăng giá theo, từ đó đẩy giá thành nhà đất lên cao.

Kiến nghị Chính phủ sớm ban hành khung giá đất

Đánh giá về khung giá đất hiện nay, bà Trần Thị Khánh Linh, Trưởng bộ phận Định giá, Savills TP.HCM  cho rằng, bảng giá đất áp dụng cho giai đoạn 5 năm là khá dài bởi bất động sản thường xuyên thay đổi rất nhanh chóng. Theo vị chuyên gia này đưa ra có thể có những giai đoạn điều chỉnh nhỏ như 6 tháng hoặc một năm để phù hợp với thị trường.

Cũng theo bà Linh, hiện nay, theo Nghị định 44/2014 đối với địa phương khi ban hành giá đất không được vượt quá 30% giá tối đa của khung dẫn tới hạn chế tính cập nhật thị trường, làm bảng giá đất luôn có khác biệt lớn so với thực tế giao dịch trên thị trường, ảnh hưởng đến nguồn thu ngân sách.

“UBND các tỉnh, thành phố cần được phân quyền chủ động hơn khi ban hành bảng giá đất để bảo đảm được nguyên tắc giá đất phù hợp với giá đất phổ biến trên thị trường và phù hợp với thực tế tình hình của từng địa phương” – bà Linh nêu ý kiến.

Liên quan đến vấn đề này, Hiệp hội Bất động sản TPHCM (HoREA) vừa có văn bản gửi đến Thủ tướng Chính phủ, Bộ Tài nguyên và Môi trường, UBND TPHCM… kiến nghị Chính phủ sớm ban hành giá đất cho giai đoạn 2020 – 2024.

Theo HoREA, Chính phủ cần ban hành khung giá đất cho giai đoạn 2020 – 2024 để các tỉnh và thành phố trực thuộc trung ương có căn cứ pháp luật và đủ thời gian xây dựng, ban hành bảng giá đất.

Theo Hiệp hội, bảng giá đất của các địa phương hiện nay sẽ hết hiệu lực vào ngày 31/12/2019. Nếu không có khung giá đất mới của Chính phủ thì các địa phương không có căn cứ để ban hành bảng giá đất mới và công tác thu ngân sách Nhà nước từ đất sẽ gặp trở ngại vì thiếu cơ sở pháp lý.

Do vậy, Hiệp hội đề nghị Chính phủ sớm ban hành “khung giá đất giai đoạn 2020-2024”, tốt nhất là giữa tháng 12/2019, để các tỉnh và thành phố trực thuộc trung ương có căn cứ pháp luật và đủ thời gian để xây dựng, ban hành bảng giá đất áp dụng kể từ ngày 1/1/2020 đến 31/12/2024.

Cũng tại văn bản này, HoREA đề nghị 2 phương án cho khung giá đất giai đoạn 2020 - 2024 gồm: Đề nghị Chính phủ xem xét, ban hành khung giá đất giai đoạn 2020-2024 trên cơ sở giữ nguyên mức giá của khung giá đất giai đoạn 2014-2019.

Trong trường hợp buộc phải tăng mức giá của khung giá đất giai đoạn 2020-2024, Hiệp hội đề nghị Chính phủ xem xét quyết định mức giá chỉ tăng khoảng 15% để không tác động nhiều đến môi trường thu hút đầu tư và nghĩa vụ của các cá nhân, hộ gia đình. https://www.google.de/url?q=https://nhaxinhcenter.com.vn/

Tham khảo thêm công ty thiết kế nhà xinh https://nhaxinhcenter.com.vn

Theo vietnamnet